DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số di tích lịch sử đã xếp hạng của Hà Nội so với cả nước 44
Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch đến Hà Nội từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2015 50
Bảng 2.3. Mức độ quan tâm của khách du lịch nội địa đối với các tiêu chí của sản phẩm lưu niệm 66
Bảng 2.4. Thống kê mô tả đánh giá của khách nội địa về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 68
Bảng 2.5. Thống kê ý kiến của khách du lịch nội địa về loại sản phẩm lưu niệm và hình tượng văn hoá yêu thích nhất 69
Bảng 2.6. Mức độ quan tâm của khách du lịch quốc tế đối với các tiêu chí của sản phẩm lưu niệm 70
Bảng 2.7. Thống kê mô tả đánh giá của khách du lịch quốc tế về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 72
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Sản Phẩm Lưu Niệm
- Vai Trò Và Giá Trị Của Sản Phẩm Lưu Niệm Trong Phát Triển Du Lịch
- Nội Dung Của Phát Triển Sản Phẩm Lưu Niệm Phục Vụ Du Lịch
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Bảng 2.8. Thống kê ý kiến của khách du lịch quốc tế về loại sản phẩm lưu niệm và hình tượng văn hoá yêu thích nhất 73
Bảng 2.9. Quan điểm của doanh nghiệp về vai trò của phát triển sản phẩm lưu niệm..74 Bảng 2.10. Đánh giá của doanh nghiệp về sự đáp ứng các tiêu chí sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 74
Bảng 2.11. Thống kê mô tả đánh giá của doanh nghiệp về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 76
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô tả chuỗi giá trị trong ngành du lịch 31
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch ngày nay đã trở thành một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế các quốc gia nói riêng. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới, đến năm 2020, lượng khách đi du lịch trên toàn thế giới sẽ đạt 1,6 tỷ lượt và doanh thu từ du lịch sẽ chiếm khoảng 10,9% GDP thế giới. Do đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đều coi phát triển du lịch là mục tiêu chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tích cực xây dựng các chiến lược phát triển du lịch một cách toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng sức hút du lịch. Trong đó, phát triển sản phẩm lưu niệm gắn với phát triển du lịch là một trong những chiến lược mà nhiều địa phương ngày càng chú trọng nhằm tạo dấu ấn riêng để thu hút khách du lịch và góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch.
Sản phẩm lưu niệm là thành quả được hình thành từ bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, tài hoa, trí tuệ sáng tạo của các nghệ nhân và kết tinh trong đó những giá trị văn hoá truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc. Phát triển sản phẩm lưu niệm không chỉ giúp tăng sức hấp dẫn cho điểm đến, làm gia tăng giá trị thặng dư cho ngành Du lịch mà còn là cách thức hữu hiệu để quảng bá hình ảnh đất nước, con người với những nét văn hoá đặc trưng, đồng thời giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân và góp phần bảo tồn, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống.
Là thủ đô nghìn năm văn hiến, có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội - một trung tâm du lịch lớn của cả nước, hàng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch nội địa và quốc tế. Hội tụ nhiều di tích lịch sử, văn hoá và làng nghề, phố nghề truyền thống, Hà Nội có đầy đủ điều kiện và tiềm năng để phát triển sản phẩm lưu niệm. Hiện nay, tại Hà Nội có các dãy phố chuyên bán sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch như Hàng Gai, Hàng Bè, Mã Mây, Hàng Trống, Nhà Thờ… với nhiều sản phẩm lưu niệm như tranh thêu, hàng khảm trai, sơn mài, gốm sứ và các sản phẩm được sản xuất từ tơ lụa. Tuy nhiên, Hà Nội thiếu những sản phẩm lưu
niệm mang dấu ấn đặc trưng; sản phẩm lưu niệm của Hà Nội còn thiếu tính độc đáo và chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
Những hạn chế trong phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội cũng như của Việt Nam không chỉ ảnh hưởng đến nguồn thu của ngành Du lịch mà còn bỏ lỡ cơ hội quảng bá hình ảnh du lịch. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu và quản lý du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung là làm thế nào để khai thác tiềm năng của các làng nghề truyền thống và phát triển sản phẩm lưu niệm một cách hiệu quả nhằm thu hút khách và đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch.
Với những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch” làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn đóng góp một phần cho sự phát triển du lịch thủ đô nói riêng và ngành Du lịch cả nước nói chung.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về sản phẩm lưu niệm, vai trò và giá trị của sản phẩm lưu niệm đối với phát triển du lịch.
Xác định được nhu cầu về sản phẩm lưu niệm của khách du lịch.
Đánh giá được thực trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm lưu niệm của Hà Nội. Từ đó phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch của Hà Nội.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Giúp các cơ quan quản lí Nhà nước tại địa phương, các làng nghề, đơn vị sản xuất, kinh doanh có những định hướng phát triển sản phẩm lưu niệm Hà Nội.
Là tài liệu tham khảo cho các địa phương khác trong công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm lưu niệm mang bản sắc địa phương phục vụ khách du lịch.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự phát triển các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu phát triển các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội phục vụ khách du lịch (gồm khách quốc tế đến và khách nội địa). Trong khuôn khổ luận văn, tác giả khai thác khái niệm “sản phẩm lưu niệm” du lịch dưới khía cạnh là một đồ vật cụ thể có chức năng đáp ứng thị hiếu cảm nhận có mục đích lâu dài của người mua hoặc người được biếu/tặng, được giữ lại để làm kỷ niệm. Do đó, tác giả không nghiên cứu các sản phẩm ẩm thực.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch tại thành phố Hà Nội.
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển sản phẩm lưu niệm ở Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng hệ thống các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch của Hà
Nội.
Đề xuất những định hướng, giải pháp phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
nhằm phục vụ khách du lịch.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về sản phẩm lưu niệm du lịch
Khảo sát thực trạng hệ thống các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội đang phục vụ khách du lịch
Đánh giá về hệ thống sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
Đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch.
5. Lịch sử nghiên cứu
Sự phát triển của du lịch cũng như những yếu tố liên quan được các nhà nghiên cứu, học giả, chuyên gia quan tâm và chú trọng nghiên cứu.
Sản phẩm lưu niệm đóng vai trò không nhỏ trong thúc đẩy phát triển du lịch và cũng là một đề tài thú vị, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
5.1. Nghiên cứu tại nước ngoài
Từ lâu trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch. Có thể kể đến một số sách như “Souvenirs: The Material Culture of Tourism” do Michael Hitchcock và Ken Teague biên soạn, xuất bản ngày 01/8/2000, đã đề cập đến sản phẩm lưu niệm như sản phẩm văn hoá vật thể của du lịch, bên cạnh đó tác giả đã nêu ra những thực trạng của việc sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm lưu niệm trong thời kỳ hậu công nghiệp. Cuốn “Shopping tourism, retailing and leisure” của tác giả Dallen J.Timothy xuất bản ngày 01/01/2005 chủ yếu nêu lên các vấn đề về du lịch kết hợp với mua sắm. “Tourism and souvenirs glocal perspectives from the margins” do Jenny Cave, Lee Jolliffe và Tom Baum biên soạn, phát hành ngày 08/7/2013 đã miêu tả, phân tích sản phẩm lưu niệm như những biểu tượng văn hoá của địa phương, của quốc gia; và nghiên cứu trường hợp về việc người tiêu dùng và nhà cung cấp sử dụng quà lưu niệm tác động đến sự phát triển du lịch bền vững. “Tourism Arts and Souvenirs:the material culture of tourism” của tác giả David L.Hume, xuất bản 04/9/2013 đã xem xét mối quan hệ giữa nghệ thuật và du lịch thông qua việc nghiên cứu các giá trị văn hóa vật thể của du lịch, đó là: nghệ thuật du lịch và sản phẩm lưu niệm. Tác giả đã bàn về vấn đề làm thế nào để thiết kế các sản phẩm lưu niệm đáp ứng được sự mong đợi của người tiêu dùng và những yếu tố ảnh hưởng đến
đặc tính của sản phẩm lưu niệm; cũng như cách thức các nhà sản xuất tạo ra những sản phẩm lưu niệm giá trị và tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó còn có các bài viết trên các tạp chí nghiên cứu như: tạp chí Journal of Vacation Marketing với các bài “Shopping as a destination attraction: An empirical examination of the role of shopping in tourists’s destination choice and experience” trên số 10 phát hành 01/10/2004, “Souvenirs: What and why we buy” trên số 50 phát hành 01/5/2011…; Tạp chí Annals of Tourism Research với các bài viết “The Israeli souvenir” số 20 phát hành năm 1993, “Souvenir-purchase behavior of women tourists” số 22 phát hành năm 2005; Annals of the University of Petrosani, Economics, 13(1), 2013, p.15-34, “Souvenirs – Factor Influencing the Tourism Activity”… Các bài nghiên cứu như: khóa luận tốt nghiệp đại học “Souvenir purchase patterns of domestic tourists
- case study of Takayama city, Japan” của Miki Nomura trường Đại học Wisconsin- Stout tháng 4/2002; dự án nghiên cứu “Direct Marketing of Crafts and Souvenirs to Vladimir Visitors” của nhóm dự án Vladimir gồm các thành viên Kyungrok Do, Pei- Chun Hsieh, Amy Komorowskki, Kelly Martin, Xiaofan Qiu, Melissa Rimdzius, Marianna Strzelecka, Kathryn Wade và Gongmei Yu; luận văn tốt nghiệp cao học “An Investigation on Influencing Factors on Tourists Shopping – Attitude of Iranian Handmade Carpet in Isfahan” của Marzieh Yazdani trường Đại học Công nghệ Lulea năm 2008… Ngoài ra còn có các báo cáo như: Báo cáo về Hội thảo Quốc tế về Du lịch và nghề thủ công diễn ra 13-15/5/2006 tại Tehran (Cộng hòa Hồi giáo Iran) “Tourism and Handicraft: A Report on the International Conference on Tourism and Handicraft” của Tổ chức Du lịch thế giới phát hành năm 2008; Báo cáo kỹ thuật “Inclusive Tourism: Linking the Handicraft Sector to Tourism Market” của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) phát hành năm 2010; báo cáo toàn cầu về du lịch mua sắm “Global Report on Shopping Tourism” của Tổ chức Du lịch thế giới năm 2014…
Các bài viết, công trình nghiên cứu nước ngoài đã góp phần xây dựng một hệ thống lý thuyết cơ bản về sản phẩm lưu niệm. Trong đó, các tài liệu chủ yếu đề cập đến
khái niệm, quan niệm về sản phẩm lưu niệm, những vai trò, giá trị, ảnh hưởng của sản phẩm lưu niệm đối với phát triển du lịch, và các vấn đề về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lưu niệm. Ngoài ra, một số công trình đã tiến hành nghiên cứu về thị trường sản phẩm lưu niệm tại những khu vực cụ thể, khảo sát ý kiến, đánh giá của khách du lịch và nghiên cứu về mô hình kinh doanh sản phẩm lưu niệm tại khu vực nghiên cứu.
