3.3.3 Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng 79
3.4 Cách thức khớp dữ liệu cho hai bộ dữ liệu nhà sản xuất – khách hàng doanh nghiệp trong kênh tiêu thụ 85
Tóm tắt chương 3 88
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 89
4.1 Giới thiệu tổng quan về thị trường vật liệu xây không nung 89
4.1.1 Đặc điểm vật liệu xây không nung 89
4.1.2 Bối cảnh ngành vật liệu xây không nung 90
4.1.3 Quy mô năng lực ngành 90
4.2 Giới thiệu về thị trường vật liệu xây không nung ở Đồng bằng sông Cửu Long94
4.3 Đặc điểm mẫu khảo sát nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp vật liệu xây không nung Đồng bằng sông Cửu Long 96
4.3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 96
4.3.2 Nhà sản xuất vật liệu xây không nung 97
4.3.3 Khách hàng doanh nghiệp sử dụng vật liệu xây không nung 102
4.3.4 Phân tích kênh tiêu thụ vật liệu xây không nung Đồng bằng sông Cửu Long
.............................................................................................................................105
4.3.5. Đánh giá các yếu tố liên quan trong kênh tiêu thụ 106
4.4 Kết quả đánh giá mô hình đo lường 110
4.4.1 Độ tin cậy tổng hợp và giá trị hội tụ 110
4.4.2 Giá trị phân biệt 112
4.5 Đánh giá mô hình cấu trúc 116
4.5.1 Đánh giá sự cộng tuyến 116
4.5.2 Đánh giá sự phù hợp của mô hình 117
4.5.3 Phân tích các hệ số f2, R2 và Q2 117
4.5.4 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu của mô hình và thảo luận 119
4.5.5 Phân tích các tác động trong các giả thuyết nghiên cứu 122
4.5.6 Đánh giá vai trò của các biến trung gian 124
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu 126
Tóm tắt chương 4 136
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 137
5.1 Kết luận 137
5.2 Đề xuất hàm ý quản trị 139
5.2.1 Nâng cao khả năng định hướng thị trường trong nội bộ và trong hệ thống kênh tiêu thụ của nhà sản xuất VLXKN 140
5.2.2 Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực đổi mới của nhà quản lý doanh nghiệp sản xuất VLXKN 142
5.2.3 Nâng cao sức mạnh của định hướng thị trường đến năng lực đổi mới của nhà sản xuất VLXKN 144
5.2.4 Tăng cường vai trò của chính phủ phát triển thị trường VLXKN 145
5.3 Khuyến nghị 146
5.3.1 Đối với doanh nghiệp sản xuất VLXKN 147
5.3.2 Đối với công ty thầu xây dựng, công ty kinh doanh VLXKN 148
5.3.3 Đối với chính phủ và chính quyền địa phương 148
5.4 Đóng góp mới của luận án 150
5.4.1 Đóng góp mới về lý thuyết 150
5.4.2 Đóng góp mới về thực tiễn 152
5.5 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 152
Tóm tắt chương 5 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 183
PHỤ LỤC 1A TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY LIÊN QUAN 1
PHỤ LỤC 1B THỐNG KÊ VĂN BẢN QUY ĐỊNH VÀ TRIỂN KHAI SẢN XUẤT SỬ DỤNG VLXKN TẠI VIỆT NAM 16
PHỤ LỤC 2 DÀN BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA 18
PHỤ LỤC 3 DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA 25
PHỤ LỤC 4A THANG ĐO GỐC TIẾNG ANH VÀ CHUYỂN NGỮ SANG TIẾNG VIỆT 26
PHỤ LỤC 4B THANG ĐO GỐC VÀ CHỈNH SỬA SAU PHỎNG VẤN SÂU THỨ NHẤT 31
PHỤ LỤC 5 BẢN KHẢO SÁT SƠ BỘ 37
PHỤ LỤC 6 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ANPHA 40
PHỤ LỤC 7 KẾT QUẢ NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 46
PHỤ LỤC 8 DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA 52
PHỤ LỤC 9 DANH SÁCH 50 DOANH NGHIỆP PHỎNG VẤN SƠ BỘ 53
PHỤ LỤC 10 DANH SÁCH 78 NHÀ SẢN XUẤT PHỎNG VẤN CHÍNH THỨC..55
PHỤ LỤC 11 DANH SÁCH 158 KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHỎNG VẤN CHÍNH THỨC 58
PHỤ LỤC 12 BẢN KHẢO SÁT NHÀ SẢN XUẤT CHÍNH THỨC 63
PHỤ LỤC 13A BẢN KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CHÍNH THỨC
.......................................................................................................................................69
PHỤ LỤC 13B DANH SÁCH NHÀ SẢN XUẤT VÀ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TƯƠNG ỨNG 73
PHỤ LỤC 14 KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ PLS SEM 78
PHỤ LỤC 15 ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG 80
PHỤ LỤC 16 KẾT QUẢ CÁC CHỈ SỐ ĐƯỜNG DẪN TRONG MÔ HÌNH CẤU TRÚC BOOTSTRAP 5000 LẦN 84
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các quan điểm khác nhau về khái niệm định hướng thị trường 17
Bảng 3.1: Thang đo khái niệm định hướng thị trường 70
Bảng 3.2: Thang đo khái niệm năng lực đổi mới 72
Bảng 3.3: Thang đo khái niệm Hỗ trợ của chính phủ 74
Bảng 3.4: Thang đo khái niệm phát triển thị trường 75
Bảng 3.5: Số mẫu khảo sát theo địa bàn tỉnh, thành tại Đồng bằng sông Cửu Long 78
Bảng 3.6: Kết quả Cronbach’s Alpha và EFA của Định hướng thị trường 80
Bảng 3.7: Kết quả Cronbach’s Alpha và EFA của của Năng lực đổi mới 81
Bảng 3.8: Kết quả Cronbach’s Alpha và EFA của Hỗ trợ của chính phủ (GS) 81
Bảng 3.9: Kết quả Cronbach’s Alpha và EFA của phát triển thị trường (MD) 82
Bảng 4.1: Thông tin sản xuất vật liệu xây không nung ở Đồng bằng sông Cửu Long .94 Bảng 4.2: Thông tin tiêu thụ vật liệu xây không nung ở Đồng bằng sông Cửu Long ..95 Bảng 4.3: Nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp theo tỉnh, thành đã được khảo sát
.......................................................................................................................................96
Bảng 4.4: Đặc điểm người được khảo sát của nhà sản xuất VLXKN 97
Bảng 4.5: Đặc điểm nhà sản xuất 98
Bảng 4.6: Đặc điểm hoạt động sản xuất của nhà sản xuất VLXKN 98
Bảng 4.7: Đặc điểm hoạt động tiêu thụ của nhà sản xuất VLXKN 101
Bảng 4.8: Đánh giá về sản phẩm và dịch vụ liên quan VLXKN của nhà sản xuất 102
Bảng 4.9: Đặc điểm người trả lời 102
Bảng 4.10: Đặc điểm khách hàng doanh nghiệp 103
Bảng 4.11: Hoạt động dịch vụ của khách hàng doanh nghiệp sử dụng VLXKN 104
Bảng 4.12: Các vấn đề thúc đẩy mua VLXKN của khách hàng doanh nghiệp 105
Bảng 4.13: Kết quả phân tích độ tin cậy và hội tụ của thang đo 110
Bảng 4.14: Hệ số tải chéo của mô hình đo lường 113
Bảng 4.15: Tiêu chí Fornell và Larcker của mô hình đo lường 114
Bảng 4.16: Tỷ số HTMT của mô hình nghiên cứu 114
Bảng 4.17: Đánh giá đa cộng tuyến giữa các biến quan sát 116
Bảng 4.18: Đánh giá đa cộng tuyến giữa các biến tiềm ẩn 117
Bảng 4.19: Kết quả các chỉ số xét sự phù hợp của mô hình 117
Bảng 4.20: Đánh giá độ chính xác của mô hình dự đoán bằng f2 118
Bảng 4.21: Hệ số R2 và Q2 của mô hình 118
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu 119
Bảng 4.23 Tác động trực tiếp và gián tiếp 123
Bảng 4.24 Kết quả bootstrap 5000 lần kiểm định các vai trò các biến trung gian 124
Bảng 5.1 Các kết quả từ nghiên cứu 139
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cấu trúc của mô hình kinh tế 29
Hình 2.2: Mô hình lý thuyết cung cầu của Marshall 30
Hình 2.3: Khung lý thuyết dựa vào nguồn lực 31
Hình 2.4: Mô hình lý thuyết các bên có liên quan của Freeman cập nhật (2003) 33
Hình 2.5: Mối quan hệ trao đổi marketing 37
Hình 2.6: Các trao đổi quan hệ trong mối quan hệ marketing 37
Hình 2.7: Khái quát các lý thuyết được tiếp cận trong luận án này 43
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất 57
Hình 3.1: Tiến trình nghiên cứu của luận án 60
Hình 3.2: Mô phỏng việc khớp dữ liệu của luận án 87
Hình 4.1: Tỷ trọng các loại gạch xây trong ngành vật liệu xây tại Việt Nam năm 2020
.......................................................................................................................................91
Hình 4.2: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ VLXKN của các vùng tại Việt Nam 92
Hình 4.3: Mức sử dụng công suất và tỷ lệ tiêu thụ so với công suất 100
Hình 4.5: Lĩnh vực hoạt động của khách hàng doanh nghiệp sử dụng VLXKN 104
Hình 4.6: Kênh tiêu thụ VLXKN tại ĐBSCL 105
Hình 4.7: Mô hình đo lường của nghiên cứu 115
Hình 4.8: Mô hình cấu trúc bootstrapping với 5000 mẫu 121
Hình 4.9: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc PLS SEM 122
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết đầy đủ | |
B2B | Business to business – Kinh doanh doanh nghiệp với doanh nghiệp |
B2C | Business to consumer – Kinh doanh doanh nghiệp với người tiêu dùng (người dùng cuối) |
Cronbach’s Alpha | Hệ số đo lường độ tin cậy Cronbach alpha |
CSSX | Cơ sở sản xuất |
DN | Doanh nghiệp |
ĐBSCL | Đồng bằng sông Cửu Long |
EFA | Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá |
GS | Government Support – Hỗ trợ của chính phủ |
IC | Innovation capability of firms – Năng lực đổi mới của doanh nghiệp sản xuất |
KHDN | Khách hàng tổ chức, khách hàng doanh nghiệp |
MO | Market orientation – Định hướng thị trường |
MOF | Market orientation of firm – Định hướng thị trường của doanh nghiệp sản xuất |
MOC | Market orientation of Oganizational Customers - Định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp |
NSX | Nhà sản xuất |
OECD | Organisation for Economic Cooperation and Development - Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế |
PLS SEM | Partial Least Squares SEM - Mô hình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần |
MD | Market Development – Phát triển thị trường |
RBT | Resource Based Theory – Lý thuyết dựa vào nguồn lực |
RMSEA | Root Mean Square Error Approximation – Chỉ số sai số bình phương trung bình |
SPSS | Statistical Package for the Social Sciences - chương trình máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê dữ liệu khoa học ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội |
SMARTPLS | Công cụ phần mềm ứng dụng phương pháp PLS trong ước lượng mô hình SEM (PLS-SEM) |
VLXD | Vật liệu xây dựng |
VLXKN | Vật liệu xây không nung |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển thị trường vật liệu xây không nung đồng bằng sông Cửu Long - 1
- Ý Nghĩa Khoa Học Và Thực Tiễn Của Luận Án
- Phát triển thị trường vật liệu xây không nung đồng bằng sông Cửu Long - 4
- Phát triển thị trường vật liệu xây không nung đồng bằng sông Cửu Long - 5
Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Ngành công nghiệp xây dựng giữ vai trò quan trọng, tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng là 6,76%, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân. Giai đoạn 2016 – 2020, ngành xây dựng có những chuyển biến quan trọng trong thi công các công trình lớn về cơ sở hạ tầng, công nghiệp và dân dụng và dần hoàn thiện từ thể chế đến chính sách (Báo Chính phủ, 2021). Định hướng ngành sản xuất vật liệu xây dựng là ngành then chốt, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 7% trong cơ cấu ngành xây dựng, đáp ứng từ 95% nhu cầu thị trường trong nước đến năm 2030. Hàng trăm năm qua, vật liệu xây dựng, trong đó gạch xây được sản xuất từ đất sét nung. Nguồn đất sét này được khai thác từ đất nông nghiệp và đã hình thành nhiều làng nghề gạch gốm đất sét nung với công nghệ lò nung thủ công và lạc hậu nên phát thải độc hại gây ô nhiễm không khí và môi trường sống, sử dụng đất ruộng để sản xuất nên làm giảm cạn kiệt đất trồng, ảnh hưởng an ninh lương thực quốc gia (Bộ Xây dựng, 2020c).
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nông nghiệp trù phú, vựa lúa và vùng cây ăn trái lớn của cả nước sẽ bị ảnh hưởng và cạn kiệt nếu tiếp tục khai thác đất để sản xuất gạch cho xây dựng. Trong khi có thể sản xuất gạch xây dựng bằng các nguồn nguyên liệu khác mà không dùng đất nông nghiệp. Hiện nay, ĐBSCL được đánh giá là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất: “Nếu mực nước biển dâng cao 1 mét thì sẽ có khoảng 40% diện tích ĐBSCL và khoảng 10-12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp gây tổn thất khoảng 10% GDP” (Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, 2017; Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, 2019). Ngoài ra, nếu sử dụng gạch nung thì cứ 1 tỷ viên gạch nung quy chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất được khai thác ở độ sâu khoảng 2m, tương đương với 75 ha đất nông nghiệp (Thắng, 2020). Năm 2015, các hoạt động xây dựng đã tiêu thụ khoảng 32 tỷ viên gạch đất sét nung, để sản xuất ra được sản lượng như vậy thì cần phải có 4,5 tỷ tấn than dùng để nung và thải ra môi trường 18 tỷ tấn CO2 (Thành, 2019). Ngoài ra, sản xuất gạch nung thông thường công suất 200 nghìn viên/ngày, nhiệt độ khí thải là 130oC, thể tích khí thải trong mỗi giờ đồng hồ là 133,53 nghìn m3, tổng lượng khí thải trong cả ngày là khoảng 3,2 triệu m3 (Bộ Xây dựng, 2018). Với lượng nhiệt và lượng khí thải như vậy đã làm cho không khí ngày càng nóng lên và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn.
Từ những bất lợi về sản xuất gạch đất sét nung, vật liệu xây không nung (VLXKN)
- một trong những vật liệu xây dựng mới định hướng dần thay thế vật liệu nung được đưa vào sản xuất và sử dụng trong các công trình xây dựng đã được Thủ tướng chính phủ ban hành Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020, với mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể là: “Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội” (Thủ tướng Chính phủ, 2010). Sản xuất và sử dụng VLXKN nhằm giảm biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sức
khoẻ theo đúng cam kết quốc tế, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp để làm gạch (Bộ Xây dựng, 2020a; Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, 2019). Quá trình chuyển đổi phát triển ngành mới đã được thực hiện từ năm 2010 thông qua nhiều cơ chế chính sách từ chính phủ đến chính quyền địa phương tạo hành lang pháp lý tạo cơ sở cho quản lý, đầu tư sản xuất và sử dụng VLXKN. Chính phủ có nhiều quyết định về lộ trình chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công sản xuất gạch đất nung và yêu cầu việc tăng cường sử dụng VLXKN, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung (Bộ Xây dựng, 2000, 2012a, 2012b). Các chương trình, đề án quy hoạch phát triển từ trung ương đến địa phương được bắt buộc trong các công trình có vốn nhà nước và khuyến khích với các công trình ngoài nhà nước nhằm chuyển đổi trong sản xuất (Bộ Tài chính, 2011) và phát triển tiêu thụ VLXKN (Thủ tướng Chính phủ, 2012, 2014a, 2014b). Kết quả thực hiện chuyển đổi thay thế dần việc sản xuất và sử dụng vật liệu đất sét nung sang VLXKN đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ (Bắc, 2017; Chính phủ, 2018). Phát triển VLXKN là vấn đề cấp thiết tại Việt Nam hiện nay đã được khẳng định không những thực tế phù hợp với định hướng phát triển bền vững, kết hợp hài hòa các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường (Lê và cộng sự, 2020) mà còn đã được đưa vào pháp lý.
Đẩy mạnh phát triển VLXKN ĐBSCL cần được quan tâm hơn nữa vì mạng lưới nhà máy sản xuất loại vật liệu này chỉ tập trung ở phía Bắc, miền Trung, miền Nam – ĐBSCL có rất ít nhà máy (Phú Khởi, 2014; Bộ Xây dựng, 2021). Thật vậy, chương trình 567 đã định hướng phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN đến năm 2020 khá cụ thể về chủng loại sản phẩm, về công nghệ và quy mô công suất, về sử dụng VLXKN, về nhóm giải pháp cơ chế chính sách, khoa học kỹ thuật, thông tin, tuyên truyền. Chương trình 567 đặt ra cho ĐBSCL nhu cầu công suất VLXKN là 2,30 – 3,20 tỷ viên. Các chương trình, kế hoạch thực hiện triển khai tại 13 tỉnh, thành ĐBSCL khá tuân thủ theo chương trình của Chính phủ. Một lý do nữa là ĐSBCL cũng là nơi định hướng phát triển đô thị, đô thị hóa vùng ĐBSCL gắn với thích ứng biến đổi khí hậu. Tuy vậy, tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình Phát triển VLXKN cho thấy thị trường VLXKN của các doanh nghiệp trong các khu vực, các tỉnh thành chưa đồng đều, quá trình phát triển còn đang chậm so với chương trình chính phủ đề ra (Bộ Xây dựng, 2020b). Ngoài ra, vấn đề tiêu thụ VLXKN tại ĐBSCL cũng đang trì trệ. Theo tổng hợp các báo cáo 13 tỉnh, thành ĐBSCL cho thấy đa số các doanh nghiệp sản xuất VLXKN ở ĐBSCL có quy mô công suất sản xuất không lớn, tỷ lệ tiêu thụ bình quân so với sản xuất khoảng 80%-90% mà hầu hết các doanh nghiệp sản xuất VLXKN chưa sản xuất hết công suất thiết kế (50- 60%). Thực tế, thị trường sử dụng VLXKN không cao, chỉ những công trình thuộc sở hữu nhà nước và những công trình công cộng bắt buộc phải sử dụng VLXKN, còn các công trình nhà ở tư nhân vẫn chủ yếu sử dụng vật liệu nung truyền thống. Do đó, thị trường VLXKN ở góc độ cung cầu, cung là do yêu cầu của Chính phủ chứ chưa xuất phát từ quy luật cung cầu (là có cầu mới có cung), cầu về VLXKN giai đoạn 10 năm qua và hiện tại còn đang khá miễn cưỡng. Các vấn đề chính đang được chú ý để nghiên cứu và cải thiện quá trình chuyển đổi này gồm chất lượng quy hoạch phát triển chưa cao, dự báo nhu cầu chưa sát với thị trường, năng lực đổi mới của nhà sản xuất còn hạn chế, thiết kế và thi công công trình để thích ứng liên tục chưa bắt kịp xu hướng, các tiêu chuẩn và hành lang pháp lý liên quan sản phẩm, thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình sử dụng VLXKN chưa đáp ứng và còn chậm ban hành, thiếu vật liệu thân thiện môi
2