Hoàn Thiện Quy Định Pháp Luật Về Hoạt Động Của Tổ Chức Cra Doanh Nghiệp


trình theo các mốc thời gian cụ thể, cũng như các yêu cầu đặt ra cho từng thời điểm về mức độ bắt buộc phải xếp hạng.

5.2.1.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động của tổ chức CRA doanh nghiệp

Bộ Tài chính cần phải nghiên cứu và tiến tới ban hành quy định chi tiết lựa chọn các tổ chức độc lập có uy tín, phương pháp khoa học để công nhận kết quả XHTN của họ thị trường để kết quả xếp hạng được sử dụng rộng rãi như Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ - SEC và các quốc gia khác đã thực hiện thành công. Cụ thể là Bộ cần hướng đến xây dựng các quy định chi tiết như Đạo luật SOX và CRARA của SEC. Đạo luật SOX (Sar Sareses-Oxley), được thông qua bởi quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 2002, yêu cầu SEC cung cấp chi tiết về thủ tục xác định để công nhận NRSRO. Báo cáo SEC tháng 1 năm 2003, theo yêu cầu của SOX, đã dẫn đến các phiên điều trần của Quốc hội về quy trình NRSRO mà đỉnh cao là bộ luật cải cách các cơ quan XHTN năm 2006 (CRARA). Theo đó CRARA thiết lập các tiêu chí chi tiết cho chứng nhận NRSRO về quy mô, bộ dữ liệu cần có, số lượng các chuyên gia và điều kiện của các chuyên gia cũng như áp đặt thời gian biểu nghiêm ngặt lên SEC để cấp chứng nhận NRSRO với mục tiêu tăng cạnh tranh giữa các CRA để họ có động lực để nỗ lực nhiều hơn vào xếp hạng và do đó làm giảm xung đột lợi ích vốn có trong mô hình trả tiền của nhà phát hành.

Sau đó là cần xem xét các quy định về việc thông tin bắt buộc phải cung cấp cho CRA trong xếp hạng theo thỏa thuận, cũng như các quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của CRA đối với thông tin mà ho cung cấp cho thị trường. Đây là một chủ đề tranh cãi trong thời gian qua khi đạo luật Dodd-Frank của Hoa Kỳ năm 2010 loại bỏ Quy tắc 436 (g) của Đạo luật Chứng khoán năm 1933 về việc CRA được miễn trừ khỏi trách nhiệm pháp lý của chuyên gia khi họ đưa ra XHTN. Tuy nhiên, Đạo luật ổn định thị trường năm 2011 (H.R. 1539), được thông qua sáu tháng sau khi Dodd-Frank đã khôi phục Quy tắc 436 (g) này. Điều này một mặt để đảm bảo sự độc lập cao cho CRA, gắn trách nhiệm của CRA vào các tiêu chuẩn của thị trường XHTN và một mặt yêu cầu khắt khe hơn với các kết quả báo cáo xếp hạng của CRA khi công


bố ra thị trường. Các vấn đề chính của đạo luật DoddFrank (phần IX, §931-§939) nhấn mạnh đến các điều kiện đảm bảo nhất quán ký hiệu xếp hạng, chi tiết cần có trong hệ thống và phương pháp xếp hạng, các điều chỉnh của phương pháp khi cần thiết, các biện pháp mà SEC có thể áp dụng khi CRA có sai sót trọng yếu, gian lận

5.2.1.3. Hoàn thiện quy định pháp lý để thu hút sự quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước để thành lập thêm CRA tại Việt Nam.

Một điều hiển nhiên có thể thấy là các chủ thể này sẽ chỉ tham gia vào thị trường khi họ nhận thấy khả năng phát triển kinh doanh, tạo ra nguồn thu và sau đó mới đến các đóng góp của họ cho thị trường và xã hội. Do đó, cần có các giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa thủ tục cấp phép thành lập CRA. Các quy định hiện tại về điều kiện kinh doanh của CRA là đã được ban hành cụ thể, đơn cử như về mức vốn tối thiểu 15 tỷ, đội ngũ nhân sự (tối thiểu 05 người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng XHTN, tối thiểu 10 người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện chuyên viên phân tích) cũng như điều kiện về đề án thành lập, trang tin điện tử… Các điều kiện này không phải là không thể thực hiện hay có ít chủ thể đáp ứng được điều kiện mà thực sự là có rất nhiều chủ thể có thể đạt được mức yêu cầu cơ bản.

Tuy nhiên, tính đến này đã hơn 5 năm từ khi Nghị định 88/2014/NĐ-CP có hiệu lực và quy định cũng đã được điều chỉnh tại Nghị định 151/2018/NĐ-CP nhưng vẫn chưa có thêm CRA nào được chính thức cấp phép tại Việt Nam. Một thị trường bền vững sẽ có đầy đủ các chủ thể tham gia bao gồm các nhà đầu tư, các định chế tài chính trung gian, các tổ chức định mức tín nhiệm, cơ quan thanh toán, bù trừ và lưu ký, nhà quản lý thị trường… Quy mô và uy tín của tổ chức xếp hạng phải đủ lớn có như vậy mới mang tính đại diện cho thị trường và tạo lập sự tin tưởng cho hoạt động xếp hạng doanh nghiệp. Do đó, chính phủ có thể xem xét việc thu hút các tổ chức tài chính, tín dụng tham gia thành lập các CRA, một mặt có thể phát triển dựa trên tiềm lực, kinh nghiệm của các tổ chức này trên thị trường, một mặt kế thừa được đội ngũ nhân sự có uy tín và có kiến thức về ngành. Tuy nhiên để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cao nhất của CRA thì chính phủ cần có các định hướng chi tiết, đảm bảo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.


tỷ lệ sở hữu tối đa không vượt quá ngưỡng yêu cầu, các tổ chức CRA cần đảm bảo sự độc lập, tách rời hoàn toàn hoạt động khỏi các tổ chức tham gia thành lập cũng như quy định rõ ràng về nhân sự, chia sẻ thông tin như kinh nghiệm của Malaysia hay Thái Lan đã từng thực hiện thành công. Ngoài CRA trong nước, thì cần cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài thực hiện hoạt động định mức tín nhiệm ở Việt Nam và để làm được điều đó cần có lộ trình một cách rõ ràng và các giải pháp để có thể đảm bảo các nguyên tắc xếp hạng nhưng vẫn phát triển được các DCRA một cách bền vững nhất có thể.

Phát triển thị trường xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam - 21


5.2.2. Thực hiện các chính sách thúc đẩy các bên liên quan tham gia thị trường xếp hạng


Đối với hệ thống ngân hàng thương mại, NHNN cần tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng nghị định 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong quy định này đã cho phép các NHTM ngoài các GCRA là Moody’s, Standard & Poor, Fitch Rating thì có thể sử dụng kết quả xếp hạng của các doanh nghiệp XHTN được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ XHTN trong quá trình tính tỷ lệ an toàn vốn theo quy định. Trong bối cảnh hiện tại, số lượng các doanh nghiệp và trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s, Standard & Poor, Fitch Rating là rất ít thì sẽ không thể nào đẩy mạnh quá trình tính toán tỷ lệ an toàn vốn dựa trên kết quả xếp hạng của các tổ chức này được. Do đó, cần có các quy định hướng dẫn chi tiết hơn của NHNN về quy định đảm bảo điều kiện về tính khách quan, độc lập, minh bạch, công khai, độ tin cậy và năng lực của CRA. Để từ đó làm cơ sở cho NHTM có thể xác định, thẩm định và lựa chọn CRA phù hợp nhất theo quy định cũng như phù hợp với nhu cầu, khả năng của từng NHTM. Thông tư cũng quy định rõ về điều kiện của CRA để các ngân hàng có thể áp dụng kết quả của họ vào trong quá trình tính toán an toàn vốn. Các điều kiện này bao gồm: tính khách quan, tính độc lập, tính minh bạch, tính công khai, năng lực và độ tin cậy. Các ngân hàng cũng cần công bố danh sách các doanh nghiệp XHTN độc lập được sử dụng khi tính tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng mình. Đồng thời chỉ được phép sử dụng các kết quả xếp


hạng theo yêu cầu (XHTN thỏa thuận) mà không sử dụng XHTN tự nguyện của CRA…

Mở rộng sự tham gia của các nhà đầu tư lớn, có nhu cầu cao về hoạt động XHTNDN nhằm đảm bảo an toàn cho danh mục đầu tư của họ. Đơn cử nhất là Bộ Tài chính cần có các chính sách và giải pháp phát triển quỹ hưu trí tự nguyện và bảo hiểm xã hội tham gia đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng. Các quỹ hưu trí này bản chất hình thành là từ phí bảo hiểm và là tập hợp các tài khoản bảo hiểm hưu trí của người được bảo hiểm (theo Thông tư số 115/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hiểm hưu trí, quỹ hưu trí tự nguyện). Hiện tại theo quy định, để bảo đảm an toàn của Quỹ thì danh mục và hạn mức đầu tư tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện coMua trái phiếu chính phủ không hạn chế, nhưng không thấp hơn 40% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện; Mua trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh của Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương không vượt quá 25% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện; Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa không quá 20% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện. Do đó, nếu như hoạt động XHTN của các CRA là có hiệu quả thì hoàn toàn có thể tiến tới cho phép các quỹ hưu trí có thể đầu tư và ấn định hạn mức đầu tư và các trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng cao, mức độ rủi ro tín dụng thấp. Từ đó thu hút nhu cầu của các tổ chức đó với hoạt động xếp hạng và sau đó là thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam. Tương tự như vậy với bảo hiểm xã hội, cần sớm ban hành quy định trong Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi và có các hướng dẫn chi tiết để Bảo hiểm xã hội Việt Nam được đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp có kết quả XHTN cao theo tỷ lệ nhất định.


5.2.3. Gia tăng chất lượng thông tin và giáo dục đào tạo liên quan về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp


Dù có vai trò quan trọng nhưng thị trường XHTN nói chung và các CRA doanh nghiệp nói riêng cũng chỉ là cách tiếp cận khác và hiện đại hơn về trung gian thông tin trên thị trường. Các báo cáo xếp hạng hoàn toàn không phải là “phép màu” để làm


biến mất hoàn toàn rủi ro tín dụng cũng không phải là “chìa khóa vạn năng” để có thể biến nợ xấu thành nợ tốt và càng không phải công cụ để đánh bóng “chuẩn mực quốc tế” của các tổ chức. Do đó, XHTN cần được thực hiện song song với các kỹ thuật phân tích và cung cấp thông tin khác đến từ các công ty chứng khoán, kiểm toán, phân tích thị trường, ngân hàng… Vì vậy, việc tiếp tục duy trì, phát triển các kênh thông tin trên thị trường này sẽ đóng góp phần quan trọng cho gia tăng chất lượng thông tin mà nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng như các chủ thể khác có thể tiếp cận để minh bạch thị trường càng lúc càng tốt hơn.

Để có được phương pháp xếp hạng tốt, kết quả phù hợp thì yếu tố quan trọng nhất chính là có thông tin chất lượng. Điều đó đặt ra yêu cầu về việc xây dựng dữ liệu mẫu lớn về doanh nghiệp. Xây dựng, phát triển và khai thác dữ liệu lớn (Big Data) đang là định hướng của các quốc gia phát triển trên thế giới và Việt Nam cũng cần có những bước tiến nhanh trong lĩnh vực này. Khi có được dữ liệu lớn đó sẽ trở thành là một yếu tố rất quan trọng trong việc dẫn dắt chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo tính công bằng, nâng cao kiểm soát cũng như tăng cường tính trách nhiệm và sự minh bạch trong nền kinh tế nói chung và đối với thị trường XHTNDN nói riêng

Chính phủ cần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua Tổng cục Thống kê thực hiện để có được cơ sở dữ liệu tốt phục vụ cho điều hành, chính sách đồng thời giúp CRA có được nguồn thông tin quý báu để làm cơ sở cho hoàn thiện phương pháp và sử dụng hiệu quả trong đánh giá rủi ro vĩ mô, rủi ro ngành. Việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính của mỗi doanh nghiệp chỉ thật sự khách quan khi dựa trên sự so sánh tương quan với chỉ tiêu trung bình ngành đó. Hiện nay, các số liệu về chỉ tiêu trung bình ngành còn hạn chế và chưa cập nhật. Vì vậy, với khả năng của mình thỉ Tổng cục Thống kê là tổ chức đủ khả năng nhất để tiến hành điều tra, thống kê và công bố thường xuyên hơn nữa các chỉ số tài chính trung bình ngành. Các thống kê không chỉ thu thập từ các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán mà còn phải từ các doanh nghiệp khác để có được con số chính xác, thực hiện được chức năng là thước đó sức khỏe tài chính cho doanh nghiệp


Hiện tại trên thị trường thì CIC là tổ chức cung cấp thông tin tín dụng có dữ liệu lớn nhất với các thông tin từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Đó là một cơ sở dữ liệu rất quan trọng và hữu ích cho quá trình phân tích rủi ro tài chính. NHNN nên tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng theo hướng nâng cao chất lượng thông tin, đa dạng hóa các sản phẩm thông tin và sau đó là các sản phẩm XHTN để phục vụ chấm điểm nhiều tiêu chí khác nhau về doanh nghiệp của ngân hàng nhưng cũng cho chính quá trình đối chiếu điểm của CRA. Nếu có thể, Chính phủ nên phát triển CIC theo hướng được mở rộng lĩnh vực kinh doanh thêm ra ngoài các thông tin về lịch sử tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Tiến tới thành tổ chức công cấp thông tin tín dụng chuyên nghiệp bao gồm cả các thông tin về trái phiếu, thương phiếu và các giao dịch trên thị trường vốn.

Song song với đó, cơ quan quản lý cũng cần có quy định cụ thể hơn để mở rộng thành lập mới các tổ chức công cấp thông tin tín dụng (Credit Bureaus, Credit Reference Agencies) tại Việt Nam. Nếu có chính sách ưu đãi về tiếp cận thông tin thậm chí là bắt buộc cung cấp thông tin cho các tổ chức này như CIC, đồng thời có các cơ chế phân loại tổ chức, công nhận kết quả báo cáo thông tin… thì sẽ tạo động lực thu hút việc đầu tư, thành lập và mở rộng các tổ chức thông tin tín dụng trên thị trường. Mặc dù CIC vẫn đang thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nhưng thị trường cần có sự cạnh tranh để tạo ra động lực cho sự phát triển. Khi có cạnh tranh, các dữ liệu sẽ được tổng hợp và lưu trữ đầy đủ hơn, các sản phẩm cung cấp thông tin sẽ đa dạng hơn và hệ thống công nghệ hỗ trợ cũng sẽ hiện đại, tiên tiến hơn. Điều đó sẽ trở thành một tiền đề cơ bản để minh bạch thị trường và hỗ trợ cho thị trường XHTN có thể phát triển cả về chất và lượng.

Tiếp sau, cơ quan quản lý cần có cách định hướng và chính sách để thu hút các tổ chức cung cấp thông tin tín dụng chuyên nghiệp trên thế giới đến mở hoạt động tại thị trường Việt Nam. Thực tế chỉ ra trong lịch sử phát triển thì thị trường cung cấp thông tin tín dụng (credit reporting) và thị trường XHTN có mối quan hệ rất gần nhau. Công ty gắn với lịch sử ra đời của thị trường XHTN là Mercantile A.Glucy do Lewis Tappan (1788-1873) thành lập, hoạt động giao thoa giữa cung cấp lịch sử tín dụng và dịch vụ XHTN. Hiện nay công ty này đã hình thành Dun & Bradstreet, chuyên về


cung cấp thông tin tín dụng trên thế giới với số lượng người mua thông tin bao gồm các nhà buôn, xuất nhập khẩu, nhà sản xuất, ngân hàng, công ty bảo hiểm… đã tăng lên đến 40.000 trong năm 1880 và tới năm 1900 lên tới 100.000. Hoạt động cung cấp thông tin tín dụng trên thế giới cũng được phát triển mạnh mẽ, cho đến nay thì đã có hàng loạt các tổ chức khác nhau thực hiện dịch vụ này hình thành nên các trung tâm thông tin tín dụng nổi tiếng như Trans Union, Equifax, Experian… Do đó, việc thu hút các tổ chức cung cấp thông tin tín dụng với lịch sử lâu đời, uy tín và có kho dữ liệu lớn sẽ trở thành cơ hội để gia tăng sự phát triển cho thị trường cung cấp thông tin tín dụng của Việt Nam.

Để có thể có được một nền tảng tốt của thị trường thì chắc chắn cần có nhân sự tốt. Việc đẩy mạnh đào tạo chuyên môn ở bậc đại học trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động xếp hạng như đánh giá rủi ro, phân tích tài chính, phân tích chính sách vĩ mô, dữ liệu lớn, các phương pháp phân tích định lượng hiện đại… sẽ cần được cơ quan quản lý hỗ trợ thúc đẩy một cách mạnh mẽ. Dựa trên các nhân sự được đào tạo bài bản và am hiểu về hoạt động thì CRA mới có thể có được đội ngũ nhân sự tốt, từ đó mới đảm bảo có được các báo cáo, phân tích với chất lượng cao. Đồng thời với đó, các tổ chức liên quan như các trường đại học, học viện, tổ chức tài chính, CRA… cần có nhiều hơn các hoạt động để thông tin đến thị trường, tạo các diễn đàn thảo luận, hội thảo chuyên sâu về hoạt động XHTN. Từ đó, sẽ gia tăng được khả năng nghiên cứu phát triển cho hoạt động XHTNDN. Đồng thời gia tăng hiểu biết của các chủ thể trên thị trường, gia tăng niềm tin của họ vào thị trường XHTN và thay đổi cách ứng xử của họ với hoạt động, kết quả xếp hạng doanh nghiệp.


5.2.4. Khuyến nghị đối với các CRA doanh nghiệp


5.2.4.1. Hoàn thiện phương pháp xếp hạng doanh nghiệp


Về tổng quát, đối với XHTNDN Việt Nam, dựa trên việc kiểm chứng phương pháp mô hình của CRV, PTR có thể thấy phương pháp mô hình nhận được đánh giá không thực sự quá cao. Vì vậy hướng phát triển tiếp theo phù hợp với Việt Nam nên hướng đến việc phương pháp sử dụng các chuyên gia phân tích hoặc sử dụng kết hợp cả hai phương pháp mô hình và nhà phân tích để có kết quả chính xác hơn. Các CRA


Việt Nam có thể xem xét phương pháp đánh giá của S&P (2018a) và MIS (2016), với các yếu tố như sau: Thứ nhất là rủi ro về kinh doanh (Business Risk Profile) bao gồm các đánh giá tổng hợp về rủi ro quốc gia, rủi ro ngành và rủi ro từ vị thế cạnh tranh. Thứ hai là rủi ro về tài chính (Financial Risk Profile) bao gồm các đánh giá về dòng tiền/đòn bẩy (Cash flow/leverage). Thứ ba là đánh giá hồ sơ tín dụng độc lập (Stand-Alone Credit Profile). Thứ tư là các đánh giá ảnh hưởng của nhóm/tập đoàn/chính phủ (Group or government influence).

Rủi ro về kinh doanh (Business Risk Profile)


+ Rủi ro của quốc gia (Country risk): Rủi ro quốc gia thể hiện một loạt các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, phát sinh trong một quốc gia cụ thể. Rủi ro quốc gia bao gồm rủi ro kinh tế, thể chế, rủi ro hiệu quả quản trị, rủi ro hệ thống tài chính và rủi ro pháp luật/văn hóa thanh toán tài chính (payment culture). Sự kết hợp của những đặc điểm đặc thù và quy tắc kinh doanh được thiết lập của quốc gia ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Xếp hạng có chủ quyền (Sovereign ratings) thường được sử dụng như một kết quả bên ngoài đại diện cho các rủi ro quốc gia. Xếp hạng chủ quyền tập trung vào khả năng một bên có nghĩa vụ (quốc gia, vùng lãnh thổ) sẽ trả nợ đúng hạn và đầy đủ, vì thế các công ty hoạt động trong một quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng từ đánh giá của quốc gia đó. Đối với các công ty hoạt động tại nhiều quốc gia, đánh giá rủi ro quốc gia của các CRA phản ánh mức độ nguy cơ rủi ro trung bình có trọng số đối với rủi ro quốc gia của các quốc gia đó.

+ Rủi ro của ngành (Industry risk): Phân tích rủi ro ngành tăng cường khả năng so sánh và minh bạch của xếp hạng giữa các lĩnh vực bằng cách so sánh và chấm điểm rủi ro liên ngành. Các CRA sẽ quan tâm đến các vấn đề chính, các yếu tố ảnh hưởng đến các rủi ro mà các công ty phải đối mặt trong các ngành công nghiệp tương ứng. Các tiêu chí sử dụng thường là chu kỳ của ngành (Cyclicality) và rủi ro cạnh tranh và môi trường tăng trưởng (ví dụ như rào cản gia nhập, mức độ và xu hướng biên lợi nhuận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/12/2022