Kết Luận Và Các Khuyến Nghị Phát Triển Thị Trường Xếp Hạng Tín Nhiệm Doanh Nghiệp Tại Việt Nam


các CRA danh tiếng trong khu vực và trên thế giới có thể được xem xét. Luận án đã thực hiện kiểm định mức độ đánh giá danh tiếng, dự định sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp của DCRA so với CRA có liên kết, liên doanh với CRA quốc tế. Kết quả kiểm định giá trị trung bình đánh giá cho kết quả không có gì bất ngờ khi các đại diện doanh nghiệp khi trả lời đưa ra ý kiến đánh giá của họ về CRA hiện tại (PTR) và CRA có liên kết, liên doanh với nước ngoài là có sự khác biệt nhau rõ rệt. Tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình danh tiếng và hành vi dự định dịch vụ XHTN có trả phí giữa CRA hiện tại so với CRA có liên kết, liên doanh với CRA quốc tế. Các giả thuyết H1a và H1b là chưa đủ cơ sở để bác bỏ. Cụ thể trong đó, mức đánh giá khi được hỏi về danh tiếng của CRA Việt Nam có liên kết, liên doanh với các CRA quốc tế thì các đánh giá đều tăng mạnh. Với thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là từ 1 đến 5 nên có thể chia mức độ đánh giá cơ bản của thang đo là 1 – 1,8: rất thấp; 1,8 – 2,6: thấp; 2,6 – 3,4 trung bình, 3,4 – 4,2: cao và 4,2 – 5: rất cao. Tại một số đánh giá đối với PTR có mức đánh giá là trung bình (REP1, REP4) và mức thấp (REP2, REP3) đã được cải thiện một cách đang kể lên mức cao (REP2, REP3, REP4) thậm chí là ở mức đánh giá rất cao (REP1). Đối với dự định sử dụng dịch vụ XHTN doanh nghiệp, kết quả đưa ra cũng khá tương đồng khi các đánh giá từ mức thấp và trung bình đã được cải thiện lên mức cao hơn hẳn. Điều này là một phát hiện khá quan trọng để xác định hướng đi phù hợp đối với PTR nói riêng và CRA VIệt Nam nói chung là thúc đẩy nhanh tiến độ liên kết, liên doanh với các tổ chức CRA lớn trên thế giới và trong khu vực.

Thứ ba, đối với MET1- Phương pháp xếp hạng CRA là phù hợp với tất cả các ngành nghề của doanh nghiệp có mức điểm trung bình là 3,1084. Trong phân tích bối cảnh thực trạng, luận án đã đề cập về phương pháp xếp hạng của PTR khá tương đồng với các CRA khác trên thế giới. Họ xem xét khung phân tích của họ bao gồm phân tích rủi ro của các yếu tố vĩ mô kinh tế và môi trường kinh doanh nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng trọng yếu đến doanh nghiệp. Đồng thời là đánh giá về các yếu tố rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh, quản trị tổ chức và các chỉ số tài chính cùng với khả năng về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp (PTR, 2019). Kết quả khảo sát doanh nghiệp Việt Nam đánh giá đối với phương pháp của PTR cho


thấy các doanh nghiệp đánh giá tiêu chí MET2 - “Phương pháp xếp hạng CRA là phù hợp với tất cả các ngành nghề của doanh nghiệp” đạt mức 3,4685/5, đây là mức đánh giá cao. Các doanh nghiệp nhận định rõ ràng phương pháp của PTR là tốt hơn, rõ ràng hơn rất nhiều so với các CRA trước đây tại Việt Nam. Các doanh nghiệp cũng tin rằng, công bố về phương pháp xếp hạng doanh nghiệp với sự kết hợp từ nhiều yếu tố và khá tương đồng với khung phân tích đánh giá của S&P thì phương pháp này chặt chẽ và khoa học. Đồng thời PTR cũng đã đưa ra kết quả xếp hạng theo yêu cầu của một số khách hàng, điều đó cũng sẽ hứa hẹn phương pháp sẽ có kết quả chính xác đối với các doanh nghiệp Việt Nam (MET3 đạt mức điểm cao là 3,6783/5). Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khắt khe hơn thì cũng có thể thấy mức điểm đánh giá về phương pháp của PTR chỉ nằm ở cận dưới của mức điểm cao (3,4 – 4,2), chỉ vượt trên mức trung bình một khoảng nhỏ. Không chỉ vậy, nếu nhìn rộng ra các GCRA như MIS, từ năm 2016 – 2020, GCRA này đã công bố chi tiết phương pháp xếp hạng chuyên biệt cho trên 50 ngành nghề lĩnh vực của doanh nghiệp với các chỉ tiêu và đặc điểm phân tích riêng, gắn chặt với từng ngành (MIS, 2020). Trong khi PTR chưa công bố một phương pháp XHTN riêng cho ngành nghề của doanh nghiệp mà mới chỉ có một phương pháp khái quát chung, thì đánh giá về chỉ tiêu MET1 – “CRA có phương pháp được điều chỉnh riêng cho các ngành nghề cụ thể của các tổ chức phát hành” chỉ đạt mức điểm thấp là phù hợp. Điều đó cũng đặt ra yêu cầu cho PTR nói riêng và các CRA khác trên thị trường Việt Nam nói chung về yêu cầu phương pháp khoa học, chính xác, chi tiết gắn với đặc thù của từng ngành là yêu cầu của chính bản thân các doanh nghiệp trên thị trường. Kéo theo đó, PTR và các CRA cần nỗ lực trong việc thu thập dữ liệu, xây dựng đội ngũ chuyên gia để có thể nâng cấp và cải tiến về phương pháp trong thời gian tới.

