Giới Thiệu Về Thị Trường Vật Liệu Xây Không Nung Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

đạt kế hoạch đề ra (Toàn Thắng, 2020). Mặc dù kết quả chưa đạt kỳ vọng như ban đầu nhưng nổ lực của ngành cũng cho thấy có khởi sắc. Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp có mạnh dạn đầu tư mở rộng công suất với công nghệ thiết bị hiện đại hơn. Ngoài ra, ngành VLXKN đã hình thành được nhóm các doanh nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN phục vụ cho ngành sản xuất VLXKN với công nghệ tiên tiến và chi phí rẻ hơn nhập khẩu so với những năm đầu 2010.

Gạch bê tông 29,26%

Bê tông khí chưng áp 1,18%

Gạch đất sét nung 69,0%

Tấm tường

0,06%

VLXKN khác 0,5%

Hình 4.1: Tỷ trọng các loại gạch xây trong ngành vật liệu xây tại Việt Nam năm 2020

Nguồn: Bộ Xây dựng, 2020

Trong một thập kỷ qua, tổng công suất thiết kế của cơ sở sản xuất VLXKN đạt 12,62 tỷ viên QTC1 vào năm 2018, đạt còn 10,2 tỷ viên QTC vào năm 2020. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ VLXKN thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế. Tổng sản lượng sản xuất năm 2018 chỉ 4,92 tỷ viên QTC/năm 2018, chiếm khoảng 39% công suất thiết kế tăng lên khoảng 6 tỷ viên năm 2019, chiếm khoảng 40-50% công suất thiết kế. Con số sản xuất này chỉ chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu sử dụng vật liệu xây của Việt Nam (20,2 tỷ viên QTC/năm). Theo số liệu điều tra của Bộ xây dựng (2020), tình hình sản xuất và tiêu thụ VLXKN của cả nước thể hiện trong Hình 4.2.


1QTC: quy tiêu chuẩn 220x105x60mm

Tỷ viên QTC 8


7


6


5


4


3


2


1


0

Sản xuất Tiêu thụ Sản xuất Tiêu thụ Sản xuất Tiêu thụ Sản xuất Tiêu thụ Sản xuất Tiêu thụ 2016 2017 2018 2019 2020

Vùng đồng bằng sông Cửu Long Vùng Đông Nam Bộ

Tây Nguyên Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Vùng Trung du miền núi phía Bắc Vùng Đồng bằng sông Hồng

Hình 4.2: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ VLXKN của các vùng tại Việt Nam Nguồn: Bộ xây dựng, 2020

Theo hình 4.2, sản lượng sản xuất và tiêu thụ VLXKN có xu hướng tăng dần qua 5 năm. Từ 2016 - 2020, tốc độ tăng bình quân của sản xuất VLXKN của cả nước là 35% và tốc độ tăng của tiêu thụ VLXKN là 33% (Bộ Xây dựng, 2020). Mặc dù sản lượng sản xuất trung bình đạt 40-50% tổng công suất thiết kế dây chuyền sản xuất VLXKN nhưng tỷ lệ lượng tiêu thụ chiếm khoảng trên 90% tổng lượng sản xuất. Tiêu thụ VLXKN chủ yếu là các công trình nhà nước, các dự án công được quy định bắt buộc sử dụng (Bộ Xây dựng, 2020).

Thực tế cũng cho thấy ngành VLXKN cũng bắt đầu có dấu hiệu tự phân bố vùng thích hợp cho sản xuất và tiêu thụ VLXKN. Bắc Trung bộ và Duyên Hải miền Trung, Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc có nguồn nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có và dồi dào, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất VLXKN. Đây cũng là các vùng kinh tế đầu tư nhiều cơ sở sản xuất VLXKN có tổng công suất thiết kế lớn nhất, sản lượng sản xuất thực tế và tiêu thụ lớn nhất cả nước (chiếm 77% trong quy mô sản xuất và tiêu thụ VLXKN cả nước) (Viện Vật liệu xây dựng, 2018). Tiếp đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vùng có thể xem xét phát triển sản xuất VLXKN. Các vùng ít đầu tư cơ sở sản xuất VLXKN gồm Tây Nguyên và Đông Nam bộ do nhu cầu sử dụng VLXKN không cao (Tây Nguyên) và không có nguồn nguyên liệu phù hợp để sản xuất VLXKN (Viện Vật liệu xây dựng, 2018).

Quá trình sản xuất và tiêu thụ VLXKN của cả nước thể hiện như sau:

Ngành VLXKN đã dần hình thành được nhóm các doanh nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN phục vụ cho ngành sản xuất VLXKN, cả nước có khoảng 30 doanh nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất gạch bê tông (Bộ Xây dựng, 2020, trang 181). Công nghệ và quy trình sản xuất vẫn đang nội địa hóa và hoàn thiện dần từ công nghệ sản xuất rung ép và ép tĩnh, thiết bị tạo hình VLXKN, lựa chọn nguyên vật liệu chính và phụ gia khác. Các nguồn nguyên liệu thô chính yếu không chỉ cát mạt, xi măng, cát nghiền, cát tự nhiên mà nay còn tăng cường sử dụng phế phẩm từ công nghiệp (xỉ than, tro bay và đá bụi) để đa dạng hóa nguồn nguyên liệu sản xuất VLXKN, giảm chất thải ra môi trường, giảm khai thác tài nguyên. Đáng chú ý là chi phí của nguồn cung cấp hoạt động đầu vào chiếm 60-70% chi phí hoạt động xây dựng, chi phí nhân công chiếm từ 10-20% và chi phí máy móc thiết bị là 10-20%. Thêm nữa, nhận định chung từ các Sở Xây dựng cho rằng lực lượng lao động trong ngành xây dựng rất dồi dào khoảng 3,2 triệu lao động, nhưng chưa được đào tạo đầy đủ, thiếu chuyên môn, không đáp ứng yêu cầu về tính chuyên nghiệp và năng suất lao động (Bộ Xây dựng, 2020, trang 31).

Các doanh nghiệp sản xuất VLXKN xây dựng mối quan hệ và sử dụng sự chuyển giao công nghệ từ công ty cung cấp máy móc, dây chuyền sản xuất VLXKN, các công ty cung cấp nguyên vật liệu chính và các kỹ sư lẫn công nhân xây dựng. Số doanh nghiệp sản xuất VLXKN tăng đáng kể, đa phần tập trung ở Miền Bắc Việt Nam (chiếm trên 70%). Cơ sở sản xuất VLXKN có sự thanh lọc của thị trường rõ nét, từ khoảng 2.500 cơ sở sản xuất (công suất thiết kế là 12,6 tỷ viên QTC/năm) giảm xuống còn 1.600 cơ sở sản xuất vào tháng 9/2020 (10,2 tỷ viên QTC/năm) (Bộ Xây dựng, 2020, trang 15). Mặc dù giảm gần 1.000 cơ sở sản xuất nhưng tổng quy mô công suất thiết kế giảm không đáng kể (2,4 tỷ viên QTC/năm). Nguyên nhân là do các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, công nghệ sản xuất thủ công và lạc hậu, gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm nên phải ngừng sản xuất (Bộ Xây dựng, 2020). Điểm quan trọng là các doanh nghiệp sản xuất VLXKN, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn đã chủ động đầu tư sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến cung cấp VLXKN chất lượng và nhiều loại khác nhau.

Các chủng loại sản phẩm vật liệu, cấu kiện không nung bao gồm gạch bê tông, gạch bê tông khí chưng áp (AAC), gạch bê tông bọt, tấm tường bê tông khí chưng áp, tấm tường bê tông rỗng, tấm tường bê tông polystyron, tấm tường thạch cao, tấm 3D,

v.v. Trong đó, gạch bê tông được sản xuất và tiêu thụ chiếm tỷ lệ cao nhất, trên 90% trên tổng sản lượng VLXKN. Theo Viện vật liệu xây dựng (2019), tấm tường bê tông rỗng đúc sẵn đang được nhiều doanh nghiệp đầu tư và thị trường tiêu thụ chấp nhận tốt vì công nghệ sản xuất hiện đại, chất lượng vật liệu tốt (ít co nứt), thi công nhanh, giảm chi phí vật liệu xây và chi phí nhân công, rất phù hợp với thi công nhà cao tầng và nhà công nghiệp.

Ngoài việc đảm bảo cung cấp VLXKN chất lượng cho người sử dụng, chính sách bán hàng và hậu mãi của các nhà sản xuất cũng đáng phải được đề cập. Chưa có nhiều doanh nghiệp sản xuất VLXKN có chiến lược kinh doanh rõ ràng. Hiện nay, bộ phận kỹ thuật chưa đáp ứng việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ như chủ động, tích cực

bám sát công trình, hướng dẫn kỹ thuật thi công, ghi nhận phản hồi của công ty thi công, chủ đầu tư và xử lý kịp thời các sự cố nứt, thấm, v.v. (Bộ Xây dựng, 2020, trang 32).

Khách hàng sử dụng VLXKN thông qua thị trường xây dựng dân dụng, thị trường công nghiệp và hạ tầng xây dựng. Thị trường dân dụng chịu tác động và ảnh hưởng lớn từ nhà ở và thị trường bất động sản. Khách hàng chủ yếu hiện nay là chủ dự án các công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước vì phải tuân thủ các quy định sử dụng VLXKN. Vật liệu xây không nung được tiêu thụ thông qua các nhà thầu thi công xây dựng, các công ty kinh doanh vật liệu xây dựng. Các nhà thi công xây dựng nhận sự hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật thi công khi mua sản phẩm từ nhà sản xuất VLXKN. Việt Nam hiện có khoảng 150.000 nhà thầu xây dựng, trong đó có khoảng 2.000 công ty lớn và vừa. Sản lượng VLXKN được phân phối chủ yếu theo kênh từ nhà sản xuất VLXKN đến thầu thi công xây dựng. Khó khăn trong phân phối VLXKN chủ yếu là chi phí vận chuyển cao do hạ tầng giao thông chưa thuận lợi. Ngoài ra còn có sự đóng góp của nhà tư vấn thiết kế xây dựng, giám sát công trình xây dựng trong hoàn thành sản phẩm công trình xây dựng (Bộ Xây dựng, 2020, trang 32).

4.2 Giới thiệu về thị trường vật liệu xây không nung ở Đồng bằng sông Cửu Long

Dựa vào báo cáo thống kê chưa đầy đủ của các Sở Xây dựng và Sở Công thương các tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long và báo cáo của Bộ Xây dựng, tác giả thực hiện tổng kết tình hình sản xuất và tiêu thụ VLXKN ở ĐBSCL như sau:

Có thể nhận thấy rõ ràng trong 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL, có thể chia thành 2 nhóm (Bảng 4.1).

Bảng 4.1: Thông tin sản xuất vật liệu xây không nung ơ ̉ Đồng bằng sông Cửu Long



TT


Tỉnh, thành phố

DN đầu tư sản xuất

DN

dừng sản xuất

DN sản xuất trong năm 2021

Tổng công suất thiết kế (triệu viên QTC/năm)

Tổng cộng suất thực tế (triệu viên QTC/năm)

Mức sử dụng công suất (%)

1

An Giang

20

0

5

250

67,5

27

2

Hậu Giang

15

5

1

84,2

75,8

90

3

Vĩnh Long

13

4

1

236

203

86

4

Cần Thơ

10

0

0

27

22,5

83,3

5

Kiên Giang

14

3

3

132,5

103,5

78,1

6

Long An

10

0

0

570

444,6

78

7

Trà Vinh

13

0

4

125,2

112

89,5

8

Đồng Tháp

9

0

2

219,4

70,6

32,2

9

Bến Tre

5

0

0

49

4,8

9,8

10

Sóc Trăng

5

1

1

36

28,8

80

11

Cà Mau

3

2

0

43

34,4

80

12

Tiền Giang

4

0

1

30

24

80

13

Bạc Liêu

2

0

0

8

6,4

80

Tổng cộng

123

15

18

1.810,3

1.197,9

68,76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường vật liệu xây không nung đồng bằng sông Cửu Long - 14

Nguồn: Kết quả tổng hợp thông tin từ 13 Sở Xây dựng ĐBSCL, 2020

- Nhóm các tỉnh có số lượng doanh nghiệp đầu tư sản xuất VLXKN nhiều và công suất sản xuất trung bình trên 10 triệu viên/năm gồm có An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Long An, Trà Vinh, Đồng Tháp. Đây là những tỉnh có một số thuận lợi cơ bản như có một số nguồn nguyên liệu cơ bản tại địa phương đáp ứng sản xuất, thuận lợi trong phân phối tiêu thụ sản phẩm, tỷ lệ đô thị hóa nhanh.

- Nhóm thứ hai là nhóm các tỉnh như Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau, Tiền Giang, Bạc Liêu có các nhà sản xuất đầu tư có công suất nhỏ (dưới 10 triệu viên QTC/năm, chủ yếu sản xuất VLXKN đáp ứng một phần trong tỉnh, dường như không có thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ VLXKN trong ngoài tỉnh. Riêng Cần Thơ, có số lượng nhà sản xuất đầu tư trong tỉnh khá nhiều so với trung bình của vùng nhưng mức đầu tư của các nhà sản xuất yếu (dưới 10 triệu viên QTC/năm). Bến Tre là tỉnh có đầu tư nhà máy có công suất khá lớn nhưng chưa hoạt động hiệu quả (9,8% mức sử dụng công suất).

Vật liệu xây không nung được tiêu thụ khắp 13 tỉnh thành ở ĐBSCL nhưng cũng phân bố ra thành hai nhóm rõ rệt.

Bảng 4.2: Thông tin tiêu thụ vật liệu xây không nung ơ ̉ Đồng bằng sông Cửu Long


TT


Tỉnh, thành phố

Tổng công suất thực tế (triệu viên QTC/năm)

năm 2019

Tỷ lệ (%) tiêu thụ ước tính năm 2019

Tỷ lệ

% VLXKN

tiêu thụ nội tỉnh so với

sản xuất

1

An Giang

67,5

100,0

50

2

Hậu Giang

84,2

100,0

50

3

Vĩnh Long

214,5

100,0

70

4

Cần Thơ

22,5

100,0

60

5

Kiên Giang

103,5

100,0

10

6

Long An

444,6

100,0

60

7

Trà Vinh

112

100,0

60

8

Đồng Tháp

70,6

100,0

100

9

Bến Tre

4,8

100,0

100

10

Sóc Trăng

28,8

100,0

100

11

Cà Mau

34,4

100,0

100

12

Tiền Giang

24

100,0

10

13

Bạc Liêu

6,4

100,0

100

Nguồn: Kết quả tổng hợp thông tin từ 13 Sở Xây dựng ĐBSCL, 2020

Theo số liệu của Viện vật liệu xây dựng, Bộ xây dựng, các tỉnh có nhà sản xuất VLXKN sử dụng hết 100% trong tỉnh gồm Đồng Tháp, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau. Các tỉnh khác có các nhà sản xuất tiêu thụ trong tỉnh và cả ngoài tỉnh gồm có An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Long An, Trà Vinh, Tiền Giang (tỷ lệ tiêu thụ VLXKN trong tỉnh từ dưới 70%). Nguyên nhân tiêu thụ hết số lượng sản xuất là do đa phần nhà sản xuất thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng. Nếu so với nhu cầu thực tế tiêu thụ hiện nay, tỷ lệ VLXKN sử dụng trong xây dựng trong nội bộ mỗi tỉnh tại ĐBSCL chiếm khá khiêm tốn. Một số nhà sản xuất VLXKN cung cấp cho ngoài tỉnh trong khi nhu cầu sử dụng vật liệu xây trong tỉnh vẫn còn.

4.3 Đặc điểm mẫu khảo sát nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp vật liệu xây không nung Đồng bằng sông Cửu Long

4.3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Khảo sát chính thức thực hiện dựa trên khảo sát toàn bộ tổng thể như dự kiến ở chương 3 đối với nhà sản xuất và khảo sát khách hàng doanh nghiệp dựa vào thông tin giới thiệu của nhà sản xuất theo phương pháp chọn mẫu quả cầu tuyết (hay theo mầm – snowball) như dự kiến ở chương 3 (Bảng 3.5).

Bảng 4.3: Nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp theo tỉnh, thành đã được khảo sát


Tỉnh thành đặt trụ sở của NSX/KHDN

Nhà sản xuất

Khách hàng doanh nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

An Giang

15

19,2

28

17,7

Hậu Giang

10

12,8

18

11,4

Cần Thơ

8

10,3

15

9,5

Trà Vinh

8

10,3

18

11,4

Vĩnh Long

7

9,0

13

8,2

Long An

7

9,0

8

5,1

Đồng Tháp

5

6,4

13

8,2

Sóc Trăng

4

5,1

8

5,1

Kiên Giang

4

5,1

8

5,1

Tiền Giang

3

3,9

7

4,4

Bến Tre

3

3,9

6

3,8

Bạc Liêu

2

2,6

5

3,2

Cà Mau

2

2,6

4

2,5

Thành phố Hồ Chí Minh


-


-

7

4,4

Tổng

78

100

158

100

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2020

Số lượng sau khi thu thập được là 78/94 nhà sản xuất (chiếm 82,97%) và 158/188 khách hàng doanh nghiệp (chiếm 84,04%) do các đối tượng khảo sát từ chối trả lời (Phụ lục 10 - Danh sách nhà sản xuất và Phụ lục 11 khách hàng doanh nghiệp tham gia khảo sát). Trong 78 nhà sản xuất, có 2 nhà sản xuất với 3 khách hàng doanh nghiệp của mình trả lời. Mẫu nghiên cứu được thực hiện tại vùng ĐBSCL, kết quả địa bàn khảo sát cho thấy trong tổng số lãnh đạo doanh nghiệp tham gia trả lời, số lượng nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp ở An Giang có tỷ lệ cao nhất, kế đến là Hậu Giang và Trà Vinh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An và Đồng Tháp. Đây cũng là những tỉnh, thành có số lượng nhà sản xuất chiếm tỷ lệ cao hơn các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL. Ngoài ra, một số nhà sản xuất có khách hàng chính của họ không thuộc trong tỉnh mà cung cấp chính cho địa phương khác như Long An cung cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang cung cấp cho Đồng Tháp, Bạc Liêu, Tiền Giang, Trà Vinh. Còn có một ý nghĩa khác là lượng sản xuất VLXKN tại các tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu, Tiền Giang, Thành

phố Hồ Chí Minh và Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Cà Mau đang chưa đủ đáp ứng nhu cầu tại chính địa phương mình là rất lớn.

4.3.2 Nhà sản xuất vật liệu xây không nung

Nhà quản lý phụ trách hoạt động sản xuất và tiêu thụ đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển doanh nghiệp liên quan đến VLXKN là đối tượng trả lời các câu hỏi trong bảng khảo sát. Đối tượng này chủ yếu là chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành – chiếm 82%, trưởng phòng kinh doanh chiếm trên 15% và kế toán trưởng trả lời là 2,6%. Lý do kế toán trưởng trong cuộc phỏng vấn là sự tham gia của Kế toán trưởng trong cuộc khảo sát cùng với giám đốc điều hành và kế toán trưởng cùng tham gia điều hành trong hai doanh nghiệp nhỏ này. Trình độ học vấn đa phần là đại học, chiếm 59%, cao đẳng là 17% và trung cấp là 14% tập trung vào chuyên ngành xây dựng trên 78%, cơ khí và kinh tế được xem là tương đương nhau khoảng 24%, còn lại là ngành khác gồm điện và tự động hóa (6,4%). Những nhà quản lý có kinh nghiệm trong ngành xây dựng từ dưới 5 năm là 38,5%, từ 6 năm đến 15 năm chiếm trên 50% và từ 16 năm trở lên chiếm gần 10% (Bảng 4.4).

Bảng 4.4: Đặc điểm người được khảo sát của nhà sản xuất VLXKN

Nội dung

Chi tiết

Số lượng (n=78)

Tỷ lệ (%)


Chủ doanh nghiệp

39

50

Chức vụ

Giám đốc điều hành

25

32,1

Trưởng phòng kinh doanh

12

15,4


Kế toán trưởng

2

2,6


Trung cấp

11

14,1

Trình độ học vấn

Cao đẳng

21

26,9


Đại học

46

59,0


Xây dựng

61

78,2


Cơ khí

19

24,4

Chuyên môn

Kinh tế

18

23,1


Điện

4

5,1


Tự động hóa

1

1,3


Từ dưới 5 năm

30

38,5


Từ 6 năm đến 10 năm

22

28,2

Kinh nghiệm

Từ 11 năm đến 15 năm

19

24,4


Từ 16 năm đến 20 năm

4

5,1


Trên 20 năm

3

3,8

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2020

Nhà sản xuất VLXKN có địa điểm sản xuất tại ĐBSCL đều có kinh doanh vật liệu xây dựng. Loại hình hoạt động của nhà sản xuất có 5 nhóm chính gồm Công ty cổ phần (14%), Trách nhiệm hữu hạn (67,9%), cơ sở sản xuất – hộ kinh doanh (12,8%), còn lại là Doanh nghiệp tư nhân và Hợp tác xã cùng chiếm tỷ lệ 2,6%. Tất cả nhà sản xuất tham gia khảo sát đều sử dụng vốn tự có để kinh doanh, có vay vốn chiếm 82,1%. Đa phần nhà sản xuất đều được thành lập từ dưới 10 năm (70,6%) với quy mô nhỏ là 74,4% và siêu nhỏ là 15,4 %. Điều này hoàn toàn hợp lý vì VLXKN được định hướng phát triển từ 2010 đến nay.

Bảng 4.5: Đặc điểm nhà sản xuất


Nội dung

Đặc điểm nhà sản xuất tham gia khảo sát

Số lượng (n=78)

Tỷ lệ (%)


Công ty cổ phần

11

14,1

Loại hình doanh nghiệp

Trách nhiệm hữu hạn

53

67,9

Cơ sở sản xuất (Hộ kinh doanh)

10

12,8

Doanh nghiệp tư nhân

2

2,6


Hợp tác xã

2

2,6


Dưới 5 năm

30

38,5

Số năm doanh nghiệp hoạt động

Từ 5 đến 10 năm

25

32,1

Từ 11 năm đến 15 năm

13

16,7


Từ 16 năm trở lên

10

12,8

Nguồn vốn sử dụng

Vốn tự có

78

100

Vốn vay

64

82,1


Siêu nhỏ (Từ dưới 3 tỷ đồng)

12

15,4

Quy mô dựa vào vốn

Nhỏ (Trên 3 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng)

58

74,4

Vừa (Trên 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng)

7

9,0


Lớn (trên 100 tỷ đồng)

1

1,3

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2020

Hầu hết nhà sản xuất VLXKN ở ĐBSCL tham gia khảo sát có công suất sản xuất nhỏ, 68% nhà sản xuất có công suất thiết kế dưới 10 triệu viên/năm, từ 10 đến 20 triệu viên QTC/năm chiếm 14,1%, còn lại là công suất trên 20 triệu viên QTC trở lên (gần 18%). Có 5 loại vật liệu không nung được sản xuất chủ yếu tại ĐBSCL bao gồm gạch block các loại chiếm tỷ lệ cao nhất (87,2%), gạch ống, thẻ (chiếm 84,6%), gạch bê tông tự chèn như terrazzo, gạch trồng cỏ, gạch thông gió (chiếm 69,2%) và một tỷ lệ nhỏ nhà sản xuất về tấm tường thạch cao, tấm panel bê tông (7,7%). Trong sản xuất và tiêu thụ VLXKN, nhà sản xuất tự đánh giá có mối quan hệ tốt với thầu thi công xây dựng (97,4%), tư vấn thiết kế xây dựng (chiếm 53,8%), sở ban ngành và chính quyền địa phương (50%), viện trường nghiên cứu (26,9%) và chủ đầu tư là 2,6%. Thêm vào đó, có 20,5% số DN được hỏi nhận hỗ trợ từ khuyến khích phát triển VLXKN từ chính quyền tại tỉnh đặt trụ sở bao gồm hỗ trợ chuyển giao ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến bằng kinh phí khuyến công quốc gia hay / và khuyến công của tỉnh. Có 67,9% nhà sản xuất có đăng ký và công bố hợp chuẩn, hợp quy theo tiêu chuẩn quy định. Đây cũng là một dạng hỗ trợ của chính phủ về mặt pháp lý.

Bảng 4.6: Đặc điểm hoạt động sản xuất của nhà sản xuất VLXKN

Nội dung

Đặc điểm hoạt động sản xuất

VLXKN

Số lượng

(n=78)

Tỷ lệ

(%)


Dưới 5 triệu viên QTC/năm

36

46,2

Công suất thiết kế (Triệu

viên QTC/năm)

Trên 5 đến 10 triệu viên QTC/năm

17

21,8

Trên 10 - 20 triệu viên QTC/năm

11

14,1


Trên 20 triệu viên trở lên

14

17,9


Dưới 5 triệu viên QTC/năm

41

52,6

Xem tất cả 294 trang.

Ngày đăng: 16/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí