xuất bản năm 2005 của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia đều định nghĩa: “Lưu niệm: Giữ lại để làm kỉ niệm”.
“Sản phẩm lưu niệm” được định nghĩa là một vật gợi lại về một địa điểm nhất định, một dịp hoặc một người; một vật kỷ niệm. “Sản phẩm lưu niệm” còn được coi là vật (mua, giữ hoặc được tặng) gợi nhớ về một địa điểm, người hay dịp kỷ niệm chuyến tham quan của một người nào đó [2].
Như vậy, mở rộng nội hàm ở khía cạnh giá trị sử dụng, sản phẩm lưu niệm có thể mang tặng, cũng có thể để trưng bày và đặc biệt, có thể đem bán. Khi đem bán, sản phẩm lưu niệm trở thành hàng hóa. Và dưới góc độ ngành du lịch, sản phẩm lưu niệm được coi là một loại hàng hóa đặc biệt được tạo ra nhằm thu hút sự chú ý và tiêu dùng của khách du lịch. Sản phẩm lưu niệm thường được cụ thể hóa bằng các sản phẩm vật chất mang đặc tính văn hóa của địa phương, khu vực hoặc quốc gia [2].
Khi nhắc đến khái niệm “sản phẩm lưu niệm” có nhiều người thường đánh đồng với khái niệm “sản phẩm thủ công mỹ nghệ”, tuy nhiên đây là hai khái niệm khác nhau. Sản phẩm thủ công là những mặt hàng thuộc ngành nghề truyền thống, được tạo ra bởi những thủ công có tay nghề cao, được truyền từ đời này sang đời khác. Khác với sản phẩm lưu niệm, trước hết sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một hàng tiêu dùng có thể phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Tuy nhiên sản phẩm thủ công mỹ nghệ nó đại diện cho văn hóa truyền thống nên được người sử dụng cất giữ, làm quà tặng, và khi đó sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính chất lưu niệm sẽ trở thành sản phẩm lưu niệm. Còn sản phẩm lưu niệm là những sản phẩm thường không sử dụng trong đời thường mà để trưng bày, tặng cho, ngoài ra cũng có các sản phẩm khác vừa có thể tặng cho vừa để sử dụng giống như sản phẩm mỹ nghệ.
Có một khái niệm khác thường được nhắc đến cùng với “sản phẩm lưu niệm” đó là “quà tặng du lịch”. Quà tặng du lịch cũng có thể được gọi là sản phẩm lưu niệm nếu quà đó được mua ở dạng sản phẩm hàng hóa vật chất trưng bày, có chức năng đáp ứng các thị hiếu cảm nhận/thưởng thức có mục đích lâu dài của người mua hoặc người
được biếu/tặng [2]. Cả sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch đều là những sản phẩm hàng hóa mang đậm dấu ấn văn hóa, đặc trưng cho điểm đến trong chuyến đi của khách du lịch. Quà tặng du lịch bao gồm các đồ vật để làm kỷ niệm và nhóm các sản phẩm thực phẩm.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả sử dụng khái niệm “sản phẩm lưu niệm” du lịch dưới khía cạnh là một đồ vật cụ thể, được giữ lại để làm kỷ niệm về một chuyến đi của khách du lịch. Các đồ vật này có thể mang tặng, cho, trưng bày, hay cất giữ (từ góc độ người đi du lịch), và là một loại hàng hóa đặc biệt (từ góc độ người bán) được bày bán chủ yếu ở các điểm du lịch.
Như vậy, trong luận văn, khái niệm sản phẩm lưu niệm được hiểu là vật mà phản ánh được phần nào đặc trưng văn hóa của điểm đến, có giá trị về mặt văn hóa, tinh thần, giáo dục, được người ta mua, nhận như quà tặng và giữ để gợi nhớ tới một người, một địa điểm hoặc một sự kiện nào đó. Cụ thể hơn, trong khuôn khổ luận văn chỉ xét đến những sản phẩm lưu niệm của Hà Nội, nghĩa là những sản phẩm lưu niệm được sản xuất, bày bán tại Hà Nội, mang những nét đặc trưng, độc đáo, chứa đựng tinh hoa văn hóa của Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch - 1
- Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Sản Phẩm Lưu Niệm
- Nội Dung Của Phát Triển Sản Phẩm Lưu Niệm Phục Vụ Du Lịch
- Tài Nguyên Và Tính Chất Đặc Thù Của Điểm Đến Du Lịch
- Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Hạ Tầng Và Nhân Lực
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Trong phạm vi luận văn này, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội được hiểu là sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa của Hà Nội, được sản xuất tại Hà Nội dựa trên những tài nguyên, thế mạnh của Hà Nội.
1.1.5. Khái niệm phát triển
Khái niệm “phát triển” là một khái niệm còn khá mới, theo một số nhà khoa học xã hội thì khái niệm này chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX; cụ thể là những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Từ “phát triển” ba lần được sử dụng trong bản báo cáo gồm 14 điểm của tổng thống Mỹ Wilson, và trong các tài liệu của Hội Quốc Liên (sau này là Liên Hợp Quốc) năm 1919, khái niệm “phát triển” được sử dụng đi đôi với khái niệm “không phát triển”, “chậm phát triển” [28].
Một số nhà khoa học xã hội khác của phương Tây lại có ý kiến cho rằng khái niệm “phát triển” bắt nguồn từ thuyết tiến hóa của Darwin, gắn với khái niệm tiến bộ được Condorcet nêu lên.
Hiện nay, khái niệm về “phát triển” vẫn còn tiếp tục là vấn đề tranh luận giữa các nhà nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách trên thế giới.
Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng, không có sự thay đổi về mặt chất của sự vật. Nếu có sự thay đổi về chất thì cũng chỉ diễn ra theo vòng tròn khép kín, không có sự ra đời cái mới. Còn theo triết học duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật [5, tr. 109].
Theo Todaro - một nhà kinh tế học người Mỹ, “Phát triển không hoàn toàn là một hiện tượng kinh tế mà là một quá trình đa chiều liên quan đến việc tổ chức lại và định hướng lại toàn bộ hệ thống kinh tế xã hội và phát triển là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống của con người” [52].
Một định nghĩa “sự phát triển” của Dudley Seers được chấp nhận rộng rãi. Theo đó, “Phát triển xảy ra với: việc giảm và xóa đói giảm nghèo, bất bình đẳng và tình trạng thất nghiệp trong một nền kinh tế đang phát triển” [57].
Tại Việt Nam, khái niệm “Phát triển” của TS. Vũ Đình Thanh được coi là một những định nghĩa khá toàn diện: “Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ” [28].
Hiện nay, khái niệm “phát triển” không tồn tại như một khái niệm độc lập mà thường gắn với các nội dung, các lĩnh vực như: Phát triển kinh tế, Phát triển xã hội, Phát triển con người, Phát triển bền vững…
Từ đó, có thể hiểu “phát triển sản phẩm lưu niệm” là một quá trình có thể liên quan đến việc sửa đổi, cải thiện một sản phẩm lưu niệm hiện có hoặc trình bày, thiết kế, xây dựng, sáng tạo một sản phẩm lưu niệm hoàn toàn mới có những ưu điểm vượt trội so với sản phẩm lưu niệm cũ, nhằm đáp ứng được tối đa những nhu cầu của khách du lịch cũng như những mục tiêu mà các nhà kinh doanh du lịch đặt ra.
1.2. Đặc điểm và phân loại sản phẩm lưu niệm
1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm lưu niệm
Thứ nhất, sản phẩm lưu niệm thường mang tính đặc trưng, dấu ấn văn hóa và tinh thần của một địa phương, một dân tộc. Ví dụ như mô hình tháp Eiffel của Pháp, tượng nữ thần tự do của Mỹ, búp bê Matryoshka của Nga, thần Ganesha của Ấn Độ, chú mèo Maneki Neko của Nhật Bản, sản phẩm trống trong bộ nhạc cụ gõ truyền thống hay búp bê mặc trang phục truyền thống của Hàn Quốc, những bức tượng phật thu nhỏ được chế tác tinh xảo của Myanmar, tòa tháp đôi Petronas biểu tượng du lịch của Malaysia, ngôi đền tháp Angkor Wat của Campuchia, các sản phẩm có hình ảnh voi của Thái Lan, hình ảnh sư tử của Singapore. Hay những sản phẩm mang đặc trưng riêng của dân tộc Việt Nam như áo dài, áo bà ba, nón lá, chùa Một Cột, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh... Sản phẩm lưu niệm thể hiện nét đẹp, nét riêng về thiên nhiên, con người, về tôn giáo, tín ngưỡng, về lịch sử, văn hoá của mỗi vùng miền. Vì thế, mỗi sản phẩm lưu niệm được coi là một tác phẩm nghệ thuật, mang đậm tinh hoa của dân tộc, địa phương.
Thứ hai, sản phẩm lưu niệm, đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất theo phong cách truyền thống, gắn liền với các làng nghề, phố nghề. Các sản phẩm này được làm ra với quy trình, kỹ thuật sản xuất thủ công, thường mất nhiều thời gian, công sức, và hầu hết được truyền lại từ đời này sang đời khác, vì thế mang tính
truyền thống, dân tộc cao. Tại Việt Nam, có những sản phẩm lưu niệm đã gắn liền với tên tuổi của các làng nghề nổi tiếng như: gốm Bát Tràng, lụa Hà Đông, đá mỹ nghệ Non nước Đà Nẵng, tranh Đông Hồ…
Thứ ba, sản phẩm lưu niệm phong phú về chủng loại và đa dạng về mẫu mã, chất liệu. Các sản phẩm lưu niệm có thể được thiết kế đơn giản như chiếc nón lá, chiếc vòng từ vỏ sò, ốc biển đến phức tạp như các sản phẩm tranh thêu, tranh khảm trai, gốm sứ được làm công phu; chất liệu sản phẩm từ rẻ như mây, tre, lá, các loại vỏ thuỷ hải sản đến đắt như lụa, sợi, da cao cấp, hay vàng, bạc, đá quý. Sản phẩm lưu niệm là tác phẩm nghệ thuật của các nghệ nhân, mang tính sáng tạo chứ không dập khuôn theo mẫu nhất định nào.
Thứ tư, sản phẩm lưu niệm thường nhỏ gọn, tiện lợi, dễ mang theo. Khách du lịch thường đi tham quan nhiều địa điểm, di chuyển nhiều nơi, và mỗi nơi, họ đều muốn mua một hoặc nhiều sản phẩm lưu niệm để tặng bạn bè, người thân, hoặc giữ làm kỷ niệm.Vì thế, sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch thường được thiết kế nhỏ, gọn, chắc chắn, đảm bảo, an toàn, để không gây bất tiện cho khách du lịch trong quá trình di chuyển.
Thứ năm, sản phẩm lưu niệm được bày bán ở nhiều địa điểm, nhiều nơi khác nhau. Khách du lịch có thể dễ dàng mua sản phẩm lưu niệm tại các điểm du lịch, khách sạn, tại sân bay, bến tàu, nhà ga, hay tại chợ, siêu thị… Do đó, sản phẩm lưu niệm có nhiều cơ hội được giới thiệu và tiếp cận với khách du lịch.
1.2.2. Phân loại sản phẩm lưu niệm
Có thể phân loại sản phẩm lưu niệm theo nhiều tiêu chí khác nhau. Theo ý kiến của tác giả, sản phẩm lưu niệm có thể được chia thành các tiêu chí như nguyên liệu sản phẩm, mục đích sử dụng và cách thức sản xuất.
1.2.2.1. Căn cứ vào nguyên liệu sản phẩm
Đây là cách phân loại phổ biến nhất. Nguyên liệu làm sản phẩm lưu niệm khá đa dạng, trong đó bao gồm các nhóm sau:
Sản phẩm lưu niệm làm từ gỗ: tượng gỗ, tranh gỗ, phù điêu, các loại vòng bằng hạt gỗ, các mô hình bằng gỗ mô phỏng các điểm di tích, danh lam thắng cảnh, các sản phẩm gia dụng như hộp đựng trang sức, đĩa, hộp đựng đũa, giá rượu, hộp đựng giấy ăn, hộp đựng card, gạt tàn, lược, guốc… Phần lớn các sản phẩm được khảm trai hoặc sơn mài.
Sản phẩm lưu niệm làm từ mây, tre, lá, cói, cỏ tế: giỏ xách, túi xách, khay, đĩa, bát, giỏ hoa, bình hoa, các loại tranh tre, mô hình bằng tăm, nón lá…
Sản phẩm lưu niệm làm từ đá, gốm, sứ, thuỷ tinh, pha lê: vòng đá, tượng các con vật, lọ bằng gốm, sứ, cúp, kỷ niệm chương in tên, hình ảnh điểm du lịch…
Sản phẩm lưu niệm làm từ vải, lụa, sợi: áo dài, áo bà ba, vải lụa, khăn quàng, mũ, tranh thêu, khăn trải bàn, vỏ gối thêu, đèn lồng, hoa lụa…
Sản phẩm lưu niệm làm từ da: ví, túi xách, thắt lưng...
Sản phẩm lưu niệm làm từ giấy: sản phẩm tranh vẽ trên các loại giấy, bưu ảnh, tạp chí, sách, báo, truyện, lọ hoa, hộp cắm bút…
Sản phẩm lưu niệm làm từ kim loại: các sản phẩm làm từ vàng, bạc, kim cương như nhẫn, vòng tay, dây chuyền, các biểu tượng 12 con giáp…
1.2.2.2. Căn cứ vào công dụng
Có thể phân loại sản phẩm lưu niệm theo những công dụng khác nhau:
Sản phẩm để trưng bày và trang trí: các sản phẩm treo tường và trưng bày trên bàn, kệ, tủ như các loại tranh, đồng hồ, quạt giấy, lọ hoa, sản phẩm đá mỹ nghệ, gốm sứ…
Sản phẩm gia dụng: chén, bát, đĩa, khay, đũa, khăn trải bàn, vỏ gối…
Sản phẩm may mặc: áo dài, váy, áo, các sản phẩm quần áo bằng tơ lụa…
Sản phẩm phụ kiện: khăn quàng, túi xách, ví, mũ, thắt lưng, trang sức (dây chuyền, vòng tay, khuyên tai, nhẫn…), móc chìa khóa, bấm móng tay…
Sản phẩm sưu tầm: bưu ảnh, sách, truyện, đĩa CD, DVD, tem…
1.2.2.3. Căn cứ vào cách thức sản xuất
Căn cứ vào cách thức sản xuất, có thể phân loại sản phẩm lưu niệm như sau: sản phẩm thủ công do bàn tay con người làm ra từ những công đoạn đầu đến khi hoàn thành sản phẩm và sản phẩm có sử dụng công nghệ.
1.3. Vai trò và giá trị của sản phẩm lưu niệm trong phát triển du lịch
1.3.1. Vai trò của sản phẩm lưu niệm trong phát triển du lịch
Thứ nhất, sản phẩm lưu niệm góp phần làm nên thành công trọn vẹn của một chuyến du lịch. Sản phẩm lưu niệm có một vai trò quan trọng trong mỗi chuyến đi của khách du lịch, đó là vật lưu giữ kỷ niệm giúp gợi nhớ khách du lịch về điểm đến, kỷ niệm và trải nghiệm trong chuyến du lịch. Một chuyến du lịch dù kéo dài bao lâu, nhưng cũng sẽ dần bị quên lãng theo thời gian. Vì thế, nhờ có những sản phẩm lưu niệm mà mỗi chuyến du lịch trở nên ý nghĩa sâu sắc hơn, và luôn sống trong tiềm thức của khách du lịch.
Thứ hai, sản phẩm lưu niệm là một trong những yếu tố góp phần tăng sức hấp dẫn cho điểm đến, kích thích nhu cầu mua sắm của khách du lịch. Trong chuyến đi, khách du lịch thường thích mang về sản phẩm lưu niệm đặc trưng của vùng miền để lưu giữ kỷ niệm về chuyến đi, làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Vì thế du lịch kết hợp mua sắm, trong đó có mua sản phẩm lưu niệm tạo sức hút lớn đối với khách du lịch, góp phần làm gia tăng lượng khách du lịch, cũng như nâng cao doanh thu của ngành du lịch. Nếu không có những chương trình du lịch kết hợp mua sắm mà chỉ đơn thuần là những hoạt động tham quan, trải nghiệm một cách dàn trải thì chuyến đi sẽ trở nên đơn điệu, không có sức hấp dẫn.
Thứ ba, sản phẩm lưu niệm là phương tiện để quảng bá cho một điểm, một địa phương, một trung tâm du lịch, một vùng du lịch hay một quốc gia. Sản phẩm lưu niệm thể hiện những nét văn hoá, truyền thống giàu bản sắc của dân tộc, do đó khi sản phẩm lưu niệm đến tay khách du lịch, hay được du khách trao tặng cho người thân, bạn bè thì đó là một hình thức quảng bá du lịch một cách gián tiếp, giới thiệu hình ảnh và văn hóa
của địa phương, của đất nước thông qua sản phẩm lưu niệm. Có thể nói đây là một hình thức quảng bá hình ảnh du lịch rất hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch.
Thứ tư, sản phẩm lưu niệm góp phần gìn giữ, phát triển các làng nghề truyền thống. Sản phẩm lưu niệm, đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất theo phương thức truyền thống, gắn liền với các làng nghề, phố nghề; mà chính những làng nghề truyền thống với những giá trị văn hóa hàm chứa bên trong sẽ là điểm du lịch lý tưởng đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến tham quan, tìm hiểu và mua sắm, bên cạnh đó khách du lịch còn được trải nghiệm trực tiếp làm ra các sản phẩm lưu niệm. Vì thế, sản phẩm lưu niệm góp phần thúc đẩy phát triển các làng nghề truyền thống và theo đó phát triển loại hình du lịch làng nghề truyền thống.
Thứ năm, sản phẩm lưu niệm đóng góp cho việc phát triển du lịch bền vững của điểm đến. Sản phẩm lưu niệm đáp ứng được nhu cầu thị trường, giúp bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, gìn giữ các làng nghề thủ công truyền thống, đặc biệt giúp tận dụng khai thác những nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên, thậm chí phế liệu, góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường. Vì thế có thể nói, sản phẩm lưu niệm có vai trò không nhỏ đưa ngành du lịch phát triển một cách bền vững.
Từ những điều trên có thể thấy rằng phát triển sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền là việc đầu tư lâu dài cho phát triển du lịch, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho ngành Du lịch.
1.3.2. Giá trị của sản phẩm lưu niệm
1.3.2.1. Giá trị về kinh tế - xã hội
Thứ nhất, phát triển sản phẩm lưu niệm giúp mang lại thu nhập cho người dân địa phương. Làng nghề truyền thống từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng, mang đậm dấu ấn văn hoá của Việt Nam. Mặc dù, hiện nay nhiều làng nghề truyền thống đã bị mai một, nhưng theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, nước ta có hơn 1.600 làng nghề được công nhận và khoảng 3.200 làng có nghề, tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động, mang lại nguồn thu nhập cho người lao động. Chỉ riêng ở Hà Nội đã có