Thứ tư, LDS4 - CRA có những người quản lý xuất sắc chỉ đạt 3,1119 điểm. Thành viên Hội đồng Xếp hạng tín nhiệm và Chuyên viên phân tích tại thời điểm khảo sát theo công bố của PTR bao gồm 20 người. Trong đó có 4 thành viên có học vị tiến sĩ về kinh tế/khoa học kinh tế/Tài chính – Ngân hàng, 12 thành viên có học vị thạc sĩ trong đó có 2 người có chứng chỉ ACCA/CPA và đa số được đào tạo ở nước ngoài. Tuy nhiên việc nhận đánh giá chưa cao về tiêu chí nhân sự có thể đến từ việc


PTR mới thành lập, chưa tạo được nhiều dấu ấn đủ mạnh trên thị trường để các doanh nghiệp có được nhận định phù hợp. Đồng thời với đó, các thành viên còn lại trong hội đồng và chuyên viên phân tích chưa có nhiều danh tiếng hoặc chưa có các hoạt động/nghiên cứu tạo tiếng vang trên thị trường XHTNDN… cũng dẫn đến ít nhiều các đánh giá chưa thể đạt mức cao. Điều này đạt ra yêu cầu tiếp tục hình thành và phát triển nguồn nhân sự chất lượng cao tại CRA trong thời gian tới, cùng với quá trình giáo dục đào tạo liên quan đến XHTN.

Cuối cùng, GOV3 - CRA công bằng khách quan trong hoạt động kinh doanh có mức điểm trung bình đạt 3,1189. Các nghi ngại về quy định đối với CRA còn chưa chi tiết như kỳ vọng của doanh nghiệp, các công bố về nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức mặc dù đã được PTR đưa ra nhưng vẫn chưa chi tiết. Đồng thời, như đã nhận định ở trên, hiện tại còn quá nhiều thách thức cho PTR nói riêng và các CRA nói chung để có thể tạo thêm danh tiếng và sự tin tưởng trên thị trường Việt Nam, việc tồn tại các nghi ngại về tính công bằng khách quan là có thể giải thích được. Do đó, việc soạn thảo và công bố các nguyên tắc chuẩn mực đạo đức cần tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới, đồng thời các CRA cần có các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu và tạo ra kết quả hoạt động cụ thể hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.


Chương 4 của luận án đã trình bày cụ thể về bối cảnh thị trường XHTNDN Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2019. Sau đó, luận án sử dụng phân tích nhân tố (EFA và CFA) cùng mô hình ML - SEM và B-SEM đối với hành vi dự định sử dụng XHTN của các cá nhân tại Việt Nam cũng như mô hình danh tiếng, hành vi dự định sử dụng XHTNDN của các doanh nghiệp đối với CRA tại Việt Nam. Sau đó chương này cũng chỉ ra các nhân tố tác động đến hành vi dự định sử dụng dịch vụ XHTNDN có trả phí của các doanh nghiệp tại Việt Nam đối với CRA hiện tại. Chương 4 cũng trình bày thực tế mức độ đánh giá của doanh nghiệp đối với từng thang đo, đưa ra các thảo luận đối với việc sử dụng XHTNDN, đặc biệt là các vấn đề khó khăn và nhược điểm hiện tại. Từ đó, tạo ra cơ sở để có thể rút ra kết luận và các khuyến nghị cần thực hiện để phát triển thị trường XHTNDN trong chương tiếp theo một cách hợp lý.

Phát triển thị trường xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam - 20


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

5.1. KẾT LUẬN


Nghiên cứu đã dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu liên quan để có thể phân tích thực trạng, triển vọng phát triển thị trường XHTNDN Việt Nam. Trong đó, luận án đã trình bày các kết quả phân tích bối cảnh thị trường về quy định, chính sách, hoạt động của các DCRA và kể cả các GCRA tại Việt Nam trong các giai đoạn. Luận án cũng chỉ ra những thuận lợi trong bối cảnh vĩ mô như sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp hay tăng trưởng kinh tế… Tuy nhiên, nhận định chung cho thấy thị trường XHTNDN Việt Nam mới chỉ đang trong giai đoạn khởi đầu, còn nhiều khó khăn và chưa có được các kết quả đáng kể. So với các quốc gia Châu Á, Việt Nam đã “xuất phát sau” và còn nhiều vấn đề cần giải quyết về chủ thể tham gia thị trường, quy định pháp luật cũng như khả năng của các DCRA trên thị trường.

Nhu cầu sử dụng dịch vụ XHTN của các cá nhân là khá rõ rệt. Các cá nhân khó khăn trong việc tiếp cận thông tin nên việc cần có một trung gian thông tin là tổ chức XHTNDN là rất quan trọng. Đây là cơ sở để các nghiên cứu tiếp theo xem xét hướng phát triển đối với thị trường XHTNDN tại Việt Nam. Mức độ hành vi dự định kết quả XHTN của các cá nhân chịu ảnh hưởng của cả thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Mức độ tác động mạnh nhất đến hành vi dự định sử dụng XHTNDN của các cá nhân là nhân tố thái độ, sau đó là quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đều có ý nghĩa thống kê. Đồng thời, thông qua việc tuân thủ chặt chẽ các đề nghị, hướng dẫn đối với mô hình TPB, nghiên cứu đã thực hiện xem xét các tác động của niềm tin hành vi, niềm tin quy chuẩn và niềm tin kiểm soát hành vi đối với các thang đo tương ứng. Kết quả cho thấy với các đo lường gián tiếp trong mô hình thì niềm tin kiểm soát hành vi tác động khá mạnh đến nhận thức kiểm soát. Niềm tin hành vi cũng tác động đến thái độ, trong khi đó tác động của niềm tin quy chuẩn yếu hơn một chút.

Đối với ý kiến của các doanh nghiệp, yếu tố tác động đến danh tiếng của CRA doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm sản phẩm dịch vụ, đổi mới, phương pháp xếp


hạng, quản trị tổ chức, tính độc lập, lãnh đạo của tổ chức và hiệu quả hoạt động. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã chứng minh danh tiếng của CRA có tác động rõ nét đến sự tin tưởng vào CRA và nhận dạng tổ chức CRA, từ đó tác động đến hành vi dự định sử dụng dịch vụ XHTN của các doanh nghiệp tại Việt Nam cùng với nhân tố cam kết. Dựa trên thang đo đã được kiểm chứng là phù hợp và thảo luận kết quả của các mức đánh giá của từng nhân tố trong mô hình thông qua các phân tích thống kê mô tả, nghiên cứu đã chỉ ra các đánh giá về hành vi dự định sử dụng có mức điểm chung ở mức trung bình, các doanh nghiệp mặc dù biết PTR là tổ chức CRA duy nhất hiện tại ở Việt Nam nhưng họ không thực sự xem đó là lựa chọn đầu tiên của họ khi nghĩ về dịch vụ xếp hạng. Đồng thời danh tiếng của CRA có kết quả khảo sát cho kết quả mức điểm của thang đo danh tiếng chỉ được đánh giá ở mức trung bình cho thấy các doanh nghiệp có mức tin tưởng vào danh tiếng của CRA tại Việt Nam (cụ thể là Công ty Sài Gòn Phát Thịnh Rating) là mức đánh giá không thực sự cao. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, các đánh giá trong tương lai về CRA doanh nghiệp phần lớn đều ở mức cao. Điều này cho thấy các doanh nghiệp hiện tại đang còn phân vân với việc sử dụng dịch vụ XHTNDN của CRA nhưng trong tương lai tới họ sẽ vẫn tin tưởng và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của CRA. Như vậy, triển vọng phát triển hoạt động của các CRA đang được doanh nghiệp đánh giá tốt và nếu như các hoạt động của CRA hiệu quả, CRA tạo lập được danh tiếng trên thị trường thì các doanh nghiệp sẽ sẵn lòng trả phí, dù có cao hơn hiện tại, để được cung cấp dịch vụ XTHN cho họ. Đó là một kết quả đáng ghi nhận để tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường XHTNDN tại Việt Nam.

Thông qua thảo luận kết quả và kiểm định trung bình sự thay đổi ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp và cá nhân tại Việt Nam, nghiên cứu đã chỉ ra sự thay đổi trong nhận thức, hành vi dự định và đánh giá của các chủ thể đó đối với CRA và thị trường XHTNDN theo hướng tích cực hơn. Điều đó chứng tỏ, ít nhiều thị trường đã có những bước tiến nhất định và tạo ra tiền đề cho sự phát triển về sau một cách rõ ràng hơn so với giai đoạn trước.

Các kết quả nghiên cứu này cơ bản đã trả lời được cho câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu 1, 2 và 3. Nội dung đó cũng là cơ sở để đề xuất các khuyến nghị có thể


đưa ra để phát triển thị trường XHTNDN Việt Nam trong phần tiếp theo nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ 4.

5.2. KHUYẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

5.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp lý về thị trường XHTNDN Việt Nam


5.2.1.1. Hoàn thiện quy định pháp lý cho việc tiến đến bắt buộc XHTN khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Với thực trạng và các nghiên cứu đặt ra, rõ ràng triển vọng phát triển của thị trường XHTNDN tại Việt Nam đang có nhiều tín hiệu tích cực. Nhu cầu sử dụng dịch vụ XHTN của các cá nhân bao gồm nhà đầu tư, chuyên viên phân tích, nhà nghiên cứu, giảng dạy, lãnh đạo doanh nghiệp… là khá rõ rệt. Các cá nhân khó khăn trong việc tiếp cận thông tin nên việc cần có một trung gian thông tin là tổ chức XHTNDN là rất quan trọng. Đồng thời với đó, đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì các đánh giá trong tương lai về CRA doanh nghiệp phần lớn đều ở mức cao. Điều này cho thấy, mặc dù các doanh nghiệp hiện tại đang còn phân vân với việc sử dụng dịch vụ XHTNDN của CRA nhưng trong tương lai tới họ sẽ tin tưởng và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của CRA một cách phổ biến hơn. Như vậy, triển vọng phát triển hoạt động của các CRA đang được doanh nghiệp đánh giá tốt và nếu như các hoạt động của CRA hiệu quả, CRA tạo lập được danh tiếng trên thị trường thì các doanh nghiệp sẽ sẵn lòng trả phí, dù có cao hơn hiện tại, để được cung cấp dịch vụ XTHN cho các doanh nghiệp. Đây là cơ sở để các nghiên cứu tiếp theo xem xét hướng phát triển đối với thị trường XHTNDN tại Việt Nam.

Trong định hướng, việc phát triển của thị trường XHTN phải gắn liền và không tách rời khỏi thực trạng, bối cảnh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp nghiệp nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Có như vậy, bản chất và vai trò của hoạt động XHTN gắn với việc giảm thiểu bất cân xứng thông tin, phát ra tín hiệu về sự khách quan, minh bạch của thị trường. Từ đó mới có thể phát huy tác dụng điều phối và thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng như tạo nên nền tảng căn bản cho việc phát triển bền vững của thị trường XHTNDN. Vì vậy, XHTNDN và các CRA là


một xu hướng tất yếu phải có trên thị trường, phù hợp với định hướng của cơ quan quản lý, quy định pháp luật Việt Nam, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế và chính nhu cầu của chủ thể trên thị trường.

Để có thể phát triển được thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đồng thời với đó là thị trường XHTN thì điều đầu tiên cơ bản chính là chính phủ cần đảm bảo ổn định và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời với đó, cần thực hiện thêm các biện pháp về phát triển thị trường trái phiếu cần có sự thúc đẩy về chính sách để vừa có thể phát triển được thị trường sơ cấp và cả thị trường thứ cấp. Muốn như vậy cần có sự thu hút, phát triển đa dạng các nhà đầu tư, bao gồm các tổ chức lớn, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư tổ chức không chuyên, nhà đầu tư cá nhân. Tạo động lực để có thêm các trung gian về thông tin, kiểm toán, phân tích, bảo lãnh phát hành có thể tham gia tích cực hơn vào thị trường. Các giao dịch về trái phiếu doanh nghiệp cần có thông tin rõ ràng, liên tục và minh bạch để thu hút thêm sự quan tâm trong đầu tư, thúc đẩy giao dịch thứ cấp.

Đối với việc có hay không bắt buộc phát hành trái phiếu trên thị trường Việt Nam cần phải được XHTN, thì nghiên cứu này ủng hộ quan điểm nên tiến đến bắt buộc phải thực hiện xếp hạng. Lý do của việc này dựa trên kết quả về lý thuyết danh tiếng của chứng nhận trên thị trường XHTNDN. Cơ chế chứng nhận điển hình là việc CRA được chứng nhận Nationally Recognized Statistical Rating Organizations (Tổ chức XHTN quốc gia được công nhận - NRSRO) tại Hoa Kỳ từ năm 1975 và buộc các doanh nghiệp niêm yết trên các sàn giao dịch nằm trong quy định của SEC phải được xếp hạng trước khi phát hành. Nghiên cứu về NRSRO đã tạo ra hai luồng ý kiến. Một mặt, nhiều người ủng hộ việc chứng nhận đó vì nó nhanh chóng tạo ra yêu cầu để các CRA bắt buộc phải nỗ lực tuân thủ nên chất lượng của CRA sẽ liên tục được nâng lên. Đồng thời, NRSRO nhanh chóng được đón nhận bởi các nhà đầu tư khi họ tin tưởng vào chứng nhận mà CRA đó đạt được và khi kết quả của nó được thể hiện tốt trong hoạt động của thị trường vốn.

Ở chiều ngược lại, các chỉ trích về việc chứng nhận này làm gia tăng rào cản rất lớn cho sự thâm nhập mới của các CRA khác so với các NRSRO hiện tại hay các chỉ trích về quy trình cấp chứng nhận NRSRO không được công khai rõ ràng…


(Cheng và Neamtiu (2009) hay nhiều lập luận đưa ra rằng các quốc gia như Malaysia cũng đã bỏ quy định bắt buộc doanh nghiệp phải được xếp hạng trước khi niêm yết, phát hành. Tuy nhiên, một điều cơ bản cần nhấn mạnh và cơ chế chứng nhận NRSRO và bắt buộc xếp hạng đã phát huy tác dụng rất rõ rệt trên thị trường, tạo ra động lực để thị trường phát triển như tại Hoa Kỳ nó nhanh chóng tạo nên một định hướng rõ ràng để thành lập càng lúc càng nhiều các tổ chức CRA trong những thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước. Đồng thời Allen và Dudney (2008) đã chỉ ra tác động của Moody lên lợi suất trái phiếu chiếm ưu thế so với S&P từ 1986 đến 1994. Tuy nhiên, ảnh hưởng vượt trội này đã biến mất từ năm 1995 đến 2002 sau khi có các tài liệu công khai đánh giá tiêu cực liên quan đến một cuộc điều tra chống độc quyền về Moody vào năm 1995 dựa trên các quy định của SEC với NRSRO. Do đó nó đảm bảo duy trì chất lượng cao cho CRA trên thị trường để các chủ thể tiếp tục ủng hộ việc bắt buộc xếp hạng. Tại Malaysia, việc loại bỏ quy định bắt buộc xếp hạng này chỉ đến sau hơn 20 năm chính phủ nước này áp dụng quy định đó, khi các nhà đầu tư đã quen thuộc với hoạt động xếp hạng và thực hiện XHTN đã trở thành một nhu cầu cơ bản, thiết yếu cần có trên thị trường nên tác động của việc loại bỏ đó là không đáng kể với thị trường. Việc bắt buộc phải xếp hạng trước khi phát hành sẽ có lợi ích lớn trong việc bảo vệ các nhà đầu tư không chuyên như nhà đầu tư cá nhân, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh… tham gia thị trường. Việc đó được thể hiện qua việc giảm bớt sự bất cân xứng thông tin và đảm bảo các nhà phát hành đã tuân thủ đầy đủ các quy định để đảm bảo an toàn cho nghĩa vụ hoàn trả nợ của mình. Sau đó, cơ chế này sẽ có tác dụng là gia tăng kỷ cương của thị trường trái phiếu đang phát triển nóng tại Việt Nam. Thể hiện qua việc sàng lọc các tổ chức không đủ điều kiện để loại bỏ ra khỏi thị trường ngay khi phát hành, các tổ chức yếu kém sẽ bị sàng lọc thông qua quá trình xếp hạng và giám sát thường xuyên.

Cuối cùng, để làm được quy định về xếp hạng bắt buộc thì cần phải có lộ trình chứ không thể áp dụng một cách đột ngột. Quy định này sẽ chỉ có thể áp dụng khi và chỉ khi thị trường XHTN đã có đầy đủ cơ sở hạ tầng về tổ chức CRA uy tín, quy định đầy đủ, hệ thống thị trường vốn vững chắc… Chính phủ cần xem xét và ấn định lộ

Xem tất cả 335 trang.

Ngày đăng: 11/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí