Số Lượng Và Chất Lượng Các Tổ Chức Trung Gian Môi Giới Trên Ttcnc Có Sự Phát Triển Và Ngày Càng Gia Tăng


Bảng 3.10. Tổng chi quốc gia cho nghiên cứu và phát triển


Năm

2011

2013

2015

2017

2019

Tổng chi R&D (Tỷ đồng)

5.294

13.390

18.496

26.368

28.152

Tỷ lệ trên GDP (%)

0,19

0,37

0,44

0,52

0,54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam - 13

Nguồn:[11][12][13][14]

Từ bảng 3.11 cho thấy năm 2019 tổng chi quốc gia cho R&D của Việt Nam là 28,152 bằng 0,54% GDP. Theo đó, tỷ trọng cho quốc gia cho R&D/GDP đã liên tục tăng từ 0,19% năm 2011 đến 0,54% năm 2019. Điều đó thể hiện sự gia tăng mạnh mẽ đầu tư của doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đặc biệt là các tập đoàn doanh nghiệp công nghệ lớn cả trong và ngoài nước như tập đoàn Viettel, Vingroup, công ty Bkav… Đây là kết quả quan trọng công tác đẩy mạnh xã hội hóa trong R&D công nghệ.

Hai là, nguồn cầu từ doanh nghiệp (gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

Hiện nay, tính trên phạm vi cả nước có gần 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trên thực tế mục đích của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, nếu công nghệ hiện tại đang sử dụng vẫn còn có khả năng sinh lợi thì doanh nghiệp sẽ ít có khả năng đổi mới công nghệ hiện đại hơn.

Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cần đến những giải pháp công nghệ để tăng năng suất và hoạt động hiệu quả ở tất cả các khâu. Trong môi trường cạnh tranh và toàn cầu hóa như hiện nay, những doanh nghiệp không kịp thời nắm bắt công nghệ để đổi mới sáng tạo mà vẫn chọn phương thức kinh doanh truyền thống sẽ có nguy cơ rời khỏi thị trường. Đặc biệt, trước những thay đổi nhanh chóng từ cách mạng 4.0, nếu doanh nghiệp không thích ứng nhanh và tận dụng tốt lợi thế từ nền tảng công nghệ hiện đại để đổi mới, tối ưu hóa sản xuất sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu và khó tồn tại.

Thực tiễn cho thấy, đổi mới công nghệ là rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu.


Nhờ đó, sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Những doanh nghiệp không kịp thời nắm bắt công nghệ để đổi mới sáng tạo, kinh doanh theo phương thức truyền thống sẽ có nguy cơ bị loại khỏi thị trường rất lớn.

Những năm gần đây, cùng với phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt trước sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0, đã xuất hiện nhiều phương thức kinh doanh mới dựa trên nền tảng phát triển trực tuyến như: Kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, công nghệ tự động hóa trong sản xuất và kiểm soát chất lượng… Những phương thức kinh doanh này không chỉ giúp doanh nghiệp vận dụng để gia tăng năng suất và kiểm soát chất lượng mà còn có thể kết hợp với nhau để đổi mới các hoạt động của doanh nghiệp từ phân tích hành vi của khách hàng, sáng tạo sản phẩm mới, quảng bá sản phẩm, tư vấn trực tuyến, kiểm soát sản xuất và chất lượng tự động, quản lý tài chính, làm việc từ xa,... Thông qua đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn thông qua tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng khâu tiêu thụ sản phẩm và chính sách hậu mãi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp như: Loại hình doanh nghiệp; Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp; Tuổi, giới tính của nhân lực trong doanh nghiệp... Các đặc điểm của doanh nghiệp như quy mô vốn, quy mô lao động, thời gian hoạt động, mối quan hệ với doanh nghiệp cùng ngành/doanh nghiệp nhà nước đều có tác động tới quyết định đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Trong thời gian vừa qua, có một số doanh nghiệp tập đoàn kinh tế lớn không ngừng quan tâm đổi mới công nghệ do tiềm lực của những doanh nghiệp này lớn, doanh thu hàng năm cao và một số lĩnh vực có tốc độ đổi mới công nghệ khá nhanh là: công nghệ thông tin - viễn thông, dầu khí, hàng không, tài chính - ngân hàng như Tập đoàn viễn thông Quân đội, Ngân hàng


Quân đội, Tập đoàn Vingroup… Đặc biệt, để phù hợp với điều kiện trong hoạt động thực tiễn hiện nay, nhất là sự tác động của dịch bệnh Covid 19, đang ảnh hưởng đến hầu khắp các mặt hoạt động trong đời sống xã hội của nước ta như kinh tế, y tế, giáo dục.... các ban ngành đã đưa ra những giải pháp phù hợp mang tính tích hợp CNC như dạy và học online, thanh toán điện tử , giao dịch trực tuyến, khai báo, kê khai thông tin cá nhân bằng các phần mềm CNC và thông minh…Đây là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao nguồn cầu công nghệ của các tổ chức trong xã hội.

Ba là, nguồn cầu từ các doanh nghiệp khoa học công nghệ

Khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp được thể hiện ở lượng vốn đầu tư và năng lực tiếp thu, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu phát triển và sức ép cạnh tranh của thị trường, trình độ quản lý cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, trình độ và năng lực công nghệ của đội ngũ nhân lực, nguồn tài chính bảo đảm cho đổi mới công nghệ,…

Năm 2015 chỉ có 204 doanh nghiệp đăng ký là doanh nghiệp KHCN, nhưng tính đến tháng 7/2017, cả nước có 303 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN, tăng 69 doanh nghiệp so với thời điểm tháng 6/2016. Tổng doanh thu năm 2016 của các doanh nghiệp KHCN đạt

14.400 tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 2015. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt gần

1.300 tỷ đồng, tăng 2,35% so với năm 2015. Các doanh ngiệp này đã giải quyết được hơn 16.612 việc làm cho xã hội [14]. Hiện nay cả nước có khoảng 480 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN, 39 tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp CNC, 24 tổ chức và doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng CNC.

Theo đó, căn cứ báo cáo của 165 doanh nghiệp cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2018 doanh nghiệp KHCN đã tạo ra việc làm cho 23.989 người lao động, tổng doanh thu của 165 doanh nghiệp năm 2018 đạt hơn 160.000 tỷ đồng, trong đó có 151 doanh nghiệp có


doanh thu từ sản phẩm KHCN với tổng giá trị đạt 8.672,8 tỷ đồng; 147 doanh nghiệp có lãi với tổng lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 5.215,2 tỷ đồng. Đặc biệt trong 165 doanh nghiệp KHCN có 110 doanh nghiệp thực hiện đầu tư cho phát triển KHCN với tổng kinh phí đầu tư đạt 853,5 tỷ đồng, 36 doanh nghiệp trích lập quỹ phát triển KHCN của doanh nghiệp với tổng kinh phí trích lập năm 2018 là 55,6 tỷ đồng. [12]

Các doanh nghiệp KHCN chú trọng tới việc đầu tư hoạt động cho R&D, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong số các doanh nghiệp KHCN khoảng 7% doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận từ kết quả của các nhiệm vụ nghiên cứu KHCN được tài trợ từ NSNN, số còn lại hơn 90% doanh nghiệp tự đầu tư nghiên cứu hoặc nhận chuyển giao kết quả KHCN bằng nguồn vốn chính của doanh nghiệp.

Bốn là, nguồn cầu từ các Viện nghiên cứu, trường đại học, cá nhân trong xã hội.

Với mục đích nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, giảng dạy và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh trên cơ sở tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ. Nhu cầu mua công nghệ chủ yếu để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học, R&D ngày càng cao; từ đó góp phần quan trọng tạo nguồn cung công nghệ chất lượng cao.

3.2.1.3. Số lượng và chất lượng các tổ chức trung gian môi giới trên TTCNC có sự phát triển và ngày càng gia tăng

Tổ chức trung gian, môi giới là các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đổi mới, chuyển giao và thương mại hóa sản phẩm CNC. Tùy theo từng loại hình, chức năng, quy mô và chuyên môn hóa khác nhau, các tổ chức này thực hiện cung cấp các loại hình dịch vụ thông tin và môi giới, dịch vụ sở hữu trí tuệ, dịch vụ thương thảo, đàm phán hợp đồng CGCN, dịch vụ đánh giá, định giá công nghệ, dịch vụ pháp lý, dịch vụ quản lý dự án, dịch vụ hỗ trợ tài chính, dịch vụ tiếp thị và thị trường sản phẩm. Thực tế, cũng có nhiều tổ chức vừa cung cấp một số dịch vụ chuyên sâu, đồng thời thực


hiện chức năng tích hợp hệ thống các loại hình dịch vụ khác với mục tiêu đáp ứng nhu cầu về dịch vụ trọn gói cho khách hàng.

Hiện nay cả nước có 20 sàn giao dịch công nghệ tại các địa phương; 63 trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN, trung tâm thông tin KHCN; 04 khu CNC; 08 công viên phần mềm; 186 tổ chức cung cấp dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; 01 tổ chức giám định sở hữu công nghiệp; khoảng 240 tổ chức thẩm định giá, 47 cơ sở ươm tạo công nghệ; 23 tổ chức thúc đẩy kinh doanh; 170 không gian làm việc chung, 50 trung tâm CGCN thuộc các viện nghiên cứu, trường đại học và các loại hình tổ chức khác (hiệp hội, doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề liên quan đến tư vấn, môi giới CGCN, ...), 01 sàn giao dịch công nghệ Vùng Duyên hải Bắc Bộ kết nối 05 sàn giao dịch trong khu vực gồm Quảng Ninh, Hải phòng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, 01 sàn giao dịch Vùng Đồng Bắc Sông Cửu Long dự kiến kết nối các sàn giao dịch công nghệ trong khu vực như Cần Thơ, Tiền Giang, An Giang đang trong giai đoạn thành lập [15].

Bên cạnh đó các hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ, chợ công nghệ và thiết bị, chợ công nghệ và thiết bị trực tuyến, công tác hỗ trợ các địa phương, cơ quan, DN xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu công nghệ tiếp tục được triển khai hiệu quả. Đặc biệt, cơ sở dữ liệu về công nghệ liên tục được cập nhật bao gồm 2.000 nguồn cung, với 1.600 nguồn cung công nghệ từ viện, trường và 400 nguồn cung từ các đơn vị, tổ chức nước ngoài; 412 nguồn cầu công nghệ; đã trình diễn, giới thiệu khoảng 800 nguồn cung công nghệ. Qua đó, hỗ trợ và ký kết thành công gần 150 hợp đồng CGCN, thỏa thuận hợp tác với trị giá gần 800 tỷ đồng [36].

Các sự kiện chợ công nghệ, thiết bị (Techmart), kết nối cung cầu công nghệ (Techdemo), ngày hội khởi nghiệp công nghệ cũng đã tạo được hiệu ứng tích cực đối với TTCNC trong nước. Thực tế cho thấy, tổ chức trung gian đang là “điểm nghẽn” hiện nay của TTCNC với kết quả điều tra 264 tổ chức trung gian (được chia thành 03 khu vực: miền Bắc, miền Trung và miền Nam)


cho thấy: có hai loại hình chủ yếu là doanh nghiệp (64.0%) và trung tâm/viện nghiên cứu (36.0%) với số vốn khoảng dưới 10 tỷ - 50 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu thông qua các hình thức: dịch vụ tư vấn (83.3%), hỗ trợ kỹ thuật (54.9%), giới thiệu tư vấn chuyển giao (22.0%), đổi mới sáng tạo (14.0%), bảo hộ sở hữu trí tuệ (11.4%), thẩm định/kiểm định/hợp chuẩn, hợp quy (9.5%) và sự kiện công nghệ (5.2%) [36].

Để gia tăng giá trị giao dịch công nghệ hàng năm, Bộ KHCN tổ chức các hoạt động xúc tiến và kết nối cung cầu công nghệ: Giai đoạn 2016-2018 đã tổ chức gần 1.000 phiên kết nối cung cầu, kết nối đầu tư cho hơn 5.000 tổ chức, doanh nghiệp về các công nghệ mới theo nhu cầu của doanh nghiệp và các địa phương; đã lựa chọn và giới thiệu được hơn 1.500 quy trình, công nghệ, thiết bị, sản phẩm và kết quả nghiên cứu của gần 1.000 doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tổ chức KHCN, các Sở KHCN và các doanh nghiệp của tỉnh thành, đồng thời đã xây dựng bộ dữ liệu của 3.500 nhà khoa học, nhà quản lý và 480 đề tài. Các sự kiện kết nối cung cầu công nghệ (Techdemo), Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) và các Sàn giao dịch công nghệ, Trung tâm ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN đã mở ra nhiều cơ hội thương mại hóa các sản phẩm KHCN của doanh nghiệp, viện, trường, tổ chức KHCN. Đã có hơn 2000 hợp đồng và biên bản được ký kết trong giai đoạn 2012-2017 với tổng giá trị giao dịch đạt gần 4.200 tỷ đồng, trong giai đoạn 2015-2018 đã có hơn 1200 hợp đồng và biên bản được ký kết với tổng giá trị giao dịch đạt gần

1.000 tỷ đồng [36].

Việt Nam đã xây dựng cơ sở dữ liệu các kết quả nghiên cứu, được mô tả tóm tắt và số hóa toàn văn, được công bố trên mạng Vista, hiện có 265.515 cơ sở dữ liệu công bố, có 35.101 cơ sở dữ liệu về nhiệm vụ KHCN, có 22.412 thông tin công nghệ, có 365.619 thông tin sáng chế,… [15]. Trong giai đoạn 2016-2019, các nhiệm vụ cấp quốc gia chiếm khoảng 30%, cấp Bộ 34%, cấp tỉnh 31%, cấp cơ sở 5% (hiện phần lớn, các kết quả nghiên cứu tập trung ở các viện/trường, các tổ chức KHCN. Ước tính trung bình hàng năm (2016-


2019) có khoảng 1.400 kết quả nghiên cứu được đăng ký tại Cục Thông tin KHCN Quốc gia, trong đó có nhiều nhiệm vụ triển khai 2-3 năm. Ví dụ năm 2018, Cục đã cấp khoảng 1.250 giấy đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia và cấp Bộ. Ngoài ra, các địa phương trong cả nước trong 2017-2019 đã triển khai khoảng 1.100 nhiệm vụ (khoa học nông nghiệp chiếm khoảng 31%; khoa học kỹ thuật và công nghệ chiếm 25%; khoa học xã hội chiếm 19%; khoa học nhân văn chiếm 8%; khoa học tự nhiên chiếm 6%; khoa học y, dược chiếm 11%) [15]. Các kết quả nghiên cứu này là sản phẩm của các nhiệm vụ KHCN, gồm: báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ; phụ lục tổng hợp các số liệu điều tra, khảo sát, bản đồ, bản vẽ, ảnh, tài liệu đa phương tiện; phần mềm được đăng ký và giao nộp tại Cục Thông tin KHCN quốc gia. Theo quy định, các nhiệm vụ sau khi nghiệm thu phải được đăng ký tại Cục Thông tin KHCN Quốc gia. Các kết quả nghiên cứu này có thể được coi là nguồn hàng hóa KHCN có tiềm năng ứng dụng vào cuộc sống, đặc biệt là các kết quả của các đề tài, dự án về nông nghiệp, y dược, kỹ thuật và công nghệ.

Bảng 3.11. Cơ sở dữ liệu tích hợp thông tin khoa học công nghệ


Cơ sở dữ liệu

Số lượng

Ghi chú

Cơ sở dữ liệu công bố

265.515


Cơ sở dữ liệu nhiệm vụ

35.101


Cơ sở dữ liệu công nghệ

22.412


Cơ sở dữ liệu sáng chế

365.619


Cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn

15.872


Dữ liệu mở

24


Nguồn: Cục Thông tin KHCN Quốc gia

Ngoài ra, năm 2019 Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức rất nhiều các hoạt động như sự kiện trình diễn, kết nối cung cầu, chuỗi sự kiện chợ công nghệ, triển lãm quốc tế góp phần nâng cao các hoạt động xúc tiến thị trường. Các sự kiện này đã tạo được hiệu ứng tích cực đối với thị trường KHCN trong nước kết nối với thị trường quốc tế [Phụ lục 10].


3.2.2. Hạn chế

Một là, gia tăng về số lượng và chất lượng nguồn cung sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao trên thị trường công nghệ cao chưa nhiều

Nguồn cung công nghệ nội sinh của Việt Nam còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Việc thương mại hóa kết quả R&D của Việt Nam còn nhiều bất cập việc triển khai thương mại hóa còn lúng túng và chưa có chiều sâu. Năng lực đổi mới công nghệ không cao và hầu hết các DN tiếp nhận công nghệ chủ yếu ở dạng thiết bị, máy móc và dây chuyền công nghệ đồng bộ, việc tiếp nhận công nghệ ở dạng bí quyết công nghệ rất hạn chế,... cụ thể như ngành kim loại và chế tạo máy Việt Nam chủ yếu dừng lại ở hoạt động gia công chế biến thô, các sản phẩm tinh hàm lượng chất xám cao còn rất hạn chế. Điều này phán ảnh ở giá trị giao dịch công nghệ của ngành chủ yếu là mua máy móc công nghệ trong nước. Tuy nhiên, xu hướng chuyển dịch sang mua máy móc công nghệ là khá rò khi tốc độ tăng trưởng giao dịch công nghệ trong nước là âm trong cả giai đoạn nghiên cứu trong khi tốc độ tăng trưởng giá trị giao dịch công nghệ nước ngoài có sự tăng trưởng nhẹ lên 13% [15].

Các tổ chức R&D phát triển chưa đồng bộ, việc kết nối giữa nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, các học viện, nhà trường và các trung tâm nghiên cứu còn rời rạc. Theo thống kê các tổ chức R&D khu vực nhà nước thuộc bộ ngành chiếm tỷ lệ lớn (gần 70%), trong khi đó, tỷ lệ các tổ chức thuộc trường đại học, học viện và DN nhà nước lại chiếm tỷ lệ nhỏ (hơn 30%). Điều này phản ánh hệ thống các tổ chức R&D ở nước ta vẫn mang tính độc lập, sự liên kết, đan xen với khối đại học và khối DN chưa nhiều…

Nguồn cung công nghệ ngoài nước cũng còn nhiều hạn chế, các công nghệ chủ yếu được nhập từ Trung quốc với tỷ lệ cao 25%, công nghệ nhập từ Mỹ và các nước công nghiệp phát triển còn ở mức khiêm tốn (Khoảng 25%), còn lại là nhập từ các nước khác chiếm khoảng 25% (Hình 3.3). Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra hiện nay đó là hầu hết nguồn công nghệ nhập khẩu chủ yếu

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 07/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí