Phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam - 4

Khuyến khích sự sáng tạo của các nhà khoa học, đồng thời coi trọng phát huy sáng kiến của mọi người lao động, từ đó đầu tư có chiều sâu cho việc phát triển công nghệ phục vụ cho hoạt đông sản xuất tiêu dùng. Từ việc phát triển khoa học phục vụ sản xuất trong nghị quyết này lần đầu tiên đã khẳng định phải “Tạo lập thị trường để sản phẩm của hoạt động khoa học công nghệ được trả giá đúng mức và lưu thông như một dạng hàng hoá đặc biệt.” nghệ đây chính là căn cứ đầu tiên khẳng định phải hình thành được thị trường hàng hoá khoa học công nghệ cũng là định hướng manh nha đầu tiên của Đảng về thị trường khoa học công nghệ. Cùng với bước đột phá về lý luận như trên trong nghị quyết cũng khẳng định phải thực hiện tốt Pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và Pháp lệnh chuyển giao công nghệ đồng thời khẳng định phải sớm ban hành Luật khoa học công nghệ.

Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định “đẩy mạnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong cơ chế thị trường khuyến khích sáng tạo của các nhà khoa học và người lao động”. Trong Báo cáo tại Đại hội lần này cũng chỉ ra yêu cầu “tạo lập thị trường cho hoạt động khoa học và công nghệ; các doanh nghiệp cần coi trọng phát triển khoa học và công nghệ, dựa vào khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất có hiệu quả.” Đồng thời, báo cáo cũng chỉ ra một số giải pháp tăng cường phát triển khoa học công nghệ như khuyến khích mọi thành phần kinh tế áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ thông qua các biện pháp “hỗ trợ ưu đãi thuế, tín dụng, xuất khẩu…” . Đây chính là những thể chế hỗ trợ thị trường, một điều không thể thiếu khi thị trường khoa học công nghệ được tạo lập. Cùng với các biện pháp trên, Báo cáo cũng khẳng định việc tiếp tục sắp xếp lại các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ theo hướng tập trung hơn, tiếp tục gắn các chiến lược phát triển kinh tế với các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, áp dụng khoa học công nghệ để khai thác sử dụng có hiệu qủa các nguồn tài nguyên, đặc biệt trong Báo cáo còn có những định hướng táo bạo để gắn kết giữa nghiên cứu với sản xuất có thể

đưa một số viện nghiên cứu về trực thuộc trực tiếp các tổng công ty của nhà nước.

Ngay sau Đại hội VIII, Hội nghị trung ương 2 khoá VIII đã có Nghị quyết về “định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhiệm vụ đến năm 2000”. Trong nghị quyết lần này, một lần nữa khẳng định vai trò động lực nền tảng của khoa học công nghệ, sự phát triển khoa học công nghệ là sự nghiệp của toàn dân, Hội nghị cũng đưa ra mục tiêu phát triển tiềm lực khoa học công nghệ đến năm 2020 trong đó đưa ra một số chỉ tiêu cần đạt được cụ thể như “Đến nǎm 2020 có một số phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, trường đại học đạt trình độ quốc tế. Đạt mức độ tiên tiến trong khu vực về các chỉ tiêu đặc trưng cho tiềm lực khoa học và công nghệ như: tỷ lệ phần trǎm tổng thu nhập quốc dân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, số lượng cán bộ nghiên cứu - triển khai trên 1 vạn dân, số phát minh, sáng chế được đǎng ký cấp giấy chứng nhận....”. Trước mắt đến năm 2000, trình độ khoa học công nghệ phấn đấu đạt mức trung bình so với các nước trong khu vực. Đối với việc phát triển thị trường khoa học công nghệ nghị quyết khẳng định “phải tạo lập thị trường cho khoa học công nghệ”, xây dựng các thể chế hỗ trợ thị trường như tài chính tín dụng, các cơ quan tổ chức nghiên cứu khoa học có quyền thành lập các doanh nghiệp để thương mại hoá các sản phẩm của mình, cụ thể các định hướng về chế độ chính sách với cán bộ khoa học, chể độ khen thưởng với các phát minh, sáng chế trong các doanh nghiệp nhà nước… đồng thời tăng cường, hợp tác quốc tế, tăng cường công tác giám định công nghệ và chất lượng sản phẩm và phổ biến, tuyên truyền về ý thức của nhân dân, xã hội đối với ý nghĩa to lớn của việc phát triển khoa học công nghệ.

Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII trình tại Đại hội lần IX của Đảng đã khẳng định “phát triển kinh tế, công nghiệp hoá hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm”, trong đó “phát triển khoa học công nghệ cùng với giáo dục là quốc sách hàng đầu” với định

hướng phát triển cả khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Coi trọng nghiên cứu cơ bản, có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với cán bộ khoa học có công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc…. Đối với việc phát triển thị trường khoa học công nghệ báo cáo khẳng định “Khẩn trương tổ chức thị trường khoa học và công nghệ, thực hiện tốt bảo hộ sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ về thông tin, chuyển giao công nghệ.”. Tại Kết luận số 14-KL/TW, ngày 26 tháng 7 năm 2002 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2010 nghệ đã khẳng định một bước tiến lớn về nhận thức của trung ương về định hướng phát triển thị trường khoa học công nghệ trong như định hướng tách các viện nghiên cứu không phục vụ quản lý nhà nước ra khỏi bộ chủ quản, tăng cường việc liên kết các giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp. Các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ được quyền tự chủ trong các hoạt động cùng với đó là “Từng bước chuyển các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang cơ chế tự trang trải kinh phí, được hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Tạo điều kiện để phát triển nhanh doanh nghiệp công nghệ (doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gắn với hoạt động nghiên cứu công nghệ)”. Đối với thị trường khoa học công nghệ kết luận nhấn mạnh đến việc việc rà soát các cơ chế chính sách để cho doanh nghệp có điều kịên thuận lợi trong việc áp dụng công nghệ mới, thúc đẩy các hoạt động của thị trường khoa học công nghệ và tăng cường việc thực thi quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ... Trên đây chúng tôi đã tổng hợp toàn bộ hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển khoa học công nghệ, thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam, cùng với những định hướng và những mục tiêu cơ bản trên chúng ta sẽ đi vào hệ thống pháp luật cụ thể để tạo dựng thị trường khoa học công nghệ.

2.1.2 Pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, và phát triển thị trường khoa học công nghệ

Ngay sau khi có nghị quyết số 37/NQ/BCT năm 1981 đến nay, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã có hàng trăm văn bản luật, dưới luật để cụ thể đường lối chủ trương của Đảng về phát triển khoa học công nghệ, và thị trường khoa học công nghệ. Trước khi có Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1989, chúng ta đã có hàng loạt nghị định và điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích về mua bán li-xăng đó là: Nghị định số 197/HĐBT (14.12.1982) và điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá, Nghị định số 85/HĐBT (13.05.1988) và điều lệ kiểu dáng công nghiệp, Nghị định số 200/HĐBT (28.12.1988) điều lệ về giải pháp hữu ích. Nghị định số 201/HĐBT (28.12.1988) điều lệ về mua bán li-xăng các nghị định này chính là những viên gạch đầu tiên khẳng định bốn đối tượng về sở hữu công nghiệp được nhà nước bảo hộ tiếp ngày 20/3/1990 sau khi pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ra đời thì nghị định số 84/HĐBT “về việc sửa đổi bổ sung Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất và sáng chế, Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá, Điều lệ về giải pháp hữu ích, Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp, Điều lệ về mua bán li-xăng”. Với Điều lệ này chúng ta đã cụ thể hơn việc công nhận quyền sở hữu công nghiệp, và coi các hàng hoá thuộc đối tượng sở hữu công nghiệp như một loại hàng hoá đặc biệt và có quyền trao đổi theo những quy tắc nhất định mà Điều lệ đặt ra. Đây cũng có thể nói là những nguyên tắc đầu tiên cho việc hình thành thị trường khoa học công nghệ Việt Nam. Tiếp đó ngày 24/10/1996 Nghị định số 63/CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp. Nghị định này được xây dựng và bổ sung trên cơ sở Bộ luật dân sự năm 1995; các đối tượng sở hữu công nghiệp được chỉ rõ trong các điều 4, điều 5, điều 6, điều 7, nghị định cũng chỉ rõ căn cứ pháp lý phát sinh quyền sở hữu công nghiệp theo điều 780, điều 800 Bộ luật dân sự năm 1995, thời hạn bảo hộ, các thủ tục xác lập quyền bảo hộ…. đồng thời Nghị định cũng quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong đó có quyền

chuyển giao quyền sử dụng đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp thông qua các hợp đồng Li-xăng “Việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản ("hợp đồng li-xăng"). Hợp đồng li-xăng chỉ có giá trị pháp lý khi đã được đăng ký tại Cục sở hữu công nghiệp”, Quyền chuyển giao quyền sở hữu, thừa kế…. Với điều kiện “Mọi hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp phải được thể hiện bằng văn bản dưới hình thức hợp đồng. Mọi thoả thuận miệng, công văn, thư từ, điện báo, đều không được coi là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và không có giá trị pháp lý.”, quyết định đối với “ li-xăng không tự nguyện” theo Điều 802 Bộ luật dân sự, Nghị định quy định rõ trong một số trường hợp “Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét đề nghị được sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và ra Quyết định buộc chủ sở hữu công nghiệp cấp li-xăng không tự nguyện”, đồng thời Nghị định cũng quy định rõ như trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu. Các hành vi bị coi là vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, vấn đề đại diện về sở hữu công nghiệp…. Để xử lý các vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, ngày 06/3/1999 Chính phủ đã ra Nghị định số 12/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Nghị định 12/1999/NĐ-CP quy định cụ thể các hành vi vi phạm, mức, thủ tục và thẩm quyền xử phạt. Hình thức phạt là cảnh cáo, hoặc phạt tiền với mức phạt thấp nhất là 200.000đ và cao nhất là 100.000.000đ, ngoài các biện pháp cảnh cáo hoặc phạt tiền còn áp dụng các hình phạt bổ sung như tịch thu tang vật, bồi thường thiệt hại, tước giấy phép kinh doanh….Tiếp theo, Nghị định 12/1999/NĐ - CP ngày 03/10/2000 Chính phủ có Nghị định 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp trong đó quy định rõ các

điều kiện được thỏa mãn đối với đối tượng được bảo hộ là “bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại”, quy định về chủ sở hữu của các đối tượng đó, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền yêu cầu xử lý đối với các hành vi xâm phạm, nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể sở hữu công nghiệp, trình tự thủ tục tiến hành xử lý các vi phạm. Đối với bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu tuệ, Nghị định cũng đưa ra được những nguyên tắc cơ bản, cũng như định hướng lâu dài để giải quyết vấn đề này. Đáng chú ý trong thời kỳ này là việc ra đời của Bộ luật hình sự được Quốc hội thông 21/12/1999 có hiệu lực 1/7/2000 có những quy định xử lý hình sự đối với một số hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiêp cụ thể trong các điều 156, 157,158,170 đó là các tội sản xuất buôn bán hàng giả, tội vi phạm cấp văn bằng, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trong năm 2000, Quốc hội khoá X thông qua Luật khoa học công nghệ ngày 9/6/2000 về tổ chức khoa học công nghệ, cá nhân, tổ chức hoạt động khoa học công nghệ. Luật này đã đưa ra một tập hợp khái niệm: khoa học, công nghệ, hoạt động khoa học công nghệ, triển khai thực nghiệm, dịch vụ khoa học công nghệ … đồng thời cũng quy định rõ trách nhiệm của nhà nước, cá nhân, tổ chức đối với hoạt đông khoa học công nghệ, coi trường đại học, học viên, trường cao đẳng cũng là tổ chức khoa học công nghệ, đối với tổ chức dịch vụ khoa học công nghệ có nhiệm vụ “tiến hành các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến và ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn.” Cùng với nhiệm vụ của từng cá nhân tổ chức, nhà nước đảm bảo quyền sở trí tuệ cho các các nhân tổ chức đồng thời có chính sách, biện pháp cụ thể quy định trong luật để đảm bảo cho việc phát triển khoa học công nghệ như; dành ngân sách để đào tạo nhân lực khoa học công nghệ (điều 34), đầu tư phát triển cho khoa học công nghệ (điều 37)… tiếp ngay sau đó ngày 01/2/2001 nghị định 06/2001/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung nghị định 63/1996/NĐ-CP quy định

chi tiết về sở hữu công nghiệp, Nghị định này làm rõ thêm về các quy định về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Đồng thời cũng đưa ra thêm một số đối tượng thuộc lớp bảo hộ sở hữu trí tuệ ( ví dụ: khái niệm “Nhãn hiệu liên kết”, ‘ nhãn hiệu nổi tiếng” …). Nghị định cũng bổ sung làm rõ hơn các quyền của chủ sở hữu công nghiệp, các quyền về đại diện chủ sở hữu, các quyền khiếu nại tố cáo của chủ sở hữu, nghị định đặc biệt nhấn mạnh và làm rõ các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như “Sử dụng kiểu dáng công nghiệp không khác biệt cơ bản với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ; Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hoặc theo đăng ký quốc tế cho hàng hoá, dịch vụ tương tự với hoặc liên quan tới hàng hoá…Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm…” … Cùng với sự phát triển của đất nước và yêu cầu của qua trình hội nhập, Bộ luật dân sự 14/6/2005 đã ra đời, trong đó tại phần VI chương XXXIV, XXXV, XXVI quy định về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và đối với giống cây trồng, quyền chuyền giao công nghệ được quy định từ điều 736 đến điều 756 trong đó “Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và giống cây trồng" đồng thời quy định rõ quyền sở hữu gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân thuộc về người trực tiếp sáng tạo ra kiểu dáng, sáng chế…, quyền tài sản bao gồm quyền sử dụng, quyền cấm người khác sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh như các quyền khai thác, cấm khai thác; các quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, tên thương mại thuộc về chủ sở hữu…, quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn xuất xứ, nguồn gốc sản phẩm.., quyền chống cạnh tranh không lầnh mạnh…. Điềm đáng nhấn mạnh nữa trong Bộ luật dân sự năm 2005 là quy định cụ thể những đối tượng được và không được chuyển giao “Đối tượng chuyển giao công nghệ

bao gồm bí quyết kỹ thuật; kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao; giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ, cấp phép đặc quyền kinh doanh và các đối tượng khác do pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định đối tượng không được chuyển giao. Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường’. Có thể nói với sự ra đời cúa Bộ luật dân sự 2005 dành cả một phần cụ thể để làm rõ về đối tượng, về quyền, về chuyển giao sở hữu công nghiệp, giống cây trồng... đã thể hiện một bước tiến dài về nhận thức của những những nhà làm luật của Quốc hội, Chính phủ trong tình hình mới. Cùng với việc ra đời của Luật khoa học công nghệ, Bộ luật dân sự 2005, Luật sở hữu trí tuệ, bộ luật xương sống cho sự phát triển khoa học công nghệ Việt Nam cũng như cho sự phát triển cho thị trường khoa học công nghệ cũng ra đời; Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua 29/11/2005 và có hiệu lực vào ngày 1/7/2006 trong luật sở hữu trí tuệ luật này quy định tất cá các đối tượng “Luật này quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.” đều thuộc đối tượng sở hữu trí tuệ như vậy chỉ với sự khẳng định về đối tượng sở hữu trí tuệ như trên luật sở hữu trí tuệ 2005 đã thể hiện một bước tiến nhảy vọt trong nhận thức đồng thời tạo điều kiện đưa sở hữu trí tuệ thành bộ luật thống nhất cho mọi đối tượng dù là quyền tác giả, sở hữu công nghiệp giống cây trồng… Trong điều 3 của Luật đã quy định rất cụ thể từng loại đối tượng ví dụ đối tượng quyền tác giả “Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.” Các đối tượng khác cũng được quy định hết sức cụ thể như vậy, đồng thời các loại quyền, các đối

tượng liên quan cũng được định nghĩa đầy đủ như các khái niệm phát sóng, sao chép, thiết kế mạch tích hợp, nhãn hiệu tích hợp, nhãn hiệu tập thể… cụ thể có đến 24 đối tượng được định nghĩa. Luật cũng chia ra từng chương cụ thể đối với từng loại sở hữu với các quyền cụ thể của chủ sở hữu, các quyền và trách nhiệm của nhà nước, của tổ chức cá nhân các điều kiện, thủ tục để được đăng ký bảo hộ đối với quyền tác giả, chuyển giao, chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan, Quyền sở hữu trí tuệ, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Điều đáng chú ý nữa trong luật là quy định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị sử phạt hành chính hoặc hình sự, sũng như các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Tóm lại, cùng với Luật khoa học công nghệ, Bộ Luật dân sự 2005, Luật sở hữu trí tuệ 2005 là những văn bản pháp lý tổng thể phản ánh rõ nét tư duy nhận thức cua Đảng, Nhà nước ta đối với việc phát triển khoa học công nghệ cũng như thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam. Cùng với hệ thống nghị định, thông tư hướng dẫn kèm theo thể hiện một bước tiến vượt bậc về cả cơ sở pháp lý cũng như về mặt quản lý của nhà nước.‌

2.2 Thực trạng thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam

2.2.1 Tình hình phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam

2.2.1.1Thực trạng về phát triển khoa học - công nghệ ở Việt Nam

Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2006 do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố ngày 9/2006 so với các nước trong khu vực, năng lực canh tranh của Việt Nam là 77 tụt 03 bậc so với năm 2005 chỉ xếp trên Cambodia 103, thua Thái Lan 42 bậc, Malaysia 51 bậc, Philippin 06 bậc, Singapore 72 bậc…. Một chỉ tiêu đáng chú ý khác là chỉ tiêu độ sẵn sàng về công nghệ là 85 và giáo dục đại học là 90. Điều này không chỉ phản ánh sự yếu kém của nền kinh tế, mà còn phản ảnh rất rõ sự yếu kém đặc biệt là trong giáo dục đào tạo đại học (nơi sản sinh ra nguồn nhân lực khoa học

công nghệ) và tiềm lực công nghệ của Việt Nam. Cùng với việc tụt hạng về năng lực cạnh tranh thì công nghệ thông tin đang được coi là công nghệ mũi nhọn Việt Nam trong những năm gần đây đang được đánh giá là có mức tăng trưởng khá thì năm 2002, 2003 đến nay tình hình ứng dụng công nghệ thông tin cũng rất thấp. Ngay cả trong các doanh nghiêp nơi rất cần công nghệ thông tin để phục vụ quản lý sản xuất, quảng bá thuơng hiệu… tỷ lệ sử dụng cũng không cao.

Bảng 2.1: tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp

Số doanh nghiệp có máy tính

Số doanh nghiệp có mạng cục bộ

Số doanh nghiệp có kết nối mạng Interne

t

Số doanh nghiệp có WEBSI TE

Số doanh nghiệp có giao dịch TM

điện tử

Số máy tính hiện có (Cái)

A

1

2

3

4

5

6

TỔNG SỐ

- Năm 2001

28345

4740

12390

1642

2823

166372

- Năm 2002

33588

6352

15589

2100

3164

238909

Nguồn: Website Chính phủ nuớc CHXHCNVN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam - 4

Bảng 2.2 : Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh

Số doanh nghiệp (doanh nghiệp)

Tốc độ phát triển

(%)

31/12/

2000

31/12/

2001

31/12/

2002

31/12/

2003

2001/

2000

2002/

2001

2003/

2002

A

1

2

3

4

5

6

7

TỔNG SỐ

42288

51680

62908

72012

122.2

121.7

114.5

CHIA THEO KHU VỰC VÀ THÀNH PHẦN KINH TẾ

1. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước

5759

5355

5364

4845

92.98

100.2

90.34

2. Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước

35004

44314

55237

64526

126.6

124.7

116.8

3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

1525

2011

2308

2641

131.9

114.8

114.4

Nguồn: Website - Tổng cục thống kê/ số liệu thống kê

Theo số liệu ở hai bảng trên, chúng ta có thể thấy đến hết 31/12/2001 Việt Nam có 51680 doanh nghiệp, 31/12/2002 Việt Nam có 62980 doanh nghiệp, 31/12/2003 Việt Nam có 72012 doanh nghiệp nhưng chỉ có tương ứng 28345 doanh nghiệp 2001, và 33588 doanh nghiệp có máy tính tức là chỉ khoảng 50% số doanh nghiệp có máy tính. Số doanh nghiệp có mạng nội bộ, và WEBSITE … còn ít hơn rất nhiều. Trong năm 2004, 2005, mức tăng trưởng của thị trường công nghệ thông tin Việt Nam luôn đạt ở mức khoảng 20,9% cùng với kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lên tới 1 tỷ USD và đã áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến. Nhưng một chỉ số quan trọng là Chỉ số Xã hội thông tin ISI (Information Society Index) 2005 giảm một bậc so với năm 2004 và xuống vị trí cuối cùng của bảng 53/53. Chỉ số này đánh giá mức độ phát triển xã hội thông tin do IDC và World Time xếp hạng, chỉ số dựa trên 04 chỉ tiêu là hạ tầng máy tính, hạ tầng internet, hạ tầng viễn thông và hạ tầng xã hội.

Theo đánh giá chung hiện nay, khoảng 65% các thiết bị kỹ thuật của Việt Nam đã được đầu tư sử dụng trên 20 năm. Các thiết bị khoa học kỹ thuật lạc hậu hai ba thập kỷ là phổ biến, trình độ công nghệ trung bình và lạc hậu chiếm 60%-70%. Sự không đồng bộ trong thiết bị công nghệ là một đặc điểm rất rõ trong các doanh nghiệp. Chỉ có một số doanh nghiệp trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là có công nghệ đồng bộ và tương đối hiên đại.

Một vấn đề cũng rất cấp thiết hiện nay liên quan trực tiếp đến phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam là lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, theo đánh giá tổng kết chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên giai đoạn 2001- 2005 diễn ra vào tháng 06/2006 thì lĩnh vực nghiên cứu cơ bản của Việt Nam đang có nguy cơ tụt hậu. Tình hình đầu tư tài chính chỉ khoảng 1%-2% (khoảng trên 40 tỷ đồng) trên tổng đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ trong khi đó ở nước ngoài là khoảng 10%, tiếp đó nguồn

nhân lực giỏi trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản như vật lý, hoá học… sau khi tốt nghiệp thường ở lại nước ngoài mà không trở về nước do chế độ đãi ngộ của ta kém đồng thời không có điều kiện để nghiên cứu, ứng dụng. So sánh mặt bằng chung với khu vực theo nhận xét của một số giáo sư đầu ngành nghiên cứu cơ bản chúng ta nếu không kịp điều chỉnh thì khoa học Việt Nam nói sẽ có bước tụt hậu nghiêm trọng. Bởi các nước ASEAN như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines đã và đang thực thi chiến lược tăng tốc trong khoa học công nghệ trước chúng ta rất nhiều. Ví dụ: Thái Lan đã thực hiện chiến lược này theo tầm nhìn 2016 từ năm 1996 với việc đào tạo khoảng

20.000 tiến sĩ trong thời kỳ này, sẽ chủ yếu được đào tạo tại các nước phương tây như Mỹ, Anh…

Một số ngành được xác định là công nghệ mũi nhọn khác như công nghệ sinh học công nghệ cơ điên tử, công nghệ vất liệu mới cũng chỉ ở mức rất khiêm tốn. Ví dụ như công nghệ sinh học; mặc dù công nghệ sinh học đã được khuyến khích phát triển từ năm 1990, mới đây Chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển công nghệ sinh học giai đoạn 2006-2015. Việc ứng dụng công nghệ sinh học cũng đạt đựơc một số thành tích rất đáng khích lệ như công nghệ đơn bội ngô, chọn giống bằng phân tử, chuyển gen vật nuôi… đặc biệt là việc ứng dụng lai tạo phát triển các giống lúa có năng suất chất lượng cao đã góp phần không nhỏ vào việc đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Tuy vậy, tại một cuộc hội thảo gần đây, theo nhận xét của các chuyên gia đầu ngành Công nghệ sinh học (CNSH) Việt Nam, thì theo mục tiêu mà bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đề ra. ttrong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam sẽ tiếp cận và làm chủ được một số lĩnh vực công nghệ sinh học hiện đại. Song trên thực tế điều này mới chỉ diễn ra trong phòng thí nghiệm, trên thực tế công nghệ sinh học của Việt Nam đi sau các nước trong khu vực rất nhiều. Trong ASEAN “trình độ CNSH của ta chỉ trên có … Lào, Campuchia và Myanma” nhận xét của PGS-TS Lê Huy Hàm - Phó Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp. Hơn nữa CNSH hiện nay mới chỉ hoàn thành ở mức độ nghiên cứu cơ bản do vậy rất khó có thể

mang lại những đột phá, đồng thời nếu không nắm bắt kịp thì với trình độ hiện nay khoảng hai đến ba năm một CNSH mới được phát hiện và đưa vào sử dụng thì rất dễ ngay khi chúng ta mới hoàn thành trong phòng thí nghiệm thì công nghệ đã lạc hậu.

Đối với công nghệ cao khác như tự động hoá, tuy chúng ta đã có khá nhiều nghiên cứu ứng dụng trên nhiều ngành, lĩnh vực, một số đề tài cấp nhà nước về tự động hoá đã được nghiệm thu mang lại hiểu quả kinh tế tốt như thiết kế chế tạo các phần mềm điều khiển trong công nghệ khoan của ngành dầu khí, các thiết bị đo luờng kiểm tra tư động, cải tiến các công đoạn của nhà máy sản xuất xi măng …Tuy nhiên, việc ứng dụng và phát triển đều đang ở mức rất thấp, theo một nghiên cứu mới nhất hiện nay tỷ lệ sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam chỉ khoảng 2% trên tổng số công nghệ được sử dụng trong khi đó Thái Lan là 30%, Malaysia là 51% và Xingapore là 73%.(Vietnam.net)

2.2.1.2. Thực trạng về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam:

Đối với Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ để phục cho công nghiệp hoá hiện đại hoá luôn được xác định là yếu tố then chốt, có tính quyết định thành công của công cuộc này nói chung cũng như của cả tiềm lực khoa học công nghệ ở Việt Nam. Tính đến năm 2003, Việt Nam có trên 1,8 triệu người có trình độ đại học và cao đẳng trong đó có trên

30.000 người có trình độ trên đại học, khoảng 14.000 tiến sĩ, hiện nay hàng năm chúng ta có khoảng gần 200 nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng, cả công lập và ngoài công lập mỗi năm, cùng với đó là số trường đại học hàng năm cũng tăng lên, tương ứng với điều đó là số lượng giáo viên cũng tăng. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là tuy số trường công lập và giáo viên công lập tăng, còn số trường ngoài công lập cũng tăng và số sinh viên hàng năm tăng nhưng lượng giáo viên năm 2005 lại giảm điều này có thể phản ảnh một phần thực tế về chất lượng đào tạo của các trường ngoài công lập. Chỉ tính riêng trong các trường đại học cao đẳng, số giáo viên có trình độ

trên đại học năm 2003 là 17.628 người và hàng năm đội ngũ này tăng lên khoảng 2000 đến 3000 người mỗi năm. Về cơ cấu độ tuổi, trong những năm gần đây, một điều đáng mừng là số lượng trình độ trên đại học có tuổi đời trong khoảng 30 đến 50 tăng cao. Điều này có tác động rất tốt đến việc chuyển giao thế hệ, và chuẩn bị đội ngũ kế cận bởi các nhà khoa học trẻ về mặt trí lực sẽ thích ứng tốt hơn với sự thay đổi và phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay.

Bảng 2.3: số giáo viên các trường cao đẳng đại học phân theo trình độ chuyên môn

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Người

TỔNG SỐ

32357

35941

38671

39985

47613

48541

Trên đại học

12656

15131

16708

17628

21284

23861

Đại học, cao đẳng

19321

20348

21302

21845

25598

24169

Trình độ khác

380

462

661

512

731

511

Công lập

27891

31419

33394

34914

39960

41976

Trên đại học

10840

13035

14375

15189

17318

19958

Đại học, cao đẳng

16718

17945

18425

19251

22035

21529

Trình độ khác

333

439

594

474

607

489

Ngoài công lập

4466

4522

5277

5071

7653

6565

Trên đại học

1816

2096

2333

2439

3966

3903

Đại học, cao đẳng

2603

2403

2877

2594

3563

2640

Trình độ khác

47

23

67

38

124

22

Nguồn: Website - Tổng cục thống kê/ số liệu thống kê

Tuy nhiên điểm yếu của nguồn nhân lực khoa học công nghệ của chúng ta là thiếu các chuyên gia đầu ngành có tầm cỡ khu vực, quốc tế. Cùng với nó là phân bổ rất không đồng đều chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Chỉ riêng hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 đã có luợng giáo viên là 28.106 chiếm tới 59% luợng giáo viên cả nuớc. Tính riêng đồng bằng sông Hồng Hà Nội chiếm tới 77% lượng giáo viên cao đẳng đại học toàn vùng, còn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 chiếm tới 91,4% của toàn vùng trong khi đó có những tỉnh như Ninh Bình chỉ có 104 người

chiếm 0,32%, cá biệt có Bình Phước chỉ có 29 người chiếm 0,09%, Cà Mau 45 người chiếm 0,14%… đã ít các tỉnh này sang năm 2005 lại giảm đi Ninh Bình còn 77 người, Bình Phước còn 25 người, Cà Mau còn 38 người người đây là một thực trạng rất đáng lo ngại chỉ cho chúng ta thấy một số tỉnh đang có xu hướng đi xuống về nguồn lực cán bộ trong các tổ chức khoa học. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến các chiến lược phát triển khoa học công nghệ cũng như thị trường khoa học công nghệ, đặc biệt là các chương trình phát triển khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế ở địa phương.

Bảng 2.4: Số giáo viên các trường đại học cao đẳng phân theo địa phương

2004

2005

Giáo viên

Trong đó: Công

lập

Sinh viên

Giáo viên (*)

Trong đó:

Công lập

Sinh viên

CẢ NƯỚC

47613

39960

1319754

48541

41976

1404673

Đồng bằng sông

Hồng

19827

17922

577153

20952

19046

607541

Hà Nội

15257

13912

498928

15727

14367

515723

Vĩnh Phúc

98

98

1337

95

95

1234

Bắc Ninh

239

239

4864

282

282

5403

Hà Tây

734

734

12557

1123

1005

15039

Hải Dương

310

310

2798

380

380

4089

Hải Phòng

1633

1218

32746

1662

1234

38300

Hưng Yên

466

321

10034

491

491

11575

Thái Bình

425

425

5016

403

403

5710

Hà Nam

115

115

1386

131

131

2462

Nam Định

446

446

6912

581

581

7143

Ninh Bình

104

104

575

77

77

863

Đông Bắc

2637

2637

55805

2790

2790

67400

Hà Giang

78

78

699

75

75

724

Cao Bằng

95

95

837

86

86

1017

Bắc Kạn

40

40

596

42

42

710

Tuyên

Quang

98

98

2010

98

98

1016

Lào Cai

70

70

882

71

71

1945

Yên Bái

75

75

738

61

61

796

Thái

Nguyên

1213

1213

37246

1289

1289

45688

Lạng Sơn

125

125

1024

121

121

1069

Quảng Ninh

310

310

3984

390

390

5027

 

Bắc Giang

244

244

3332

231

231

3657

Phú Thọ

289

289

4457

326

326

5751

Tây Bắc

523

523

9014

600

600

10642

Lai Châu

133

133

1455

124

124

2399

Sơn La

293

293

6720

330

330

7200

Hòa Bình

97

97

839

146

146

1043

Bắc Trung Bộ

3167

3142

120943

3464

3439

85178

Thanh Hóa

515

515

7763

639

639

10972

Nghệ An

1157

1157

25016

1110

1110

27558

Hà Tĩnh

80

80

1541

68

68

731

Quảng Bình

62

62

1694

86

86

2445

Quảng Trị

71

71

811

93

93

763

Thừa Thiên

- Huế

1282

1257

84118

1468

1443

42709

Duyên hải Nam

Trung Bộ

2939

2622

103747

3063

2730

118980

Đà Nẵng

1493

1176

62726

1548

1215

69918

Quảng Nam

89

89

2008

78

78

1988

Quảng Ngãi

217

217

3015

222

222

3291

Bình Định

371

371

13836

375

375

18236

Phú Yên

169

169

1859

278

278

3414

Khánh Hòa

600

600

20303

562

562

22133

Tây Nguyên

1010

870

27480

846

802

33278

Kon Tum

63

63

2034

63

63

1555

Gia Lai

101

101

1053

1006

Đắk Lắk

390

390

8525

397

397

9393

Lâm Đồng

456

316

15868

386

342

21324

Đông Nam Bộ

14060

9049

357261

13124

9141

407491

Ninh Thuận

53

53

356

65

65

672

Bình Thuận

54

54

1116

41

41

1120

Bình Phước

29

29

830

25

25

1054

Tây Ninh

96

96

1146

89

89

1126

Bình Dương

381

92

6519

449

68

10299

Đồng Nai

438

180

10498

576

174

11460

Bà Rịa -

Vũng Tàu

160

160

1999

200

200

2133

TP. Hồ Chí

Minh

12849

8385

334797

11679

8479

379627

Đồng bằng sông

Cửu Long

3450

3195

68351

3702

3428

74163

Long An

85

85

434

89

89

889

Tiền Giang

180

180

1940

166

166

2225

Bến Tre

409

409

1595

471

471

1540

Trà Vinh

186

186

2333

222

222

3610

Vĩnh Long

595

340

8797

583

309

9598

Đồng Tháp

280

280

6230

249

249

8845

An Giang

287

287

6141

355

355

6251

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2022