Phát Triển Sản Phẩm Hàng Lưu Niệm, Quà Tặng Đặc Trưng Và Chuyển Tải Được Văn Hoá Huế


chức, tập thể và cá nhân tham gia trùng tu, bảo tồn, khôi phục các giá trị văn hoá phục vụ KTDL tại địa phương.

- Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm kêu gọi hoạt động đầu tư đối với các dự án bảo tồn, trùng tu các di tích văn hoá, lịch sử và các làng nghề truyền thống. Phân bổ ngân sách hợp lý nhằm hỗ trợ các địa bàn trong công tác bảo tồn, trùng tu các di tích văn hoá, lịch sử, các lễ hội truyền thống.

- Khôi phục các cơ sở làng nghề truyền thống phục vụ DL:

+ Khuyến khích đội ngũ nghệ nhân lâu năm của các làng nghề truyền thống tiếp tục giữ nghề và truyền nghề cho các thế hệ sau, đồng thời tích cực tham gia các hội chợ nghề truyền thống trong và ngoài nước, các cuộc thi sáng tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Cùng với đó cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào các làng nghề truyền thống của địa phương như Đúc đồng - Phường Đúc, thêu Phú Hòa - Thành phố Huế, đệm bàng - Phò Trạch, mộc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, kim hoàn Kế Môn, rèn Hiền Lương, mây tre Trạch Phổ (huyện Phong Điền), đan lát Bao La, bún Ô Sa (huyện Quảng Điền), bún Vân Cù, bánh tráng Lựu Bảo (thị xã Hương Trà), rượu An Truyền, nón Mỹ Lam, tranh Làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên (Phú Vang), dệt zèng (huyện A Lưới), dầu tràm Lộc Thủy (Phú Lộc).

+ Ban hành cơ chế hỗ trợ về mặt sáng kiến và cải tiến kỹ thuật, đầu tư đổi mới công nghệ, định hướng giúp các làng nghề truyền thống tăng năng suất lao động, đa dạng hóa sản phẩm, tập trung sản xuất các mặt hàng có giá trị nghệ thuật cao và tinh xảo, phù hợp với thị hiếu của du khách đồng thời góp phần hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề truyền thống phục vụ DL.

+ Lồng ghép một số nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia hướng vào mục tiêu chung bảo tồn làng nghề gắn với phát triển KTDL nhằm cải thiện sinh kế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

+ Hỗ trợ kinh phí để xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ đối với một số sản phẩm có uy tín, đặc trưng trên thị trường. Có chính sách và kế hoạch trợ giá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định và lâu dài, xúc tiến quảng bá sản phẩm, tập huấn đào tạo nghề định kỳ cho các làng nghề truyền thống phục vụ DL địa phương.

+ Tổ chức lễ hội làng nghề truyền thống với nhiều hoạt động triển lãm, biểu diễn, thi tay nghề, qua đó kích thích sáng tạo đối với lao động trẻ cũng như tạo động lực thúc đẩy lòng yêu nghề.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

+ Xây dựng các khu, điểm, nhà văn hoá trưng bày sản phẩm truyền thống. Khuyến khích và huy động các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân đóng góp tài lực, vật lực, nhân lực cho việc trùng tu, bảo tồn di tích; công đức những hiện vật, trang thiết bị phù hợp để sử dụng trong các khu, điểm DL của địa phương.

4.3.7.2. Phát triển sản phẩm hàng lưu niệm, quà tặng đặc trưng và chuyển tải được văn hoá Huế

Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế - 20

Sản phẩm hàng lưu niệm và quà tặng đặc trưng là những sản phẩm hàng hóa được tạo ra nhằm thu hút sự chú ý và tăng tiêu dùng của khách DL khi đến địa phương. Sản phẩm lưu niệm và quà tặng đặc trưng thường được cụ thể hóa bằng các sản phẩm vật chất mang đặc tính văn hóa nổi bật, riêng có và chứa đựng. Giá trị của lưu niệm và quà tặng đặc trưng lưu niệm và quà tặng đặc trưng có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế và văn hóa tinh thần, bên cạnh đó tạo ra việc làm cho dân địa phương, làm tăng doanh thu cho ngành DL và nền kinh tế. Đặc biệt thông qua lưu niệm và quà tặng đặc trưng, khách DL phần nào thấy được hình ảnh con người, vùng đất và bản sắc văn hóa của địa phương.

- Để tạo nên một thị trường cung ứng hàng lưu niệm, quà tặng đặc trưng góp phần chuyển tải văn hoá Huế, các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ nói chung và các làng nghề truyền thống nói riêng cần nhận thấy được vai trò của sự sáng tạo đổi mới sản phẩm. Sự sáng tạo trong cải tiến sản phẩm thủ công mỹ nghệ thể hiện rõ nét nhất ở năm khía cạnh: chất liệu, công năng sử dụng, phương thức sản xuất, đáp ứng nhu cầu khách hàng tiềm năng, mẫu mã bao bì sản phẩm.

- Cần kết hợp nhiều loại chất liệu, kết hợp giữa các ngành nghề có thể tạo ra nhiều dấu ấn sáng tạo mới, thể hiện rất rõ khi sản phẩm tạo được sự liên kết nhiều chức năng sử dụng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng, khiến quà tặng lưu niệm trở nên hữu ích hơn trong cuộc sống, gia tăng sự thỏa mãn của khách DL. Việc tích hợp thêm những mục đích sử dụng khác cần được khai thác nhiều hơn khi tạo nên những sản phẩm mới.

- Để tăng năng suất và hiệu quả trong việc sản xuất quà lưu niệm và quà tặng đặc trưng thì việc ứng dụng các công nghệ mới vào cải tiến sản phẩm là một phương pháp cần được quan tâm trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để tạo nên các sản phẩm mang tính sáng tạo và có hiệu quả kinh tế cao.


- Bao bì sản phẩm quà lưu niệm, quà tặng cần tạo nên những dấu hiệu nhận biết riêng biệt, phù hợp với sản phẩm, thỏa mãn cả chức năng thẩm mỹ lẫn công năng sử dụng góp phần tạo dựng nên giá trị của thương hiệu DL, xây dựng giá trị ghi nhớ lâu bền về Huế trong lòng khách DL.

- Thiết lập chuỗi hệ thống gian hàng trưng bày chuyên nghiệp và đồng bộ để giới thiệu và bán các sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm đặc trưng của DL Huế tại các khu điểm DL, nhà ga, sân bay, bến thuyền, khu phố đi bộ…

- Tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng xây dựng chiến lược marketing, tiếp cận thị trường, kỹ năng bán hàng phục vụ DL cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm quà lưu niệm và quà tặng đặc trưng tại địa phương.

4.3.8. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế và liên kết vùng trong phát triển kinh tế du lịch

4.3.8.1. Đa dạng hoá các nội dung và hình thức liên kết trong phát triển kinh tế du lịch

Bản chất của KTDL là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng và xã hội hoá cao. Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động KTDL, hợp tác giữa các địa phương là một việc làm cần thiết, có tính chất bắt buộc và có ý nghĩa quan trọng để tạo ra chuỗi sản phẩm DL.

- Đặc trưng của ngành KTDL là khả năng liên kết ngang và liên kết dọc rất cao bởi tính tổng hợp của nhu cầu DL, tính nhất thể và tính hướng đích của hệ thống KTDL. Do đó trong chiến lược liên kết phát triển ngành, tỉnh TT-Huế cần thúc đẩy sự liên kết ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô, đa dạng hoá hình thức liên kết trên cơ sở tăng cường quản lý liên kết ngang và liên kết dọc cho tất cả các thành phần tham gia vào hoạt động KTDL: (1) Liên kết ngang là liên kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan cung cấp cùng một loại sản phẩm, dịch vụ DL; (2) Liên kết dọc là liên kết giữa các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ DL khác nhau để thoả mãn nhu cầu mang tính tổng hợp và đồng bộ trong quá trình tiêu dùng DL của du khách. Sự liên kết này nhằm tạo ra gói sản phẩm DL tổng hợp và đồng bộ.

- Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và toàn vùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng KTDL nhanh và bền vững; tạo không gian DL thống nhất để cùng phát triển; tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế; tỉnh TT-Huế cần tăng cường thêm các hình thức liên kết như:


+ Hợp tác, liên kết phát triển KTDL giữa các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ.

+ Hợp tác, liên kết phát triển KTDL trong khuôn khổ các tỉnh Bắc - Nam.

+ Hợp tác, liên kết phát triển KTDL các tỉnh Bắc - Nam Trung Bộ với Tây Nguyên.

+ Hợp tác, liên kết phát triển KTDL các tỉnh Bắc - Nam Trung Bộ với các đầu mối, trung tâm phân phối các thị trường khách DL lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phối hợp xây dựng chương trình, sản phẩm DL độc đáo, đặc sắc, mang tính riêng biệt của từng địa phương. Các tỉnh cần hỗ trợ lẫn nhau trong công tác sưu tập, trùng tu, tôn tao và phát triển các sản phẩm DL đặc trưng của từng địa phương như các làn điệu dân ca, các lễ hội, các làng nghề sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, đồ lưu niệm, sản vật quý hiếm... Những sản phẩm này được chọn lọc đưa vào các chương trình, sản phẩm DL ở các địa phương trong vùng. Sự kết nối tuyến DL liên tỉnh, liên vùng chính là sự chia sẻ các sản phẩm DL trong cùng một tuyến DL với các sản phẩm đặc sắc nhất và đó chính là yếu tố giữ chân du khách.

- Xây dựng các chiến lược, chương trình liên kết phát triển KTDL đa dạng, phong phú về nội dung. Cụ thể như: Liên kết trong xây dựng và ban hành cơ chế chính sách, đầu tư phát triển; trong phát triển sản phẩm DL; trong phát triển thị trường DL; trong xúc tiến, quảng bá KTDL; trong phát triển nguồn nhân lực; trong quy hoạch và quản lý quy hoạch KTDL; trong bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.

- Mở rộng KTDL nhiều thành phần, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tại tỉnh TT-Huế và các vùng lân cận có điều kiện tham gia hoạt động kinh doanh DL, nhằm huy động mọi nguồn lực: nguồn vốn nhàn rỗi, nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên… Bên cạnh đó phát huy được lợi thế so sánh của vùng, mặt khác, phát triển các làng nghề truyền thống, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, cải thiện đời sống xã hội.

- Khuyến khích sự gắn kết của các ngành liên quan: Giao thông, Ngoại giao, Bưu chính, Viễn thông… tích cực tham gia cung ứng dịch vụ DL trên cơ sở KTDL là chủ lực. Việc liên kết giữa các ngành cần được phối kết hợp nhịp nhàng, linh hoạt, chặt chẽ nhằm xây dựng các sản phẩm DL hấp dẫn du khách, đảm bảo an toàn cho du khách, an ninh trật tự tại địa phương và toàn vùng từ đó nâng cao hình ảnh DL tỉnh TT- Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.


4.3.8.2. Tăng cường liên kết giữa với các địa phương trong vùng, đặc biệt là liên kết ba địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam

Liên kết phát triển, xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu sẽ giúp các địa phương trong mỗi vùng xác định rõ được lợi thế cạnh tranh, vai trò riêng để tạo ra sức mạnh tổng hợp, tiết kiệm được nguồn lực và bổ sung cho nhau kéo dài vòng đời sản phẩm và thương hiệu DL.

- Tăng cường liên kết ba địa phương: Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam trên cơ sở:

+ Cùng hợp tác chặt chẽ để quảng bá hình ảnh điểm đến chung cho 3 địa phương: Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; cung cấp các ấn phẩm, tài liệu cho khách qua các kênh: cơ quan đại diện ngoại giao, hàng không và các doanh nghiệp DL.

+ Thành lập Ban chỉ đạo, điều phối chung để kết nối hoạt động KTDL giữa 3 địa phương, kết nối từ cấp độ chiến lược cho đến việc thực hiện; từ cấp quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp lữ hành, DL. Triển khai thêm nhiều hoạt động phối hợp của các địa phương như đánh giá, lựa chọn, hình thành các sản phẩm chung, phối hợp tổ chức các sự kiện, định hướng các hoạt động marketing cho cả 3 địa phương, cũng như hình thành Quỹ xúc tiến chung để sự liên kết có hiệu quả hơn và đi vào chiều sâu.

+ Tổ chức buổi trao đổi, khảo sát cho các cơ quan báo chí trong và ngoài nước để tuyên truyền các phương tiện thông tin đại chúng về hình ảnh chung cho 3 điểm đến.

+ Phối hợp với dự án EU hoàn thiện Bộ nhận diện thương hiệu DL 3 địa phương, tăng cường quảng bá sản phẩm, ưu tiên phát triển E-marketing cũng như thành lập Quỹ hoạt động DL chung, phát triển các điểm DL ưu tiên nằm trong các dòng sản phẩm chung của vùng (con đường di sản, nghỉ dưỡng biển, con đường sinh thái và DL cộng đồng).

- Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của việc liên kết phát triển KTDL cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động KTDL trên địa bàn các tỉnh. Xây dựng các chính sách xúc tiến phù hợp nhằm tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp này liên kết.

- Phát triển và hoàn thiện mạng lưới giao thông trọng điểm của tỉnh TT-Huế với mạng lưới tuyến DL trong vùng duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên cũng như các tuyến DL liên vùng, liên quốc gia. Theo đó là hệ thống trung chuyển phục vụ đưa đón khách dọc theo các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 9 nối kết với cửa khẩu Lao Bảo.


- Tiếp tục đẩy mạnh kết nối với Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng và hang động Sơn Đòong (Quảng Bình) và Con đường Di sản miền Trung (Cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn) tạo thành chuỗi DL đặc sắc và đẳng cấp cao.

- Tổ chức các lớp tập huấn về DL cho các cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp DL địa phương, đồng thời cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách DL; tổ chức hội thảo xúc tiến hợp tác quốc tế trong đào tạo DL tại miền Trung, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo về KTDL trong vùng.

4.3.8.3. Mở rộng giao lưu, hợp tác với các tổ chức, các nước trong khu vực và quốc tế

- Hợp tác, liên kết phát triển với các nước trong khối ASEAN để hình thành các gói sản phẩm DL liên kết khu vực theo các nhóm: DL tàu biển, DL đường sông; DL văn hóa, gắn với các di sản; DL gắn với thiên nhiên; DL cộng đồng.

- Chủ động và tích cực hơn trong việc mở rộng thị trường; tham gia hội thảo, hội chợ, triển lãm; phát triển sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù để thu hút khách trong khu vực ASEAN.

- Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với khối ASEAN + 3; hợp tác trong khuôn khổ hợp tác KTDL hành lang Đông - Tây; các nước tiểu vùng sông Mêkong mở rộng GMS, hợp tác 3 quốc gia một điểm đến (Thái Lan, Lào, Việt Nam); hợp tác 4 quốc gia (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam)….

- Thiết lập mối quan hệ hợp tác với các nước phát triển trong WTO nhằm học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trong chiến lược phát triển KTDL theo hướng bền vững.

- Xây dựng các hệ thống chính sách quốc gia xuyên xuốt về KTDL theo hướng PTBV để tạo điều kiện cho KTDL tỉnh có khả năng cạnh tranh đồng thời thực hiện đúng các cam kết, tiêu chuẩn về DL với các tổ chức quốc tế và khu vực.


KẾT LUẬN


Ngày nay, KTDL từ chỗ chỉ là hoạt động phục vụ nghỉ ngơi đơn thuần đã được xác định là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển KT- XH của các quốc gia. Quá trình phát triển KTDL đã có nhiều tác động tích cực nhưng kèm theo đó cũng gây ra nhiều tiêu cực khó lường tới đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội, môi trường sống của con người và ngược lại KTDL cũng đang chịu sự tác động mạnh mẽ từ những thay đổi của các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội đang diễn ra. Chính vì vậy, việc thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV đang là xu hướng phát triển tất yếu, là đòn bẩy phát triển KT-XH của các nước trên thế giới hiện nay. Đó chính là sự định hướng khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên DL để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ DL độc đáo, có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách; mở rộng các nguồn lực sản xuất, duy trì các chỉ tiêu tăng trưởng một cách ổn định và lâu dài; đảm bảo sự hài hoà và nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá bản địa; có đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ tài nguyên DL cho các thế hệ tương lai.

Tỉnh TT-Huế là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển KTDL và được xác định là một trong những trung tâm văn hoá, DL đặc sắc của cả nước. Với những cố gắng và nổ lực, trong thời gian qua ngành KTDL tỉnh TT-Huế đã có những bước chuyển mình, phát triển mạnh mẽ; tạo ra cho ngành KTDL những thành tựu quan trọng, ghi dấu ấn trên bản đồ DL cả nước, trở thành điểm đến thân thuộc của du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đi liền với những thành công bước đầu đó, ngành KTDL tỉnh TT-Huế đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức và nguy cơ thiếu bền vững do những nhân tố khách quan, chủ quan tác động và do hậu quả từ chính quá trình phát triển mà nó để lại. Vấn đề đặt ra là làm sao để KTDL tỉnh TT-Huế “PTBV”, một mặt đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng địa phương, mặt khác phải bảo tồn và phát huy được nguồn tài nguyên DL quý giá, bảo vệ môi trường địa phương; góp phần phát triển KT-XH của đất nước. Từ thực tế đó, việc nghiên cứu về KTDL theo hướng PTBV có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng đối với sự phát triển ngành KTDL nói riêng và KT-XH tỉnh TT-Huế nói chung trong những năm sắp tới.


Để có được một nghiên cứu về KTDL theo hướng PTBV của một địa phương hay quốc gia không chỉ trên cơ sở kế thừa những lý luận về KTDL theo hướng PTBV cuả các nhà khoa học, học giả mà còn là sự tiếp thu có chọn lọc những bài học kinh nghiệm thực tiễn quý giá của các quốc gia cũng như các địa phương trong nước về KTDL theo hướng PTBV.

Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh về DL của tỉnh TT-Huế, tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng của KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế giai đoạn 2006 - 2016 trên các khía cạnh: (1) KTDL theo hướng PTBV định hướng tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững và có chất lượng; (2) KTDL theo hướng PTBV hướng tới giải quyết các vấn đề xã hội, gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương; (3) KTDL theo hướng PTBV định hướng sự phát triển luôn đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Qua đó chỉ ra thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế.

Mặt khác, dựa trên những phân tích lý luận, đánh giá thực tiễn, dự báo bối cảnh và xu hướng phát triển KTDL trên thế giới và ở Việt Nam, và trên cở sở chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước cũng như Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh uỷ khoá XV về phát triển DL, dịch vụ tỉnh TT-Huế giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, luận án đã đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Luận án tập trung vào 8 nhóm giải pháp chính: (1) Giải pháp về nâng cao nhận thức và mức độ tham gia của cộng đồng địa phương đối với KTDL theo hướng PTBV; (2) Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách; (3) Nhóm giải pháp về các nguồn lực KTDL; (4) Giải pháp về phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm DL; (5) Giải pháp về xây dựng thương hiệu, xúc tiến DL và đẩy mạnh quảng bá; (6) Giải pháp gắn kết phát triển KTDL với bảo vệ tài nguyên, môi trường DL; (7) Giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá DL của địa phương; (8) Giải pháp về hợp tác quốc tế và liên kết vùng trong phát triển KTDL.

Bên cạnh những kết quả đạt được, do những khó khăn trong tìm kiếm nguồn thông tin, tư liệu và năng lực nghiên cứu của tác giả, luận án sẽ không tránh khỏi những sai sót, hạn chế cần được tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, nhà quản lý và các đồng nghiệp để luận án được hoàn thiện hơn./.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023