Giá Trị Ppp, Dic Của Mô Hình B-Sem Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Việt Nam


quan sát thu thập được (Lee, 2007). Các thay đổi tương đối tương đối mịn của các biểu đồ tần suất của các chuỗi ghi cho thấy rằng các phân phối hậu nghiệm có thể đại diện đầy đủ cho dữ liệu và các giá trị tham số Bayes được ước tính phù hợp (Depaoli & Van de Schoot, 2017). Đồng thời đối với giá trị DIC mô hình B-SEM cho kết quả đạt 77,40, đây là giá trị tương đối thấp nên có thể xem xét mô hình B-SEM tương đối phù hợp với dữ liệu và các mô hình ước lượng cổ điển.

Bảng 4.8. Giá trị PPP, DIC của mô hình B-SEM đối với khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam


Nguồn Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu Mặc dù xuất hiện hệ số 1


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu


Mặc dù xuất hiện hệ số tương quan cao ở các độ trễ dưới 50, tuy nhiên với độ trễ sau đó thì các hệ số tương quan đều dần dần nhỏ hơn 0,1 đến 0,2, vì vậy về cơ bản có thể thấy hiện tượng tự tương quan không quá lớn trong mô hình. Đồng thời giá trị tự tương quan cũng thể hiện rõ việc giảm dần khi độ trễ tăng dần, cho thấy chuỗi cuối cùng được lấy mẫu tốt từ phân phối hậu nghiệm.





Nguồn Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu Hình 4 7 Biểu đồ tự 4



Nguồn Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu Hình 4 7 Biểu đồ tự 6



Nguồn Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu Hình 4 7 Biểu đồ tự 8



Nguồn Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu Hình 4 7 Biểu đồ tự 10




Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu


Hình 4.7. Biểu đồ tự tương quan trong mô hình B-SEM danh tiếng và dự định sử dụng dịch vụ XHTNDN của các doanh nghiệp đối với CRA tại Việt Nam

Để kiểm tra độ nhạy, do mục đích của mô hình B-SEM phần lớn kiểm tra xem các ước lượng có ý nghĩa hay không và đóng góp vào trong việc đánh giá tác động của các nhân tố, sự nhạy cảm của các phân phối hậu nghiệm do thay đổi các phân phối tiền nghiệm là yếu tố cần được xem xét.

Bảng 4.9. Mức độ thay đổi giá trị ước lượng các tham số khi thay đổi phân phối tiền nghiệm



Mối quan hệ


Giá trị ước lượng trong mô hình ban đầu

Mô hình có phân

phối tiền nghiệm N(0; 0,1)

Mô hình có phân phối tiền nghiệm N(0; 0,25)

Giá trị ước

lượng

Mức độ thay

đổi

Giá trị ước lượng

Mức độ thay đổi

Trust<--Reputation

0,695

0,665

-4,32%

0,654

-5,90%

Identification<--

Reputation

0,442

0,463

4,75%

0,462

4,52%

Identification<--Trust

0,578

0,534

-7,61%

0,545

-5,71%

Intention<--Identification

0,395

0,397

0,51%

0,392

-0,76%

Intention<--Trust

0,401

0,411

2,49%

0,409

2,00%

Intention<--Commitment

0,295

0,284

-3,73%

0,288

-2,37%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu


Tương tự như mô hình với các cá nhân, các mồi tải trong mô hình này được lần lượt thay đổi thành N (0;0,25) và N (0;0,10) nhằm đánh giá độ nhạy của mô hình với cơ sở cung cấp thông tin yếu để xem xét các giả thuyết. Kết quả cho thấy có sự thay đổi trong giá trị ước lượng mối quan hệ của các tham số, tuy nhiên mức độ thay đổi ở mức vừa phải, nhỏ nhất là 0,51% và lớn nhất là 7,61%, do đó kết quả mô hình có thể xem xét là phù hợp cho việc đánh giá tác động.

Kết quả ước lượng tham số thể hiện các mối quan hệ trong mô hình B-SEM cho thấy các giá trị chặn dưới và trên (Lower bound và Upper bound) trong khoảng tin cậy 95% đều nằm về một phía, không tồn tại giá trị 0 trong khoảng giá trị chặn trên và dưới. Có thể nói với khoảng tin cậy 95% thì giá trị ước lượng của mô hình là đáng tin cậy (Kruschke, 2013 và Lynch, 2007).

Bảng 4.10. Kết quả mô hình B-SEM danh tiếng và hành vi dự định sử dụng dịch vụ XHTNDN của các doanh nghiệp đối với CRA tại Việt Nam



Mối quan hệ


Mean


95% Lower bound


95% Upper bound


Min


Max

Giá trị ước lượng chuẩn hóa

Trust<--Reputation

0,695

0,550

0,842

0,447

1,028

0,648

Identification<-- Reputation


0,442


0,294


0,608


0,186


0,795


0,644

Identification<--Trust

0,578

0,422

0,746

0,312

0,906

0,472

Intention<-- Identification


0,395


0,290


0,504


0,177


0,562


0,462

Intention<--Trust

0,401

0,275

0,524

0,206

0,623

0,602

Intention<-- Commitment


0,295


0,177


0,404


0,095


0,460


0,297

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu


Với giá trị ước lượng chuẩn hóa, kết quả mô hình B-SEM có sự khác biệt về giá trị độ lớn của ước lượng so với ML-SEM, tuy nhiên chiều hướng tác động trong các mối quan hệ là tương đồng. Tác động mạnh nhất dự định sử dụng XHTNDN của các doanh nghiệp chính là niềm tin của khách hàng với CRA (Trust – 0,602), sự nhận dạng CRA (Identification – 0,462) và cam kết của khách hàng (Commitment - 0,297).


Trong đó, danh tiếng của CRA đều có tác động khá mạnh đến niềm tin của khách hàng với CRA (0,648) và nhận dạng CRA (0,644), vì vậy cũng có thể khẳng định danh tiếng của tổ chức xếp hạng tác động một cách đáng kể đến dự định sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của CRA tại thị trường Việt Nam. Như vậy có thể khẳng định thông qua mô hình B-SEM thì giả thuyết nghiên cứu đã được chấp thuận, kết quả hoàn toàn phù hợp với mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đối với đánh giá danh tiếng CRA và hành vi dự định sử dụng XHTNDN đặt ra ban đầu.

4.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.4.1. Kết quả hành vi dự định sử dụng XHTNDN của các cá nhân và các nhân tố tác động trong mô hình


5.1

5.05

5

4.95

4.9

4.85

4.8

4.75

5.0702

5.0561

5.0351

4.8842

IT1 IT2 IT3 IT4

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu


Hình 4.8. Giá trị điểm trung bình của biến quan sát hành vi dự định


Kết quả trong hình 4.6 cho thấy tất cả các biến hành vi dự định XHTNDN của các cá nhân đều trên mức trung bình (4/7), trong đó cao nhất là việc khẳng định sẽ cố gắng sử dụng (IT2) có giá trị trung bình là 5,0702, sau đó là có kế hoạch sử dụng (IT3) với giá trị trung bình là 5,0561 và có ý định sử dụng (IT4) 5,0351 và thấp nhất là biến quan sát về việc đã quyết định sử dụng (IT1) với giá trị điểm trả lời trunh bình là 4,8842. Các giá trị này đều vượt trên mức trung bình nên một lần nữa chứng tỏ các


cá nhân tham gia khảo sát có ý định sử dụng XHTN trong tương lai ở mức khá. Tuy nhiên có thể thấy rằng điểm trung bình này không thực sự cao, chứng tỏ các cá nhân tham gia khảo sát vẫn còn ít nhiều băn khoăn trong việc quyết định có sử dụng XHTNDN trong tương lai hay không. Để làm rõ hơn vấn đề này, luận án sẽ thực hiện xem xét sự thay đổi theo thời cũng như các nhân tố tác động đến hành vi dự định của các cá nhân.

Đối với các cá nhân có liên quan đến hoạt động xếp hạng, tác giả đã khảo sát tại các thời điểm khác nhau. Mục đích để có phản ánh ý kiến đánh giá cả các cá nhân tại thời điểm sau 1 năm (2015 - 2016) và 2 năm (2016 - 2017) kể từ khi nghị định Nghị định số 88/2014/NĐ-CP được ban hành và năm 2017 cũng là thời điểm có thông tin PTR được chính thức cấp phép thành CRA đầu tiên của Việt Nam hoạt động theo quy định của Nghị định 88/2014/NĐ-CP. Kiểm định giá trị trung bình của thang đo dự định sử dụng XHTN được thực hiện dựa trên giả thuyết là Trung bình mức độ hành vi dự định sử dụng XHTNDN của các cá nhân tại Việt Nam là không khác nhau giữa các thời điểm.

Kết quả kiểm định giá trị trung bình cho thấy hành vi dự định sử dụng kết quả xếp hạng của các cá nhân tại thị trường Việt Nam đã tăng lên khá rõ. Cụ thể là kiểm định cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của ý định hành vi tại hai thời điểm (Phụ lục 07). Trong đó trung bình của các hành vi dự định càng về sau này càng cao hơn so với thời điểm nghị định mới ban hành, một số chỉ tiêu thay đổi từ mức đánh giá trung bình sang mức đánh giá cao. Điều đó tạo ra một triển vọng tốt cho thị trường XHTNDN của Việt Nam khi rõ ràng trong các cá nhân tại Việt Nam đã xuất hiện “người đổi mới”, “người chấp nhận sớm” và phần nào đó là đã tồn tại “số đông người đón nhận sự đổi mới” (căn cứ theo nghiên cứu về khuếch tán đổi mới trên thị trường - Phụ lục 08). Khi hoạt động của CRA được mở rộng và thông tin được truyền tải đến thị trường thì các cá nhân sẽ là các chủ thể tham gia thị trường đón nhận kết quả đó một cách tích cực. Có thể thấy, mức độ phát triển của thị trường XHTNDN đối với các cá nhân tại Việt Nam có thể được xếp vào trong giai đoạn thứ hai (giai đoạn thuyết phục) của các giai đoạn khuếch tán đổi mới, mức độ phát triển này vẫn đang còn rất sơ khởi. Cá nhân sẽ dùng cả lý trí và cả các dự báo, suy nghĩ cá nhân để


đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối hoạt động XHTN. Các cá nhân cũng sẽ nhạy cảm hơn với sự đổi mới ở giai đoạn này. Mức độ không chắc chắn về hoạt động của sự đổi mới và sự hỗ trợ xã hội từ những người khác (đồng nghiệp, bạn bè ...) ảnh hưởng đến quan điểm, niềm tin của cá nhân về đổi mới.


4.7298

4.8596

4.8211

4.8386

4.8526

4.8807

5.0105

5.2702

5.4281

5.4421

5.3439

5.2877

5.3439

5.3088

5.3509

Từ kết quả mô hình cấu trúc đã chứng minh các nhân tố thái độ, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi có tác động đến hành vi dự định sử dụng dịch vụ XHTNDN của các cá nhân.


Nguồn Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu Hình 4 9 Giá trị điểm trung 12

Nguồn Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu Hình 4 9 Giá trị điểm trung 13

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu


Hình 4.9. Giá trị điểm trung bình của biến quan sát ATT, SN và PBC


Đối với nhân tố thái độ (ATT) trong mô hình là nhân tố tác động mạnh nhất. Tuy nhiên thực tế chỉ ra một số vấn đề: Thứ nhất, tác động của thái độ giảm dần trong các thử nghiệm bootstrap với cỡ mẫu lớn hơn, điều này dẫn đến sự nghi ngại rằng thái độ đối với việc sử dụng XHTNDN vẫn chưa thực sự rõ ràng và bền vững. Thứ hai, mức điểm trung bình của các biến quan sát trong thang đo thái độ là thấp nhất trong các nhân tố. Phần lớn các mức điểm đều ở mức dưới 5, trong khi các biến quan sát trong nhân tố khác có mức điểm đều trên mức này. Mức điểm cao nhất trong các


biến quan sát của nhân tố này là việc sử dụng XHTN có giá trị đối với các cá nhân (ATT7 = 5,0105) và thấp nhất là đánh giá tốt - xấu trong thái độ (ATT1 = 4,7298). Như vậy chỉ ra một thực tế là việc đánh giá tích cực đối với hoạt động XHTNDN vẫn còn chưa cao, dẫn đến động lực để thúc đẩy nhu cầu sử dụng là chưa thực sự mạnh mẽ. Điều này đặt ra yêu cầu cần có khuyến nghị thực hiện về việc gia tăng mức độ tin cậy của kết quả XHTNDN của các CRA trong tương lai, gia tăng cũng như tạo lập danh tiếng của CRA một cách chắc chắn hơn. Ở một khía cạnh khác, một điều khả quan có được trong thực tế là niềm tin hành vi (BB) cũng đạt được mức điểm trung bình khá cao. Khi phân tích chi tiết về các biến quan sát của nhân tố này thì có thể thấy các nhà đầu tư, nghiên cứu, phân tích và quản lý có niềm tin tốt đối với hoạt động xếp hạng. Họ cho rằng hoạt động XHTNDN sẽ giúp họ dự báo rủi ro tốt hơn (29,7614) và gia tăng hiệu quả phân tích (BB2 = 29,4632), các niềm tin về minh bạch thông tin và gia tăng hiệu quả đầu tư cũng ở mức tốt. Có thể thấy thái độ thực tế của các cá nhân vẫn chưa thực sự mạnh, nhưng khi dựa trên kinh nghiệm cá nhân, thông tin và sự suy luận của cá nhân đối với việc sử dụng XHTNDN thì họ vẫn giữ niềm tin là hoạt động đó sẽ mang lại những lợi ích thiết thực. Do đó, cơ quan quản lý cũng như các CRA nên có các chính sách và quy định để đẩy mạnh hơn nữa sự minh bạch thông tin, gia tăng nguồn lực và hiệu quả trong phương pháp phân tích cũng như các sản phẩm dịch vụ XHTNDN… để gia tăng niềm tin của thị trường.

Đối với quy chuẩn chủ quan (SN) là yếu tố tác động mạnh thứ hai đến hành vi dự định sử dụng trong mô hình. Thực tế số liệu cho thấy các mức điểm trung bình của biến quan sát đo lường nhân tố này đều ở mức cao, cao nhất trong các biến quan sát của cả ba nhân tố ATT, SN và PBC. Cụ thể, mức điểm cao nhất là của biến quan sát về những người quan trọng xung quanh đã sử dụng hoặc có ý định sử dụng kết quả XHTNDN trong công việc của mình (SN3 = 5,4421). Thấp nhất là biến quan sát về hầu hết những người quan trọng đối với tôi nghĩ rằng nên sử dụng XHTNDN (SN1

= 5,2702). Đồng thời với đó thì các niềm tin quy chuẩn (NB) cũng đều đạt được mức điểm trung bình còn cao hơn niềm tin hành vi (thấp nhất là NB1 = 29,4842 và cao nhất là NB2 = 30,3158 ). Điều này cho thấy nhận thức xã hội trong bản thân cá nhân tác động mạnh đến việc tác động thực hiện hay không thực hiện hành vi và nhận thức

Xem tất cả 335 trang.

Ngày đăng: 11/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí