Phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ

--------------***-------------- VÕ HỒNG VINH

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành:

Mã số:

Hướng dẫn khoa học: TS Phạm Quang Vinh

hµ néi - 2007

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM

**************

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Mục lục trang:

MỞ ĐẦU 01

Phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam - 1

CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG KHOA 06

HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.

1.1 Khái luận về thị trường khoa học công nghệ 06

1.1.1 Các khái niệm cơ bản về khoa học công nghệ 06

1.1.2 Khái niệm thị trường khoa học công nghệ 11

1.1.3 Đặc điểm cơ chế hoạt động của thị trường khoa học công nghệ 13

1.1.3.1 Tính lồng ghép 13

1.1.3.2 Tính không đối xứng về thông tin 14

1.1.3.3 Chi phí giao dịch cao. 15

1.1.3.4 Tính rủi ro cao và việc hình thành các nhà đầu tư mạo hiểm 16

1.13.5 Tính độc quyền, sự không đồng nhất và cơ chế định giá đặc 17

biệt.

1.1.3.6 Các hoạt động mua bán trên thị trường có tính đặc thù. 18

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường khoa học công nghệ 18

1.1.4.1 Tác động từ bối cảnh quốc tế. 19

1.1.4.2 Tác động từ tăng trưởng kinh tế. 19

1.1.4.3Tác động từ phía chính phủ. 20

1.1.4.4 Tác động từ yếu tố văn hóa- xã hội. 21

1.1.4.5 Các nhân tố khác. 21

1.1.5 Vai trò của thị trường khoa học công nghệ 24

1.1.5.1 Thúc đẩy nhanh hơn sự lan truyền của tri thức khoa học 24

công nghệ.

1.1.5.2 Rút ngắn được thời gian, đồng thời kích thích sự phát triển 25

hoạt động nghiên cứu, sáng tạo công nghệ.

1.1.5.3 Gắn khoa học công nghệ với thực tiễn sản xuất sản xuất, kinh 26

doanh và tiêu dùng.

1.1.5.4 Chuyên môn hóa các hoạt động sản xuất các chủng loại hàng 26

hóa khoa học công nghệ, khả năng thương mại hóa công nghệ.

1.1.5.5 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng 27

1.2 Kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển thị trường 28 khoa học công nghệ

1.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc. 28

1.2.2 Kinh nghiệm của một số nước EU. 31

Chương 2: Thùc tr¹ng h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn thÞ 38

tr•êng khoa häc c«ng nghÖ ë viÖt nam

2.1 Những cơ sở pháp lý cho việc hình thành thị trường khoa học 38

công nghệ ở Việt Nam.

2.1.1 Chủ trương, đường lối chung về phát triển khoa học công 38

nghệ, thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam.

2.1.2 Pháp luật về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, và phát 41

triển thị trường khoa học công nghệ.

2.2 Thực trạng thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam 47

2.2.1 Thực trạng phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân 47 lực khoa học công nghệ.

2.2.1.1Thực trạng về phát triển khoa học - công nghệ ở Việt Nam 47

2.2.1.2 Thực trạng nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam 51

2.2.2 Cung về hàng hoá khoa học công nghệ 55

2.2.2.1 Các tổ chức khoa học công nghệ. 55

2.2.2.2 Doanh nghiệp. 62

2.2.2.3 Thực trạng thị trường xuất khẩu. 68

2.2.2.4 Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. 70

2.2.2.5 Sở hữu trí tuệ được đăng ký. 72

2.2.3 Cầu về hàng hoá khoa học công nghệ 77

2.2.3.1 Thực trạng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp 77

2.2.3.2 Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 79

2.2.3.3 Thực trạng thị trường nhập khẩu. 84

2.2.4 Các thể chế hỗ trợ thị trường 88

2.2.4.1 Các cơ quan thông tin, tư vấn, giám định công nghệ. 88

2.2.4.2 Dịch vụ pháp lý về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. 90

2.2.4.3 Các thể chế hỗ trợ khác. 93

2.2.4.3.1 Hội chợ, quảng cáo, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ. 93

2.2.4.3.2 Cung cấp tài chính, tín dụng. 97

2.2.5 Việc đảm bảo thực thi pháp luật của nhà nước về sở hữu trí tuệ, và phát triển thị trường khoa học công nghệ:

2.3 Đánh giá về việc phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay

101

103

2.3.1 Những kết quả đã đạt được 103

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 107

Chương 3: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỀN CỦA THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM

3.1 Bối cảnh mới và những quan điểm định hướng hướng cơ bản về phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam.

3.1.1 Bối cảnh mới và việc phát triển thị trường khoa học công nghệ

3.1.2 Một số quan điểm định hướng về phát triển khoa học công nghệ và thị trường khoa học công nghệ trong thời kỳ mới

3.2 Một số giải pháp cơ bản khắc phục những tồn tại trong việc phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam

112

112

112

115

122

3.2.1 Các giải pháp chung 122

3.2.1.1 Nâng cao nhận thức về ý nghĩa to lớn của việc phát triển khoa học công nghệ, thị trường khoa học công nghệ.

3.2.1.2 Tiếp tục đổi mới cách thức quản lý của nhà nước, bổ sung hoàn thiện các chính sách, pháp luật về khoa học công nghệ và thị

122

124

trường khoa học công nghệ.

3.2.1.3 Phát triển kinh tế tri thức chính là điều kiện đủ để phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam.

128

3.2.2 Hoàn thiện các thể chế hỗ trợ thị trường 129

3.2.2.1 Tăng cường vai trò và năng lực các cơ quan, tổ chức thông tin, tư vấn về khoa học công nghệ và dịch vụ chuyển giao công nghệ.

129

3.2.2.2 Hoàn thiện các thể chế tài chính. 131

3.2.2.3 Phát triển thị trường khoa học công nghệ, “chợ khoa học công nghệ” theo các cụm tỉnh đầu não tạo động lực cho thị trường khoa học cho từng vùng và trong cả nước.

132

3.2.3 Các gíải pháp đối với bên cung hàng hóa khoa học công nghệ 134

3.2.3.1 Tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 134

3.2.3.2 Xây dựng phát triển thị trường nguồn nhân lực khoa học công nghệ.

3.2.3.3 Tăng cường, đảm bảo việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, quyền chuyển giao công nghệ.

135

137

3.2.3.4 Tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. 138

3.2.4 Các giải pháp đối với bên cầu hàng hóa khoa học công nghệ 140

3.2.4.1 Đưa ra lộ trình phù hợp về các tiêu chuẩn về chất lượng, kỹ thuật, môi trường đối với sản phẩm, với cơ sở sản xuất, kinh doanh…

3.2.4.2 Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc sử dụng các công nghệ hiện đại.

3.2.4.3 Tăng cường sức mua của nhà nước trong một số lĩnh vực khoa học công nghệ trọng điểm, và sức mua từ nông dân.

141

142

143

Kết luận 146

Phụ lục 148

Tài liệu tham khảo 151

PHẦN MỞ ĐẦU

**********

1.Tính cấp thiết của đề tài: Kể từ giữa thế kỷ XX với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ở các nước tư bản phát triển đã bắt đầu hình thành thị trường các bằng phát minh sáng chế, thị trường công nghệ. Song phải đến tận cuối thập kỷ XX với sự phát triển vượt bậc của công nghệ truyền thông và thông tin (ICT), công nghệ tự động hoá, chuyển động, công nghệ gien, công nghệ sinh học, công nghệ Nano… cùng với nó là sự xuất hiện của kinh tế tri thức với “tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”, nguồn lực quan trọng nhất, quyết định nhất sáng tạo ra mọi giá trị vật chất tinh thần của loài người, thì thuật ngữ thị trường khoa học công nghệ mới bắt đầu xuất hiện.

Đối với Việt Nam, kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra đường lối “đổi mới” toàn diện, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, hợp tác - trên cơ sở tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi; phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần… nay là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đến nay, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn, từng bước nâng cao được thế và lực của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Tuy nhiên, việc hình thành đồng bộ các yếu tố của thể chế kinh tế thị định hướng XHCN chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, trong đó có việc phát triển thị trường khoa học công nghệ. Đây là một vấn đề có tầm chiến lược hết sức quan trọng, đặc biệt trong tình hình tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá của Việt Nam hiện nay thì đòi hỏi phát triển thị trường khoa học công nghệ càng trở nên cấp bách. Bởi chỉ có phát triển được thị trường khoa học công nghệ mới tạo đuợc động lực kinh tế thực sự mạnh mẽ cho việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mới gắn được khoa học công nghệ với thực tiễn với hiệu quả kinh tế, từ đó khoa học công nghệ mới trở thành nhân tố quyết định đến sự thành công của công cuộc này. Chính vì xác định được vai trò hết sức to lớn của thị

trường khoa học công nghệ đối toàn bộ nền kinh tế cũng như đối với tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nên ngay tại Hội nghị trung ương II (khoá VIII), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số: 02/NQ-HNTW về định hướng phát triển KHCN đến năm 2000 trong đó chỉ rõ “sự cần thiết phải tạo lập và phát triển thị trưòng khoa học công nghệ; huy động mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động KHCN;xóa dần bao cấp đối với các cơ sở KHCN để chuyển dần sang phương thức tự hạch toán…” Tuy nhiên, đến nay thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam vẫn còn rất sơ khai. Thể chế, chính sách về lĩnh vực này còn thiếu, có nhiều bất cập, việc phát triển thị trường khoa học công nghệ đặt ra nhiều vấn đề phải xem xét cả về lý luận và thực tiễn. Mặt khác, không thể coi hàng hóa KHCN là hàng hóa thông thường, hơn nữa trên thế giới mặc dù đã phát triển mạnh thị trường công nghệ nhưng thị trường khoa học công nghệ cũng vẫn là một vấn đề mới đang được nghiên cứu luận giải.

Xuất phát từ yêu cầu của việc đẩy mạnh hơn nữa công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá phấn đấu đến năm 2020, đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu, luận giải để tìm ra được những nhân tố cơ bản đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của tiến trình này, tác giả chọn đề tài: “Phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam”

2.Tình hình nghiên cứu đề tài

Thị trường khoa học công nghệ là một vấn đề rất mới đối với Việt Nam, ngay cả đối với thế giới hiện nay đinh nghĩa thị trường khoa học công nghệ vẫn chưa có sự thống nhất. Trước đây dưới góc độ kinh tế, các tác giả chủ yếu nghiên cứu vấn đề phát triển khoa học công nghệ trong điều kiện nền kinh tế thị trường hoặc phát triển KHCN, phát triển khoa học công nghệ trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa… chứ chưa đề cập đến việc phát triển thị trường công nghệ. Gần đây đã có một số nghiên cứu đề cập đến việc phát triển thị trường khoa học công nghệ, thị trường công nghệ như “phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam” của Viện chiến lược và chính

sách khoa học và công nghệ Bộ khoa học công nghệ xuất bản năm 2003. Cuốn sách đề cập nhiều vấn đề cả về lý luận, chính sách, thể chế và vận hành của thị trường công nghệ, song chưa trình bày được một cách tổng thể về thị trường khoa học công nghệ và chưa thống nhất cách gọi là thị trường khoa học công nghệ mà chỉ gọi là thị trường công nghệ. Cuốn “Phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam” do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương kết hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP xuất bản năm 2004 là một tập hợp các bài viết của các tác giả về thị trường công nghệ. Trong đó chủ yếu đề cập đến một số vấn đề lý luận về thị trường khoa học và công nghệ, những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của thị trưòng khoa học công nghệ cùng kinh nghiệm của một số nước. Gần đây nhất cuốn “Phát triển thị trường khoa học công nghệ giữa Hà Nội và các tỉnh thành phố trong cả nước” đã trình bày tương đối hệ thống những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn phát triển thị trường khoa học công nghệ giữa Hà Nội và các tỉnh thành phố…. Tuy nhiên, ngoài các nghiên cứu đã được đề cập ở trên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cả về cơ sở lý luận và thực tiễn cần được chuẩn hóa, bổ sung và làm rõ thêm như khái niệm thị trường công nghệ hay thị trường khoa học công nghệ, các vấn đề về hàng hóa khoa học công nghệ; về đặc điểm vai trò của thị trường… do vậy cần phải nghiên cứu thêm đồng thời phải bổ sung làm rõ hơn nữa về thực trạng cũng như các các giải pháp cho việc phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam nhất là trong điều kiện phải đẩy mạnh hơn nữa quá trình “công nghiệp hóa hiện đại hóa”, Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Một điểm nữa tuy các nghiên cứu này đã đề cập khá nhiều vấn đề về thị trường công nghệ, thị trường khoa học công nghệ song chưa nghiên cứu nào nghiên cứu thị trường khoa học công nghệ một cách tổng thể và đầy đủ ở mọi góc độ liên quan từ các doanh nghiệp, thị trường xuất nhập khẩu, đến việc đầu tư... như những vấn đề luận văn bổ sung nghiên cứu.

3- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

3.1 Mục đích:

Làm rõ cơ sở lý luận, đưa ra các giải pháp giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra trong việc phát triển thị trường Khoa học công nghệ ở Việt Nam, làm cơ sở lý luận trong việc thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

3.2 Nhiệm vụ:

Một là: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về thị trường khoa học công nghệ; những vấn đề thực tiễn mà thị trừơng khoa học - công nghệ đặt ra.

Hai là: Phân tích kinh nghiệm của một số nước trong phát triển thị trường khoa học công nghệ; phân tích đánh giá thực trạng phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam và thực trạng giải quyết các vấn đề mà việc phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam đặt ra.

Ba là: Đề xuất một số giải pháp chiến lược, và các giải pháp cụ thể khắc phục những tồn tại, thách thức đặt ra, thúc đẩy sự phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam.

4- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn:

4.1 Đối tượng:

Luận văn nghiên cứu những vẫn đề cơ sở lý luận của phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam những kinh nghiệm của một số nước và đi sâu nghiên cứu những vấn đề mà việc phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam đặt ra

4.2 Phạm vi:

Phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung giới hạn việc nghiên cứu chủ yếu những vấn đề mà phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam từ khi có nghị quyết trung ương VI khóa VII đến nay.

5- Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở các quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế chính trị, kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa, đường lối quan điểm của ĐCS VN trong tiến trình hội nhập quốc tế, luận văn sử dụng tổng hợp câc phương pháp: Phương pháp duy vật biện chứng, Phương pháp duy vật lịch sử, các phương pháp thống kê, đối chiếu so sánh, các

phương pháp phân tích tổng hợp, diễn dịch quy nạp, đồng thời Luận văn cũng sử dụng các phương pháp mô hình hoá, trừu tượng hoá….

6- Đóng góp của luận văn:

- Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam.

- Phân tích tương đối toàn diện và hệ thống các tác động của phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam.

- Đưa ra được một số giải pháp cụ thể đẩy mạnh sự phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy kinh tế chính trị, kinh tế tri thức, các nhà hoạch định chính sách và các bạn đọc quan tâm.

7- Kết cấu của luận văn:

Luận văn gồm phần mở đầu, 03 chương, kết luận, 02 phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.

Chương 1Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường khoa học công

nghệ.

Chương 2: Thực trạng hình thành và phát triển thị trường khoa

học công nghệ ở Việt Nam

Chương 3: Những Quan điểm và giải pháp cơ bản thúc đẩy sự phát triển của thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

----------------------

1.1 Khái luận về thị trường khoa học công nghệ:

1.1.1 Các khái niệm cơ bản về khoa học công nghệ:

Hoạt động khoa học công nghệ, là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong tổng thể các hoạt động của nền kinh tế trong đó quan trọng nhất là hoạt đông nghiên cứu khoa học, và nghiên cứu phát triển công nghệ gồm cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai. Trên thế giới, khái niệm khoa học đã có từ rất lâu và đến nay khái niệm này đã được chuẩn hóa. Theo cách hiểu chung nhất hiện nay, khái niệm khoa học được định nghĩa: “Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy”.

So với khái niệm khoa học thì khái niệm kỹ thuật ra đời muộn hơn, nó đặc trưng cho một thời kỳ phát triển cao hơn của lực lượng sản xuất cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thì khái niệm này càng trở nên phổ cập và trở thành một khái niệm phổ biến. Trước đây một số nhà nghiên cứu thuộc Liên Xô cũ đã chia hệ thống khoa học thành ba loại khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kỹ thuật. Với cách chia như vậy các tác giả viết “khoa học kỹ thuật: tên gộp chung những khoa học cụ thể được hình thành trên cơ sở ứng dụng những tri thức lý thuyết của các khoa học cơ bản (cơ, lý, hoá, sinh toán, kể cả xã hội) vào trong hoạt động thực tiễn chủ yếu là hoạt động sản xuất vật chất và dịch vụ bằng con đường tạo ra những phương tiện kỹ thuật và phương pháp công nghệ thích hợp. Có thể kể ra những khoa học kỹ thuật như vô tuyến điện tử học (ứng dụng cơ học lượng tử), khoa học vũ trụ (ứng dụng thiên văn học), điều khiển học (ứng dụng toán học, logic)”. (Website Tạp chí hoạt động khoa học 12/2006)

Vào giữa thập kỷ 80, ở nước ta có một cuộc tranh cãi về khái niệm khoa học kỹ thuật hay khoa học kỹ thuật – công nghệ, lúc đó khái niệm công nghệ được đồng nhất với khái niệm kỹ thuật và kỹ thuật có thể hiểu như là

“việc sử dụng tổng hợp các công cụ lao động, các nguyên liệu sản xuất, các phương pháp do con người sáng tạo ra, đưa vào quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội”. Cùng với sự phát triển thì khái niệm kỹ thuật dần được chuyển đổi thành khái niệm công nghệ, song khái niệm công nghệ hiện nay đã có bước phát triển vượt bậc nó bao hàm trong đó cả khái niệm kỹ thuật đồng thời được mở rộng và cụ thể hoá thêm rất nhiều thành tố khác. Về định nghĩa về công nghệ theo Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Á - Thái Bình Dương “Công nghệ là hệ thống tri thức về quy trình kỹ thuật chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm tất cả kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo dịch vụ công nghiệp, dịch vụ quản lý”.

Theo Luật khoa học công nghệ năm 2000 thì công nghệ “là tập hợp các phương pháp các quy trình, kỹ năng bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. Theo Phó GS-TS Vũ Anh Tuấn, công nghệ được hiểu theo nghĩa là “tập hợp các công cụ phương tiện để biến đổi các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực sản xuất trung gian thành hàng hoá tiêu dùng hoặc nguồn lực sản xuất trung gian”(36, tr12). Công nghệ bao gồm phần cứng, hữu hình và phần mềm, vô hình, phát triển công nghệ gồm cả phần cứng (máy móc, thiết bị...), phần mềm (phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích...)

Theo quan điểm phổ biến hiện nay thì công nghệ gồm bốn thành

phần:

Thứ nhất: Thành phần kỹ thuật (technoware) bao gồm các thiết bị,

máy móc kỹ thuật, nhà xưởng... mang hình thái vật thể “hữu hình”.

Thứ hai: Là thành phần thông tin phi vật thể “vô hình” (inforeware) gồm các bí quyết, phát minh, sáng chế, quy trình công nghệ, phương pháp công nghệ, cách thức xử lý giải pháp công nghệ...

Thứ ba: Thành phần nhân lực (humanware) gồm kiến thức, kỹ năng, trình độ tay nghề, kinh nghiệm, về các lĩnh vực của người lao động, khả năng thích ứng với các điều kiện sản xuất của người lao động...

Thứ tư: Thành phần tổ chức (orgaware) gồm việc tổ chức, quản lý, điều hành, kiểm tra, điều phối bố trí các nguồn lực...

Song hành với khái niệm công nghệ thì khái niệm khoa học công nghệ, hay khoa học và công nghệ cũng hình thành. Đồng thời trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất thì yếu tố khoa học và công nghệ đã dần gắn kết với nhau đôi khi khó phân biệt được ranh giới giữa yếu tố khoa học và công nghệ; tuy nhiên hoạt động khoa học và công nghệ vẫn khác nhau về bản chất. Nói một cách ngắn gọn nhất khoa học là tìm ra tri thức mới, còn công nghệ là ứng dụng tri thức đó vào thực tiễn cuộc sống. Trong thời đại hiện nay có sự giao thoa, tác động ngày càng lớn gữa hai quá trình này, những thành tựu về khoa học là tiền đề cho công nghệ phát triển, và việc áp dụng cải tiến các yếu tố kỹ thuật trong công nghệ lại đặt ra cho khoa học những câu hỏi, những việc cần phải giải quyết do vậy khái niệm hàng hoá khoa học công nghệ, hàng hoá khoa học và công nghệ trở nên phổ dụng thay vì chỉ nói hàng hoá công nghệ.

Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, hàng hoá khoa học công nghệ chính là một phần hoặc toàn bộ công nghệ hoàn chỉnh, những kết qủa nghiên cứu phát triển (R&D), các phương pháp, các dịch vụ khoa học công nghệ có giá trị thương mại.... Tuy nhiên, để làm rõ hơn trong việc nhận thức các dạng hàng hoá khoa học một cách cụ thể theo các nghiên cứu hiện nay hàng hoá khoa học công nghệ gồm các loại cơ bản sau đây:

* Các dạng hàng hoá khoa học công nghệ:

1- Li-Xăng/Pa-Tăng sáng chế giải pháp hữu ích. Trong đó, Li-Xăng là văn bằng sử dụng cho mục đích thương mại, các phương pháp, mô hình, phần mềm về công nghệ, thiết kế. Pa-Tăng là văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với phát minh, sáng chế. Các hợp đồng Li-xăng về sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, các thực thể được quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ khác.

2- Kết quả nghiên cứu phát triển R&D của các cơ quan, tổ chức khoa học công nghệ dưới dạng chưa hoàn chỉnh cả về kỹ thuật cũng như thương

mại, có khả năng đăng ký Pa-tăng và nó chỉ có giá trị thương mại ở dạng tiềm năng.

3- Bí mật nghề nghiệp: các quy trình công nghệ, các phần mềm điều khiển, ứng dụng, các công thức, bản vẽ thiết kế, mô tả… đây là những thứ có giá trị thương mại trên thị trường nhưng không đuợc công bố, hoặc được công bố nhưng chỉ một phần không đầy đủ.

4- Dịch vụ kỹ thuật: Các dịch vụ tư vấn, thiết kế kỹ thuật, dịch vụ tư vấn lựa chọn thiết bị, công nghệ, dịch vụ đo lường kiểm định, dịch vụ lắp đặt vận hành, dịch vụ đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ, dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng…

5- Dịch vụ R&D thương mại, làm R&D theo đơn đặt hàng việc nghiên cứu phát triển, viết tắt (R&D) là công việc thường xuyên của các tổ chức, các công ty…đây là một loại chi phí mà tất cả các công ty đều phải dành cho để phát triển hoàn thiện các sản phẩm, hoặc tung ra các sản phẩm mới để tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ. Tuy nhiên trên thực tế chỉ có những công ty, tổ chức có quy mô lớn mới có thể tự thực hiện được tất cả các công đoạn của hoạt động R&D. Bên cạnh đó có rất nhiều công ty vừa và nhỏ, Chính phủ, và cả chính những công ty lớn cũng vẫn sử dụng việc đặt hàng R&D tổng thể hay từng phần đối với các tổ chức chuyên nghiên cứu, như các viện nghiên cứu, trường đại học… đối với việc phát triển của mình

6- Thiết bị chứa đựng công nghệ, gồm toàn bộ hệ thống thiết bị hoặc một phần để chế tạo ra một loại, hoặc nhiều sản phẩm có những dặc điểm chung giống nhau, hoặc thực hiện một vài công việc nào đó trong toàn bộ một chu trình sản xuất.

7- Toàn bộ hoặc từng phần một doanh nghiệp bao gồm cả công nghệ quản lý, những phương thức điều hành quản lý trong nội bộ doanh nghiệp hoặc trong từng bộ phận doanh nghiệp …

*Về đặc điểm hàng hóa khoa học công nghệ

Thứ nhất: Hàng hóa khoa học công nghệ có thể là hữu hình hoặc vô hình; hàng hóa khoa học công nghệ có thể tồn tại dưới dạng tri thức thuần

túy, tồn tại dưới dạng tri thức được “vật hóa” dưói các dạng cụ thể công thức, bản vẽ, quy trình công nghệ…, tồn tại dưới dạng hữu hình như máy móc, thiết bị công nghệ…

Thứ hai: Cơ chế định giá hàng hóa KHCN có đặc thù khác rất xa so với hàng hàng hóa thông thường. Như đã nói ở trên, nó không chỉ biểu hiện ở dạng hữu hình như một dây chuyền máy móc thiết bị công nghệ, mà còn được thể hiện ở rất nhiều các trạng thái vô hình khác như bí quyết, công thức, phần mềm…. Do vậy, việc xác lập hoặc tính toán giá trị của loại hàng hóa này hết sức phức tạp, vì rất khó đo lường được mức độ chi phí một cách trực tiếp, cụ thể để có thể làm căn cứ cho việc xác định giá thành sản phẩm

Thứ ba: Hàng hóa công nghệ có tính chất hàng hóa công cộng, tức là nó có tính không thể kình địch trong tiêu dùng, tính không thể ngăn cản, và tính không thể dứt bỏ. Điều này có nghĩa, đối với tính không thể kình địch trong tiêu dùng tức là hàng hóa có thể cung ứng cho người này thì có thể cung ứng cho người khác mà không phải chi phí thêm ví dụ: ánh đèn trên quảng trường, cầu qua sông …, tính không thể ngăn cản là không thể ngăn cản một người sử dụng hàng hóa dù cho người đó không trả tiền ví dụ điều kiện vệ sinh môi trường …., tính không thể dứt bỏ là việc khi một người có nhu cầu thi không thể không tiêu dùng.

Thứ tư: Tính sở hữu tư nhân, tập thể… đối với hàng hóa có tính chất công. Trên thực tế, có những hàng hóa khoa học công nghệ tồn tại dưới dạng vô hình, quá trình sử dụng các hàng hóa này không bị khấu hao như các hàng hóa hữu hình mà trên thực tế, trong quá trình sử dụng hàng hóa đó còn được hoàn thiện làm giàu thêm. Ví dụ: quy trình công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các phần mềm ứng dụng…. Tuy nhiên, nếu các hàng hóa này được cung cấp như các hàng hóa công cộng, thông thường sẽ không khuyến khích được các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, cũng như các hoạt động sáng tạo ra các hàng hóa công nghệ mới của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Điều này dẫn đến một tất yếu là việc hình thành và ra đời hệ thống luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở tất cả các nước, cũng như những “luật chơi” chung cho các quốc gia khi

tham gia vào các tổ chức thương mại trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong một số nghiên cứu gần đây, các tác giả chỉ đề cập đến sở hữu tư nhân về hàng hóa có tính công cộng là hàng hóa khoa học công nghệ như vậy là chưa đầy đủ. Theo quan điểm của chúng tôi, riêng đối với các nước có hình thức sở hữu như Việt Nam, ngoài sở hữu toàn dân (đất đai) hay sở hữu nhà nước thuộc dạng sở hữu công thì còn lại bao nhiêu dạng sở hữu thì có bấy nhiêu thuộc tính trên đối với loại hàng hóa có tính chất công như hàng hóa KHCN.

Thứ năm: Có tác động lan tỏa rất lớn đối với mọi lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng…, cũng như cho toàn xã hội, việc sử dụng càng phổ dụng các hàng hóa KHCN sẽ tạo điều kịên cho sự phát triển vượt trội của nền kinh tế

*Các phương pháp định giá hàng hoá khoa học công nghệ:

Như đã nói ở trên, do những đặc điểm có tính đặc thù của hàng hoá khoa học công nghệ nên việc xác định giá trị hàng hoá này là rất khó khăn. Tuy nhiên trên thế giới hiện nay, các nước phát triển, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra được một số phương pháp định giá cụ thể đối với từng dạng hàng hoá khoa học công nghệ. Ví dụ:

Các phương pháp định giá dựa trên thu nhập: các phương pháp này dựa trên nguyên tắc là giá trị của hàng hoá khoa học công nghệ sẽ được tính trên cơ sở các lợi ích kinh tế, thương mại, quy ra thu nhập bằng tiền có thể thu được khi đưa các hàng hoá này vào khai thác sử dụng. Cách định giá này có các phương pháp như vốn hoá lợi nhuận vượt trội, phương pháp tiền bản quyền tác giả.... Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm là rất khó ước lượng được chính xác “thu nhập” có thể mang lại từ công nghệ, bởi ngay cả công nghệ hoàn chỉnh cũng chỉ sau quá trình khai thác sử dụng mới có thể xác định được những giá trị thực sự. Hơn nữa, ngoài công nghệ, còn rất nhiều yếu tố khác cần phải đồng bộ thì mới phát huy hết khả năng của công nghệ. Một công nghệ cho dù rất tốt nhưng năng lực quản lý điều hành của lãnh đạo kém, tay nghề trình độ công nhân tồi đương nhiên thu nhập mà công nghệ khi đưa vào khai thác sử dụng sẽ thấp hơn nhiều so với giá trị thực, do

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 11/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí