Thực Trạng Phát Triển Kinh Doanh Ngoại Tệ Trên Thị Trường Quốc Tế Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Kinh doanh ngoại tệ là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng thương mại càng không thể thiếu được trong điều kiện hoạt động của một ngân hàng hiện đại. Phát triển kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại không chỉ có ý nghĩa đối với ngân hàng mà cả đối với nền kinh tế. Phát triển kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ nhằm bình ổn tỷ giá, giảm căng thẳng cung cầu ngoại tệ, thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động đầu tư và các hoạt động khác của nền kinh tế phát triển theo. Đồng thời, phát triển kinh doanh ngoại tệ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, nâng cao vị thế ngân hàng trong cộng đồng ngân hàng, mở rộng quan hệ với bạn hàng mới, từ đó giúp ngân hàng khai thác nguồn vốn tài trợ của các ngân hàng, các tổ chức tài chính nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế. Đây cũng chính là cơ hội để ngân hàng hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hội nhập với cộng đồng ngân hàng. Vì vậy để đạt được những thành công, các NHTM Việt Nam vận dụng kinh nghiệm kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng trên thế giới một cách linh hoạt và sáng tạo vào điều kiện của Việt Nam để thu có thể thu được lợi nhuận cao nhất.


CHƯƠNG 2 .THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI TỆ TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1. Khái quát chung về các ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại Việt Nam

Ngày 06 tháng 05 năm 1951, ngành ngân hàng Việt Nam được thành lập. Kể từ khi thành lập đến năm 1986, ngành ngân hàng Việt Nam chủ yếu phục vụ chiến tranh và khôi phục đất nước

Thời kỳ 1860-1990, ngành ngân hàng tách dần chức năng chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ và những định hướng cho hoạt đông ngân hàng hai cấp đã được hình thành.

Đặc biệt trong năm 1990, đánh dấu mốc quan trọng trong ngành ngân hàng là bốn ngân hàng thương mại quốc doanh đã được thành lập và hai pháp lệnh ngân hàng Nhà nước ra đời, chính thức chuyển cơ chế hoạt động của Ngân hàng Việt Nam thành hai cấp : Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước(NHNN) thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền tê, tín dụng thanh toán, quản lý ngoại hối, là ngân hàng duy nhất được phép phát hành, là ngân hàng của các ngân hàng, là ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng thương mại Việt Nam thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.

Năm 1991-1992, với sự tham gia của các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng Liên doanh, các chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã làm sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đa dạng hơn.

Trải qua hơn 20 năm ra đời và phát triển, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng phát triển về quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Đến cuối năm 2011, hệ thống NHTM Việt Nam gồm có : 5 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietinbank, VCB và MHB), 35 ngân hàng cổ phần đô thị và nông thôn, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 4 ngân hàng liên doanh.



NHTMNN NHTMCP CN NH nước ngoài NHLD

60


50

48

48

50

40

37

31

37

33

39

40

39

37

35

30


20


10

5 5 5 5 5 5

0

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012


Biểu đồ 2.1 Số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam

(Nguồn Báo cáo thường niên của NHNN thời kỳ 2006-2011)

Bên cạnh sự phát triển về mạng lưới, quy mô hoạt động của NHTM cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Quy mô vốn chủ sở hữu các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2011 tăng qua các năm. Trong đó, quy mô VCSH của Agribank có sự gia tăng đột biến trong giai đoạn 2006-2011. Nếu như năm 2006, quy mô VCSH của ngân hàng này chỉ ở mức thấp 2.565 tỷ đồng thì năm 2011 con số này đạt mức 40575 tỷ đồng. Techcombank là ngân hàng có VCSH thấp nhất trong số sáu ngân hàng, năm 2011 chỉ ở mức 11234 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2011, vốn chủ sở hữu của NHTM Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu đạt 144 288 tỷ VND gấp hơn năm lần so với năm 2006. Tổng tài sản của NHTM Việt Nam năm 2011 đạt 2 199 399 tỷ VND.

2.1.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một hoạt động quan trọng, quyết định sự thành bại trong kinh doanh ngân hàng. Những ngân hàng huy động được lượng vốn lớn với chi phí hợp lý là bước đầu đạt được sự thành công. Chính vì vậy, tất cả các NHTM


Việt Nam đều rất chú trọng tới hoạt động huy động vốn, điều này được thể hiện ở nguồn vốn huy động của các ngân hàng không ngừng tăng qua các năm, bình quân trong thời kỳ 2006-2011 tăng 23. 3%. Trong đó, huy động vốn của các nhóm TCTD có sự phân hóa rõ rệt, tăng mạnh đối với nhóm NHTMCP, trong khi đó chỉ tăng khá đối với nhóm NHTMNN. Theo đó, tính đến cuối năm 2011, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của nhóm NHTMCP đạt 22.4%, nhóm NHTMNN đạt 15.3% ( so sánh với năm 2010).

Bảng 2.1 Huy động vốn của các NHTM Việt Nam

Đơn vị tính : Tỷ VND


Ngân hàng

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Agribank

231,826

305,671

375,033

434,331

475,011

504,425

BIDV

113,612

141,857

181,048

203,298

280,206

358,664

VCB

152,125

177,906

196,507

230,953

267,856

277,050

Vietinbank

129,805

155,466

174,906

220,436

339,699

431,905

ACB

39,736

74,943

91,174

134,502

183,132

234,503

Techcombank

14,636

35,149

51,582

83,295

123,358

140,751

Cộng

681,740

890,992

1,070,250

1,306,815

1,669,262

1,947,298

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9

(Nguồn Báo cáo thường niên các NHTM Việt Nam 2006-2011)

Các NHTM Việt Nam huy động vốn từ nền kinh tế và thị trường liên ngân hàng. Đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay nguồn vốn huy động từ khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất bình quân trong thời kỳ 2006- 2011 là 75.1%, trong đó Agribank, VCB có mức huy động từ khách hàng cao nhất lần lượt là 80.1% và 80.4%% và Vietinbank có mức huy động vốn thấp nhất là 64.5%. Tốc độ tăng trưởng trung bình của nguồn tiền gửi của khách hàng trong giai đoạn 2006-2011 của các NHTM lựa chọn nghiên cứu mức 26.7%. Sự tăng trưởng này có thể được giải thích là do trong sự cạnh tranh quyết liệt với nhau, các ngân hàng phải đưa ra các hình thức huy động tiết kiệm và trả lãi khá linh hoạt, phần nào đã phù hợp với nhu cầu khác nhau của công chúng, đồng thời


các ngân hàng cũng mở rộng, nâng cao chất lượng các hoạt động thanh toán để có thể thu hút được nhiều hơn các nguồn tiền gửi từ các doanh nghiệp.

Bảng 2.2 Tỷ lệ huy động vốn từ khách hàng của các NHTM Việt Nam

Đơn vị tính %


Ngân hàng

2006

2007

2008

2009

2010

2011

TB

Agribank

42.1

76.0

89.8

84.5

80.0

89.0

80.1

BIDV

80.0

67.6

79.0

77.8

87.3

67.1

76.1

VCB

73.6

79.6

79.9

73.2

89.9

81.9

80.4

Vietinbank

70.5

72.5

69.5

67.3

60.6

59.6

64.5

ACB

74.0

73.8

82.4

81.0

75.3

60.6

72.4

Techcombank

65.4

69.6

76.8

74.9

65.3

66.0

69.0

TB

63.2

74.3

81.6

77.6

77.3

72.3

75.1

(Nguồn Báo cáo thường niên các NHTM thời kỳ 2006-2011)

Ngoài nguồn vốn huy động từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, nguồn vốn của ngân hàng còn được huy động từ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu; vay từ NHNN và các tổ chức tín dụng khác.

Sự tăng trưởng về quy mô giúp NHTM Việt Nam cải thiện năng lực tài chính. Hệ số an toàn vốn trung bình của NHTMNN tăng đáng kể từ. Trong thời gian tới xu hướng tăng vốn của NHTM Việt Nam tiếp tục gia tăng, đặc biệt là khối NHTM cổ phần nhà nước.

Bảng 2.3 Hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam

Đơn vị tính: %

Ngân hàng

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Agribank

5

7.2

8.5

-

6.4

8.0

BIDV

5.5

6.7

8.94

7.55

9.32

10.1

VCB

9.3

9.2

8.9

8.11

9.0

11.14

Vietinbank

5.18

11.62

8.0

9.0

8.02

9.0

ACB

10.9

16.19

12.44

9.97

8.9

9.25

Techcombank

17.28

14.3

13.99

9.6

12.3

11.43

(Nguồn Báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam thời kỳ 2006-2010)


Thông tư 13/2010 của NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng quy định: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng phải đạt 9%. Qua bảng 2.2 có thể thấy nỗ lực của các ngân hàng thương mại đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước trong việc nâng tỷ lệ CAR theo đúng quy định. Giai đoạn 2006-2009, hầu hết các ngân hàng trong sáu ngân hàng lựa chọn nghiên cứu đều đạt được mức CAR tối thiểu 8%. Song đến năm 2010, cùng với sự ra đời của Thông tư 13 đã đặt ra một áp lực lớn đối với các NHTM trong nước khi phải nâng tỷ lệ CAR lên tối thiểu 9%. Các ngân hàng hầu như lựa chọn giải pháp tăng vốn chủ sở hữu để tăng CAR. Năm 2010-2011, các NHTM có sự gia tăng đột biến về vốn chủ sở hữu so với năm 2009, với tỷ lệ tăng trung bình đạt trên 30%. Mặc dù có nhiều nỗ lực tăng vốn chủ sở hữu trong năm 2010, song trong số sáu ngân hàng lựa chọn nghiên cứu vẫn còn ba ngân hàng là Agribank, Vietinbank và ACB không đáp ứng đúng quy định. Sang năm 2011, các NHTM Việt Nam đã có những nỗ lực vượt bậc trong việc gia tăng hệ số an toàn vốn trừ có Agribank.

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Tín dụng cho nền kinh tế tăng chậm trong bốn tháng đầu năm 2010, tuy nhiên sau đó tăng trưởng tín dụng đã bắt đầu tăng nhanh bình quân trên 2%/tháng. Cùng với nỗ lực của NHNN tổng tín dụng của hệ thống ngân hàng cho nền kinh tế 31.19% (thấp hơn mức tăng trưởng 37.53% của năm 2009)

Bảng 2.4 Dư nợ tín dụng của các NHTM Việt Nam

Đơn vị tính : Triệu VND


Ngân hàng

2006

2007

2008

2009

2010

2011

NHTMNN

459,409

578,175

687,768

861,105

1,044,521

1,097,896

NHTMCP

131,361

286,423

337,744

452,495

592,769

630,232

NHLD

8,711

12,331

16,542

14,568

15,703

16,292

NH NNgoài

55,751

83,221

124,164

123,231

133,335

145,388

Toàn hệ thống

655,232

960,150

1,166,218

1,451,399

1,786,328

1,889,808

(Nguồn Báo cáo thường niên của NHNN 2006-2011)


Tổng tăng trưởng tín dụng của TCTD ở mức khá, bình quân trong thời kỳ 2006-2011 tăng 23.6%. Nhóm NHTMCP duy trì mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong toàn hệ thống, đạt 36.8%, nhóm NHLD và chi nhánh NHNNg đạt 20.2%. nhóm NHTMNN nước đạt 19%.(Phụ lục 1)

NHTMNN NHTMCP NHLD NH nước ngoài

140.0%


120.0%


100.0%


80.0%


60.0%


40.0%


20.0%


0.0%

2006

-20.0%

2007

2008

2009

2010

2011


Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng tín dụng của NHTM Việt Nam

(Nguồn Báo cáo thường niên của NHNN 2006-2011)

Về cơ cấu đồng tiền, trong năm 2011 tín dụng bằng VND tăng trưởng 10.2%, thấp hơn so với năm 2010 (năm 2010 tăng 27.24%), tín dụng ngoại tệ tăng 18.7%, thấp hơn so với năm 2010 (năm 2010 tăng 45.8%). Nhờ có chính sách tiền tệ thắt chặt, tín dụng ngoại tệ năm 2011 có sự giảm sút song vẫn cao hơn tăng trưởng tín dụng VND.[6]

Trong năm 2011, ngành ngân hàng liên tục có nhiều biến động, đặc biệt về lãi suất và tín dụng theo hướng không có lợi cho hoạt động của các NHTM. NHNN liên tục điều chỉnh các lãi suất điều hành theo hướng thắt chặt và đưa ra trần lãi suất huy động VND và USD nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Tín dụng tăng trưởng chậm trong 8 tháng đầu năm 2011, do vốn không được điều hòa và lưu thông hợp lý. Tuy nhiên, thông tư 13 đã được điều chỉnh với việc dỡ bỏ hạn chế 80% đối với tỷ lệ cho vay từ huy động nhằm


khắc phục vấn đề trên. Cuối năm 2011, mặt bằng lãi suất được kỳ vọng giảm xuống và môi trường pháp lý tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên áp lực tỷ giá vẫn tồn tại và tỷ lệ nợ xấu vẫn có xu hướng tăng.

Bảng 2.5 Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam

Đơn vị tính :%

TT

Ngân hàng

2006

2007

2008

2009

2010

2011

1

Agribank

1.9

2.5

2.68

2.6

6.7

6.0

2

BIDV

9.6

3.9

4.02

2.8

2.8

2.7

3

VCB

2.7

3.87

4.61

2.47

2.83

2.03

4

Vietinbank

4.36

2.3

1.81

0.61

0.66

0.75

5

ACB

0.1

0.9

0.4

0.3

0.34

0.89

6

Techcombank

3.1

1.4

2.56

2

2.29

2.6


Trung bình

3.63

2.48

2.68

1.8

2.1

3.39

(Nguồn Báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam 2006-2010)

Chất lượng tín dụng được cải thiện nhờ áp dụng đồng loạt các giải pháp tăng cường năng lực tự kiểm soát chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng; thanh tra giám sát xử lý các khoản nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM đã giảm dần từ 3.5% năm 2008 xuống 2,5% năm 2010. Một số NHTMNN có tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể trong giai đoạn 2006-2010. Như BIDV năm 2010 giảm 6.8% so với năm 2006, Vietinbank giảm 3.7%. Đối với nhóm NHTMCP, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp hơn nhóm NHTMNN như ACB có mức nợ xấu 0.34%, Techcombank có tỷ lệ 2.29%. Trong năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống NHTM là 3.29% cao hơn so với năm 2010. Tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam là khá cao. Trong khi các nước trong khu vực như Thái Lan là 6%, Malaysia là 7%.

Nguyên nhân của sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu là do các NHTM đã không chủ động giới hạn cho vay vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như cho vay kinh doanh bất động sản, đầu tư chứng khoán,... trong khi vẫn phải tiếp tục phải thực hiện mục tiêu tăng vốn với tốc độ cao.

Tóm lại, trải qua quá trình đổi mới, ngành ngân hàng có những đóng góp

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí