Số Lượt Du Khách Đến Phú Yên (2009 - 2018)


• S5. Phú Yên đã tạo nên hình ảnh ấn tượng

Đầu tiên, đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ - Phú Yên năm 2011 chủ đề “Thiên thường du lịch biển đảo” từng bước khẳng định du lịch Phú Yên là một trong những trọng điểm du lịch của khu vực Nam Trung Bộ

- Tây Nguyên.

Tiếp đến, từ hiệu ứng bộ phim “Hoa vàng cỏ xanh” với những cảnh quay đẹp tự nhiên, hoang sơ đã tạo nên hình ảnh ấn tượng và tác động tích cực đến du lịch Phú Yên. Thương hiệu du lịch “Hoa vàng cỏ xanh” đang dần được khẳng định trên thị trường du lịch quốc gia.

Gần đây, các di sản văn hóa đá Phú Yên bắt đầu “trở mình”, mở ra một hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương.

3.2.1.2. Điểm yếu (Weaknesses)

• W1. Phú Yên có năng lực cạnh tranh kém

Phú Yên có điểm xuất phát kinh tế - du lịch thấp; năm 1989 trở về trước, khi địa phương còn thuộc tỉnh Phú Khánh, tỉnh chủ yếu tập trung phát triển du lịch ở phần đất phía Nam (Khánh Hòa ngày nay), khu vực phía Bắc (Phú Yên hiện tại) dường như bỏ ngõ; sau khi tách tỉnh, Phú Yên bắt đầu xây dựng quê hương với 2 bàn tay trắng, mọi thứ đều mới mẻ.

Địa phương có kinh phí đầu tư hạ tầng, tôn tạo di tích, xúc tiến quảng bá và đào tạo nhân lực... còn hạn chế; hạ tầng giao thông, điện, nước chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển du lịch; khả năng tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài vào chưa cao; cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư chưa thật sự hấp dẫn; chưa huy động nhiều nguồn lực để phát triển du lịch.

• W2. Phú Yên chưa tạo được điểm đến đặc thù

Phú Yên có Bãi Xép gắn liền với phim trường “Hoa vàng cỏ xanh”, Đảo Nhất Tự Sơn với đường bộ vượt biển, có Hòn Yến với rạn san hô đa sắc màu, có Gành Đá Đĩa “độc nhất vô nhị”, có Mũi Đại Lãnh đón ánh bình minh đầu tiên, có Đầm Ô Loan nhiều thủy sản đặc hữu, có Vũng Rô gắn với Tàu không số và Đường Hồ Chí Minh trên biển, có Vịnh Xuân Đài khu du lịch quốc gia tương lai, có Núi Đá Bia với đỉnh linga sơn thần vững chải... nhưng chưa được phát huy.


Phú Yên còn có Đền thờ Lương Văn Chánh, có cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam ở Nhà thờ Mằng Lăng, có xoài Ngự tại Chùa Đá Trắng, có bức tượng Phật bà Quan Âm thờ phụng tại Chùa Thanh Lương, có bảo vật quốc gia Đàn đá và Kèn đá, có gốm sứ Quảng Đức đặc sắc, có Hội Đua ngựa Gò Thì Thùng nổi trội, có văn hóa ẩm thực độc đáo… cũng chưa được khai thác tiềm năng.

• W3. Phú Yên có sản phẩm du lịch đặc thù chưa hoàn thiện

Địa phương có tài nguyên du lịch khác biệt khá đặc sắc nhưng thiếu dịch vụ du lịch đặc biệt, kĩ thuật - công nghệ khai thác chưa độc đáo, năng lực quản lí du lịch hạn chế và văn hóa cộng đồng địa phương chưa phát huy nên các sản phẩm du lịch đặc thù chưa phát triển hoàn chỉnh.

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch phát triển chưa thật sự đồng bộ, toàn diện và tương xứng, phù hợp sản phẩm du lịch đặc thù; môi trường tự nhiên, văn hóa chưa hỗ trợ tối đa yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương; chính sách du lịch chưa kịp thời, hiệu quả và việc triển khai thực hiện còn chậm.

• W4. Phú Yên chưa làm tốt công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Tỉnh chưa làm nổi bật thương hiệu du lịch: “Phú Yên: điểm đến hấp dẫn và thân thiện”, chưa khuếch trương biểu tượng du lịch “Hoa vàng cỏ xanh” và chưa đưa được sản phẩm du lịch đặc thù ra thị trường. Tiềm năng và lợi thế về du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa chưa được phát huy mạnh mẽ.

Địa phương chưa xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch; hiểu biết về xúc tiến, quảng bá không đầy đủ nên hình thức xúc tiến, quảng bá chưa đa dạng; hoạt động lữ hành còn thiếu tính phong phú, hấp dẫn; kinh phí dành cho marketing du lịch hạn hẹp.

• W5. Phú Yên có nguồn nhân lực du lịch hạn chế về số lượng, chất lượng

Lao động du lịch chưa qua đào tạo còn quá lớn, lao động qua đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp; thiếu hụt nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao, khả năng thu hút nhân lực chất lượng cao hạn chế; đội ngũ làm tiếp thị, xúc tiến và tổ chức sự kiện du lịch chưa chuyên nghiệp; chưa có các chuyên gia du lịch của điểm đến có khả năng am hiểu và giới thiệu sản phẩm du lịch đặc thù.

Trình độ chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực du lịch chưa cao, kĩ năng giao tiếp, thái độ phục vụ chưa tốt, năng lực ngoại ngữ hạn chế


ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút du khách quốc tế; đặc biệt ở thời kì địa phương hóa du lịch và quốc tế hóa du lịch hiện nay.

3.2.1.3. Cơ hội (Opportunities)

• O1. Toàn cầu hóa tạo cơ hội phát triển du lịch và thu hút du khách

Du lịch đang phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu của thế giới đã gia tăng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch trong nước và địa phương.

Du khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng đông, có xu hướng sử dụng các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với các yếu tố hiện đại, trải nghiệm, chuyên đề và chuyên biệt, là những lĩnh vực mà Phú Yên có nhiều lợi thế.

• O2. Nhiều dự án và chương trình du lịch lớn đang được triển khai

Hầm đường bộ đèo Cả, đèo Cù Mông và khu kinh tế Nam - Bắc Phú Yên tiếp tục khai thác/phát triển; khu vực trung tâm thành phố Tuy Hòa đang triển khai các hạng mục công trình và chương trình du lịch lớn như đường đi bộ, đường hoa, tượng đài, văn nghệ đường phố, văn hóa quần chúng…

Một số dự án du lịch có qui mô lớn đang được đầu tư tại bãi biển Tuy Hòa, gành Đá Đĩa, bãi Từ Nham, hòn Chùa, đầm Ô Loan, vũng Rô, vịnh Xuân Đài... hình thành hệ thống tuyến, điểm du lịch quốc gia trên cơ sở kết nối tạo nên các khu du lịch quốc gia tổng hợp ở khu vực phía Tây - Nam - Bắc của Tuy Hòa.

• O3. Liên kết và hợp tác phát triển du lịch đang được đẩy mạnh.

Phú Yên nằm ở ngã ba đường Nam Trung Bộ - Tây Nguyên là lợi thế lớn để liên kết và hợp tác phát triển du lịch. Liên kết, hợp tác, trao đổi và chia xẻ lợi ích kinh tế - du lịch giữa Phú Yên với các tỉnh trong vùng đang đẩy mạnh với số lượt du khách nhiều hơn và tổng thu du lịch cao hơn.

Kí kết hợp tác phát triển du lịch là điều kiện hình thành không gian liên kết du lịch vùng, phát triển tour liên tỉnh và kết nối với các tỉnh/vùng khác trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi địa phương đồng thời bổ sung, hoàn thiện điểm yếu nhằm tạo nên hệ thống sản phẩm du lịch hoàn chỉnh của toàn vùng.


• O4. Du lịch hàng không/đường thủy/đường bộ/đường sắt phát triển mạnh

Ngày nay, kinh doanh du lịch đường hàng không phát triển mạnh; một số hãng hàng không mở thêm nhiều đường bay trực tiếp tới điểm đến là cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển du lịch và gia tăng số lượt du khách.

Du lịch đường hàng không giá rẻ, du lịch đường thủy phổ biến, du lịch đường bộ xuyên Việt thuận lợi, du lịch đường sắt đang được phục hồi là những phương tiện vận chuyển an toàn, thoải mái. Địa phương đang có kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Phú Yên - Tây Nguyên tạo điều kiện dễ dàng kết nối khu vực này.

• O5. Kinh tế tri thức và khoa học công nghệ trong du lịch đang phát triển

Phú Yên có thể tận dụng cơ hội này để phát triển các kĩ thuật - công nghệ hiện đại vào du lịch, thu hút các dự án đầu tư du lịch có hàm lượng khoa học cao, thuận tiện cho du khách sử dụng như các phương tiện vận chuyển trên đường bộ, đường thủy; phương tiện thể thao trên biển, trên cát, lặn biển…

Địa phương cần đẩy mạnh đào tạo và thu hút nhân lực du lịch chất lượng cao để vận hành các phương tiện kĩ thuật - công nghệ hiện đại đồng thời rút ngắn khoảng cách phát triển với các tỉnh có ngành du lịch lớn mạnh và đội ngũ lao động du lịch chuyên nghiệp.

3.2.1.4. Thách thức (Threats)

• T1. Cạnh tranh điểm đến trong thời kì hội nhập diễn ra gay gắt

Quá trình hội nhập quốc tế buộc các địa phương, vùng và quốc gia cần phải chủ động mở cửa vào thị trường du lịch khu vực và thế giới trước sự cạnh tranh không cân sức. Các nước cần học hỏi lẫn nhau để ứng biến linh hoạt trước xu thế hội nhập là điều bắt buộc nếu không muốn bị tụt hậu và bỏ lại sau lưng.

Với điểm xuất phát kinh tế du lịch thấp, tiềm lực, lợi thế cạnh tranh chưa cao khiến cho Phú Yên có nguy cơ tụt hậu lớn hơn so với các tỉnh khác và với cả nước. Thách thức này đòi hỏi Phú Yên phải đối mặt, việc rút kinh nghiệm người đi trước cũng là bài học đắt giá trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.

• T2. Khủng hoảng chính trị và suy thoái kinh tế tác động lớn đến du lịch

Du lịch Việt Nam trong đó có Phú Yên phát triển trong môi trường có nhiều biến động khó lường về chính trị, kinh tế, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... diễn ra trên


phạm vi toàn cầu. Do vậy, trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cần dự kiến các rủi ro và nguy cơ đến từ bên ngoài.

Khủng hoảng chính trị - kinh tế, chiến tranh sắc tộc - khủng bố, tranh chấp lãnh thổ - tài nguyên… trên thế giới, tình hình phức tạp tại biển Đông trong khu vực đã tác động rất lớn đến nhu cầu đi du lịch của các du khách quốc tế. Trường hợp suy giảm du khách Nga ở Phú Yên đã cho thấy điều đó.

• T3. Cạnh tranh về thu hút đầu tư du lịch và du khách trong vùng

Với sự hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung như Bình Định (phía Bắc), Khánh Hòa (phía Nam) đang trên đà phát triển, đặt ra nhiều yếu tố bất lợi về lợi thế cạnh tranh.

Đầu tư gắn với thu hồi vốn và sinh lãi, do đó những nhà đầu tư phải đưa lên bàn cân so sánh về tiềm năng và lợi nhuận giữa các địa phương trong vùng lãnh thổ. Đầu tư cho tỉnh Phú Yên cần phải có tầm nhìn vĩ mô và xem xét khả năng phát triển ở tương lai dài hạn hơn.

Phú Yên nằm gần các trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch lớn của khu vực Nam Trung Bộ như Đà Nẵng, Quảng Nam, Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết sẽ bị ảnh hưởng nhiều và phải cạnh tranh với những trung tâm này. Việc phát triển sau thì cần có cái gì đó mới mẻ, khác biệt để thu hút du khách, bởi vậy sản phẩm du lịch đặc thù sẽ có khả năng mang lại sự cạnh tranh cao.

• T4. Áp lực về công tác xúc tiến và quảng bá thu hút du khách

Các tỉnh, thành đều đưa ra nhiều chiêu thức xúc tiến, quảng bá du lịch của địa phương để thu hút du khách. Một số tỉnh, thành bước đầu đã ổn định thị trường nguồn khách, có các tập đoàn khách sạn lớn hoạt động, có thương hiệu nổi tiếng và đang tiếp tục mở rộng.

Áp lực lớn nhất của Phú Yên là làm thế nào xâm nhập vào thị trường du lịch đã có với những sản phẩm du lịch mà thị trường trước chưa có và thực sự khó khăn nếu bắt tay vào xây dựng sản phẩm du lịch và thị trường du lịch mới. Đây là cũng là thách thức lớn nhất trong phát triển du lịch địa phương hiện nay.

• T5. Biến đổi khí hậu và thiên tai tác động rất lớn đến các tỉnh ven biển

Miền Trung nói chung và Phú Yên nói riêng, đặc biệt là khu vực ven biển thường xuyên ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai, bão lũ...


Phát triển du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù trong hoàn cảnh và điều kiện trên là một thách thức không nhỏ đối với các tỉnh ven biển.

Thực tế cho thấy, hoạt động xâm thực và xói mòn bờ sông, bãi biển diễn ra trên diện rộng trong khi các hạng mục công trình thiết yếu phục vụ du lịch biển đảo lại nằm ven sông, rìa bãi khiến chất lượng và thẩm mĩ công trình suy giảm ít nhiều.

Phú Yên còn phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường ở vùng nuôi trồng thủy sản thiếu qui hoạch, những bãi rác do hoạt động du lịch tự phát của người dân địa phương, tài nguyên du lịch chưa bảo tồn và phát huy tốt cho hoạt động du lịch…

3.2.2. Kết quả hoạt động du lịch

3.2.2.1. Về du khách và tổng thu du lịch

• Số lượt du khách đến Phú Yên

Bảng 3.1. Số lượt du khách đến Phú Yên (2009 - 2018)


Năm

Quốc tế

Nội địa

Tổng lượt

Tỉ lệ tăng (%)

2009

8.100

222.900

231.000

39,7 (so với 2008)

2010

20.500

340.500

361.000

56,3

2011

40.000

490.000

530.000

46,8

2012

53.000

497.000

550.000

3,8

2013

60.000

540.000

600.000

9

2014

52.000

703.200

755.200

25,9

2015

45.000

855.000

900.000

19,2

2016

40.502

1.134.498

1.175.000

30,6

2017

35.500

1.368.500

1.404.000

19,5

2018

41.005

1.567.995

1.609.000

14,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 13

(Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2018)

Trong giai đoạn 2009 - 2018, số lượt du khách đến Phú Yên tăng đáng kể, nhất là du khách nội địa và tập trung cao tại các điểm tài nguyên du lịch đặc thù.

Từ năm 2009 - 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượt du khách đạt mức khá cao với trên 50%, tỉ lệ du khách quốc tế tăng theo cấp số nhân.

Từ năm 2012 - 2014, tốc độ tăng trưởng du lịch thấp chỉ dưới mức 13%, tỉ lệ du khách quốc tế có biểu hiện giảm.


Năm 2015, tổng lượt du khách tăng vượt trội, từ trên 750.000 lượt (2014) lên đến 900.000 lượt, du khách nội địa tăng nhanh chóng trong khi du khách quốc tế tiếp tục giảm mạnh.

Năm 2016, địa phương hân hoan chào đón du khách thứ một triệu với nhiều hoạt động du lịch để lại ấn tượng tốt trong lòng du khách.

Năm 2017 - 2018, du khách nội địa tăng nhẹ trong khi du khách quốc tế có xu hướng giảm rồi lại tăng.

Để thấy rõ hơn về tốc độ tăng trưởng du khách đến Phú Yên giai đoạn trên, có thể quan sát biểu đồ dưới đây:

1800000

1600000

1400000

1200000

1000000

800000

600000

400000

200000

0

lượt

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

năm

Khách quốc tế

Khách nội địa

Tổng lượt khách

Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng du khách (2009 - 2018)

(Kết quả phân tích của tác giả, 2018)

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, số lượt du khách đến Phú Yên có nhiều biến động. Điều này liên quan trực tiếp đến tình hình chính trị và kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế.

Với du khách trong và ngoài nước, Phú Yên là điểm đến mới mẻ còn vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ; du khách đi du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ kết hợp tham quan một số điểm du lịch Phú Yên; tỉ lệ du khách quốc tế giai đoạn 2009 - 2011 tăng lên nhanh chóng.


Giai đoạn 2012 - 2014, biến động kinh tế thế giới đã tác động rất lớn đến ngành du lịch địa phương, tỉ lệ du khách quốc tế có biểu hiện giảm, đặc biệt năm 2013 tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượt du khách dưới 10%.

Sau thành công vang dội của bộ phim “Hoa vàng cỏ xanh” năm 2015, tổng lượt du khách tăng vượt trội, từ hơn 750.000 lượt (2014) lên 900.000 lượt (2015), tăng gần 20% so với cùng kì và đa số là du khách nội địa; trong khi đó, du khách quốc tế (chủ yếu du khách Nga) có xu hướng giảm mạnh; liên quan đến tình hình chính trị giữa Nga và Siry, sau đó Nga đã bị Châu Âu cấm vận kinh tế khiến cho đồng Rub mất giá, nhu cầu đi du lịch bị ảnh hưởng rất lớn.

Trên đà phát triển đó, năm 2016 Phú Yên lần đầu tiên đón được du khách thứ một triệu; từ năm 2017 - 2018, du khách nội địa tăng nhẹ trong khi đó du khách quốc tế có xu hướng giảm rồi lại tăng.

Nhìn chung, ở giai đoạn trên, lượt du khách nội địa ổn định và tăng đều hơn so với du khách quốc tế; lượt du khách quốc tế có biểu hiện giảm dần trong vài năm gần đây. Điều này cho thấy loại hình du lịch ở địa phương quá đơn điệu, sản phẩm du lịch lại nghèo nàn và dịch vụ du lịch còn manh mún nên ít hấp dẫn du khách.

Mới đây, nhằm kích cầu thị trường du khách nội địa (khu vực miền Trung, miền Tây) và thị trường du khách quốc tế (chủ yếu du khách Nga), Phú Yên đã có kế hoạch mở đường bay từ Tuy Hòa đi Đà Nẵng, Cần Thơ và một thành phố của Nga. Hy vọng trong thời gian đến, thị trường du khách sẽ có sự thay đổi tích cực, đem lại tổng thu du lịch nhiều hơn cho địa phương.

• Ngày lưu trú trung bình

Trong giai đoạn từ 2009 - 2018, số ngày lưu trú trung bình của du khách đã tăng lên đáng kể so với thời kì trước đó; số ngày lưu trú trung bình của du khách quốc tế là 2,5 - 3 ngày, ngày lưu trú trung bình của du khách nội địa là 1,5 - 2 ngày (Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2018); cho thấy các loại hình, sản phẩm và dịch vụ du lịch địa phương đã bắt đầu phát triển để đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, so với các tỉnh thành khác trong vùng, Phú Yên cần phát triển thêm các sản phẩm du lịch đặc thù và sản phẩm du lịch văn hóa khác nhằm kéo dài hơn nữa thời gian lưu trú của du khách tại điểm đến.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023