Tỉ Trọng Xuất Khẩu Sản Phẩm, Dịch Vụ Có Độ Tập Trung Công Nghệ Cao Và Trung Bình Cao


Thứ hai, đẩy mạnh phát triển các tổ chức trung gian kết nối cung cầu sản phẩm, dịch vụ công nghệ nói chung, sản phẩm, dịch vụ CNC nói riêng. Ở Đức, các tổ chức trung gian kết nối cung cầu sản phẩm, dịch vụ công nghệ được gọi chung là Trung tâm công nghệ. Các hình thức tổ chức của Trung tâm công nghệ gồm có: Trung tâm tư vấn; Trung tâm thông tin patent; Trung tâm chuyển giao và trình diễn công nghệ; Trung tâm hỗ trợ khởi lập doanh nghiệp. Các Trung tâm công nghệ được thành lập ở tất cả các bang, do chính quyền bang chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý KHCN và một số cơ quan liên quan của Liên bang thành lập. Các Trung tâm công nghệ có chức năng hỗ trợ các hoạt động CGCN được tiến hành dễ dàng, nhanh và hiệu quả hơn. Chức năng cụ thể của các Trung tâm công nghệ được quy định như sau:

Trung tâm tư vấn có chức năng thực hiện dịch vụ tư vấn, giúp đỡ trọn gói việc tư vấn CGCN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; Giúp đỡ tìm kiếm thông tin và xử lý theo yêu cầu; Môi giới giữa đối tác hợp tác và đối tác chuyển giao; Tổ chức mạng liên kết, quan hệ hợp tác liên kết với đối tác.

Trung tâm thông tin patent có chức năng chỉ dẫn về bảo vệ và hỗ trợ patent; Giúp tìm kiếm patent; Tổ chức, môi giới làm việc với các nhà sáng chế; Tổ chức các hội thảo, lớp học...

Trung tâm chuyển giao và trình diễn công nghệ có chức năng tư vấn và trình diễn công nghệ đặc thù; Tiến hành các công việc liên quan đến các dự án CGCN do Nhà nước tài trợ; Tra cứu, cung cấp các kết quả nghiên cứu cơ bản; Giúp chuẩn bị khi đưa các công nghệ mới vào sử dụng,...

Trung tâm hỗ trợ khởi lập doanh nghiệp có chức năng tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp trẻ giai đoạn mới thành lập; Duy trì các hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp tục phát triển ở các giai đoạn tiếp theo; Cung ứng cơ sở hạ tầng, diện tích cho thuê (phòng họp, phòng thí nghiệm,…); Tiến hành các dịch vụ chung (điện thoại, văn thư); Môi giới các dịch vụ và tiến hành các tư vấn (ngân hàng, kế toán,...).


Việc quy định chức năng như trên chỉ mang tính tương đối, thể hiện chức năng chủ yếu của các Trung tâm công nghệ khi thành lập, còn thực tế các Trung tâm công nghệ hoạt động theo phương thức kết hợp các chức năng kể trên. Tuy nhiên, để các Trung tâm công nghệ hoạt động, Chính phủ Đức hỗ trợ cơ sở hạ tầng, chi phí bộ máy và hoạt động. Đối với cơ sở hạ tầng, Chính phủ Đức hỗ trợ dưới dạng một Chương trình, trong đó các Trung tâm công nghệ được tài trợ tối đa 80% theo tỷ lệ liên bang 50%, bang 50% [14]; Đối với chi phí bộ máy và hoạt động, Chính phủ hỗ trợ dưới dạng một Chương trình, trong đó các Trung tâm công nghệ được tài trợ tối đa 60% nhưng không quá 200 ngàn euro/năm cho một Trung tâm công nghệ, theo tỷ lệ Liên bang 75%, Bang 25% [14].

Thứ ba, ưu tiên đầu tư phát triển các Trung tâm hỗ trợ khởi lập doanh nghiệp. Trung tâm hỗ trợ khởi lập doanh nghiệp là một trong các hình thức tổ chức của Trung tâm công nghệ. Ngoài chức năng của một Trung tâm công nghệ, Trung tâm hỗ trợ khởi lập doanh nghiệp còn có nhiệm vụ tổ chức liên kết giữa các đối tác cần thiết cho việc khởi lập doanh nghiệp như: Ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước, đội ngũ các nhà khoa học,... Mục tiêu ưu tiên đầu tư phát triển các Trung tâm hỗ trợ khởi lập doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện pháp lý cho việc hình thành quan điểm, ý tưởng công nghệ; Hỗ trợ, giúp đỡ thành lập doanh nghiệp trẻ, nhất là doanh nghiệp công nghệ mới thành lập và đồng hành cùng các doanh nghiệp này trong 3 đến 5 năm sau khi thành lập. Qua đó hỗ trợ chuyển giao tri thức và công nghệ nhằm tăng cường tiềm lực đổi mới của vùng và hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế của vùng; đồng thời tạo mạng liên kết quốc gia và quốc tế.

Nguồn vốn tham gia đầu tư phát triển các Trung tâm hỗ trợ khởi lập doanh nghiệp từ nhiều chủ thể khác nhau như chính quyền các cấp, doanh nghiệp, cơ quan quản lý và các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội. Các nguồn vốn đó bao gồm: Chính quyền Liên bang 23%; Chính quyền Bang 13%; Doanh nghiệp 12%; Ngân hàng thương mại 11%; Phòng thương mại và Công

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.


nghiệp 9%; Còn lại là đóng góp của các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội,... Tùy theo vai trò của các Trung tâm hỗ trợ khởi lập doanh nghiệp ở mỗi vùng kinh tế khác nhau mà tỷ lệ nguồn vốn nhà nước chiếm từ 40-60% [14]. Đặc biệt, giai đoạn hình thành thì tỷ lệ nguồn vốn nhà nước chiếm tỷ trọng cao hơn, ở giai đoạn phát triển thì tỷ lệ nguồn vốn nhà nước chiếm tỷ trọng thấp hơn vì ở giai đoạn này các Trung tâm hỗ trợ khởi lập doanh nghiệp đã có thể trang trải được chi phí hoạt động của mình.

Nhờ chủ trương ưu tiên đầu tư phát triển các Trung tâm hỗ trợ khởi lập doanh nghiệp của Chính phủ Đức, mà từ 1983 đến nay thành lập 360 Trung tâm hỗ trợ khởi lập doanh nghiệp. Theo đó, các Trung tâm hỗ trợ khởi lập doanh nghiệp đã ươm tạo thành công 16.000 doanh nghiệp, tạo ra 150.000 chỗ làm việc; tỷ lệ duy trì và phát triển là 90%; đã có 8.000 doanh nghiệp phát triển độc lập mà không cần đến sự hỗ trợ của Trung tâm hỗ trợ khởi lập doanh nghiệp; thời gian lập nghiệp của các Trung tâm hỗ trợ khởi lập doanh nghiệp bình quân là 4 năm [14].

2.3.1.3. Kinh nghiệm của Israel

Là quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô hạn do luôn bị thiếu nước, nhưng nhờ áp dụng thành công thành tựu KHCN, mà Israel đã vươn lên rất mạnh mẽ với nhiều điều kỳ diệu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt Israel có thị trường KHCN phát triển hàng đầu khu vực và trên thế giới. Và đó là lý do vì sao Israel có TTCNC phát triển. Từ thực tiễn phát triển TTCNC của Israel có thể rút ra được một số kinh nghiệm sau đây:

Thứ nhất, thương mại hoá sản phẩm KHCN dựa trên nguyên tắc thị trường. Để thúc đẩy thương mại hoá sản phẩm KHCN, đẩy nhanh quá trình ứng dụng sản phẩm KHCN vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ ở Israel, năm 1969 Chính phủ Israel thành lập Văn phòng Nhà khoa học trưởng trực thuộc Bộ Công thương (hiện nay là Bộ Kinh tế và Công nghiệp). Từ năm 2016 đến nay, Văn phòng Nhà khoa học trưởng đổi tên thành Cơ quan đổi mới sáng tạo quốc gia trực thuộc Bộ Kinh tế và Công nghiệp [64]. Cơ quan đổi mới sáng tạo quốc gia có nhiệm vụ điều phối các Chương trình quốc gia đầu tư


cho R&D ở khu vực tư nhân nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm KHCN, trong đó có sản phẩm, dịch vụ CNC. Đây được coi là thành tố cơ bản trong hệ thống hỗ trợ quốc gia cho KHCN và đổi mới sáng tạo. Mỗi năm Cơ quan đổi mới sáng tạo quốc gia đã hỗ trợ cho hơn 500 công ty với trên 1.000 dự án, giá trị tài trợ chiếm 20-50% ngân sách dành cho nghiên cứu [64].

Đặc biệt, ở Israel tuy quá trình hoạch định và thực thi chính sách đổi mới sáng tạo quốc gia đều có sự tham gia của các Bộ, song chức năng chủ trì, điều phối và xây dựng chính sách phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo quốc gia do Bộ Kinh tế và Công nghiệp thực hiện. Mặc dù ở các Bộ đều có Cơ quan đổi mới sáng tạo quốc gia với vai trò là cơ quan hoạch định chính sách đổi mới sáng tạo, thúc đẩy thương mại hoá sản phẩm KHCN và quản lý kinh phí tài trợ cho các dự án do Bộ mình quản lý thì Cơ quan đổi mới sáng tạo quốc gia thuộc Bộ Kinh tế và Công nghiệp giữ vai trò là cơ quan chủ trì và điều phối Diễn đàn KHCN ở tất cả các Bộ.

Thứ hai, Nhà nước giữ vai trò trọng yếu trong việc thúc đẩy R&D. Để phát triển TTCN, đặc biệt là phát triển TTCNC, vấn đề cốt lòi là thúc đẩy R&D phát triển. Để thúc đẩy R&D phát triển, Chính phủ Israel luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc hỗ trợ thúc đẩy R&D. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này của Chính phủ Israel tuân theo nguyên tắc không can thiệp trực tiếp, chỉ hỗ trợ mà không bao cấp và chỉ thực hiện hỗ trợ những lĩnh vực KHCN mà khu vực tư nhân không muốn đầu tư, không có khả năng đầu tư, hoặc không được phép đầu tư. Nói cách khác, Chính phủ Israel chỉ hỗ trợ những lĩnh vực KHCN cần có sự can thiệp của Nhà nước. Cụ thể là Israel ưu tiên hỗ trợ cho nghiên cứu cơ bản và hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu cho khu vực sản xuất dưới dạng các chương trình tài trợ. Theo đó, Chính phủ Israel thực hiện chính sách hỗ trợ 50% cho R&D ở các công ty nội địa có sẵn cơ sở sản xuất, sản phẩm được sản xuất ra trên lãnh thổ Israel và phục vụ xuất khẩu, các bí quyết công nghệ không được chuyển giao ra nước ngoài. Từ năm 2005 đến nay, Chính phủ Israel cho phép chuyển giao các kết quả nghiên cứu, bí quyết công nghệ


do Nhà nước hỗ trợ, hoặc tài trợ ra nước ngoài. Nhờ những chính sách như vậy mà cho đến nay, ngành công nghiệp CNC ở Israel là ngành công nghệ mở và hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh thị trường thế giới [64].

Thứ ba, tiếp cận kết nối cầu - cung thay vì cung - cầu công nghệ [64] tăng cường vai trò của nhà khoa học và doanh nghiệp trong việc lựa chọn các dự án công nghệ triển vọng và có tiềm năng để triển khai. Ở Israel, việc lựa chọn dự án KHCN để Nhà nước hỗ trợ, hay tài trợ từ quá trình nghiên cứu đến thương mại hoá sản phẩm KHCN được thực hiện theo nguyên tắc xuất phát từ nhu cầu thị trường, cầu quyết định cung thay vì việc nhà khoa học cứ tiến hành triển khai nghiên cứu và cho ra công nghệ, kể cả CNC sau đó mới tìm kiếm thị trường, tìm đến nguồn cầu sản phẩm, dịch vụ KHCN. Để kết nối cầu - cung theo nguyên tắc xuất phát từ nhu cầu thị trường, Chính phủ Israel đặc biệt đề cao vai trò của đội ngũ cán bộ KHCN cũng như các doanh nghiệp

- nguồn cung và nguồn cầu sản phẩm, dịch vụ công nghệ, trong đó có sản phẩm, dịch vụ CNC, trong việc tìm kiếm, lựa chọn dự án công nghệ, đặc biệt là dự án CNC để đưa vào triển khai nghiên cứu và thử nghiệm.

Như vậy có thể thấy, thị trường và nhu cầu thị trường do khu vực sản xuất đề xuất là yếu tố tiên quyết để nghiên cứu, xem xét lựa chọn dự án công nghệ nào, nhất là CNC được hỗ trợ, tài trợ để triển khai và thương mại hoá trong thực tiễn.

Thứ tư, phát huy vai trò các tổ chức trung gian kết nối cung cầu sản phẩm, dịch vụ CNC trong việc thúc đẩy thương mại hoá và CGCN, nhất là CNC tại các cơ sở giáo dục đại học. Các cơ sở giáo dục đại học là một thành tố quan trọng cấu thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Israel, vì thế Chính phủ luôn coi trọng kết nối giữa tổ chức trung gian kết nối cung cầu với cơ sở giáo dục đại học nhằm hỗ trợ thúc đẩy thương mại hoá sản phẩm KHCN và CGCN. Thực tế ở Israel cho thấy, có đến 75% sáng chế được tạo ra bởi các cơ sở giáo dục đại học có tiềm năng thương mại hoá và CGCN [64]. Đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao kết quả nghiên cứu từ các cơ sở giáo


dục đại học cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ CNC là Các Công ty CGCN - một hình thức tổ chức trung gian kết nối cung cầu sản phẩm, dịch vụ công nghệ, nhất là sản phẩm, dịch vụ CNC. Ở Israel, sở hữu Công ty CGCN có thể là tư nhân, nhà nước hay cơ sở giáo dục đại học. Việc hỗ trợ thương mại hoá sản phẩm, dịch vụ CNC được tiến hành như sau: Khi nhà khoa học có sáng chế sẽ thông báo cho các Công ty CGCN. Các Công ty CGCN sẽ tiến hành các công việc như: Đánh giá mức độ thương mại hoá tiềm năng đối với sản phẩm, dịch vụ KHCN; Xây dựng kế hoạch kinh doanh, quảng bá, thu hút khách hàng; Soạn thảo hợp đồng CGCN; Xác định tỷ lệ lợi nhuận giữa các bên; Hỗ trợ giao dịch với các nhà đầu tư. Như vậy, các nhà khoa học chỉ chuyên tâm nghiên cứu, sáng tạo. Khi hợp đồng CGCN được thực hiện thành công, các nhà khoa học có sản phẩm, dịch vụ được chuyển giao sẽ nhận 40% giá trị hợp đồng, 60% còn lại được chia thành 3 phần bằng nhau: Một phần nộp ngân sách các cơ sở giáo dục đại học; Một phần nộp vào quỹ phát triển phòng thí nghiệm nghiên cứu; Phần còn lại thuộc các Công ty CGCN [64].

Thứ năm, thông qua các quy định về sở hữu trí tuệ để khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo và tích cực thương mại hoá công nghệ nói chung, CNC nói riêng. Để đảm bảo quyền lợi cho cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp khi tham gia hoạt động CGCN; đồng thời khuyến khích các nhà khoa học cũng như các cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu và đẩy mạnh thương mại hoá công nghệ, đặc biệt là CNC, Chính phủ Israel quy định nghiêm ngặt về quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng CGCN. Theo đó, doanh nghiệp nhận CGCN phải cam kết đưa công nghệ ra thị trường, không có quyền công bố kết quả nghiên cứu của các cơ sở giáo dục đại học. Quyền sở hữu trí tuệ thuộc về cơ sở giáo dục đại học và được quy định rò trong hợp đồng CGCN. Mặt khác, các cơ sở giáo dục đại học không có quyền kinh doanh bằng chính công nghệ do mình nghiên cứu, sáng chế nếu không có sự hợp tác với doanh nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ Israel không cho bán mà chỉ cho phép các cơ sở giáo dục đại học chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho doanh nghiệp theo hợp đồng CGCN.


Thứ sáu, tăng cường hợp tác quốc tế trên cơ sở đó đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng CNC.

Israel là quốc gia tiên tiến nhất ở Tây Á và Trung Đông về phát triển kinh tế, khoa học, nhất là công nghiệp. Nền giáo dục đại học chất lượng và việc hình thành cộng đồng dân cư có trình độ học vấn cao là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự bùng nổ CNC và phát triển kinh tế nhanh chóng của Israel. Tuy nhiên, do nằm trong khu vực luôn tiềm ẩn nhiều bất ổn về chính trị, kinh tế, quân sự nên Chính phủ Israel đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác R&D với các quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Và, Israel là quốc gia đầu tiên được Intel, Micrisoft và các tập đoàn đa quốc gia CNC như IBM, Google, Apple, Hewlett-Packard, Systems, Facebook, Cisco, Motorola lựa chọn để xây dựng cơ sở R&D của họ ở nước ngoài.

Một trong những chương trình hợp tác quốc tế thành công giữa Israel và Mỹ là Quỹ BIRD (Binational Industrial Research and Development) nhằm tài trợ cho các dự án phát triển sản xuất công nghiệp phi quốc phòng phục vụ lợi ích giữa hai quốc gia. Có thể khẳng định, sự thành công của Israel trong phát triển CNC cũng như phát triển TTCNC là kết quả kết hợp hài hòa giữa chính sách hỗ trợ, thu hút nhân tài của Chính phủ với việc xã hội hóa R&D như các “Vườn ươm công nghệ”, cùng với việc tiếp thu, hợp tác tốt trong R&D về công nghiệp với các nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Đặc biệt, các ngành công nghiệp có hàm lượng CNC có tốc độ tăng trưởng cao hơn những ngành có hàm lượng công nghệ thấp và trung bình. Nhờ đó, xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng CNC luôn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm, dịch vụ công nghệ xuất khẩu của Israel. Theo đó, tốc độ phát triển bình quân của ngành công nghiệp đạt 3,8%, trong đó các ngành CNC có tốc độ tăng trưởng 6,7%, các ngành công nghệ trung bình cao và trung bình tăng trưởng 2,2% và 3%, ngành công nghiệp công nghệ thấp tăng trưởng 0,3% [64]. Trong đó, ngành chế tạo của Israel phát triển vượt bậc, được đánh giá là trung tâm phát triển CNC của thế giới như Thung lũng Silicon thứ hai sau Mỹ. Cũng nhờ thành tựu đó mà hệ thống vũ khí CNC do Israel thiết kế, chế tạo và nhập khẩu đang chiếm ưu thế trong lĩnh vực quân sự ở quốc gia này.


Đối với Israel, tỉ trọng sản phẩm, dịch vụ có độ tập trung CNC và trung bình cao chiếm tỉ trọng lớn và tăng trưởng ổn định (Hình 2.1). Với khả năng xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng CNC, nên nền kinh tế Israel có năng lực cạnh tranh cao và ít đối thủ. Do đó, Israel được các tổ chức quốc tế đánh giá cao trong bảng xếp hạng hàng năm. Những năm gần đây, tuy kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, Israel vẫn là quốc gia ít chịu ảnh hưởng nhất.

Hình 2 1 Tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm dịch vụ có độ tập trung công nghệ 1

Hình 2.1: Tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ có độ tập trung công nghệ cao và trung bình cao

Nguồn: [14]

2.3.2. Một số bài học rút ra về phát triển thị trường công nghệ cao cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm phát triển TTCN, nhất là kinh nghiệm phát triển TTCNC của Trung Quốc, Đức và Israel có thể rút ra một số bài học về phát triển TTCNC cho Việt Nam như sau:

2.3.2.1. Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam

Nhận thức được TTCNC là một thị trường đặc biệt, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước thì thị trường này rất khó phát triển. Chính vì vậy, các quốc gia đều quan tâm đến vấn đề này như Nhà nước Đức tạo ra các điều kiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2022