5.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Một số ấn phẩm sách chuyên sâu về các vấn đề khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống như “Nghề cổ nước Việt” của tác giả Vũ Từ Trang, NXB Văn hóa dân tộc năm 2001. Cuốn sách giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của các nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam như nghề gốm, nghề rèn, nghề đúc đồng, nghề chạm bạc, chạm vàng... Cuốn “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của tác giả Bùi Văn Vượng, NXB Văn hóa năm 2001 đã giới thiệu về 16 làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam. Hay cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam” của tác giả Phạm Côn Sơn, NXB Văn hóa Dân tộc năm 2008 cũng đã đề cập đến thông tin và hình ảnh về các nghề và làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu trên toàn quốc như nghề dệt lua, nghề sơn mài, nghề thêu, làng chạm bạc Đồng Xuân, làng mộc Kim Bồng, làng Guốc Thới Thuận...
Một số đề tài luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về đề tài sản phẩm lưu niệm như: “Nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở Hạ Long”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Du lịch, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, của Nguyễn Thị Mai Phương năm 2013; “Tìm hiểu sản phẩm lưu niệm tại một số tuyến điểm du lịch ở Hải Phòng”, luận văn thạc sĩ ngành Văn hoá Du lịch, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng của Phạm Thị Thanh Thuỷ, đề tài thực hiện năm 2012; “Sản phẩm lưu niệm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”, khóa luận tốt nghiệp ngành Bảo tàng học, Khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội của Phan Võ Diệu An năm 2012; “Vai trò của quà lưu niệm trong phát triển du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh”, khoá luận tốt nghiệp
khoa Du lịch, Trường Đại học Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh của Châu Thị Phượng, năm 2010; “Sản phẩm lưu niệm tại Bảo tàng Hồ Chí Minh”, khoá luận tốt nghiệp khoa Bảo tàng, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, của Nguyễn Thị Thuý Hằng năm 2010… Các đề tài luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu về thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm tại những địa phương nghiên cứu cụ thể.
Bên cạnh đó, còn có một số bài viết như: “Vai trò của cửa hàng lưu niệm trong bảo tàng” của Vũ Mạnh Hà trong Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 4/2004; “Một số vấn đề phát triển cửa hàng lưu niệm của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam” trong tập II cuốn “Từ dân tộc học đến bảo tàng Dân tộc học con đường học tập và nghiên cứu” của Nguyễn Văn Huy năm 2005.
Đặc biệt, đã có một số đề tài nghiên cứu về ứng dụng thực tiễn sản phẩm lưu niệm như: đề tài “Nghiên cứu sản xuất sản phẩm lưu niệm đặc trưng của Bình Thuận phục vụ du lịch” do trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận thực hiện, và TS. Phạm Thị Minh Hạnh làm chủ nhiệm đề tài đã được nghiệm thu. Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 1/2015 và ngày 17/4/2015 đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận tổ chức nghiệm thu. Đề tài đã đưa ra 45 mẫu sản phẩm mới được thiết kế công phu, tinh xảo cùng với quy trình sản xuất thử nghiệm, và mở ra một hướng đi đầy triển vọng cho sản xuất sản phẩm lưu niệm nhằm phát triển du lịch Bình Thuận. Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Đất Tổ từ hệ thống biểu tượng truyền thuyết Hùng Vương phục vụ phát triển du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng” do Trường Đại học Hùng Vương chủ trì thực hiện, chủ nhiệm đề tài là TS. Phạm Tuấn Anh - Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn đã được nghiệm thu vào ngày 01/4/2015 tại Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Phú Thọ.
Ngoài ra, cũng có nhiều bài viết về sự hạn chế của sản phẩm lưu niệm của Việt Nam và các địa phương tại Việt Nam như: “Hà Giang gặp khó trong phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách”; “Phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch Đà