Số Lượng Sáng Chế Của Việt Nam Giai Đoạn 2015-2019


từ Trung Quốc nên chất lượng công nghệ đang là vấn đề thách thức của Việt Nam, nếu chính sách nhập khẩu không chặt chẽ, không tính toán kỹ lưỡng sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường mà các thế hệ sau phải mất rất nhiều năm để khắc phục, đồng thời để lại hậu quả nặng nề cho sự phát triển của quốc gia.

Hình 3 3 Nguồn cung công nghệ quan trọng theo lãnh thổ Hình 3 4 Số lượng sáng 1

Hình 3.3. Nguồn cung công nghệ quan trọng theo lãnh thổ


Hình 3 4 Số lượng sáng chế của Việt Nam giai đoạn 2015 2019 Nguồn Cục Sở 2

Hình 3.4: Số lượng sáng chế của Việt Nam giai đoạn 2015-2019

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ

Theo “Báo cáo chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2019”, Việt Nam đứng thứ 76 về năng lực đổi mới sáng tạo, tuy nhiên chỉ số sáng chế trên một triệu dân lại đứng thứ 91 (với 0,21 sáng chế trên một triệu dân). Con số này thấp hơn rất nhiều so với nhiều nước như Thái Lan (0,97), Malaysia (36.5), Trung Quốc (50), Hàn Quốc (100) [15]. Kết quả này cho thấy, nguồn cung nội địa của Việt Nam trong ngắn hạn là rất hạn chế.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Thực trạng về số lượng sáng chế được cấp bằng sáng chế hàng năm giai đoạn 2015-2019 ở Việt Nam được thể hiện ở Hình 3.4 cho thấy, số lượng sáng chế được cấp hàng năm ở Việt Nam mặc dù có xu hướng tăng lên, tuy nhiên là khá thấp với mức trung bình khoảng 120 sáng chế/năm. Điều này cho thầy nguồn cung công nghệ ở Việt Nam là tương đối hạn chế. Nếu lấy số liệu năm 2018, là năm có số lượng sáng chế lớn nhất để tính thì cứ trung bình có 72 nhà khoa học có trình độ tiến sỹ thì có một sáng chế được công nhận.

Hai là, nguồn cầu sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao còn nhiều hạn chế

Nhu cầu công nghệ tại các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ của 63 tỉnh/thành để phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giải mã và CGCN không có sự biến động nhiều trong ba năm gần đây [15]. Thậm chí năm 2019 còn có xu hướng giảm so với năm 2018. Thống kê tổng số nhu cầu công nghệ năm 2016 là 95 công nghệ ở các lĩnh vực như công nghệ sinh học; công nghệ thực phẩm; xử lý môi trường; tiết kiệm năng lượng; nông nghiệp; công nghệ vật liệu; y dược; xây dựng; tự động hóa; công nghiệp. Năm 2017, số nhu cầu công nghệ của các Trung tâm là 93 công nghệ ở một số lĩnh vực như công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, nông nghiệp, sản xuất vật liệu và xử lý môi trường. Năm 2018, số nhu cầu công nghệ của các Trung tâm là 115 công nghệ ở một số lĩnh vực như công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, nông nghiệp, sản xuất vật liệu và xử lý môi trường. Năm 2019, số nhu cầu công nghệ của các Trung tâm là 105 công nghệ ở một số lĩnh vực cụ thể như công nghệ sinh học; công nghệ thực phẩm; xử lý môi trường; tiết kiệm năng lượng; nông nghiệp; công nghệ vật liệu; y dược; xây dựng; tự động hóa; công nghiệp.

Doanh nghiệp KHCN ở nước ta có quy mô nhỏ bé và năng lực cạnh tranh thấp so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Quy mô này được thể hiện ở số doanh thu, số lao động, số vốn bình quân của loại hình doanh nghiệp còn thấp. Với quy mô nhỏ bé và không thay đổi nhiều trong tiến trình HNKTQT, các doanh nghiệp KHCN chưa đảm nhận đầy đủ vai trò là bà đỡ trong việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu CNC vào thị trường, chưa tận


dụng được những cơ hội mở rộng thị trường do tác động của HNKTQT mang lại. Đặc biệt khả năng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều bất cập trong bối cảnh HNKTQT. Điều này được thế hiện ở hai nội dung: (1) Đầu tư, chi tiêu cho nghiên cứu và triển khai của doanh nghiệp Việt Nam thấp so với các nước trong khu vực; (2) Năng lực tiếp thu công nghệ của doanh nghiệp thấp, hoạt động đổi mới sáng tạo và đổi mới quy trình còn thấp. Năm 2018 trong tổng số doanh nghiệp phản hồi có 72,3% không có đổi mới sáng tạo; 5,2% chỉ thực hiện đổi mới sản phẩm; 10,7% chỉ thực hiện đổi mới quy trình sản xuất; 11,8% đã thực hiện đổi mới sáng tạo về sản phẩm và quy trình sản xuất kinh doanh [12]. Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam là nhỏ và vừa nên nguồn vốn hạn hẹp, đa phần công nghệ mà các doanh nghiệp đang sử dụng lạc hậu so với mức trung bình của thế giới 2-3 thế hệ. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (chiếm khoảng 1/3 tổng số doanh nghiệp) thì nhóm doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến chỉ đạt khoảng dưới 20% (chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) [12].

Với mức đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam thấp, chiếm khoảng 0,1 - 0,3% doanh thu của doanh nghiệp (trong khi đó con số này ở Ấn Độ khoảng 5%, Hàn Quốc là 10% [6]) nên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam không cao. Ngoài ra, tốc độ đổi mới công nghệ và thiết bị mới đạt bình quân khoảng 10,68%/năm trong giai đoạn 2011 - 2014 (mục tiêu đề ra là đạt 10 - 15%/năm giai đoạn 2011 - 2015) Riêng trong giai đoạn 2010 - 2013 chỉ đạt 9,1% và có xu hướng giảm (trong đó, năm 2010 đạt 11 3%, năm 2011 đạt 10,33%, năm 2012 đạt 6,8% và năm 2013 đạt 8%) [12].

Kết quả khảo sát 7.621 doanh nghiệp tại 63 tỉnh thành của Việt Nam cho thấy: chỉ có 11,9% doanh nghiệp thực hiện các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D), 16,4% doanh nghiệp đổi mới máy móc, thiết bị hiện có mà không thực hiện các hoạt động R&D, còn lại 71,7% doanh nghiệp không tham gia bất kỳ hoạt động nào liên quan tới đổi mới công nghệ [15].


Ba là, số lượng và chất lượng các tổ chức dịch vụ trung gian trên TTCNC còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn

Sự gắn kết cung, cầu công nghệ trên thị trường còn yếu (trong khi đó ở các nước phát triển, sự gắn kết này rất cao, còn các nước đang phát triển và kém phát triển sự gắn kết yếu và chưa đáp ứng được yêu cầu của nhau).

Số lượng các tổ chức trung gian, môi giới ở nước ta còn ít, chủ yếu là các tổ chức công lập, có rất ít các tổ chức thuộc khu vực tư nhân. Đồng thời, thiếu vắng nhiều tổ chức chuyên nghiệp cung các các dịch vụ quan trọng trên TTCNC như dịch vụ giám định công nghệ, dịch vụ xác định giá trị công nghệ... Năng lực hệ thống trung gian, môi giới cho việc đổi mới công nghệ ở nước ta chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu do thực tiễn đặt ra. Các tổ chức trung gian, môi giới vẫn hoạt động độc lập, rời rạc, chưa có sự liên kết, hợp tác với nhau thành mạng lưới.

DN chưa mạnh dạn đầu tư hoặc tham gia vào sàn giao dịch công nghệ nên số lượng các giao dịch còn ít. Số lượng tổ chức hỗ trợ trung gian vừa thiếu vừa yếu;

Chợ công nghệ hoạt động với quy mô nhỏ, hoạt động mờ nhạt và phân tán; năng lực về thông tin công nghệ của các tổ chức tư vấn còn rất yếu; các tổ chức dịch vụ hầu hết tập trung ở một số thành phố lớn; năng lực tiếp thị chưa khuyến khích được nhu cầu đổi mới công nghệ của DN (đặc biệt DN nhỏ và vừa); mạng lưới dịch vụ chưa cao nên đã hạn chế khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói; các chuyên gia về KHCN số lượng ít và phân tán; đặc biệt vai trò của Nhà nước vẫn còn thiếu sự gắn kết, thúc đẩy dịch vụ trung gian công nghệ phát triển, trong đó có cơ chế hiện chưa tạo điều kiện tốt cho các tổ chức dịch vụ tư nhân phát triển. Ngoài ra, các DN Việt Nam chưa có thói quen thuê tư vấn trong các khâu của quy trình CGCN, chủ yếu là giao dịch để mua được máy móc, thiết bị; hoạt động của các tổ chức tư vấn trải rộng trên nhiều lĩnh vực và tỷ lệ tư vấn trong các hợp đồng CGCN không đáng kể ví dụ như lượng hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công


nghiệp tăng không đều, không ổn định qua các năm, đặc biệt là lượng giao dịch quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp giữa Việt Nam - Nước ngoài [Phụ lục 13]. Lượng chuyển giao quyền sở hữu các đối tượng SHCN cho nước sở tại từ các chủ thể nước ngoài không nhiều so với các loại hình chuyển giao khác. Loại hình giao dịch quyền sở hữu đối tượng SHCN giữa Việt Nam - Nước ngoài chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ [Phụ lục 14].

Các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng chưa được đầu tư và phát triển tương xứng với sứ mệnh là trung tâm kết nối cung cầu về công nghệ và tài sản trí tuệ tại 3 khu vực.

Các tổ chức trung gian có tính chuyên môn cao về đánh giá, định giá công nghệ và cung cấp các dịch vụ thông tin, môi giới công nghệ còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ nên chưa tạo được niềm tin cần thiết đối với cả bên cung và cầu công nghệ. Hơn nữa, hoạt động của các tổ chức này còn mang tính riêng rẽ, thiếu kết nối nên đã hạn chế sức lan tỏa trong khai thác thông tin công nghệ và cung cấp các dịch vụ tư vấn, môi giới, định giá so với việc hoạt động trong một mạng lưới được kết nối giữa các tổ chức trung gian.

Các hiệp hội, ngành hàng, các đại diện thương mại, đại diện ngoại giao,… chưa chú ý huy động tham gia hoạt động xúc tiến TTCNC nên chưa phát huy được vai trò của các tổ chức này trong hoạt động thúc đẩy giao dịch công nghệ phục vụ đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp.

Các nguồn công nghệ sẵn có từ nước ngoài chưa được chú ý đúng mức trong tổ chức thực hiện Chương trình phát triển thị trường KHCN. Mạng lưới các chuyên gia giỏi ngoài nước (các hiệp hội quốc tế, chuyên gia người nước ngoài, chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài) chưa được thu hút để hỗ trợ các tổ chức trung gian, môi giới và các doanh nghiệp trong nước giúp tìm kiếm, lựa chọn, tiếp thu và làm chủ công nghệ (cả mới và không còn mới nhưng đang có giá trị sinh lời cao) cần thiết cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt nam.

Ngoài ra, còn một số hạn chế khác như: Vai trò và nhận thức quản lý của Nhà nước về TTCN còn mờ nhạt, thiếu sâu sát và quyết liệt; tầm nhìn


ngắn hạn; Thiếu sự quyết liệt trong việc đẩy nhanh chuyển đổi các tổ chức KHCN công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ; Chưa thoát khỏi mô hình tăng trưởng truyền thống là dựa vào khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn nhân lực giá rẻ; Đội ngũ nguồn nhân lực TTCN còn yếu thiếu tính chuyên nghiệp; Năng lực của các tổ chức trung gian chưa thật sự đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhanh sự phát triển của TTCNC.

3.3. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam

3.3.1. Nguyên nhân thành tựu

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng

Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên. Điều này được thể hiện:

Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây nước ta tương đối ổn định và đạt ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011-2015 tăng 5,9%/năm. GDP/người năm 2015 đạt 2.228 USD. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm từ năm 2016 đến 2019 tăng 6,5

- 7%/năm. GDP bình quân đầu người đến năm 2020 khoảng 3.200- 3.500 USD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và sự gia tăng của vốn đầu tư nước ngoài có tác động lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam và đẩy mạnh CGCN từ nước ngoài, từ đó tác động tích cực đến tăng trưởng của cầu sản phẩm, dịch vụ CNC trên thị trường.

Hai là, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế được tăng cường. Điều này giúp cho việc xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho sự phát triển của TTCNC.

Ba là, Việt Nam đầu tư phát triển mạnh một số ngành công nghiệp mới, CNC. Sản phẩm công nghiệp của nền kinh tế phát triển ngày càng đa dạng và


phong phú về chủng loại, chất lượng được cải thiện. Các nội dung này đã thúc đẩy nhu cầu công nghệ mới, CNC và tạo ta sự đa dạng phong phú về loại hình sản phẩm CNC trên thị trường.

Thứ hai, tiềm lực khoa học công nghệ của nước ta ngày càng được tăng cường và phát triển

Trong 35 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm trở lại đây nhận thức được vai trò rất cần thiết và quan trọng của KHCN đối với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng đẩy mạnh hoạt động khoa học và phát triển công nghệ của đất nước, từ đó tiềm lực KH &CN ngày càng được tăng cường cụ thể:

Với đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo, trong đó nhiều cán bộ có trình độ đại học trở lên. Đây là lực lượng tiềm tàng cho phát triển KHCN ở nước ta. Tổng dự toán chi NSNN cho sự nghiệp khoa học công nghệ giai đoạn 2016 - 2019 là 46.729 tỷ đồng. Trong đó, năm 2016 là 10.471 tỷ đồng; năm 2017 là 11.243 tỷ

đồng; năm 2018 là 12.190 tỷ đồng; năm 2019 là 12.825 tỷ đồng [12]. Việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và tăng cường trang thiết bị cho các tổ chức nghiên cứu phát triển nhất là đầu tư các phòng thí nghiệm trọng điểm đã đáp ứng được phần nào nhu cầu trước mắt của một số tổ chức nghiên cứu phát triển.

Hệ thống các tổ chức nghiên cứu phát triển theo hướng tăng cường liên kết giữa nghiên cứu và sản xuất kinh doanh thông qua việc định hướng hoạt động nghiên cứu và ứng dụng kết quả CNC theo nhu cầu thực tế phát triển KT - XH và đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Thứ ba, hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật về quản lý KHCN ngày càng được hoàn thiện

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp để gắn KHCN với sản xuất, với đời sống, với nền kinh tế đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường và phục vụ cho nền kinh tế hội nhập với kinh tế quốc tế. Bằng các cơ chế chính sách phù hợp với lợi ích của người sáng tạo và nhà đầu tư, hoạt động ký kết hợp đồng KHCN đã đạt được


những hiệu quả rất quan trọng. Nhiều tổ chức KHCN công lập, tỷ lệ kinh phí thu được từ hợp đồng công nghệ chiếm phần đáng kể trong tổng kinh phí hoạt động của đơn vị. Bằng những kết quả thực tiễn cho thấy hoạt động CGCN thông qua ký kết hợp đồng kinh tế là bước đi cần thiết để thương mại hoá sản phẩm CNC và hình thành TTCNC. Cụ thể như sau:

Trong những năm gần đây, việc ban hành hệ thống các luật và văn bản dưới luật khác đã tạo ra một khung khổ pháp lý tương đối đầy đủ cho phát triển TTCN và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Các văn bản liên quan đến phát triển TTCN được ban hành nhanh và nhiều hơn sau Quyết định 214/2005/QĐ-TTg ngày 30/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển TTCN. Điều đó một phần là do sự nhìn nhận của Đảng và Nhà nước về tầm quan trọng của phát triển TTCN ngày càng cao.

Ngoài ra, nhiều văn bản pháp lý liên quan đến phát triển thị trường KHCN cũng được ban hành kịp thời: Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thị trường KHCN đến năm 2020; Thông tư số 32/2014/TT-BKHCN của Bộ KHCN ngày 16/11/2014 về quản lý Chương trình phát triển TTCNC đến năm 2020; Thông tư liên tịch số 59/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25/4/2015 hướng dẫn quản lý tài chính thực hiện chương trình phát triển thị trường KHCN đến năm 2020; Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định hỗ trợ doanh nghiệp có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nhận CGCN từ các tổ chức KHCN. Hình thức hỗ trợ là cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay để thực hiện CGCN; Nghị định 154/2018/ NĐ-CP sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành. Mặt khác để hỗ trợ và thức đẩy cho thị trường KHCN nói chung và TTCNC nói riêng nhà nước còn ban hành, bổ sung, sửa đổi rất nhiều các văn bản về Luật, Nghị định, Quy định, quyết định, thông tư [Phụ lục1] tạo cơ sở pháp lý cho thị trường này ngày càng phát triển, trong đó có:

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 07/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí