Phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam - 2

vậy cả ở góc độ người bán và người mua việc định giá chính xác dựa trên thu nhập “tương lai” trong những trường hợp này là rất khó.

Các phương pháp dựa trên cơ sở xem xét giá thị trường: phương pháp này dựa trên nguyên tắc là đem so sánh công nghệ được mua với các công nghệ tương đương đã được bán trên thị trường ,... Phương pháp này có ưu điểm là chính xác hơn phương pháp trên, bởi căn cứ trên những giao dịch thực trên thị trường, do vậy dễ tiến hành đàm phán cũng như nắm bắt được các kinh nghiệm từ các giao dịch thành công, đồng thời trong một số trường hợp có thể biết được hiệu quả thực của công nghệ. Tuy nhiên, có một khó khăn cũng xuất phát từ đặc điểm của hàng hoá KHCN là việc xác định công nghệ tương đương là điều không đơn giản, do các công nghệ được các nhà sản xuất khác nhau tạo ra tuy cùng một thông số kỹ thuật nhưng các công nghệ được áp dụng trong các hàng hoá có thể hoàn toàn khác nhau, rồi những bí quyết, những phương pháp cũng được ứng dụng rất khác nhau.... Do vậy, tính tương đương chỉ đúng với công nghệ cùng loại của cùng một nhà sản xuất, còn đối với các công nghệ của các nhà sản xuất khác nhau thì tính tương đương này cũng chỉ có nghĩa “tương đối” mà thôi. Một khó khăn nữa đối với phương pháp này là khi thị trường xuất hiện những công nghệ hoàn toàn mới chưa từng có thì không áp dụng được.

Phương pháp định giá dựa trên chi phí: phương pháp này dựa trên nguyên tắc là gía trị một hàng hoá khoa học công nghệ sẽ không lớn hơn chi phí khi thay thế tất cả các bộ phận hợp thành tạo nên hàng hoá đó. Cách định giá này có các phương pháp như: định giá dựa trên chi phí quá khứ, định giá dựa trên chi phí thay thế để tái tạo ra các sản phẩm KHCN tương đương. Phương pháp này có ưu điểm là dựa trên chi phí “thực” của nhà sản xuất do vậy dễ tính toán và xác định giá, song vấn đề là ở chỗ do đặc thù hàng hoá khoa học công nghệ được tạo ra từ các hướng nghiên cứu phát triển khác nhau, dựa trên kinh nghiệm và bí quyết khác nhau do đó chi phí này cho dù là thực đi chăng nữa nhưng so với các sản phẩm tương đương của các đối thủ khác có thể giá cao hơn rất nhiều. Trong trường hợp này nếu người bán vẫn

giữ quan điểm định giá theo chi phí, giao dịch sẽ không thực hiện được. Một khó khăn nữa là việc xác định giá của các bộ phận, các thành phần tương đương như đã phân tích ở trên tính tương đương này cũng chỉ “tương đối” mà thôi, không những thế trong một số trường hợp các bộ phận đặc thù có tính chất bí quyết là đặc trưng của cả công nghệ của nhà sản xuất sẽ gần như không thể tìm thấy sản phẩm tương đương trên thị trường.

Tóm lại, mặc dù có nhiều phương pháp khác nhau để định giá hàng hoá KHCN, tuy nhiên trên thực tế để có thể tiến hành giao dịch thành công trên cơ sở xác định được chính xác giá trị thực của hàng hoá KHCN thì trong từng trường hợp cụ thể, cả bên bán và bên mua cần phải biết vận dụng linh hoạt khéo léo từng phương pháp sao cho hiệu quả và phù hợp nhất.

Một số phương pháp định giá cụ thể ( Xem phụ lục 01: một số phương pháp định giá cụ thể hàng hoá KHCN)

1.1.2 Khái niệm thị trường khoa học công nghệ

Từ khái niệm khoa học công nghệ, hàng hoá khoa học công nghệ thì khái niệm thị trường khoa học công nghệ cũng được phát triển. Tuy nhiên, khi khái niệm này khi ghép với “thị trường” thì đã nảy sinh rất nhiều vấn đề việc hiểu thị trường khoa học công nghệ hay thị trường khoa học và công nghệ, hay thị trường công nghệ hiện nay vẫn đang là một vấn đề còn gây tranh cãi. Trở lại khái niệm hàng hoá công nghệ hay hàng hoá khoa học công nghệ. Theo một số nhà nghiên cứu hiểu khoa học và công nghệ gồm hai thành tố độc lập được ghép với nhau. Với khoa học là việc nghiên cứu nắm bắt các quy luật tự nhiên xã hội có tính chung nhất nó không có giá trị thương mại, nó là một loại hàng hoá công, còn chỉ có việc ứng dụng phát triển nó vào sản xuất, dịch vụ và trở thành “công nghệ” thì mới có giá trị thương mại. Với cách hiểu như vậy sẽ không thể có thị trường khoa học và công nghệ, hay thị trường khoa học công nghệ, mà chỉ có thị trường công nghệ và chỉ có hàng hoá công nghệ. Nhưng nếu hiểu công nghệ là sự phát triển ứng dụng ngay từ khi có những nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng cho đến việc tạo ra công nghệ hoàn chỉnh gồm đầy đủ các yếu tố vật

chất, phi vật chất... thì khái niệm thị trường khoa học và công nghệ và hàng hoá khoa học công nghệ là chấp nhận được. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng khái niệm thị trường khoa học công nghệ và thị trường khoa học và công nghệ khác nhau ở chỗ, thị trường khoa học và công nghệ rộng hơn thị trường khoa học công nghệ. Thị trường khoa học và công nghệ gồm cả khoa học xã hội và nhân văn, sản phẩm khoa học tự nhiên và sản phẩm khoa học công nghệ, còn thị trường khoa học công nghệ không gồm khoa học xã hội và nhân văn, chỉ có sản phẩm của khoa học tự nhiên và sản phẩm khoa họccông nghệ mà thôi. Để đưa khái niệm ghép thị trường khoa học công nghệ, hay thị trường khoa học và công nghệ, hay thị trường công nghệ theo quan điểm của chúng tôi nếu chỉ hiểu thị trường khoa học công nghệ hay KH&CN theo một trong các nghĩa trên thì chưa đủ. Tuy nhiên, với sự gắn kết và phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, của kinh tế tri thức như hiện nay tôi đồng ý với quan điểm cho rằng nên hiểu công nghệ là sự phát triển ứng dụng ngay từ khi có những nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng cho đến việc tạo ra công nghệ hoàn chỉnh gồm đầy đủ các yếu tố vật chất, phi vật chất.... Do vậy, thị trường khoa học và công nghệ là chấp nhận được. Tuy nhiên nếu để chữ “và” ở giữa khoa học và công nghệ thì ranh giới phân biệt là rất rõ, như vậy sẽ dẫn đến việc hiểu sai là trong thị trường có thể tách dời thành phần khoa học và thành phần công nghệ, như vậy sẽ lại rơi vào trường hợp chỉ có thị trường công nghệ chứ không thể có thị trường khoa học và công nghệ hoặc chúng ta lại hiểu nhầm sang khái niệm thị trường KH&CN theo nghĩa rộng như ý kiến của một số nhà nghiên cứu khác. Từ các phân tích trên, chúng tôi cho rằng sử dụng khái niệm ghép khoa học-công nghệ, hay khoa học công nghệ trong khái niệm thị trường khoa học công nghệ sẽ khắc phục được cả hai vấn đề trên.

Về khái niệm thị trường khoa học công nghệ do còn có rất nhiều tranh cãi nên đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trên thế giới, ở Trung Quốc trước đây đưa ra khái niệm thị trường khoa học kỹ thuật, bây giờ là thị trường công nghệ, còn ở Mỹ được gọi là “thị trường cho công nghệ” (market for

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

technology) đồng thời Bộ tư pháp Mỹ cũng định nghĩa: “ Thị trường cho công nghệ là thị trường dành cho những sở hữu trí tuệ được cấp li-xăng hoặc dành cho những loại hình thay thế trực tiếp – nghĩa là những công nghệ hoặc những hàng hoá có đủ năng lực thay thế một cách rõ rệt những sở hữu trí tuệ được cấp li-xăng nhằm thể hiện sức mạnh của thị trường” (37 tr16). Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu coi thị trường khoa học công nghệ là nghĩa hẹp thì: “ Thị trường khoa học công nghệ là một phương thức tương tác hiệu quả giữa các nhà khoa học và các nhà các nhà doanh nghiệp dưới sự quản lý của nhà nước, trong đó sản phẩm hàng hoá khoa học- công nghệ là đôí tượng giao dịch trực tiếp” (36, tr10). Theo các nhà nghiên cứu khác thì “thị trường khoa học công nghệ là một thuật ngữ chung để chỉ một bộ phận của thị trường liên quan đến hoạt động mua bán trao đổi một loại hàng hoá đặc biệt, là sản phẩm của hoạt động khoa học công nghệ và các thể chế đảm bảo cho nó” (49, tr17).

Từ các định nghĩa trên theo chúng tôi có thể hiểu thị trường khoa họccông nghệ là: Thị trường khoa học công nghệ là một bộ phận của nền kinh tế thị trường, bao gồm mọi hoạt động từ việc nghiên cứu, triển khai, chuyển giao đến việc thực hiện các hoạt động mua bán loại “hàng hoá đặc biệt” xuất hiện trong điều kiện lực lượng sản xuất phát triển cao, đó là các sản phẩm, các hàng hoá khoa học công nghệ, các dịch vụ khoa học công nghệ gồm cả hữu hình và vô hình, vật chất và phi vật chất trong một môi trường thể chế xác định.

Phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam - 2

Cách hiểu này sẽ bao quát được toàn bộ các khái niệm và định nghĩa ở trên, nó cũng phân biệt rõ thị trường khoa học công nghệ và thì trường hàng hoá thông thường, cũng như các loại thị trường khác.

1.1.3 Đặc điểm cơ chế hoạt động của thị trường khoa học công nghệ

1.1.3.1 Tính lồng ghép

Như đã phân tích, các chủng loại hàng hoá khoa học công nghệ rất đa dạng, do vậy khi diễn ra các giao dịch liên quan đến từng chủng loại hàng hoá khoa học công nghệ như trên thì tuỳ từng đối tượng có thể mua bán được

trực tiếp theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những đối tượng mua bán được xác định rất rõ theo từng chủng loại như hợp đồng li- xăng mua, bán một đối tượng sở hữu trí tuệ nào đó đã được xác định, một kết quả nghiên cứu R&D của một tổ chức khoa học nào đó, các quy trình, bí quyết, sơ đồ bản vẽ cụ thể…. thì một số đối tượng khác như thiết bị chứa đựng công nghệ hoàn chỉnh, toàn bộ hoặc một phần nhà máy…sẽ bao gồm tất cả các đối tượng trên, hay chỉ một vài các đối tượng trên … điều này tuỳ thuộc vào giao dịch đó thỏa thuận bao nhiêu đối tượng được lồng ghép. Ví dụ Lenovo mua nhà toàn bộ nhà máy sản xuất máy tính xách tay của hãng IBM, xong việc lenovo có được dùng nhãn hiệu Thinkpad và mẫu mã của dòng máy xách tay IBM- Thinkpad hay không trên sản phẩm lenovo lại hoàn toàn toàn tuỳ thuộc vào việc IBM và Lenovo có thoả thuận được không? Mặc dù, sản phẩm này về đặc tính kỹ thuật không khác gì máy xách tay cùng loại của IBM. Như vậy, rõ ràng dù Lenovo có thể mua cả được tất các các quy trình công nghệ sản xuất ra máy tính như IBM song việc có thể lồng gép được yếu tố về mẫu mã và nhãn hiệu... lenovo chắc chắn phải trả thêm rất nhiều. Cũng tương tự như vậy, việc BenQ mua lại toàn bộ nhà máy sản xuất điên thoại di động của Simen nhưng việc BenQ có được phép sử dụng nhãn hiệu BenQ- Simen hay không, hoặc sử dụng đến bao giờ điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa BenQ và Simen…. Hơn thế nữa, trên thực tế, khi mua bán một hàng hoá khoa học công nghệ trên thị trường, đôi khi ta rất khó phân biệt đựơc ranh giới của từng chủng loại bởi khi mua một đối tượng độc lập ta lại tiếp tục mua một, hay một vài đối tượng khác để tạo ra một sản phẩm của riêng mình. Đó có thể là vật chứa đựng một phần, hay toàn phần công nghệ, đó cũng có thể chỉ chứa đựng cái vỏ vật chất của công nghệ mà chưa có bí quyết, chưa có phần mềm điều khiển… tuy vậy dù ở dạng nào đi nữa ta cũng có thể thấy đã là một hàng hoá khoa học công nghệ thì ranh giới cụ thể phân biệt có hàng hoá đó có lồng ghép hay không là rất mong manh. Chỉ cần một chút thay đổi thì một hàng hoá công nghệ ở dạng này đã chuyển sang dạng

khác đồng thời hàng hoá đó cũng chứa đựng rất nhiều đối tương cụ thể khác, đấy chính là tính lồng ghép của thị trường khoa học công nghệ.

1.1.3.2 Tính không đối xứng về thông tin

Trong thị trường, khi các giao dịch được tiến hành, việc mua bán công nghệ giữa bên bán và bên mua diễn ra dù dưới góc độ nào thì thông tin về công nghệ, ưu, nhược và những vấn đề về công nghệ... người bán, đặc biệt là những người bán trực tiếp làm ra công nghệ luôn biết rõ hơn người mua. Với đặc thù của các hàng hoá công nghệ như hàng hoá là những kết quả nghiên cứu, bí mật công nghệ, quy trình, phần mềm điều khiển …đều là những hàng hoá mà người bán luôn biết rõ đặc tính kỹ thuật và những nhược điểm của công nghệ, những khả năng xấu có thể xảy ra đối với công nghệ. Đương nhiên với một thị trường mà thông tin không được rõ ràng, cơ chế hoạt động không vận hành tốt, các thể chế hỗ trợ ít hiệu quả thì các nhà cung cấp sẽ luôn là những người hưởng lợi từ các giao dịch do sự bất đối xứng về thông tin.

Một yếu tố khác khiến cho sự bất đối xứng về thông tin bị khoét sâu hơn đó chính là năng lực của người mua, do hàng hoá khoa học công nghệ là hàng hóa có đặc thù rất khác so với hàng hoá thông thường nên ở những nước đang phát triển như Việt Nam, với khả năng công nghệ còn rất kém, những hiểu biết về tính năng tác dụng của các công nghệ không cao đương nhiên việc xác định chính xác giá trị của một công nghệ ngay cả khi người cung cấp đưa đủ thông tin cũng là rất khó khăn.

Một yếu tố nữa, do đặc thù của hàng hoá khoa học công nghệ trong đó các hàng hoá chưa thực sự là một công nghệ hoàn chỉnh, thậm chí là một công nghệ mới hoàn chỉnh đi nữa thì chỉ sau quá trình thử nghiệm và sử dụng công nghệ mới biết đích xác được tính năng thực sự của công nghệ. Đặc tính này trong một số trường hợp khiến cả người bán và người mua công nghệ đều không có được thông tin chính xác về công nghệ, không xác định được giá trị thật của công nghệ do vậy rất khó có thể tiến hành giao dịch thậm chí giao dịch có thể bị tê liệt nếu quan điểm của hai bên khác quá xa nhau. Còn

trong trường hợp giao dịch vẫn được tiến hành thì bên mua có thể sẽ phải chấp nhận những rủi ro không thể lường trước, tất nhiên cũng có trường hợp bên mua gặp may thu được những giá trị thương mại lớn hơn dự kiến.

1.1.3.3 Chi phí giao dịch cao:

Do đặc thù của hàng hoá khoa học công nghệ không chỉ đơn thuần là một sản phẩm thông thường, có cơ chế định giá đơn giản dựa trên chi phí, giá thành, mà là kết quả của cả quá trình nghiên cứu, ứng dụng sáng tạo các thành tựu khoa học, kỹ thuật, quá trình đúc rút những kinh nghiệm, bí quyết… do vậy rất khó xác định chính xác được giá trị công nghệ. Nếu các bên mua không phải là những nhà định giá chuyên nghiệp mà chỉ đơn thuần là những người khai thác thuần tuý giá trị thương mại của công nghệ tất yếu sẽ cần đến các nhà môi giới. Với tính phức tạp như kể trên ở nhiều khâu, nhiều công đoạn chắc chắn chi phí giao dịch sẽ trở nên rất lớn thậm chí có thể vượt quá giá trị thương mại của công nghệ. Để giảm bớt chi phí giao dịch đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả thì yêu cầu ở đây là các thể chế hỗ trợ thị trường phải hoạt đông tốt. Việc thông tin, thẩm định, đánh gía công nghệ phải được tiến hành một cách chuyên nghệp có sự hỗ trợ tối đa từ chính phủ.

1.1.3.4 Tính rủi ro cao và việc hình thành các nhà đầu tư mạo hiểm là đặc điểm nổi bật của thị trường khoa học công nghệ:

Muốn đi trước các đối thủ cạnh tranh giảm đầu tư nghiên cứu, hoặc mua vào các sản phẩm hàng hoá khoa học - công nghệ mới để tạo ra những đột phá trong sản xuất hay chấp nhận giàn hàng ngang tiến cùng đối thủ là một chiến lược mà các bên mua khi tham gia thị trường phải tính đến. Như đã phân tích ở trên việc mua bán công nghệ luôn chứa đựng tính rủi ro, tuy nhiên nhiên, mức độ rủi ro ở các hàng hoá công nghệ là rất khác nhau. Một công nghệ hoàn chỉnh đã chứng tỏ được giá trị thương mại khi đưa vào khai thác có độ rủi ro khác với một công nghệ mới, chỉ qua giai đoạn thử nghịêm, càng khác với một kết qủa nghiên cứu R&D ở dạng thử nghiệm, hay một phần của quy trình công nghệ chưa hoàn chỉnh, những hàng hoá này này độ rủi ro sẽ cao hơn rất nhiều điều này khiến các nhà đầu tư, các bên mua trên

thị thường phải tính toán rất kỹ khi mua công nghệ. Đồng thời, cũng phải chấp nhận một xác xuất rủi ro nhất định khi tiến hành giao dịch.

Một yếu tố rủi ro rất lớn nữa đó chính là bị rò rỉ thông tin trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm. Đối với các sản phẩm khoa học công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đương nhiên việc bí mật đến cùng những nghiên cứu, những thành tựu đột phá, hay những ứng dụng kỹ thuật mới vào sản phẩm hay chỉ đơn thuần là mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp trước khi nó được đăng ký bảo hộ chính thức… có một ý nghĩa sống còn cho thành công của hoạt động kinh doanh. Nếu những thông tin này bị các đối thủ biết trước sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường cho các bên mua bán công nghệ. Song nếu không chấp nhận đặc điểm này thì thị trường khoa học công nghệ sẽ rất khó phát triển, các công nghệ mới khó có thể đưa vào thực tiễn để phát huy hiệu quả, đây cũng là một minh chứng cho việc đầu tư mạo hiểm như là môt đặc điểm không thể thiếu nếu muốn phát triển thị trường khoa học công nghệ.

1.1.3.5 Tính độc quyền cao, sự không đồng nhất và cơ chế định giá đặc biệt:

Khác với hàng hoá thông thường, hàng hoá khoa học công nghệ có tính độc quyền rất cao. Những công nghệ có giá trị thương mại lớn luôn do các tập đoàn, các công ty sở hữu và gần như rất khó có thể bắt chước hoặc tạo ra được các sản phẩm tương đương nếu không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hoặc được sự cho phép của công ty mẹ. Có thể lấy rất nhiều ví dụ về sự độc quyền về hàng hoá khoa học công nghệ theo kiểu này như: Quy trình, công nghệ sản xuất thuốc ngăn chặn sự phát triển của vi rút HIV, thuốc tăng cường khả năng sinh lý của đàn ông Vigara, các công nghệ về sản xuất thiết bị vũ khí, quân sự, thiết bị phục vụ cho sản xuất.... Ngày nay, ngay cả những công nghệ để sản xuất ra những hàng hoá thông thường cũng rất khó bắt gặp những sản phẩm giống hệt nhau. Từ một công nghệ gốc tất cả các hãng sản xuất sẽ phát triển sản phẩm theo hướng công nghệ của riêng mình để tạo ra được ưu thế hoặc trí ít nhất cũng là sự khác biệt với đối thủ. Đây chính là sự

không đồng nhất của hàng hoá khoa học công nghệ và đây cũng là yếu tố sống còn của các hãng, các công ty muốn khẳng định một thương hiệu một hình ảnh về sự tồn tại và phát triển của mình trên thương trường nói chung cũng như trong thị trường khoa học công nghệ nói riêng. Cùng với các đặc tính trên, cơ chế định giá trên thị trường khoa học công nghệ cũng rất đặc biệt, nó không được xác định như những hàng hoá thông thuờng nó cũng không phụ thuộc nhiều vào chí phí tạo ra công nghệ bởi chi phí này như trong đặc điểm của hàng hoá công nghệ đã nêu rất “tương đối” và không thể xác định được theo cách thông thường mà chủ yếu dựa trên khả năng sinh lợi trực tiếp từ hàng hoá khoa học công nghệ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì cả yếu tố này cũng không phải là quyết định, mà nó còn phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khác như khả năng biến đổi của hàng hoá khoa học công nghệ, tức là từ một hàng hoá gốc được mua, người mua từ đó có thể phát triển trên cơ sở hàng hoá đó thành các loại hàng hoá khác có những ưu điểm vượt trội, rồi tỷ lệ khấu hao vô hình, khả năng cạnh tranh của các công nghệ tương đương…

1.1.3.6 Các hoạt động mua bán trên thị trường có tính đặc thù:

Có thể nói, các hoạt động mua bán trên thị trường khoa học công nghệ mang tính đặc thù rất cao. Khác với hàng hoá thông thường, từ các dạng hàng hoá khoa học công nghệ như ở trên khiến cho cả phạm vi không gian và thời gian của thị trường được mở rộng. Các giao dịch có thể diễn ra ở bất cứ đâu cả thị trường ảo hay thực. Trong đó, thị trường ảo là một phần không thể thiếu của thị trường khoa học công nghệ. Một điểm nữa, do hàng hoá khoa học công nghệ là hàng hoá “đăc biệt” nên việc phải thiết lập các thể chế hỗ trợ thị trường bao gồm các tổ chức, cá nhân làm tư vấn, môi giới, hỗ trợ về mặt chuyên môn, pháp lý… trở thành một vấn đề hết sức quan trọng giao dịch sẽ không thể thành công khi không có các sự hỗ trợ này. Đồng thời thị trường hàng hoá khoa học là một thị trường mang tính chuyển đổi rất cao, người mua rất dễ chuyển đổi sang tư cách của người bán hoặc ngược lại. Đôi khi giữ cả hai vai trò trong cùng một thời kỳ với cùng một công nghệ. Ví dụ

một cá nhân hoặc một tổ chức vừa mua toàn bộ quyền sở hữu đối với một công nghệ, ngay lúc đó cá nhân hoặc tổ chức đó có thể bán quyền sử dụng, một phần hoặc toàn bộ công nghệ đó cho nhiều tổ chức khác nhưng vẫn nắm quyền sở hữu công nghệ vừa mua.

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường khoa học công nghệ

Khi nói đến các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường khoa học công nghệ, điều quan trọng nhất ta phải xác định được đâu là những nhân tố chủ đạo, đâu là những nhân tố bổ trợ để có những định hướng chính xác trong việc hoạch định những chiến lược cũng như các bước đi cụ thể cho việc phát triển thị trường khoa học công nghệ. Có một số quan điểm chia các nhân tố ảnh hưởng theo các nhân tố vĩ mô, vi mô; có những quan điểm lại chia theo từng nhân tố là những thực thể tham gia thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường khoa học công nghệ. Theo quan điểm của chúng tôi cả hai cách phân chia trên đều có những hạn chế nhất định, ta có thể kết hợp cả hai quan điểm trên để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường khoa học công nghệ như sau:

1.1.4.1 Tác động từ bối cảnh quốc tế:

Thế giới đang thay đổi từng ngày từng giờ, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra như vũ bão, vai trò của tri thức, công nghệ ngày càng được khẳng định và trở thành một yếu tố quyết định thành bại trong canh tranh cả ở quy mô nhỏ: cấp độ cá thể, doanh nghiệp… cũng như ở cấp độ quy mô lớn như các tập đoàn kinh tế, các công ty xuyên quốc gia, các quốc gia, các khu vực cũng như trên toàn thế giới.

Toàn cầu hóa, khu vực hóa đang trở thành một đặc điểm nổi bật hiện nay, mọi quốc gia, mọi khu vực đều không thể nằm ngoài sân chơi này, toàn cầu hóa đã trở thành một tất yếu khách quan bất cứ ai, quốc gia nào, khu vực nào cố tình nằm ngoài tiến trình này sẽ bị đào thải. Đây là một quá trình hết sức phức tạp nó đan xen từ văn hoá xã hội cho đến kinh tế, chính trị… vừa khu biệt thậm chí xung đột, đối lập, vừa dung hòa, pha trộn cho đến đồng hòa. Nếu chỉ xét trên giác độ kinh tế, trong sân chơi lớn này, kết hợp với

cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra từng ngày, từng giờ ở trên, việc một quốc gia có thể tận dụng được những vận hội, vượt qua các thách thức đặc biệt có thể nắm được công nghệ, phát triển được thị trường khoa học công nghệ hay không, có khai thác được hiệu quả nguồn nhân lực khoa học công nghệ, nâng cao được sức cạnh tranh của từng sản phẩm, từng doanh nghiệp, từng ngành hàng.., của cả nền kinh tế hay không? Điều này hoàn toàn dựa vào khả năng gạn đục khơi trong, khả năng thẩm thấu, vận dụng khéo léo, linh hoạt cả ở tầm chiến lược cũng như các sách lược cụ thể trong việc phát triển tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia nói chung, cũng như việc phát triển thị trường khoa học công nghệ nói riêng.

1.1.4.2 Tác động từ tăng trưởng kinh tế:

Với mức độ tăng trưởng kinh tế nhất định ở mỗi quốc gia có tác động rất lớn đến việc phát triển thị trường khoa học công nghệ. Một mức tăng trưởng ổn định, liên tục sẽ có tác động tích cực đến việc phát triển thị trường khoa học công nghệ, bởi vì nó tác động trực tiếp đến khả năng mua hàng hóa khoa học công nghệ của tất cả các chủ thể tham gia thị trường. Những nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định gắn với mỗi mức tăng trưởng kinh tế trong từng thời kỳ ở mỗi quốc gia thì tiềm lực công nghệ, tiềm lực khoa học công nghệ cũng như sự phát triển của thị trường khoa học công nghệ cũng có những tăng trưởng khá tương ứng. Điều này được phản ảnh trực tiếp và rõ nét nhất qua tỷ lệ %GDP dành cho khoa học công nghệ qua mỗi thời kỳ tăng trưởng.

1.1.4.3 Tác động từ phía chính phủ:

Với tư cách là chủ thể quan trọng bậc nhất tham gia thị trường, nhà nước với những chính sách điều tiết vĩ mô của mình có tác động rất lớn đến thị trường khoa học công nghệ.

Thứ nhất: tạo ra một môi truờng pháp lý bao gồm hệ thống pháp luật khẳng định các quyền Sở hữu trí tuệ, những khung pháp lý tạo điều kiện cho việc nảy sinh, hình thành, phát triển của thị trường khoa học công nghệ.

Thứ hai: với các công cụ vĩ mô về tài chính, tín dụng, các công cụ thuế để điều tiết các hoạt động khoa học công nghệ, đặc biệt các ưu đãi về tín dụng đối với các khoản vay, các chính sách thuế ưu đãi liên quan đến việc tập trung cho nghiên cứu phát triển R&D của các thực thể tham gia thị trường sẽ tạo ra những tác động tích cực đến việc phát triển khoa học công nghệ, cũng như việc tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ.

Thứ ba: cùng với các chính sách tài chính tín dụng thì việc chi tiêu của chính phủ hay nói một cách khác mức đầu tư trên tổng GDP của chính phủ cho hoạt động khoa học công nghệ, cho việc phát triển thị trường KHCN có tác động trực tiếp như một nhân tố quan trọng nhất cho thị trường.

Thứ tư: duy trì một hệ thống các cơ sở nghiên cứu, hệ thống giáo dục, đào tạo, duy trì bộ máy quan lý từ TW đến địa phương (từ bộ đến các sở ngành) tạo xương sống, bà đỡ cho việc phát triển thị trường khoa học công nghệ, có thể nói nếu không có tác động này thì thị trường KHCN sẽ rất khó, thậm chí không thể hình thành và phát triển được.

1.1.4.4 Tác động từ yếu tố văn hóa-xã hội:

Văn hóa xã hội luôn là nền tảng, là điểm tựa cho mọi quá trình kinh tế. Các nguồn lực kinh tế phát huy đựơc hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Lịch sử của sự phát triển thần kỳ Nhật Bản, của các con rồng Châu Á, của Trung Quốc…đã khẳng định yếu tố văn hóa xã hội là một nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển của cả nền kinh tế, trong đó có khoa học công nghệ; việc vận dụng đúng đắn đã thúc đẩy hết sức mạnh mẽ sự phát triển của khoa học công nghệ, và là nhân tố mấu chốt tạo nên sự thành công cho các quốc gia này.

Nói đến yếu tố văn hóa – xã hội không thể không nói đến nguồn lực con người, cùng với truyền thống văn hóa và môi trường xã hội, trong đó con người là trung tâm, là chủ thể của mọi quá trình sáng tạo. Trong nền kinh tế thị trường, và nhất là trong quá trình toàn cầu hóa, cạnh tranh khốc liệt hiện nay, khi một quốc gia không thể có độc lập thực sự nếu không tự chủ tạo

lập được các công nghệ tiên tiến thì nguồn nhân lực khoa học công nghệ đang trở thành mấu chốt quan trọng nhất. Chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ, cùng với các chính sách khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên “chất xám” tiềm tàng dựa trên truyền thống văn hoá với bề dầy mấy nghìn năm sẽ là yếu tố quyết định thành công cho việc việc phát triển khoa học công nghệ cũng như cả thị trường khoa học công nghệ.

1.1.4.5 Các nhân tố khác:

Bên cạnh các nhân tố có tính chất vĩ mô rộng lớn, bao quát như trên trên thì các yếu tố trực tiếp từ môi trường vi mô của nền kinh tế thị trường lại là những vấn đề có tính sống còn đối với các chủ thể khi tham gia thị trường

Yếu tố cạnh tranh: Cạnh tranh luôn là yếu tố cơ bản nhất trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh buộc các chủ thể tham gia thị trường dù là các cá thể hay các tập đoàn xuyên quốc gia đều phải tính đến. Việc cạnh tranh có thể từ đối thủ trực tiếp, có thể từ đối thủ gián tiếp cũng có thể từ những đối thủ tiềm năng, đối thủ tương lai... Chính vì vậy, tất cả các chủ thể khi tham gia thị trường đều phải tính đến tiềm lực kỹ thuật, công nghệ, tiềm lực tài chính, năng lực quản lý điều hành, kênh phân phối, sản phẩm cùng loại, sản phẩm thay thế, thị phần, chiến lược sản phẩm… của đối thủ. Và quan trọng nhất vẫn là tiềm lực công nghệ và năng lực quản lý điều hành của các đối thủ. Chính điều này khiến cho bất cứ chủ thể nào khi tham gia thị trường dù ít, dù nhiều đều phải lựa chọn cho mình một công nghệ thích hợp, phải xây dựng cho mình một chiến lược thích hợp trong việc ứng dụng và phát triển tiềm lực khoa học công nghệ để đảm bảo được năng lực cạnh tranh cả trong trước mắt cũng như lâu dài, đây chính là nhân tố vi mô có tính quyết định thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ cũng như thị trường khoa học công nghệ.

*Áp lực từ bên cung: trong một nền kinh tế có rất nhều chủ thể tham gia, chỉ tính riêng nguồn cung về các sản phẩm khoa học công nghệ cũng rất đa dạng, chủ thể cung cấp đó có thể là: các viện nghiên cứu, các trường đại

học, các nhà nghiên cứu độc lập, cũng có thể là từ chính các công ty…, chính vì vậy mà sản phẩm khoa học công nghệ cũng rất đa dạng về chủng loại, và càng ngày càng nhiều công nghệ mới tiên tiến tiến hơn, hoàn thiện hơn, giá thành thấp hơn ra đời. Chính điều này tạo nên một áp lực rất lớn cho các chủ thể sử dụng, cũng như chủ thể sở hữu công nghệ. Áp lực này buộc các chủ thể phải tham gia thị trường phải thường xuyên theo dõi nắm bắt các cơ hội để được tận dụng được nhiều hơn, nhanh hơn các công nghệ mới. Cùng với nó, các chủ thể cung cấp, sở hữu công nghệ cũng muốn mau chóng thương mại hóa các công nghệ tạo ra, để những sản phẩm đó đưa lại nguồn lợi tài chính, đồng thời cũng để tái đầu tư phát triển những công nghệ mới hơn. Với tốc độ thay đổi công nghệ như hiện nay, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... thì hao mòn vô hình trở lên rất lớn, thực sự tạo ra một áp lực mạnh mẽ từ phía các người cung lên các chủ thể tham gia thị trường, đó cũng là một áp lực tích cực tạo lên sự phát triển của khoa học công nghệ, của thị trường khoa học công nghệ.

Áp lực từ bên cầu: muốn vượt trước đối thủ trong cạnh tranh, muốn để cho các hàng hóa thay thế không thể khiến cho sản phẩm của doanh nghiệp bị mất thị phần, đương nhiên các doanh nghiệp luôn phải tìm cho mình một giải pháp sản xuất, phân phối hàng hóa một cách tối ưu điều này nhất thiết khiến doanh nghiệp phải sử dụng mọi biện pháp, trong đó chắc chắn phải có biện pháp xây dựng, lựa chọn công nghệ thích hợp để sản xuất, phân phối…. Việc lựa chọn công nghệ có thể do việc tự nghiên cứu phát triển công nghệ trên cơ sở công nghệ sẵn có, song ở đây ta chỉ xét ở góc độ doanh nghiệp phát triển công nghệ trên cơ sở đặt hàng từng phần từ các chủ thể cung cấp chuyên nghiệp, hoặc mua trọn gói cả công nghệ từ các bên cung. Rõ ràng điều này khẳng định nhu cầu có được công nghệ mới của các doanh nghiệp là thực tế. Tất nhiên mức độ nhu cầu công nghệ của các doanh nghiệp nói riêng và các bên cầu nói chung tùy thuộc vào trình độ phát triển chung của cả nền kinh tế, cũng như các chính sách điều chỉnh của nhà nước. Song rõ ràng dù nhu cầu này ở mức độ nào đi nữa thì nó cũng là tiền đề hết

sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc nảy sinh phát triển của thị trường khoa học công nghệ.

*Áp lực từ người tiêu dùng cuối cùng: Sở hữu đựơc các kênh phân phối to lớn, chiếm được những mảng thị phần béo bở trong hiện tại, điều này không có gì bảo đảm cho sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp trong dài hạn. Khi nhu cầu của khách hàng thay đổi, khi sản phẩm thay thế với những tính năng không thua kém với gía thành hạ hơn luôn được số đông khách hàng lựa chọn sẽ khiến cho các doanh nghiệp hùng mạnh ngày hôm qua chỉ còn lại ánh hào quang quá khứ. Nếu các doanh nghiệp đó không thay đổi, chắc chắn sẽ thất bại, phá sản. Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, ngày càng phức tạp, yếu tố công nghệ phải đáp ứng theo kịp được những nhu cầu đó. Công nghệ vừa làm thỏa mãn vừa tạo ra sự gợi mở cho nhu cầu của khách hàng và điều này đương nhiên tạo một điểm tựa vững chắc cho các doanh nghiệp biết đổi mới công nghệ để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đó cũng chính là tiền đề, đồng thời cũng là điều kiện đủ để thúc đẩy thị trưòng khoa học công nghệ phát triển. Bởi không có nhu cầu ngày càng cao thì sản xuất sẽ không thể phát triển mạnh mẽ đây một chân lý giản đơn nhưng luôn đúng.

1.1.5 Vai trò của thị trường khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ luôn được khẳng định là yếu tố quyết định sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia. Một quốc gia khi có tiềm lực khoa học công nghệ mạnh sẽ có được vị thế xứng đáng trên trường quốc tế. Sức mạnh đó không chỉ đơn thuần ở góc độ kinh tế mà còn đựơc khẳng định cả ở góc độ chính trị, quân sự. Một cường quốc luôn được khẳng định vị thế khi có tiềm lực to lớn, vượt trội về khoa học công nghệ ở tất cả các lĩnh vực. Đây chính là nền tảng để duy trì sức mạnh lâu dài của mỗi quốc gia, đánh mất thế mạnh về tiềm lực khoa học công nghệ các quốc gia sẽ đánh mất vai trò của mình, đánh mất năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trên trường quốc tế. Đối với Việt Nam hiện nay, khi yêu cầu của quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, khi nguy cơ tụt hậu đang hiển hiện như một thực tế không thể

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 11/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí