Xây Dựng Thang Đo Các Khái Niệm Nghiên Cứu

triển thị trường thể hiện trong Bảng 4 – thang đo gốc và thang đo điều chỉnh trong Phụ lục 4B.

Kết quả phỏng vấn định tính lần thứ nhất giúp khẳng định sự phù hợp của khái niệm nghiên cứu với bối cảnh nghiên cứu, hoàn thiện câu từ phù hợp cho khái niệm nghiên cứu. Sau đó, bộ thang đo nháp hai hoàn chỉnh để hình thành bảng khảo sát chuẩn bị cho giai đoạn pretest.

3.2.4 Phỏng vấn định tính lần hai

Sau khi điều chỉnh lại bộ thang đo nháp (Phụ lục 4 – Thang đo gốc và chỉnh sửa từ ngữ sau phỏng vấn sâu lần thứ nhất), bảng câu hỏi sơ bộ được hình thành (Phụ lục 5

– Bảng khảo sát sơ bộ). Bảng câu hỏi tiếp tục được xác định thông qua thực hiện khảo sát sơ bộ 50 doanh nghiệp (Phụ lục 9 – Danh sách 50 doanh nghiệp phỏng vấn sơ bộ) và phỏng vấn sâu lần thứ hai. Phỏng vấn sâu lần thứ hai được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn nhóm. Tác giả tổ chức cuộc họp mặt với 9 chuyên gia để lấy ý kiến góp ý về sự phù hợp của thang đo từ kết quả nghiên cứu sơ bộ để hoàn chỉnh thang đo chính thức và hoàn thiện bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức. Tương tự phỏng vấn lần thứ nhất, tiêu chí lựa chọn 9 chuyên gia vẫn dựa trên trình độ chuyên môn, sự am hiểu, kinh nghiệm nghiên cứu và thực tiễn của họ trong lĩnh vực kinh tế xây dựng, vật liệu xây dựng và đổi mới công nghệ, trong đó 2 chuyên gia vừa là nhà khoa học vừa có kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng (Giảng viên), có xem trọng về phát triển ngành VLXKN, 2 chuyên gia am hiểu và thực thi các chính sách và văn bản pháp lý của Chính phủ và địa phương trong hoạt động phát triển ngành VLXKN và 4 chuyên gia làm điều hành doanh nghiệp xây dựng có liên quan đến VLXKN. Các chuyên gia hiện đang công tác tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức giáo dục có uy tín thuộc cấp quản lý bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc doanh nghiệp hoặc nhà nghiên cứu chuyên sâu, có kinh nghiệm thực tế có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, có kinh nghiệm từ 5 đến 15 năm trong lĩnh vực xây dựng và kinh tế và quản lý. Danh sách chuyên gia để lấy ý kiến trong lần phỏng vấn định tính lần hai được trình bày trong phụ lục 8 – Danh sách 9 chuyên gia phỏng vấn sâu lần hai.

Thứ nhất, các chuyên gia đồng ý kết quả khảo sát sơ bộ với kích cỡ 50 mẫu với các thang đo đều đạt các tiêu chí đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA. Thứ hai, các chuyên gia nhìn chung đều tán đồng với kết quả phân tích định lượng sơ bộ (Phụ lục 6 – Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và Phụ lục 7 - phân tích nhân tố EFA). Đối với các biến quan sát bị loại sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha và EFA, các chuyên gia đồng tình với việc loại bỏ các chỉ báo gồm MIG3, MIG5r, MID3, MID4 không đạt yêu cầu do hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3. Chuyên gia cũng cho rằng “MIG3 - Thu thập thông tin thông qua các phương tiện thông tin không chính thức từ những người bạn trong ngành, trò chuyện với đối tác kinh doanh” và “MIG5r -Doanh nghiệp chậm phát hiện những thay đổi cơ bản trong ngành (cạnh tranh, công nghệ, quy định) (R)” và “MID4 - Nhân viên tiếp thị trong đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp dành thời gian thảo luận về nhu cầu tương lai của khách hàng với các bộ phận chức năng khác” có thể giữ lại để kiểm định ở mẫu lớn hơn. Do vậy, các chỉ báo bị loại nên được giữ lại trong thang đo khái niệm nghiên cứu khi hình thành bảng câu hỏi chính thức.

67

Tóm lại, hầu hết chuyên gia đều khẳng định sự phát triển VLXKN là tất yếu, có mối quan hệ của định hướng thị trường, năng lực đổi mới đối với sự tồn tại và phát triển ngành VLXKN. Vai trò của hỗ trợ chính phủ có tính chất quan trọng đồng thời các hoạt động định hướng thị trường từ nhà sản xuất đến khách hàng chính của nhà sản xuất đang diễn ra hiện nay là cần thiết, đôi khi có tính chất quyết định đổi mới của cả nhà sản xuất trong phát triển thị trường VLXKN tại ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu định tính cũng giúp loại bỏ các biến quan sát không rõ nghĩa trong quá trình chuyển ngữ từ tiếng Anh sang ngôn ngữ tiếng Việt, sự trùng lắp các biến quan sát gây khó hiểu cho người được phỏng vấn và điều chỉnh lại câu từ nhằm đảm bảo biến quan sát trong thang đo phản ánh đúng bản chất của vấn đề nghiên cứu. Vậy, qua phỏng vấn sâu chuyên gia và pretest thang đo nháp hai trong nghiên cứu này gồm có 14 chỉ báo cho khái niệm định hướng thị trường (biến độc lập), 10 chỉ báo cho khái niệm năng lực đổi mới (biến độc lập), 4 chỉ báo cho khái niệm hỗ trợ của chính quyền (biến điều tiết), và 6 chỉ báo cho khái niệm phát triển thị trường (biến phụ thuộc).

3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Kết quả nghiên cứu định tính làm cơ sở cho tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng. Quá trình nghiên cứu định lượng được thực hiện qua hai giai đoạn gồm nghiên cứu sơ bộ để kiểm định thang đo các nhân tố và nghiên cứu chính thức để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Để đảm bảo cho mô hình nghiên cứu phù hợp, tác giả thực hiện các bước gồm (1) Xây dựng thang đo các khái niệm nghiên cứu, (2) Chọn mẫu và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng, (3) Phân tích dữ liệu.

3.3.1 Xây dựng thang đo các khái niệm nghiên cứu

Nghiên cứu về phát triển thị trường một sản phẩm qua mô hình nghiên cứu định hướng thị trường của doanh nghiệp tiêu điểm đến khách hàng doanh nghiệp, tác động đến năng lực đổi mới của nhà sản xuất là nội dung chưa được thực hiện tại Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm mới (VLXKN) trong ngành xây dựng. Các nghiên cứu và các thang đo liên quan đã được lược khảo đa phần là từ các nghiên cứu trên thế giới, bối cảnh hoàn toàn khác. Vì vậy, để khám phá và xây dựng thang đo phù hợp với bối cảnh Việt Nam, tác giả tham khảo thang đo từ nhiều nguồn lý thuyết khác nhau. Sau đó, thực hiện nghiên cứu định tính, định lượng để xây dựng bộ thang đo phù hợp. Cùng với kết quả nghiên cứu định tính lần thứ nhất (Mục 3.2.3), tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức. Tổng cộng có 4 nhóm khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong luận án gồm định hướng thị trường, năng lực đổi mới, hỗ trợ của chính phủ và phát triển thị trường đã được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh (Thang đo gốc tiếng Anh – Phụ lục 4A, Thang đo gốc được chuyển ngữ Tiếng Việt và Thang đo hiệu chỉnh từ ngữ các khái niệm này cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu đã được trình bày trong Phụ lục 4B). Trình bày sau đây là bộ thang đo của các khái niệm đã được xây dựng.

3.3.1.1. Định hướng thị trường

Khái niệm định hướng thị trường xuất phát từ lý thuyết dựa vào nguồn lực, được đề xuất lần đầu theo quan điểm hành vi của Jaworski và Kohli (1990,1993) được xem là thang đo gốc với 21 chỉ báo. Sau đó, thang đo này được Morgan và cộng sự (2009)

được điều chỉnh rút gọn và sử dụng với 16 chỉ báo. Aljanabi & Mohd (2015); Gligor và cộng sự (2019) cũng đã áp dụng thang đo điều chỉnh của Morgan và cộng sự (2009) (xem Thang đo định hướng thị trường gốc trong thang đo gốc và điều chỉnh sau phỏng vấn sâu Bảng 1 trong Phụ lục 4B).

Nghiên cứu về định hướng thị trường đã có nhiều đóng góp quan trọng cách đây gần 3 thập kỷ từ nghiên cứu của Kohli và Jaworski (1990) và Narver và Slater (1990). Tuy nhiên, Kohli và Jaworski (1990) xem xét định hướng thị trường (MO) là khái niệm thực hiện marketing còn Narver và Slater (1990) xem định hướng thị trường như văn hóa tổ chức. Có nhiều bằng chứng cho thấy định hướng thị trường (MO) tác động trực tiếp tích cực đến kết quả doanh nghiệp (!!! INVALID CITATION !!! (Langerak và cộng sự, 2004; Murray và cộng sự, 2011; Powers và cộng sự, 2020)). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa định hướng thị trường (MO) theo Jaworski và Kohli (1993) dưới góc độ kênh tiêu thụ. Jaworski & Kohli (1993) đã sử dụng 21 biến quan sát ở 3 khía cạnh để định nghĩa định hướng thị trường bao gồm việc tạo ra thông tin thị trường trong toàn tổ chức, phổ biến thông tin đó qua các phòng ban và khả năng đáp ứng của toàn tổ chức đối với các thông tin thị trường.

Tạo thông tin thị trường là quá trình thu thập thông tin cần thiết liên quan đến mong muốn của khách hàng từ môi trường kinh doanh với 10 chỉ báo gốc. Sau đó, nghiên cứu của N.A. Morgan và cộng sự (2009) kiểm định thang đo này với 6 chỉ báo với 230 bản khảo sát trong ngành hàng hóa và dịch vụ. Aljanabi và Mohd (2015) đã sử dụng 4 chỉ báo của Jaworski và Kohli (1993) và N.A. Morgan và cộng sự (2009) để kiểm định tác động của định hướng thị trường với năng lực đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ (249 bản khảo sát). Gligor và cộng sự (2019) đã mở rộng và kiểm định định hướng thị trường từ công ty đến chuỗi cung ứng của họ với 241 cặp công ty tiêu điểm và nhà cung ứng/phân phối của họ tại thị trường Mỹ. Biến nghiên cứu MO của Gligor và cộng sự (2019) với Tạo thông tin thị trường có 6 chỉ báo của Jaworski và Kohli (1993) và N.A. Morgan và cộng sự (2009) để kiểm định tác động của định hướng thị trường của công ty tiêu điểm tác động đến định hướng thị trường của nhà cung ứng/phân phối của họ.

Tương tự như vậy, Phổ biến thông tin liên quan đến việc chia sẻ kiến thức, thông tin thị trường giữa các bộ phận khác nhau và các thành viên trong công ty. N.A. Morgan và cộng sự (2009) sử dụng 5 biến quan sát từ thang đo gốc của Jaworski & Kohli (1993). Tác giả cũng kế thừa từ các chỉ báo của N.A. Morgan và cộng sự (2009) trong nghiên cứu của mình và sử dụng 5/6 biến quan sát của N. A. Morgan và cộng sự (2009) và Jaworski và Kohli (1993).

Khả năng đáp ứng là thực hiện những hành động cần thiết, tốc độ và sự phối hợp của việc thực hiện các hoạt động cần thiết đó của công ty từ việc tiếp nhận, tạo ra, chia sẻ thông tin thị trường. N.A. Morgan và cộng sự (2009) sử dụng 5 biến quan sát từ thang đo gốc của Jaworski & Kohli (1993). Tác giả cũng kế thừa từ các biến quan sát của N.A. Morgan và cộng sự (2009) trong nghiên cứu của mình và sử dụng 4/6 biến quan sát của

N.A. Morgan và cộng sự (2009) và Jaworski & Kohli (1993). Thang đo cụ thể trong Bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1: Thang đo khái niệm định hướng thị trường

Mã hóa

Biến nghiên cứu

Biến quan sát

Nguồn gốc

Công ty tiêu điểm

Khách hàng DN


Các nhân viên từ bộ phận sản xuất tương tác trực tiếp với khách

hàng để biết được cách phục vụ tốt hơn

Jaworski và Kohli (1993)

MIGF1

MIGC1


Doanh nghiệp thường trò chuyện hoặc khảo sát những người có thể ảnh hưởng đến việc mua hàng của khách hàng của doanh nghiệp

mình

Jaworski và Kohli (1993)

MIGF2

MIGC2

Tạo thông tin thị trường (market intelligence

Generation)

Trong đơn vị kinh doanh này, doanh nghiệp gặp gỡ khách hàng tìm hiểu những sản phẩm / dịch vụ cần sử dụng sắp tới ít nhất mỗi

năm một lần

Jaworski và Kohli (1993)

MIGF3

MIGC3


Thu thập thông tin thông qua các phương tiện thông tin không chính thức từ những người bạn trong ngành, trò chuyện với đối

tác kinh doanh

Jaworski và Kohli (1993)

MIGF4

MIGC4


Doanh nghiệp chậm phát hiện những thay đổi cơ bản trong ngành (cạnh tranh, công nghệ,

quy định) (R)

Jaworski và Kohli (1993)

MIGF5r

MIGC5r


Doanh nghiệp cung cấp tài liệu thông tin liên quan VLXKN cho

khách hàng của mình


MIDF1

MIDC1

Ứng dụng thang đo gốc của Jaworski và Kohli (1993);

Morgan và công sự (2009) kết hợp nghiên cứu định tính để điều chỉnh từ ngữ phù hợp với bối cảnh nghiên cứu

c




Doanh nghiệp phổ biến thông tin về sự hài lòng của khách hàng cho tất cả quản lý bộ phận thường

xuyên

MIDF2

MIDC2

Phổ biến thông tin thị trường (market intelligence

dissemination)

Doanh nghiệp tổ chức, tham gia các cuộc họp, hội thảo về việc phổ biến và phát triển xu hướng thị trường (ít nhất một lần trong

năm)

MIDF3

MIDC3


Nhân viên tiếp thị trong đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp dành thời gian thảo luận về nhu cầu tương lai của khách hàng với

các bộ phận chức năng khác

MIDF4

MIDC4


Khi một điều gì đó quan trọng

xảy ra với một khách hàng hoặ

MIDF5

MIDC5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường vật liệu xây không nung đồng bằng sông Cửu Long - 11



Mã hóa

Biến nghiên cứu

Biến quan sát

Nguồn gốc

Công ty tiêu

điểm

Khách hàng

DN


thị trường lớn, cả đơn vị kinh

doanh đều biết về điều đó trong thời gian ngắn





Doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian để quyết định cách phản ứng với những thay đổi về giá của đối

thủ cạnh tranh (R)

Ứng dụng thang đo gốc của Jaworski và Kohli (1993);

Morgan và

công sự

(2009) kết hợp nghiên cứu định tính để điều chỉnh từ ngữ phù hợp với bối cảnh nghiên cứu

RMIF1r

RMIC1r


Doanh nghiệp không (ít) quan tâm đến những phàn nàn của khách hàng liên quan đến

VLXKN (R)

RMIF2r

RMIC2r

Khả năng phản ứng với thông tin thị trường (Responsiveness to market intelligence)



Vì nhiều lý do khác nhau, doanh nghiệp có xu hướng bỏ qua những thay đổi về nhu cầu sản

phẩm / dịch vụ của khách hàng (R)

RMIF3r

RMID3r


Doanh nghiệp định kỳ xem xét các nỗ lực phát triển sản phẩm / dịch vụ của mình để đảm bảo rằng chúng phù hợp với những gì

khách hàng mong muốn

RMIF4

RMIC4

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.3.1.2. Năng lực đổi mới

Năng lực đổi mới được xem là nguồn lực vô hình trong lý thuyết dựa vào nguồn lực. Thang đo năng lực đổi mới được đo theo quan điểm của OECD Oslo Manual (2005), Jiménez-Jiménez và Sanz-Valle (2011) và Karabulut (2015) có 14 chỉ báo. Thang đo đã được điều chỉnh từ ngữ cho phù hợp với yêu cầu bối cảnh ngành xây dựng tại ĐBSCL (Xem thang đo gốc và điều chỉnh sau phỏng vấn sâu Bảng 2 trong Phụ lục 4B). Bộ thang đo về năng lực đổi mới (innovation capacibility - IC) được phát triển bởi các nghiên cứu trước đây gồm (OECD Oslo Manual, 2005, pp. 46-47); Karabulut (2015). Theo Sổ tay Oslo, đổi mới được định nghĩa là “việc thực hiện cải tiến đáng kể hay làm mới một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc quy trình, phương pháp marketing, hoặc phương pháp tổ chức mới trong kinh doanh thực hành, tổ chức nơi làm việc hoặc quan hệ bên ngoài ” (OECD Oslo Manual, 2005, pp. 46-47). Đổi mới cũng đã được phân loại đổi mới là đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới marketing và đổi mới tổ chức (OECD Oslo Manual, 2005, p. 47). Đổi mới cho thể giúp cải thiện kết quả hoạt động của công ty bằng cách làm tăng nhu cầu thị trường hoặc giảm chi phí (OECD Oslo Manual, 2005, p. 29). Karabulut (2015) kế thừa phân loại của OECD Oslo Manual (2005) sử dụng 20 biến quan sát của 4 loại năng lực đổi mới gồm đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới công nghệ và đổi mới tổ chức xem xét sự tác động tích cực đến

kết quả hoạt động của 197 công ty tại Thổ Nhĩ Kỳ. Luận án sẽ kế thừa bộ thang đo của Karabulut (2015) với 3 loại đổi mới gồm sản phẩm, quy trình và marketing; đồng thời; có một số điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh ngành xây dựng tại Việt Nam sau khi nghiên cứu định tính.

Đổi mới sản phẩm: Công ty thực hiện đổi mới sản phẩm có thể sử dụng các công nghệ và kiến thức mới trong giới thiệu sản phẩm và dịch vụ mới, cải tiến tính năng hay đặc điểm sử dụng cho các sản phẩm và dịch vụ hiện có (OECD Oslo Manual, 2005, p. 48). Karabulut (2015) chỉ ra rằng thực hiện đổi mới sản phẩm làm tăng thị phần và kết quả doanh nghiệp. Luận án kế thừa thang đo Đổi mới sản phẩm trong nghiên cứu Karabulut (2015) với 3 chỉ báo.

Đổi mới quy trình là “việc thực hiện phương pháp sản xuất hoặc phân phối sản phẩm và dịch vụ mới hoặc có cải tiến”, “bao gồm những thay đổi trong kỹ thuật, thiết bị, hay cả phần mềm sử dụng nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm, tăng chất lượng hoặc để sản xuất và phân phối sản phẩm mới hay đã cải tiến” (OECD Oslo Manual, 2005, p. 49). Tác giả sử dụng 4 chỉ báo trong thang đo Đổi mới quy trình của Karabulut (2015).

Đổi mới marketing là việc thực hiện phương pháp marketing mới bao gồm đến những thay đổi đáng kể trong thiết kế hoặc bao bì sản phẩm, vị trí sản phẩm, quảng cáo hoặc định giá sản phẩm (OECD Oslo Manual, 2005, p. 49). Phương pháp này có thể mở ra thị trường mới, giải quyết nhu cầu của khách hàng, định vị lại sản phẩm trên thị trường để tăng doanh số bán hàng. Tác giả điều chỉnh và sử dụng 3 biến quan sát cho nghiên cứu này, thay vì 5 chỉ báo như của Karabulut (2015).

Bảng 3.2: Thang đo khái niệm năng lực đổi mới


Biến nghiên cứu (Constructs)


Biến quan sát

Thang đo gốc và thang đo bổ sung

Mã hóa


Doanh nghiệp có cải tiến sản phẩm hiện có, đã sản xuất thêm và bán ra thị trường một loại mẫu mới và

nhiều hơn so với trước đây;

Ứng dụng thang đo gốc của OECD Oslo Manual (2005);

Karabulut (2015) kết hợp nghiên cứu định tính để điều chỉnh từ

ngữ phù hợp với bối cảnh nghiên cứu

PUI1


Các công cụ và thiết bị được sử dụng cho các sản phẩm sản xuất tại doanh nghiệp hiện đại hơn

PUI2

Đổi mới sản phẩm (Product Innovation)


Tác dụng của việc thường xuyên nổ lực đào tạo đội ngũ công nhân viên trong công ty về đổi mới sản phẩm VLXKN

Ứng dụng thang đo gốc của OECD (2005); Jiménez- Jiménez, D. và Sanz- Valle, R. (2011) kết hợp nghiên cứu định tính để điều chỉnh từ

ngữ phù hợp với bối cảnh nghiên cứu

PUI3


Biến nghiên cứu (Constructs)


Biến quan sát


Thang đo gốc và thang đo bổ sung


Mã hóa


Doanh nghiệp đã thay đổi cách thức

sản xuất/kinh doanh so với trước đây

Ứng dụng thang đo

gốc của OECD (2005); Karabulut

(2015) kết hợp nghiên cứu định tính để điều chỉnh từ ngữ phù hợp với bối cảnh nghiên cứu

PSI1


Doanh nghiệp sản xuất nhanh hơn trước nhờ áp dụng thêm công cụ, kỹ

thuật mới

PSI2

Đổi mới quy trình (Process Innovation)


Chi phí của quá trình sản xuất tại doanh nghiệp được kiểm soát hơn, tiết kiệm hơn nhờ vào loại bỏ các hoạt động, công đoạn không cần

thiết

PSI3


Doanh nghiệp lưu giữ hồ sơ mua vật liệu sản xuất đến khi hoàn thành sản xuất và giao sản phẩm cho khách

hàng


PSI4


Có sự thay đổi về cách đóng kiện, thiết kế sản phẩm, giá cả VLXKN làm tăng doanh số bán hàng của

doanh nghiệp

Ứng dụng thang đo gốc của OECD (2005); Karabulut

(2015); Shu, C.,

Zhou, K.Z., Xiao, Y. and Gao, S. (2016) kết hợp nghiên cứu định tính để điều chỉnh từ ngữ phù hợp với bối cảnh nghiên cứu

MI1

Đổi mới marketing (Marketing innovation)

Khi giới thiệu VLXKN cho khách hàng mới, doanh nghiệp có đưa ra hình ảnh các công trình đã sử dụng VLXKN của DN và dùng cho mục

đích khác

MI2


Có phương pháp mới trong tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp khác

hơn phương pháp trước đó

MI3

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.3.1.3 Hỗ trợ của Chính phủ

Thang đo Hỗ trợ của chính phủ xuất phát từ lý thuyết thể chế, theo thang đo gốc của Li và Atuahene-Gima (2001) với 4 chỉ báo (xem thang đo gốc và thang đo điều chỉnh sau phỏng vấn sâu Bảng 3 trong Phụ lục 4B). Thang đo Hỗ trợ của chính phủ được xem xét trong luận án này như vai trò xúc tác (vai trò biến điều tiết) tác động đến định hướng thị trường và năng lực đổi mới của công ty tiêu điểm trong sản xuất và tiêu thụ VLXKN. Hỗ trợ của chính phủ là mức độ mà các cơ quan hành chính (bao gồm các cơ quan chính quyền trung ương hoặc địa phương) cung cấp hỗ trợ (bao gồm các chính sách và chương trình) cho các công ty trong một quốc gia hoặc khu vực để thúc đẩy các hoạt động đổi mới của các công ty đó (H. Li & Atuahene-Gima, 2001; Martin & Scott, 2000; Sheng và cộng sự, 2011; Shu và cộng sự, 2015; Shu và cộng sự, 2016).

Phù hợp với quan điểm của H. Li và Atuahene-Gima (2001), Hỗ trợ của chính phủ được khởi xướng và thực hiện bởi chính quyền trung ương và địa phương với mục

đích thúc đẩy hoạt động đổi mới, thay đổi cho các doanh nghiệp trong một khu vực hoặc quốc gia. Trong luận án này, tác giả xem xét vai trò, các ảnh hưởng của thể chế chính thức ngoài luật trong bối cảnh đổi mới của công ty thực hiện sản xuất VLXKN. Thang đo Hỗ trợ thể chế chính phủ có 4 chỉ báo theo H. Li và Atuahene-Gima (2001).

Bảng 3.3: Thang đo khái niệm Hỗ trợ của chính phủ

Biến nghiên cứu (Constructs)

Biến quan sát

Thang đo gốc và thang đo bổ sung

Mã hóa


Để tăng đổi mới trong sản xuất và sử dụng VLXKN, chính quyền trung ương, địa phương và các cơ quan khác

của họ đã:




Thực hiện những chính sách và chương trình bắt buộc và khuyến khích sử dụng

VLXKN

Ứng dụng thang đo gốc của

H. Li và Atuahene-Gima (2001) và Sheng và cộng sự (2011) kết hợp nghiên cứu định tính để điều chỉnh từ ngữ phù hợp với bối cảnh

nghiên cứu

GS1

Hỗ trợ của Chính phủ

(Government Support)



Đã cung cấp cho chúng tôi

thông tin và hỗ trợ công nghệ cần thiết

H. Li và Atuahene-Gima

(2001); Sheng và cộng sự (2011)

GS2


Đã hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài chính

H. Li và Atuahene-Gima (2001); Sheng và cộng sự

(2011)

GS3


Đã hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ, sản xuất và các thiết bị khác khi

cần

H. Li và Atuahene-Gima (2001); Sheng và cộng sự (2011)

GS4

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.3.1.4 Phát triển thị trường

Phát triển thị trường là phần kết quả hoạt động trong khung lý thuyết dựa vào nguồn lực (Hình 2.3). Trong lĩnh vực quản trị chiến lược và marketing, phát triển thị trường (market development) được xem là đích đến trong giai đoạn doanh nghiệp đạt được khi có doanh thu tăng lên bằng cách sử dụng nổ lực marketing (F. R. David và cộng sự, 2017). Đây là một trong những thước đo thành công và thành tích của sản phẩm hoặc của công ty (Kotler & Armstrong, 2018). Phát triển thị trường nhấn mạnh các tiêu chí đạt được từ kết quả thị trường như thị phần, tổng doanh thu, sự hài lòng của khách hàng (Kafetzopoulos & Psomas, 2015; Lakhal và cộng sự, 2006; Shaukat và cộng sự, 2013). Riêng Kafetzopoulos & Psomas (2015) có xem xét thêm yếu tố chất lượng sản phẩm vào kết quả thị trường. Một số tác giả khi đánh giá phát triển thị trường cũng xem xét ở từng khía cạnh phù hợp với bối cạnh nghiên cứu của họ, chẳng hạn như chỉ xem xét một khía cạnh kết quả marketing (Psomas và cộng sự, 2018) hoặc kết quả kinh doanh (Cheng và cộng sự, 2014; Najib & Kiminami, 2011; Prajogo, 2006, 2016). Gần đây, Dang và cộng sự (2019) nghiên cứu trong lĩnh vực xây dựng cho rằng các công ty xây

74

Xem tất cả 294 trang.

Ngày đăng: 16/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí