Tổ Chức Đăng Ký Hoạt Động Khoa Học Công Nghệ (Đến Năm 2018)


các giai đoạn trước, từ năm 2012-2018 các doanh nghiệp này chủ yếu đầu tư nâng cấp, giá trị đầu tư công nghệ luôn ở mức cao nên tốc độ tăng trưởng có xu hướng tăng nhanh [15].

Hai là, nâng cao chất lượng nguồn cung sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao trên thị trường công nghệ cao

Nguồn cung sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao trong nước Thứ nhất, các tổ chức khoa học công nghệ

Sự phát triển của các tổ chức KHCN là một yếu tố rất quan trọng trong nâng cao chất lượng nguồn cung sản phẩm, dịch vụ CNC trên thị trường trên cơ sở đánh giá năng lực R&D của các tổ chức KHCN và năng lực sáng tạo của các tổ chức này.

Một là, năng lực nghiên cứu và phát triển của các tổ chức khoa học công nghệ

Tiêu chí đánh giá năng lực R&D của các tổ chức KHCN: 1) Gia tăng số lượng các tổ chức KHCN hàng năm; 2) Sự phát triển tổ chức R&D theo quy mô nguồn nhân lực; 3) Sự phát triển tổ chức R&D theo lĩnh vực ngành.

Bảng 3.3. Tổ chức đăng ký hoạt động khoa học công nghệ (đến năm 2018)


Loại tổ chức

Tổng số

Cơ quan cấp giấy chứng nhận

Bộ KHCN

Các sở KHCN

Công lập

1900

992

908

Ngoài công lập

2.184

971

1213

Tổng cộng

4.084

1.963

2.121

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Nguồn:[11]

Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy năm 2018 đã có hơn 250 tổ chức mới đăng ký hoạt động KHCN. Theo đó, đến hết năm 2018, cả nước có 4.084 tổ chức đăng ký hoạt động KHCN, trong đó có 1.900 tổ chức công lập 2.184 tổ chức ngoài công lập. Như vậy trong 5 năm tính từ năm 2014 (có 2.490 tổ chức) trung bình mỗi năm có khoảng 300 tổ chức đăng ký hoạt động KHCN.

Theo kết quả điều tra R&D năm 2018 trong số 1.280 tổ chức KHCN có hoạt động R&D có 687 tổ chức R&D (bằng 53,87%), 404 trường đại học (31,46%) và 189 tổ chức dịch vụ CNC (14,77%). Các tổ chức này tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh [Phụ lục 16].


Các tổ chức R&D được tổ chức dưới hình thức Viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm… với chức năng chính là tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển. Trong cơ cấu các tổ chức R&D được cơ cấu theo quy mô nhân lực; theo lĩnh vực CNC và theo vùng địa lý.

Xét theo quy mô nhân lực các tổ chức có dưới 30 người chiếm hơn một nửa (371/687) tổng số các tổ chức R&D; số tổ chức có từ trên 30 đến dưới 100 người chiếm khoảng 1/3(215/687) và số tổ chức trên 100 người chiếm gần 15%. (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Tổ chức nghiên cứu và phát triển chia theo quy mô nhân lực


Quy mô

Số lượng

Tỷ lệ %

Dưới 30 người

371

54,00

Từ 30 đến dưới 50 người

118

17,18

Từ 50 đến dưới 100 người

97

14,12

Trên 100 người

101

14,7

Tổng cộng

687

100

Nguồn: [11]

Thứ hai: Phân chia tổ chức nghiên cứu và phát triển theo lĩnh vực công nghệ cao


Bảng 3.5. Tổ chức nghiên cứu và phát triển theo lĩnh vực công nghệ cao


Lĩnh vực

Số lượng

Tỷ lệ %

1. Khoa học tự nhiên

96

13,97

2. Khoa học kỹ thuật và công nghệ

195

28,38

3. Khoa học y, dược

45

6,55

4. Khoa học nông nghiệp

154

22,42

5. Khoa học xã hội

165

24,02

6. Khoa học nhân văn

32

4,66

Tổng cộng

687

100

Nguồn:[11]

Từ bảng 3.5 cho thấy các tổ chức R&D về khoa học kỹ thuật và công nghệ chiếm tỷ lệ lớn nhất với 195 tổ chức (chiếm 28,38%), đây là lĩnh vực bao gồm rất nhiều ngành khác nhau. Tiếp theo là lĩnh vực khoa học xã hội với 165 tổ chức (chiếm 24,02%), khoa học nông nghiệp đứng thứ 3 với 154 tổ chức (chiếm 22,42%), còn lại là các tổ chức khác


Theo phân vùng địa lý từ bảng [Phụ lục 15] cho thấy hầu hết các tổ chức R&D tập trung chủ yếu ở 2 thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 66,96% bằng 2/3 số lượng các tổ chức R&D của cả nước. Còn lại các tổ chức được chia đều cho các vùng trong đó vùng Tây Bắc có số lượng ít nhất chiếm khoảng 1,31%. Điều này thể hiện sự phát triển vượt trội về trình độ KHCN của các trung tâm và thành phố lớn, những nơi có điều kiện thuận lợi và nền tảng tốt cho quá trình nghiên cứu sáng tạo về các lĩnh vực khoa học nói chung trong quá trình phát triển KT-XH của đất nước.

Hai là, năng lực sáng tạo của các tổ chức khoa học công nghệ

Năng lực này được đánh giá bằng các chỉ số: (1) Số lượng các bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế uy tín; (2) Số lượng và chất lượng đội ngũ các nhà khoa học với trình độ chuyên môn, năng lực sáng tạo khoa học.

(1) Số lượng các bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế uy tín

Cơ sở dữ liệu công bố Việt Nam tập hợp các công bố từ 236 tạp chí KHCN (chiếm 70% tổng số tạp chí KHCN trong nước) tổng cộng đến hết năm 2017 đạt trên 240 nghìn bài báo khoa học. Trong những năm vừa qua, mỗi năm có khoảng trên 19.000 bài, năm 2017 đạt 19.575 bài. Số lượng bài báo khoa học công bố hằng năm đều tăng tuy không nhiều (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Số bài báo công bố trong nước


Năm

Số bài báo gia tăng hàng năm

Tỷ lệ tăng %

2012

18.077

1,8

2013

18.710

3,5

2014

18.975

1,4

2015

19.234

1,3

2016

19.535

1,6

2017

19.575

0,2

2018

20.125

1,3

2019

21.085

1,1

Nguồn: [12]


Phân theo lĩnh vực KHCN, các bài báo khoa học của Việt Nam tập trung nhiều nhất trong khoa học tự nhiên, chiếm hơn ¼ tổng số các bài báo khoa học được công bố, tiếp theo là khoa học xã hội và nhân văn và khoa học y dược có số lượng công bố tương đương nhau khoảng 18% đến 19%. Khoa học kỹ thuật và công nghệ chiếm khoảng 12,1% và thấp nhất là khoa học nông nghiệp chiếm khoảng 5,2%.

Bảng 3.7. Số bài báo công bố quốc tế giai đoạn 2014 - 2019


Năm

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Số bài báo khoa học

4.071

4.529

5.866

6.602

8.821

12.431

Tốc độ tăng (%)

7,87

11,25

29,52

12,25

33,61

40,93

Nguồn: [12]


Số bài báo khoa học

tốc độ tăng

14000 45

40.93 40

12000

10000

33.61

29.52

8000


6000

35

30

25

20

4000

11.25

12.55

2000

7.87

0

15

10

5

0

2014 2015 2016 2017 2018 2019


Hình 3.1. Công bố quốc tế của Việt Nam

Nguồn: [12]

Số bài báo của Việt Nam công bố trên các tạp chí quốc tế giai đoạn 2014 - 2018 đã tăng gấp đôi, từ 4.071 lên 8.821 bài. Đặc biệt số lượng các bài báo đã có sự tăng mạnh trong 3 năm gần đây (Bảng 3.7), điều này thể hiện chất lượng và kết quả nghiên cứu khoa học của Việt Nam đã có sự phát triển mạnh và có sự tiệm cận với trình độ khoa học của thế giới trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng hiệu quả [Phụ lục 7].


(2) Số lượng và chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Đánh giá về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ trên cơ sở đánh giá thông qua nguồn nhân lực R&D và đánh giá về trình độ cán bộ nghiên cứu.

Nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển

Kết quả tổng hợp Điều tra R&D 2020 và Điều tra doanh nghiệp 2020 cho thấy năm 2019, cả nước có 178.673 người tham gia các hoạt động R&D, tăng khoảng 43.892 người so với năm 2011 (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Nhân lực nghiên cứu và phát triển giai đoạn 2011-2019


Nhân lực theo

chức năng

2011

2013

2015

2017

2019

Cán bộ nghiên cứu

105.230

128.997

131.045

136.070

140.086

Cán bộ kỹ thuật

9.781

12.799

11.522

11.066

12.430

Cán bộ hỗ trợ

19.770

22.984

24.179

25.547

26.157

Tổng cộng

134.781

164.744

167.746

172.683

178.673

Nguồn: [12][13] [15]



Hình 3 2 Nhân lực nghiên cứu và phát triển giai đoạn 2011 2019 Nguồn 12 13 1


Hình 3.2. Nhân lực nghiên cứu và phát triển giai đoạn 2011-2019

Nguồn: [12][13] [15]


Lực lượng R&D tập trung nhiều ở khu vực trường đại học, chiếm 51,25%, tiếp theo là các tổ chức R&D với 19,8%. Nhân lực làm R&D trong khu vực doanh nghiệp chỉ chiếm 15,2%. Điểm cần lưu ý là lực lượng cán bộ nghiên cứu chiếm tỉ lệ quá lớn trong lực lượng R&D (78,12%), trong khi cán bộ kỹ thuật lại chỉ có chưa đến 7%, phản ánh nghiên cứu thực hành còn ít. Chi tiết phân bố theo chức năng làm việc và khu vực hoạt động được trình bày ở [Phụ lục 17].

Cán bộ nghiên cứu

Lực lượng cán bộ nghiên cứu, đặc biệt là cán bộ nghiên cứu có trình độ cao là các nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Trên thực tế lực lượng cán bộ này đang tham gia công tác và hoạt động đa dạng trong các khu vực như các tổ chức R&D; tổ chức giáo dục đại học; Doanh nghiệp; đơn vị hành chính, sự nghiệp tổ chức dịch vụ khoa học [Phụ lục 9].

Cán bộ nghiên cứu chỉ những người có trình độ từ cao đẳng trở lên. Trong những năm qua số lượng và trình độ đội ngũ cán bộ nghiên cứu đã được cải thiện và nâng lên rò rệt. Tỷ lệ cán bộ nghiên cứu có trình độ trên đại học (Tiến sĩ, thạc sĩ) trong tổng số cán bộ nghiên cứu đã tăng từ 43,8% năm 2011 lên 55,4% năm 2019 (Bảng 3.9).

Bảng 3.9. Cán bộ nghiên cứu và phát triển theo trình độ


Trình độ

2011

%

2013

%

2015

%

2017

%

2019

%

Tiến sĩ

11.50

1

10,9

3

12.26

1

9,5

14.376

10,97

15.874

11,67

16.180

12,1

Thạc sĩ

34.61

8

32,9

0

45.22

4

35,06

51.128

39,02

55.890

41,07

57.630

43,3

Đại học

55.11

6

52,3

8

66.68

4

51,69

60.719

46,33

57.022

41,91

59.768

42,1

Cao

đẳng

3.995

3,8

4.828

3,74

4.822

3,68

7.284

5,35

7.527

2,5

Tổng

cộng

105.23

0

100

128.99

7

100

131.045

100

136.07

0

100

141,105

100

Nguồn: [12][13][15]

Thứ hai, các doanh nghiệp khoa học công nghệ

Theo báo cáo của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN, tính đến hết năm 2019, cả nước có 3 khu CNC (Hòa Lạc; Đà Nẵng, Thành


phố Hồ Chí Minh) thường xuyên được đầu tư xây dựng, nâng cấp mới các cơ sở vật chất, trong đó chính phủ đã thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, trung tâm đổi mới sáng tạo về Internet vạn vật. Ngoài ra, có khoảng 2.800 doanh nghiệp KHCN, trong đó, 480 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp KHCN, có 39 tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận DN CNC và 24 tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận hoạt động CNC, có 400 DN đang hoạt động tại các khu CNC. Cả nước hiện có 20 Sàn giao dịch công nghệ, 63 trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ, 43 vườn ươm công nghệ [12].

Đánh giá sự phát triển của các doanh nghiệp KHCN theo số liệu [8][9][10][11][12], số lượng các doanh nghiệp KHCN có sự gia tăng hàng năm về số lượng. Từ 204 doanh nghiệp năm 2015 lên đến 480 doanh nghiệp năm 2019. Ở một số địa phương có sự phát triển nhanh về số lượng các doanh nghiệp KHCN như Hà Nội năm 2017 tăng từ 38 lên 44 doanh nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh tăng từ 29 lên 58 doanh nghiệp, Thanh Hóa tăng từ 18 lên 23 doanh nghiệp.

Nguồn cung ngoài nước

Thực tế trong giai đoạn vừa qua, nhu cầu nhập khẩu công nghệ của nước ta là khá đa dạng và phong phú. Xét về loại công nghệ quan trọng của doanh nghiệp thì công nghệ nhập khẩu từ doanh nghiệp, tổ chức tại các nước phát triển luôn cao hơn việc nhập công nghệ từ các doanh nghiệp còn lại ở các quốc gia khác. Ngành hóa chất, cao su và ngành kim loại chế tạo máy cho thực trạng mua công nghệ trung bình từ thị trường Mỹ lớn nhất; còn Hàn Quốc và Singapore là thị trường có giá trị nhập khẩu công nghệ lớn nhất đối với hầu hết các nhóm ngành.

Trung Quốc cũng là nguồn cung công nghệ lớn của Việt Nam với đặc điểm chung là giá bán máy móc, thiết bị công nghệ thường rẻ hơn đang kể so với các thị trường nhập khẩu khác tính chung cho hầu hết các nhóm ngành. Xét theo loại công nghệ quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp thì Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) là nguồn cung công nghệ lớn nhất của Việt Nam, đến 41% tổng số doanh nghiệp lựa chọn. Doanh nghiệp sử dụng công


nghệ quan trọng nhất từ thị trường Việt Nam cũng chiếm khoảng 25%, còn các nước phát triển khác (ngoại trừ Mỹ, Hàn Quốc và Singapore) có 24% doanh nghiệp lựa chọn để nhập máy móc, thiết bị công nghệ để phục vụ sản xuất [Phụ lục 18]. Một điểm đáng lưu ý là khi so sánh giai đoạn 2016-2018 với giai đoạn 2012-2015 thì các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ của các quốc gia phát triển và giảm nhập khẩu máy móc công nghệ của các quốc gia đang phát triển [15].

3.2.1.2. Nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao của các chủ thể ngày càng gia tăng

Một là, nguồn cầu từ Chính phủ

Chính phủ vừa là chủ thể cung cấp để tạo cung công nghệ cho TTCN vừa là chủ thể mua công nghệ mới hoặc đổi mới công nghệ nhằm để đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của đất nước, đảm bảo anh ninh quốc phòng và nâng cao chất lượng dịch vụ công,... Vì thế, nguồn cầu của Chính phủ có thể được đáp ứng thông qua đầu thầu, mua trực tiếp từ nguồn trong nước hoặc nhập khẩu,...

Ở nước ta, Chính phủ là một chủ thể có nhu cầu cao về sản phẩm CNC để phục vụ cho các hoạt động của mình. Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh phí, Chính phủ vẫn chủ trọng gia tăng đầu tư cho CNC. Cụ thể, Chính phủ đã đầu tư 1,4% đến 1,8% chi phí hành năm xấp xỉ bằng 0,4% GDP [12].

Từ năm 2011 đến 2019, tổng chi sự nghiệp khoa học là 85.522 tỷ đồng tương ứng với 0,81% chi NSNN, trong đó chi cho sự nghiệp KHCN trung ương là 65.315 tỷ chiếm 76,78% và sự nghiệp KHCN địa phương là 20.207 tỷ đồng chiếm 23,22 % [Phụ lục 19].

Trong tổng số kinh phí chi cho sự nghiệp KHCN thì lượng kinh phí chủ yếu được đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Đây là tiêu chí chính để đánh giá cường độ R&D của một quốc gia (Tỷ lệ chi quốc gia cho R&D trên GDP) và so sánh quốc tế. Trong những năm vừa qua tổng chi cho R&D của quốc gia đã được gia tăng tương đối và đạt nhiều hiệu quả tốt.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2022