Một Số Khó Khăn Trong Phát Triển Thị Trường Công Nghệ Cao Ở Việt Nam


3.1.2. Một số khó khăn trong phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, quá trình phát triển thị trường KH&CN của nước ta còn tồn tại một số khó khăn nhất định sau:

Một là, so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, giá trị và lượng hàng hóa CNC được giao dịch ở nước ta hiện nay chưa nhiều.

Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế chưa thực sự tạo ra những động lực lớn, để hình thành nên các tổ chức KH&CN ở khu vực DN và khu vực tư nhân, trong khi sức ép cạnh tranh quốc tế ngày lại càng tăng.

Ba là, mặc dù chất lượng phát triển thị trường CNC đã tăng lên nhưng so với yêu cầu đặt ra thì vẫn còn nhiều bất cập.

Bốn là, thị trường CNC ở nước ta vẫn ở trình độ thấp, các yếu tố cấu thành thị trường chưa phát triển đồng bộ; Năng lực của nhiều chủ thể trên thị trường còn thấp, số lượng các tổ chức nghiên cứu và phát triển ở nước ta đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên tốc độ tăng không đồng đều, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

3.2. Thành tựu, hạn chế trong phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam

3.2.1. Thành tựu

3.2.1.1. Số lượng, chất lượng nguồn cung sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao trên thị trường công nghệ cao ngày càng gia tăng

Một là, gia tăng về số lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao trên thị trường công nghệ cao

Thứ nhất, gia tăng số lượng sản phẩm công nghệ cao

Sự gia tăng số lượng các sản phẩm CNC được đánh giá là sự gia tăng các sản phẩm CNC là đối tượng SHCN và trên các tiêu chí: (1) Số lượng văn bằng bảo hộ được cấp; (2) Cơ cấu các văn bằng bảo hộ được cấp; (3) Nguồn gốc các văn bằng bảo hộ được cấp.


Số lượng văn bằng bảo hộ được cấp

Bảng 3.1. Số lượng văn bằng bảo hộ được cấp giai đoạn 2011 - 2019


TT

Loại đơn

đăng ký

Số văn bằng bảo hộ người Việt Nam được cấp


2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

1

Sáng chế

40

45

59

36

63

76

109

205

169

2

Giải pháp

hữu ích

45

59

74

66

86

114

118

290

230

3

Kiểu dáng công

nghiệp


807


631


852


984


841


877


1339


1277


1234

4

Nhãn hiệu

15502

14976

14503

15378

14207

13672

15172

14492

22265

Tổng số

16394

15711

15488

16464

15197

14739

16738

16264

23898

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam - 11

Nguồn:[27]

Bảng 3.2. Số lượng văn bằng bảo hộ của người nước ngoài được cấp giai đoạn 2011 - 2019

TT

Loại đơn đăng ký

Số văn bằng bảo hộ người nước ngoài được cấp


2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

1

Sáng chế

945

980

1203

1332

1325

1347

1636

2014

2451

2

Giải pháp hữu ích

23

28

33

20

31

24

28

65

72

3

Kiểu dáng

công nghiệp

338

440

510

650

545

577

928

1083

938

4

Nhãn hiệu

5938

5066

5156

5201

4133

4368

4229

4070

6555

T. số


7244

6514

6902

7203

6034

6316

6821

7232

10016

Nguồn:[27]

Theo số liệu thống kê tại Bảng 3.1 tổng số văn bằng bảo hộ được Cục SHTT Việt Nam cấp cho người Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2019 gia tăng hàng năm. Trong sự gia tăng này, số lượng các văn bằng bảo hộ cho người Việt Nam sự gia tăng lớn về quy mô, tốc độ và chiếm tỷ trọng lớn. Số lượng văn bằng bảo hộ được cấp đã tăng từ 23.638 văn bằng năm 2011 lên 33.914 văn bằng năm 2019, tăng gần 1,5 lần. Bảng 3.1 cũng cho thấy trước năm 2018 số lượng văn bằng bảo hộ có tốc độ tăng đều hàng năm, nhưng từ sau năm 2019 sổ lượng văn bằng bảo hộ có sự gia tăng đột biến (từ 16.738 văn bằng năm 2017 lên 23.898 văn bằng năm 2019); tốc độ tăng năm 2019 so


với năm 2017 là 70,03% [Phụ lục 2]. Theo số liệu thống kê bảng 3.2 số lượng các văn bằng bảo hộ cấp cho người nước ngoài có sự gia tăng giữa các năm, nhưng sự gia tăng này là không liên tục và ổn định (số lượng năm 2012, 2013, 2015, 2016, 2017 thấp hơn so với năm 2011. Tỷ lệ tăng giữa các năm tăng không cao. Điều này phản ánh, lượng văn bằng bảo hộ cấp cho các chủ thể nước ngoài trong giai đoạn 2011-2019 có sự gia tăng nhưng không liên tục, không ổn định và có đóng góp không nhiều vào sự gia tăng của sản phẩm, dịch vụ CNC là các đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp [11].

Cơ cấu các văn bằng bảo hộ được cấp

Về cơ cấu các văn bằng bảo hộ được cấp, đối với cả người Việt Nam và người nước ngoài, theo thống kê tại Bảng 3.1 và 3.2 cho thấy sản phẩm công nghệ là nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và gia tăng đột biến trong các năm 2017, 2018, 2019 còn sản phẩm công nghệ là các văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích chiếm số lượng và tỷ lệ rất thấp trong tổng sổ loại sản phẩm, dịch vụ CNC.

Nguồn gốc các văn bằng bảo hộ được cấp

Nguồn gốc các văn bằng bảo hộ được cấp cho thấy, các sáng chế do các tổ chức CNC của Việt Nam làm ra ít hơn nhiều so với các sáng chế do các tổ chức CNC nước ngoài đăng ký bảo hộ tại Việt Nam (tổng số năm 2018 là 205/2.014, năm 2019 có tỷ lệ là 169/2.451 sáng chế), nhưng người Việt Nam có ưu thế hơn hẳn ở giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp [Phụ lục 3].

Hiện nay ở nước ta có nhiều loại hình dịch vụ trên TTCNC, trong đó có những dịch vụ chủ yếu như sau: Dịch vụ kiểm định mẫu nguyên liệu và sản phẩm: ở nước ta đây là loại hình dịch vụ phát triển như kiểm định về chất lượng sản phẩm, sức bền vật liệu; Dịch vụ giám định các sản phẩm CNC: Hiện nay, ở nước ta dịch vụ giám định các sản phẩm CNC của yếu là do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xét duyệt, thẩm định các dự án đầu tư, chưa có tổ chức giám định chuyên nghiệp phục vụ cho các chủ thể trên TTCNC;


Dịch vụ pháp lý về sở hữu công nghệ và CGCN: Hiện nay dịch vụ này đã phát triển, tuy nhiên chỉ tập trung ở dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, ít có dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế; Dịch vụ tài chính: Thực hiện chính sách ưu đãi đối với hoạt động KHCN. Các ngân hàng đã cho vay để hỗ trợ các hoạt động KHCN. Tuy nhiên, do tính rủi ro cao nên các ngân hàng chủ yếu cho các doanh nghiệp nhà nước vay, còn các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ doanh nghiệp KHCN khó tiếp cận được nguồn vốn vay. Ở nước ta đã có quỹ đầu mạo hiểm của nước ngoài, nhưng quỹ này mới đi vào hoạt động nên chưa có nhiều đóng góp thiết thực.

Đối với công tác thẩm định cơ sở khoa học các quy hoạch, đề án và thẩm định công nghệ các dự án đầu tư, Bộ KHCN đã chủ trì thẩm định, góp ý kiến đối với 5 quy hoạch phát triển KT-XH, 4 quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, 33 dự án đầu tư và 1 đề án phát triển ngành, lĩnh vực. Ngoài ra, Bộ KHCN đã thành lập 6 hội đồng thẩm định công nghệ do các nhà đầu tư đề xuất trong các lĩnh vực về môi trường, hóa chất, dầu khí, xử lý rác thải. Đối với công tác thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng CGCN, năm 2017 Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận cho 16 hợp đồng CGCN (trong đó có 11 hợp đồng CGCN cấp mới và 5 hợp đồng CGCN sửa đổi, bổ sung) [10].

Theo Bộ KHCN, giai đoạn 2015 - 2018, số lượng hợp đồng tư vấn, CGCN đạt trung bình 3.000 hợp đồng/năm, tăng trưởng 12%/năm; giá trị hợp 11 đồng tư vấn, CGCN trung bình 54,5 tỷ đồng/năm, có mức tăng trưởng 10%/năm. Bên cạnh đó, các trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN đã làm chủ gần 300 công nghệ, 50% trung tâm đã tạo ra doanh thu trung bình trên 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận khoảng 10 tỷ đồng/năm [36].

Hoạt động CGCN được thực hiện phong phú, đa dạng đạt nhiều kết quả tốt theo 2 loại hình quyền sử dụng đối tượng SHCN và quyền sở hữu đối tượng SHCN ([Phụ lục 13] và [Phụ lục 14]).

Qua bảng số liệu cho thấy đối với loại hình chuyển giao giữa Việt Nam với Việt Nam cả về quyền sử dụng và quyền sở hữu đối tượng công nghiệp có


sự phát triển theo các năm, đặc biệt là các nằm từ 2015 đến 2019, điều này thể hiện sự kết nối cung cầu của các hội chợ công nghệ hàng năm đã có những thành công nhất định.

Đối với loại hình thứ hai là quá trình chuyển giao giữa Việt Nam với nước ngoài về quyền sử dụng và quyền sở hữu đối tượng công nghiệp cũng đã có sự phát triển, tuy nhiên hình thức chuyển giao về quyền sử dụng đối tượng công nghiệp vẫn chiếm ưu thế hơn về hình thức chuyển giao quyền sở hữu đối tượng công nghiệp, điều này cho ta thấy các chủ thể nước ngoài vẫn nắm giữ và hạn chế quyền sở hữu mà chủ yếu chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN. Đây là một nội dung đặt ra đối với các tổ chức trong hoạt động dịch vụ công nghệ trong thời gian tới.

Thứ hai, gia tăng số lượng giá trị giao dịch sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao trên thị trường công nghệ cao

Dựa trên các số liệu của Tổng Cục thống kê, giao dịch công nghệ tính trung bình trên mỗi doanh nghiệp của cả giai đoạn 2012-2018 là gần 1,345 trđ/DN /năm, trong đó tỷ lệ chi phí giao dịch công nghệ nước ngoài so với giao dịch công nghệ trong nước có xu hướng tăng mạnh, từ 0,66 lần năm 2012 đã tăng lên 1,59 lần năm 2018. Trong đó, nhóm ngành điện, điện tử, máy tính là nhóm ngành có giao dịch công nghệ lớn nhất, đạt gần 1,917 trđ/DN /năm (chiếm 22,15% giao dịch công nghệ trên thị trường ngành chế biến, chế tạo), tiếp đến là nhóm ngành kim loại và chế tạo máy (đạt gần 1,896 trđ/DN /năm, chiếm 21,92%), thấp nhất là ngành gỗ, giấy chỉ đạt 0,707 triệu đồng/doanh nghiệp/năm (chiếm 8,17%). Trong đó, chi phí giao dịch công nghệ có nguồn gốc nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao hơn đáng kể so với chi phí giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước, đặc biệt là ngành kim loại và chế tạo máy, năm 2012 tỷ trọng giá trị giao dịch công nghệ có nguồn gốc nước ngoài chỉ bằng 1,67 lần thì năm 2018 đã tăng lên 12,76 lần.

Tốc độ tăng trưởng trung bình giá trị giao dịch công nghệ không đều trong giai đoạn nghiên cứu, mức biến động này chủ yếu xảy ra ở giá trị giao


dịch công nghệ nước ngoài. Tính trung bình tốc độ tăng trưởng trung bình của cả giai đoạn 2012-2018 là 19% trong đó tốc độ tăng giá trị giao dịch công nghệ trong nước và nước ngoài tương ứng là 10% và 28%. Trong giá trị giao dịch công nghệ thì giá trị mua công nghệ chiếm 84,1% trong khi giá trị nâng cấp công nghệ chiếm 15,9%. Xét về giá trị mua nâng cấp công nghệ từ nhà cung cấp hay từ khách hàng, số liệu thống kê cho thấy, doanh nghiệp chủ yếu mua và nâng cấp công nghệ có chuyển giao từ doanh nghiệp khách hàng (752,27 trđ/DN/năm) gấp 1,61 lần giá trị mua và nâng cấp công nghệ từ nhà cung cấp (466,54 trđ/DN/năm) [Phụ lục 12].

Giá trị giao dịch xét theo nhóm ngành. Đánh giá giá trị giao dịch công nghệ theo nhóm ngành con của ngành công nghiệp chế biến chế tạoViệt Nam giai đoạn 2012-2018 có thể thấy, nhóm ngành điện điện tử máy tính là nhóm ngành có giá trị giao dịch công nghệ lớn nhất 1916,75 trđ/DN/năm, tiếp đến là nhóm ngành kim loại và chế tạo máy (1895,29 trđ/DN/năm). Trong đó, giá trị giao dịch công nghệ nước ngoài luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn đáng kể so với giá trị giao dịch công nghệ trong nước đặc biệt là ngành kim loại và chế tạo máy, năm 2012 tỷ trọng giá trị giao dịch công nghệ nước ngoài chỉ bằng 1,67 lần thì năm 2018 con số này đã tăng lên 12,76 lần. Đây cũng là ngành thuộc nhóm CNC do vậy, nhu cầu mua công nghệ là khá lớn, đặc biệt là những CNC mà hiện Việt Nam chưa đủ khả năng tự sản xuất [15].

Điểm đáng lưu ý là nhóm ngành chế biến thực phẩm có tổng giá trị giao dịch công nghệ khá cao (1549,16 trđ/DN/năm) trong giai đoạn 2012- 2018. Theo nhận định của các chuyên gia, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam đang có đà phát triển tốt với nhu cầu lớn về thu hút vốn và công nghệ hiện đại. Trên thực tế hiện nay, Việt Nam đã hình thành hệ thống công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản công suất thiết kế đảm bảo chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu mỗi năm, với trên 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình. Trong đó, một số ngành hàng hoặc sản phẩm có thiết bị


chế biến hiện đại, mang tầm của khu vực và thế giới. Trong đó tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là giá trị mua công nghệ nước ngoài với tỷ lệ 34%/năm. Kim ngạch xuất khẩu của ngành liên tục tăng mạnh, sản phẩm đã dần có chỗ đứng trên thị trường thế giới là minh chứng cho kết quả đầu tư công nghệ hợp lý của ngành. Trong các nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo thì ngành chế biến gỗ giấy là ngành có giá trị giao dịch công nghệ thấp nhất (706,90 vnđ/DN/năm). Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành một trong năm ngành mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam, mặc dù thời gian qua ngành đã có một số nỗ lực trong cải tiến công nghệ sử dụng trong chế biến gỗ giấy. Nhiều công nghệ mới, hiện đại như công nghệ xử lý biến tính gỗ, tạo các vật liệu composite gỗ cũng đã được đầu tư tại Việt Nam.

Tuy nhiên, những công nghệ này cần mức đầu tư tương đối lớn đặc biệt là công nghệ nước ngoài, với trên 76% doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngành thì việc đầu tư những công nghệ này thường vượt quá khả năng của doanh nghiệp. Do vậy, giá trị giao dịch công nghệ nước ngoài của ngành chế biến gỗ là thấp nhất trong tất cả các nhóm ngành (338,16 trđ/DN/năm).

Nhìn chung, giai đoạn năm 2016-2018, giá trị giao dịch công nghệ đạt mức tăng cao hơn nhiều so với giai đoạn trước đó. Ba nhóm ngành có giá trị giao dịch CNC trong giai đoạn này là hóa chất cao su, chế biến thực phẩm, điện điện tử máy tính. Đánh giá tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2012-2018 có thể thấy tốc độ tăng trưởng giao dịch công nghệ nước ngoài tăng mạnh hơn tốc độ tăng trưởng giao dịch công nghệ trong nước ở tất cả hầu hết ngành. Tốc độ tăng trưởng giá trị giao dịch công nghệ trong nước cao nhất là ở nhóm dệt may (20%) và giá trị giao dịch công nghệ nước ngoài cao nhất ở nhóm ngành chế biến gỗ giấy (48%) [15].

Giá trị giao dịch xét theo loại hình sở hữu. Trong hai đối tượng doanh nghiệp là doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân thì giá trị giao dịch công nghệ của doanh nghiệp FDI đạt ở mức cao (1839,75 trđ/DN/năm), gấp 1,65 lần nhóm doanh nghiệp tư nhân [15].


Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2012-2018 của doanh nghiệp FDI đạt 23% trong khi doanh nghiệp tư nhân lên tới 26%. Đáng chu ý là giá trị giao dịch công nghệ trong nước của doanh nghiệp FDI có mức tăng trưởng thấp 7%. Điều này cho thấy sản phẩm công nghệ Việt Nam sản xuất và chế tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu cao của doanh nghiệp FDI.

Xét về giao dịch công nghệ theo nhóm ngành công nghệ cao

Với nhóm ngành CNC, tốc độ tăng giá trị giao dịch công nghệ nước ngoài khá cao so với tốc độ tăng giá trị giao dịch công nghệ trong nước (cao hơn 2,2 lần). Với các doanh nghiệp này, các công nghệ trong nước gần như không có khả năng đáp ứng nhu cầu công nghệ hiện đại và ngày càng tăng của thị trường. Nhìn chung, xu hướng tăng trưởng thường thấp ở các năm đầu của giai đoạn nghiên cứu 2012-2015 và tăng cao ở giai đoạn 2017-2018. Đây là tín hiệu đáng mừng, phần nào phản ánh doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến đầu tư nâng cấp công nghệ để đổi mới mở rộng sản xuất.

Giá trị giao dịch xét theo quy mô doanh nghiệp. Đánh giá giá trị giao dịch công nghệ phân theo quy mô doanh nghiệp có thể thấy các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì giá trị giao dịch công nghệ nhìn chung càng cao và ngược lại. Đầu tư công nghệ là rất tốn kém đặc biệt là các công nghệ hiện đại, không nhiều doanh nghiệp Việt Nam có đủ tiềm lực đầu tư công nghệ quy mô lớn. Do vậy, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ khả năng đầu tư công nghệ là rất khó khăn. Điều này dẫn đến giá trị giao dịch công nghệ của nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ chỉ khoảng 593,67 tr.đ/DN/năm với giá trị giao dịch trong nước và nước ngoài gần như không có sự khác biệt [15].

Tốc độ tăng trưởng giao dịch công nghệ của doanh nghiệp quy mô lớn khá thấp, chỉ đạt 8% trong khi hai nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa đạt trung bình 28-30%. Điều này có thể lý giải do các doanh nghiệp quy mô lớn thường là các doanh nghiệp có thời gian hoạt động khá dài, tuổi doanh nghiệp lớn nên các doanh nghiệp này phần nhiều đã đầu tư công nghệ trong

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 07/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí