khoán phát hành nhằm bảo về quyền và lợi ích của nhà đầu tư.
Việc hình thành nên số vốn ban đầu của công ty cổ phần (CTCP) được thực hiện thông qua việc phát hành cổ phiếu. Người góp vốn vào CTCP được thực hiện dưới hình thức mua cổ phiếu. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, CTCP có thể phát hành thêm cổ phiếu để tăng thêm vốn kinh doanh. Người nắm giữ cổ phiếu là chủ sở hữu của CTCP và được gọi là cổ đông.
Có thể thấy, chính CTCP đã khai sinh ra cổ phiếu và chỉ CTCP mới có cổ phiếu. Do vậy, có thể nói chủ thể phát hành cổ phiếu là CTCP.
Chủ thể phát hành trái phiếu riêng lẻ: là chủ thể phát hành theo quy định của pháp luật và là một yếu tố quan trọng trong hoạt động phân tích đầu tư trái phiếu, tác động đến mức sinh lời cũng như rủi ro không trả được nợ. Chủ thể phát hành trái phiếu bao gồm: (a) Chính phủ: về mặt lý thuyết, trên thị trường trái phiếu nội địa, trái phiếu chính phủ không có rủi ro không trả được nợ (còn gọi là rủi ro vỡ nợ), do vậy trái phiếu chính phủ luôn có lãi suất danh nghĩa thấp hơn so với trái phiếu của các nhà phát hành khác có cùng điều kiện phát hành. Chính phủ phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Trái phiếu được phát hành để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước, tài trợ cho các công trình công ích hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. (b) Chính quyền địa phương: trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành cũng nhằm mục đích huy động vốn đắp ứng nhu cầu chi tiêu cho ngân sách địa phương. (c) Doanh nghiệp: trái phiếu DN là một loại trái phiếu do các doanh nghiệp được phép phát hành theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể thấy rằng, về mặt chủ thể, thì chủ thể chào bán trái phiếu riêng lẻ đa dạng hơn so với chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Với giới hạn khóa luận, em tập trung nghiên cứu pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ của DN.
Hai là, quy định về điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ. Đây là quy định quan trọng nhất để phân biệt chào bán chứng khoán riêng lẻ với chào bán chứng khoán ra công chúng.
Đối với pháp luật mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng về điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ tùy theo điều kiện quản lý thị trường phát hành của quốc gia mình. Tuy nhiên, các quy định thông thường đối với chào bán cổ phiếu riêng lẻ bao gồm: (i) điều kiện về chủ thể: chỉ CTCP hoặc các hình thức công ty khác được chuyển đổi thành CTCP. Thường thì các chủ thể phát hành này đã đi vào hoạt động ổn định và có tình hình tài chính lành mạnh. Phần lớn pháp luật các nước không quy định chủ thể phát hành phải đạt mức vốn điều lệ tối thiểu trong điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ. (ii) điều kiện về phạm vi chào bán: cần xác định rõ số lượng nhà đầu tư hướng tới, cụ thể: thông thường là dưới 100 nhà đầu tư không bao gồm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tùy thuộc vào pháp luật quốc gia mà số lượng nhà đầu tư mà DN được phép chào bán tới là khác nhau. (iii) điều kiện về nội dung: DN tiến hành chào bán phải có phương án sử dụng số tiền có được sau khi chào bán và được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Đối với chào bán trái phiếu riêng lẻ: (i) điều kiện về chủ thể: Chủ thể được phép chào bán theo quy định của pháp luật, có thể là chính phủ, chính quyền địa phương, DN, tổ chức tín dụng,… Thường thì những chủ thể này có khả năng tài chính để thanh toán đủ gốc, lãi trái phiếu, hạn chế tối đa các rủi ro cho người sở hữu trái phiếu; (ii) điều kiện về kinh doanh: hoạt động kinh doanh phải có lãi trong một số năm gần nhất; (iii) điều kiện về mục đích sử dụng vốn: yêu cầu phải có phương án sử dụng vốn khả thi và được cơ quan có thẩm quyền thông qua; các báo cáo về tình hình tài chính của DN trong một số năm được kiểm toán; và (iv) có cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với người sở hữu trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền thông qua.
Ba là, quy định về phương án phát hành
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ tại Việt Nam - 1
- Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ tại Việt Nam - 2
- Quy Định Về Chủ Thể Chào Bán Cổ Phiếu Riêng Lẻ
- Quy Định Về Điều Kiện Chào Bán Trái Phiếu Riêng Lẻ
- Trình Tự, Thủ Tục Chào Bán Chứng Khoán Riêng Lẻ
Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.
Các chứng khoán được chào bán riêng lẻ có thể được chào bán thông qua nhiều phương thức khác nhau: bán trực tiếp, thông qua các đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành hoặc chào bán thông qua đấu giá, đấu thầu...
Khi tiến hành lựa chọn phương thức chào bán chứng khoán riêng lẻ DN cần lưu ý những quy định của pháp luật về điều kiện, cách thức phát hành, mục đích phát hành, khả năng kiểm soát nhà đầu tư của tổ chức phát hành, điều kiện về khoa học công nghệ, cơ sở vật chất, kỹ thuật và những đặc thù của DN, trình độ, uy tín của tổ chức nhận đại lý, bảo lãnh phát hành... Đây là những yếu tố quan trọng giúp DN lựa chọn phương thức chào bán phù hợp và bảo đảm thành công cho đợt chào bán. Cụ thể:
(i) Phương thức bán trực tiếp:
Là phương thức tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán trực tiếp cho nhà đầu tư không qua khâu trung gian. Đây là phương thức cổ điển chứng khoán được mua bán như hàng hoá thông thường. Tổ chức phát hành tự mình thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình chào bán như chuẩn bị hồ sơ, thủ tục, đăng ký chào bán, quảng cáo, phân phối chứng khoán... Phương thức này đòi hỏi tổ chức phát hành phải am hiểu thị trường, có hệ thống phân phối rộng, nhu cầu huy động vốn không cấp bách. Khi đó chứng khoán sẽ đi thẳng từ nhà phát hành đến tay nhà đầu tư, không có chi phí trung gian.
Ưu điểm của phương thức bán trực tiếp là tổ chức phát hành sẽ tối đa được lợi nhuận, nắm bắt được nhu cầu thị trường. Nhưng tổ chức phát hành sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát tổng lượng vốn lưu động, thời gian tập trung vốn thường kéo dài nên phương thức này ẩn chứa nhiều rủi ro.
(ii) Phương thức thông qua các đại lý phát hành:
Đại lý phát hành là phương thức một hoặc nhiều tổ chức đứng ra làm đại diện phân phối chứng khoán cho tổ chức phát hành theo hợp đồng đại lý trong đó có cam kết tỷ lệ hoa hồng (phí đại lý phát hành).
Thông thường tổ chức đại lý phát hành là các công ty chứng khoán hay các định chế tài chính khác theo quy định của pháp luật. Với trình độ chuyên môn và sự am hiểu thị trường, các đại lý phát hành sẽ tạo mạng lưới phân phối rộng, số lượng chứng khoán bán ra lớn hơn so với bán trực tiếp. Nhưng tổ chức
phát hành gặp khó khăn trong việc xác định tổng lượng chứng khoán bán ra, phụ thuộc vào khách hàng, bị động trong khả năng huy động vốn và chịu phí đại lý phát hành. Các đại lý chỉ chịu trách nhiệm phân phối chứng khoán, không bảo đảm thành công cho đợt chào bán.
(iii) Phương thức chào bán thông qua đấu giá:
Là phương thức các tổ chức trung gian sẽ thực hiện đấu giá đối với số lượng chứng khoán mà DN sẽ bán ra bên ngoài. Nhà đầu tư sẽ tham gia đấu giá bằng cách đăng ký trước, việc trả giá chứng khoán được tiến hành bỏ phiếu kín. Người tổ chức đấu giá, tổ chức phát hành sẽ ấn định giá tối thiểu và thực hiện bán chứng khoán theo nguyên tắc ưu tiên về giá. Thông qua đấu giá, người mua và người bán sẽ xác định được một mức giá phù hợp, khách quan và công bằng. Giá chứng khoán được hình thành theo hai chiều: người mua cạnh tranh với những người mua khác để mua được với giá thấp nhất, người bán cạnh tranh với những người bán khác để bán được với giá cao nhất.
Có nhiều phương thức đấu giá, nếu căn cứ vào hình thức đấu giá, có đấu giá trực tiếp, đấu giá gián tiếp, đấu giá tự động. Nếu căn cứ vào phương thức đấu giá, có đấu giá định kỳ và đấu giá liên tục.
(iv) Chào bán chứng khoán thông qua đấu thầu:
Đấu thầu chứng khoán là phương thức một hoặc nhiều nhà thầu sẽ mua toàn bộ số chứng khoán dự định phát hành, sau đó phân phối lại trên cơ sở phân chia tỷ lệ phần trăm với tổ chức phát hành.
Phương thức này có ưu điểm là xác định tổng lượng vốn lưu động, thời gian huy động vốn ngắn (thường chỉ từ 1- 6 tuần). Tuy nhiên, tổ chức phát hành phải chịu chi phí trung gian. Khoản phí này do tổ chức phát hành thoả thuận với tổ chức đấu thầu, tổ chức được uỷ quyền. Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh... thường chào bán bằng phương thức đấu thầu.
(v) Chào bán chứng khoán thông qua bảo lãnh phát hành:
Bảo lãnh phát hành là phương thức một hoặc nhiều tổ chức bảo lãnh cam kết với tổ chức phát hành về việc thực hiện các thủ tục trước khi chào bán, phân phối chứng khoán cho nhà đầu tư, nhận mua chứng khoán để bán lại và mua số chứng khoán còn lại chưa phân phối hết. Nghĩa là có một hoặc một số tổ chức bảo lãnh sẽ đứng ra giúp tổ chức chào bán thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán. Sau đó tổ chức bảo lãnh nhận mua số chứng khoán để bán lại hoặc nhận mua số chứng khoán còn lại sau đợt phát hành. Hiện nay các ngân hàng đầu tư thường đứng ra bảo lãnh phát hành. Ưu điểm của bảo lãnh phát hành là tổ chức chào bán đảm bảo huy động được nguồn vốn theo nhu cầu. Tuy nhiên tổ chức chào bán phải trả cho tổ chức bảo lãnh một khoản chi phí trung gian.
Sự tham gia của tổ chức bảo lãnh giúp hoạt động chào bán chứng khoán diễn ra thuận lợi hơn. Tổ chức bảo lãnh chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cần thiết trước khi chào bán và tiến hành phân phối chứng khoán. Tổ chức bảo lãnh có thể thành lập tổ hợp bảo lãnh để phân tán rủi ro trong đợt chào bán.
Có nhiều phương thức bảo lãnh với mức độ cam kết khác nhau được ghi rõ trong hợp đồng bảo lãnh. Những DN mới thành lập hoặc quy mô nhỏ có thể chọn hình thức bảo lãnh với cam kết chắc chắn để đảm bảo thành công cho đợt chào bán. Nếu công ty có nhu cầu một số vốn nhất định cho chiến lược kinh doanh mà không thể sử dụng số vốn ít hơn có thể chọn bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không. Những DN phát hành bổ sung thêm cổ phiếu, nếu có những cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty có thể áp dụng phương thức bảo lãnh dự phòng cho những quyền mua không được thực hiện. Nếu tổ chức bảo lãnh không bảo đảm khả năng phân phối hết số chứng khoán có thể thoả thuận với tổ chức phát hành hình thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất. Mỗi phương thức bảo lãnh đều có ưu và nhược điểm riêng. Do đó, tổ chức phát hành cần lưu ý nhu cầu vốn và những đặc thù của doanh để lựa chọn phương thức bảo lãnh phù hợp. nghĩa là có một hoặc một số nhà thầu được lựa chọn, cam kết sẽ phân phối hết số chứng khoán với điều kiện nhà thầu được hưởng một tỷ
lệ phần trăm nhất định theo kết quả của đợt chào bán. Với phương thức này, tổ chức chào bán sẽ đạt được mục tiêu huy động vốn trong một thời gian ngắn nhưng đổi lại, họ phải chịu một khoản phí trung gian cao. Tuy vậy, phương thức bán thông qua đấu thầu đặc biệt thích hợp với việc phát hành tín phiếu.
Bốn là, quy định về trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ
Thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ thường đơn giản hơn nhiều so với chào bán chứng khoán ra công chúng. Chỉ bao gồm hai bước cơ bản như sau:
Bước một: Công bố thông tin trước khi chào bán chứng khoán riêng lẻ: Ở các nước phát triển thì chủ thể chào bán chứng khoán riêng lẻ thường được miễn áp dụng chế độ công bố thông tin. Nhà đầu tư vào chứng khoán riêng lẻ thường là các tổ chức như các công ty bảo hiểm nhân thọ, quỹ hưu trí hay các ngân hàng thương mại. Đây là những nhà đầu tư được đánh giá là chuyên nghiệp có khả năng phân tích chuẩn xác trước khi đầu tư. Mặt khác với Việt Nam thì chủ thể nhắm đến của hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ thường là người lao động trong DN – đây là những chủ thể được cho là những nhà đầu tư nghiệp dư (không chuyên nghiệp) trong việc thu thập, nắm bắt thông tin cũng như khả năng phân tích.
Tuy nhiên, dù là nhà đầu tư nào thì đều phải thực hiện việc cung cấp các loại thông tin cần thiết. Theo pháp luật mỗi nước mà thông tin cần nhà đầu tư cung cấp là khác nhau.
Bước hai: Phân phối chứng khoán: tương tự như hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, các chứng khoán được chào bán riêng lẻ thông qua nhiều phương thức khác nhau gọi chung là phân phối chứng khoán. Các phương thức đó bao gồm: bán trực tiếp, thông qua các đại lý phát hành, bảo lãnh chứng khoán, đấu giá, đấu thầu.
1.3.3. Vai trò của pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ
Nền kinh tế thị trường đặc điểm cơ bản là thị trường đóng vai trò chính trong sự phân bổ sử dụng các nguồn lực trong xã hội, còn nhà nước chỉ là người
tạo lập khung khổ - hành lang pháp lý và giám sát thực thi pháp luật của các chủ thể tham gia thị trường. Chẳng hạn như việc ban hành và thực hiện Luật Doanh nghiệp thống nhất, Luật chống độc quyền sẽ tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình hoạt động; tạo điều kiện cho giá cả chứng khoán của các DN được hình thành theo cơ chế cạnh tranh hơn trên thị trường. Luật thâu tóm, sáp nhập công ty có thể gây tác động tích cực đến các công ty có chứng khoán niêm yết trên thị trường. Tương tự các chính sách pháp luật, chính sách tài chính - tiền tệ liên quan đến hoạt động của các DN cũng có tác động đến nhiều mặt hoạt động của TTCK và DN. Như vậy có thể thấy môi trường pháp lý có thể tác động mạnh mẽ, là điều kiện cần để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN và TTCK.
Trong thời đại ngày nay, bất kì quốc gia có nền kinh tế phát triển nào cũng có kênh huy động vốn quan trọng: kênh huy động vốn gián tiếp thông qua hệ thống ngân hàng theo nguyên tắc tín dụng và kênh huy động vốn trực tiếp thông qua TTCK theo nguyên tắc đầu tư. Hiện nay chúng ta không thể phủ nhận vai trò của TTCK đối với sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia. TTCK phản ánh rõ nét nhất các quy luật của nền kinh tế thị trường. Người ta ví TTCK như chiếc nhiệt kế đo “nhiệt độ” của nền kinh tế. Sự tăng trưởng của nền kinh tế được đánh giá qua chỉ số giá chứng khoán của TTCK. Lịch sử phát triển nền kinh tế thị trường ở các quốc gia phát triển đã khẳng định TTCK ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như trong hệ thống kinh tế toàn cầu.
Pháp luật của bất cứ lĩnh vực nào ra đời cũng nhằm mục đích điều chỉnh những hành vi, những hoạt động của cá nhân tổ chức theo đúng chuẩn mực và những nguyên tắc cơ bản. Bởi vậy mà pháp luật về chào bán chứng khoán nói chung và pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ nói riêng ra đời đóng góp một vai trò quan trọng trong hoạt động của TTCK. TTCK có thể coi là một xã hội kinh tế thu nhỏ mà ở đó các giao dịch liên tục diễn ra, tiền thường xuyên được lưu thông trao đổi.
Nếu hoạt động chào bán này không được quản lý tốt bằng pháp luật sẻ có tác động xấu, gây khủng hoảng cho TTCK, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi pháp luật chứng khoán đang trong quá trình hoàn thiện. Hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ vẫn chưa thực sự được quan tâm và giám sát đúng mức. Điều này đã gây ra nhiều bất ổn cho TTCK trong thời gian qua cả về mặt lý luận và thực tiễn như: các vụ việc xâm phạm quyền lợi của các cổ đông hiện hữu khi chào bán chứng khoán riêng lẻ hay các văn bản pháp luật ban hành không rõ ràng khiến cho các DN cũng như cơ quan áp dụng pháp luật lúng túng trong quá trình thực hiện. Điều này đã làm chậm tiến độ huy động vốn của các DN, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế chung của cả nước. Hay sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật…
Vì vậy, pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ là chìa khóa đảm bảo cho TTCK nói chung và TTCK riêng lẻ nói riêng được vận hành an toàn.