Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Sản Phẩm Lưu Niệm


Nẵng: Chưa có tính đặc trưng, mẫu mã còn đơn điệu”; “Sản phẩm lưu niệm Huế vẫn còn mờ nhạt”…

Như vậy, những nghiên cứu đi trước trong nước và quốc tế cho thấy ý nghĩa quan trọng và tác động qua lại giữa du lịch và sản phẩm lưu niệm. Sản phẩm lưu niệm không chỉ là một hàng hóa có giá trị kinh tế, mà còn là một món đồ lưu giữ kỷ niệm và như một biểu tượng gợi nhớ khách du lịch về những trải nghiệm tuyệt vời, về chuyến du lịch ý nghĩa. Tuy nhiên, trên thực tế, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội còn tồn tại một số vấn đề như thiếu tính đặc trưng, độc đáo; mẫu mã đơn điệu, nhàm chán; chất lượng sản phẩm chưa thực sự thỏa mãn khách du lịch. Do đó, nghiên cứu phát triển sản phẩm lưu niệm mang tính đặc trưng, đặc thù và độc đáo của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch là rất cần thiết, nhằm góp phần cải thiện, phát triển hệ thống sản phẩm lưu niệm của Hà Nội để có thể kích thích nhu cầu mua sắm của khách du lịch, tăng nguồn thu cho du lịch Hà Nội và quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội thông qua sản phẩm lưu niệm.

Hy vọng rằng, với những đánh giá về chất lượng và thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội, từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội, luận văn “Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch” sẽ trở thành một tài liệu có giá trị và góp phần làm phong phú hơn nguồn tài liệu về đề tài sản phẩm lưu niệm.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

Phương pháp này được sử dụng để hệ thống, phân loại và chọn lọc xử lý thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn thông qua tài liệu sách báo, các trang web, báo cáo; trên cơ sở đó hệ thống hóa các vấn đề lý luận và tổng hợp các số liệu thứ cấp phục vụ cho việc hoàn thành nội dung chương 1 và chương 2.

6.2. Phương pháp điều tra xã hội học

Để nắm bắt được khả năng tiêu thụ sản phẩm lưu niệm, thị hiếu của khách du lịch cũng như đánh giá về chất lượng, số lượng, chủng loại của hệ thống sản phẩm lưu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

niệm hiện nay của Hà Nội và các vấn đề liên quan, tác giả đã thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng hỏi khảo sát khách du lịch đến Hà Nội và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Hà Nội.

Điều tra khảo sát khách du lịch được tiến hành bằng cách phát bảng hỏi trực tiếp cho khách du lịch tại một số điểm du lịch của Hà Nội như Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Hoàng Thành Thăng Long… Và khảo sát đánh giá của doanh nghiệp được tiến hành tại các cơ sở kinh doanh sản phẩm lưu niệm, khách sạn, doanh nghiệp du lịch, cơ sở sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Hà Nội.

Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch - 3

Thời gian tiến hành khảo sát: từ tháng 10/2014 đến tháng 6/2015 do đây là khoảng thời gian trong mùa cao điểm của du lịch Hà Nội. Khoảng từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là mùa du lịch inbound - đón khách quốc tế vào Việt Nam và mùa cao điểm du lịch nội địa là khoảng tháng 1 - tháng 3 (du lịch lễ hội) và tháng 5 - tháng 8 (du lịch hè).

Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên với kích thước mẫu: 500 khách du lịch (trong đó 250 khách quốc tế và 250 khách nội địa), và 150 doanh nghiệp (trong đó 60 doanh nghiệp du lịch, 60 cơ sở kinh doanh sản phẩm lưu niệm và 30 khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Nội).

Bảng hỏi thu về được kiểm tra để loại bỏ những phiếu trả lời không hợp lý trước khi xử lý và phân tích dữ liệu. Theo đó, thu được 468 mẫu hợp lệ/500 mẫu phát cho khách du lịch, và 150 mẫu hợp lệ/150 mẫu phát cho doanh nghiệp.

6.3. Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống

Tiếp cận các mặt hàng sản phẩm lưu niệm, từ đó phân loại và hệ thống hóa các sản phẩm một cách hợp lí. Trên cơ sở đó nắm bắt được thực trạng về hệ thống các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội, phân tích tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội để hệ thống những sản phẩm thế mạnh cần quan tâm phát triển thành sản phẩm lưu niệm đặc trưng của Hà Nội. Từ việc phân tích những điểm mạnh và hạn


chế của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội có thể hệ thống những giải pháp khả thi thúc đẩy phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch.

6.4. Công cụ để phân tích thống kê

Sử dụng một số công cụ thống kê như phiếu kiểm tra, bảng biểu, đồ thị, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. Thống kê, thu thập dữ liệu về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội thông qua bảng số liệu và bảng kiểm tra, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, phân tích kết quả thu được, từ đó phân tích thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội và nguyên nhân gây ra những hạn chế của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội.

7. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương :

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm lưu niệm.

Chương 2: Thực trạng về phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch tại Hà Nội.

Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch của Hà Nội.



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM

1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Khái niệm du lịch

Cho đến nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới chưa có khái niệm thống nhất về du lịch. Ở mỗi thời kỳ, mỗi hoàn cảnh và mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau có cách hiểu khác nhau về du lịch. Như năm 1991, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nhận định rằng: “Du lịch là một khái niệm có thể được giải thích khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh” [55].

Thuật ngữ “du lịch” trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là “đi một vòng”. Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch có nguồn gốc tiếng Hán, mang nghĩa là chu du các nơi. Như vậy, xét về mặt ngôn ngữ, có thể nói trong các thứ tiếng du lịch đều được hiểu là di chuyển đến một vùng đất lạ sau đó trở về.

Theo Liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...” [59].

Năm 1963, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 - 5/9/1963), các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” [45].

Các học giả người Mỹ Mathieson and Wall (1982) cho rằng: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân đến những nơi khác với nơi ở và làm việc của họ, là những hoạt động diễn ra trong quá trình lưu lại nơi đến và cơ sở vật chất được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của họ” [49].

Còn Macintosh và Goeldner (1986) định nghĩa du lịch là “Tổng thể các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ sự tương tác của khách du lịch, nhà kinh doanh


cung cấp, các chính phủ chủ nhà và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch và những khách đến thăm khác” [50].

Năm 1991, OECD đã đưa ra một khái niệm du lịch, trong đó “Du lịch có thể bao gồm khách du lịch, hoặc những gì khách du lịch làm, hoặc các cơ quan mà phục vụ cho họ” [55].

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) (1995), du lịch là “hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người không quá 1 năm liên tục và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến” [54]. Như vậy, theo khái niệm của WTO thì có 3 tiêu chí để xác định một chuyến du lịch, đó là: (1) có sự dịch chuyển bên ngoài môi trường sống thường xuyên; (2) mục đích của chuyến du lịch; và (3) thời gian thực hiện du lịch.

Sau đó, khái niệm về du lịch của WTO đã được mở rộng hơn, theo đó, “Du lịch còn xem xét đến cả sự tiêu dùng của khách du lịch, các đơn vị sản xuất cung cấp hàng hóa và dịch vụ đặc biệt cho khách du lịch, hoặc thậm chí đến một tập hợp các đơn vị pháp lý của khu vực địa lý có liên quan trong một cách này hay cách khác với khách du lịch” [62].

Trong Luật Du lịch Việt Nam (27/06/2005), du lịch được định nghĩa là “các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”

Qua đó, trong phạm vi luận văn này, có thể rút ra rằng: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch. Trong đó:


Đối với khách du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú ngoài môi trường sống thường xuyên để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu khác về vật chất và tinh thần.

Đối với doanh nghiệp du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch và đạt được mục đích thu lợi nhuận.

Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân địa phương.

Đối với cộng đồng địa phương: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương, vừa có cơ hội việc làm, phát huy các nghề truyền thống, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng địa phương như về môi trường, trật tự an ninh xã hội.

1.1.2. Khái niệm khách du lịch

Cũng như du lịch, có nhiều cách định nghĩa về khách du lịch. Năm 1991, trong Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch tại Ottawa, Tổ chức Du lịch thế giới và Hội đồng thống kê của Liên Hợp Quốc đã thông qua khái niệm về khách du lịch: “Khách du lịch là người thực hiện hành trình và lưu trú ở bên ngoài lãnh thổ nơi cư trú thường xuyên trong thời hạn không quá 12 tháng nhằm bất kỳ mục đích nào ngoại trừ việc thực hiện hoạt động kiếm thu nhập tại nơi đến”. Khái niệm này chỉ ra tiêu chí cụ thể của người được coi là khách du lịch về giới hạn thời gian, mục đích và không gian. Đồng thời, cuộc họp này cũng đã thông qua một số khái niệm làm cơ sở cho việc thống kê du lịch, trong đó có khái niệm khách du lịch quốc tế đến: Khách du lịch quốc tế đến gồm những người từ nước ngoài đến du lịch tại một quốc gia.


Việt Nam không đưa ra tiêu chí giới hạn khoảng thời gian lưu trú mà chỉ quan tâm đến mục đích của hoạt động khi quy định trong Điều 4 chương I Luật Du lịch (2005): “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Và Điều 34 Chương V quy định: “Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.

1.1.3. Khái niệm sản phẩm du lịch

Để đưa ra khái niệm về sản phẩm du lịch, trước hết cần phải làm rõ khái niệm sản phẩm. Về bản chất thì khái niệm sản phẩm hình thành ngay từ giai đoạn đầu của sự tiến hóa của loài người, gắn liền với sự trao đổi sản phẩm.

Theo C. Mác: “Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động để phục vụ cho việc làm thỏa mãn nhu cầu của con người. Trong nền kinh tế thị trường, người ta quan niệm sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại lợi nhuận” [39].

Theo ISO 9000:2000: “Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hay các quá trình”. Sản phẩm bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất, cả những vật thể hữu hình (thông thường được gọi là hàng hoá) và vô hình (hay còn gọi là dịch vụ) [10].

Cũng như sản phẩm, hiện chưa có khái niệm thống nhất về sản phẩm du lịch.

Theo từ điển du lịch của Đức: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng” [31].

Sản phẩm du lịch được Koutoulas hiểu là: “Các sản phẩm du lịch được định nghĩa là tổng thể của các yếu tố hữu hình và vô hình phụ thuộc lẫn nhau về mặt chức năng cho phép khách du lịch một mặt có thể tham gia vào một hoạt động cụ thể tại một


hoặc tại một số địa điểm liên tiếp và mặt khác để tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi đến đích và tái tạo xã hội trong suốt chuyến đi” [47, tr.116].

Còn theo Michael M. Coltman, “Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát” [40].

Trong Điều 4 chương I Luật Du lịch Việt Nam (2005) giải thích: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.

Cũng như với khái niệm “Du lịch”, dưới mỗi góc độ khác nhau sẽ có khái niệm khác nhau về “Sản phẩm du lịch”.

Đối với người kinh doanh dịch vụ du lịch: Sản phẩm du lịch là toàn bộ dịch vụ cung cấp cho khách hàng để thoả mãn nhu cầu du lịch.

Đối với khách du lịch: Sản phẩm du lịch là toàn bộ quá trình trọn vẹn, trong đó khách du lịch bỏ thời gian, công sức và tiền bạc cho việc di chuyển, thưởng thức các giá trị vật chất và tinh thần.

Qua các khái niệm trên, có thể thấy sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ nguồn nhân lực du lịch.

1.1.4. Khái niệm sản phẩm lưu niệm

Từ lâu, sản phẩm lưu niệm đã gắn liền với hoạt động du lịch bởi khách du lịch luôn có nhu cầu lưu giữ kỷ niệm về những nơi mình đến hay làm quà tặng cho bạn bè, người thân… Tự thân tên gọi “sản phẩm lưu niệm” đã khái quát được định nghĩa: là sản phẩm hay đồ vật dùng để lưu giữ kỉ niệm. Lưu là giữ, là để nhớ và do đó gợi lại, nhắc lại trong tâm trí của người sở hữu về những kỷ niệm mà họ đã có, đã trải qua. Từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1995 của Trung tâm từ điển học và từ điển Tiếng Việt

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/04/2023