Đã Nghiên Cứu Điều Kiện Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Đặc Thù Tỉnh Phú Yên, Trong Đó:


tương đối ổn định; các trang web du lịch được nâng cấp, hỗ trợ tìm kiếm thông tin... có khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách.

• Hệ thống điện - nước

Hệ thống điện lưới quốc gia 220KV chạy qua về cơ bản đáp ứng nhu cầu điện năng cho du lịch. Hiện nay 100% xã, phường và thị trấn trên địa bàn tỉnh có mạng lưới điện quốc gia.

Phú Yên có hệ thống nhà máy cung cấp nước sạch cho thành phố và các trung tâm huyện, xã nhưng vào mùa cao điểm du lịch, nhu cầu sử dụng nước sạch gia tăng nên khả năng cung cấp nước vẫn chưa đáp ứng đủ cho du khách.

2.5.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

• Cơ sở lưu trú - ăn uống

Những năm gần đây, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Phú Yên đã không ngừng đầu tư cơ sở lưu trú du lịch, số lượng cơ sở lưu trú và buồng phòng tăng bình quân trên 35% hàng năm, căn bản đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách. Địa phương hiện có trên 150 cơ sở lưu trú du lịch; trong đó, có 2 khách sạn 5 sao, 2 khách sạn 4 sao, 3 khách sạn 3 sao, 5 khách sạn 2 sao, 50 khách sạn 1 sao, 1 biệt thự và 1 homestay đạt chuẩn, hơn 60 nhà nghỉ tiêu chuẩn với tổng số buồng trên 3.100; trong đó, hơn 650 buồng đạt tiêu chuẩn 3-5 sao, công suất sử dụng buồng vượt 60% (Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2018) nhưng so với xu hướng đi du lịch trải nghiệm của du khách thì số lượng các biệt thự và homestay đạt chuẩn phục vụ du khách còn quá ít.

Tỉnh hiện có 120 cơ sở ăn uống bên trong cơ sở lưu trú với 40.500 chỗ ngồi và 350 cơ sở ăn uống bên ngoài cơ sở lưu trú đáp ứng 20.000 chỗ ngồi; trong đó có 50 cơ sở ăn uống chất lượng cao thuộc trung tâm thành phố Tuy Hòa (Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2018) căn bản đáp ứng nhu cầu ẩm thực của du khách. Tuy nhiên, số lượng những cơ sở ăn uống đạt chuẩn phục vụ du khách chưa nhiều so với tiềm năng ẩm thực của địa phương.

• Cơ sở vui chơi giải trí

Tỉnh đã đầu tư nâng cấp và tu bổ một số công trình thiết yếu tại các điểm tham quan như: khu di tích gành Đá Đĩa, khu di tích Mũi Đại Lãnh… Việc đầu tư khai thác các điểm du lịch cần đi đôi với việc bảo tồn để khai thác được lâu dài,


hiệu quả. Nhiều khu du lịch đã đi vào hoạt động như Sala, Rosa... nhưng khu vực bãi biển vẫn còn hoang sơ, chưa xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh.

Các dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh chưa đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng cũng như chưa thỏa mãn tối đa nhu cầu du khách. Hiện tỉnh Phú Yên chỉ có Trung tâm Giải trí và Sinh thái Thuận Thảo và Khu du lịch Vietstar phục vụ nhu cầu người dân địa phương và du khách. Thiết nghĩ, các khu du lịch cần tăng cường thêm nhiều hạng mục công trình thể thao, vui chơi giải trí để kéo dài thời gian lưu trú của du khách ở địa phương.

• Cơ sở dịch vụ khác

Dịch vụ lữ hành

Vài năm gần đây, một số đơn vị kinh doanh lữ hành ở địa phương như Phu Yen Travel, Tuy Hoa Tourist, Long Phu Tourist, New Star, Hao Travel… bước đầu xây dựng chương trình du lịch đa dạng với sản phẩm du lịch phong phú và chủ động liên kết, nối tour với các tỉnh trong vùng.

Dịch vụ vận chuyển

Phú Yên hiện có trên 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuê xe du lịch với không quá 20 đầu xe/doanh nghiệp. Vì vậy, vào mùa du lịch cao điểm, phương tiện vận chuyển khó khăn và giá thành cao hơn từ 10-20%; dịch vụ cho thuê những phương tiện vận chuyển khác như taxi, xe máy, ca nô... số lượng dịch vụ rất ít và chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách.

Dịch vụ hàng hóa

Danh mục hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách thật sự quá ít. Hiện nay toàn tỉnh chỉ có một vài cơ sở bán một số mặt hàng lưu niệm và đặc sản địa phương. Vấn đề nữa là chưa tìm được sản phẩm đặc trưng của tỉnh để làm quà lưu niệm; có thể nói tỉnh Phú Yên chưa phải là địa phương có khả năng đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách.

Dịch vụ y tế

So với mặt bằng chung của cả nước, tỉnh có số lượng bệnh viện, phòng khám đa khoa, trạm y tế xã/phường, cơ sở y tế khác và tổng số giường bệnh thấp; đội ngũ cán bộ y tế ít, y tế du lịch hạn chế. Tại một số bãi biển có nhiều du khách chỉ bố trí


lực lượng cứu hộ, chưa có đội ngũ sơ cấp cứu; các khu vực còn lại không được trang bị bảo hộ, khi sự cố xảy ra khó đảm bảo an toàn cho du khách.

Dịch vụ ngân hàng - bảo hiểm

Hệ thống các ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV... ngày càng hoàn thiện; chi nhánh phân bố rộng khắp trong tỉnh cung cấp đa dịch vụ đáp ứng nhu cầu trao đổi, thanh toán của du khách; hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng phổ biến khá rộng rãi.

Hiện nay tỉnh chỉ có 3 doanh nghiệp tham gia bảo hiểm du lịch là Bảo Việt, Bảo Minh và PJICO, đáp ứng nhu cầu cung ứng dịch vụ bảo hiểm cho du khách.

2.6. Chính sách phát triển du lịch

Địa phương đã có chính sách phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 và qui hoạch du lịch Phú Yên đến năm 2020 tầm nhìn 2030, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch: Phú Yên - điểm đến hấp dẫn và thân thiện. Đồng thời, tạo cơ chế thủ tục đặc thù đối với các nhà đầu tư có tiềm lực, quyết tâm; có chính sách hỗ trợ xây dựng các cơ sở trưng bày và bán sản phẩm lưu niệm, đặc sản, các phương tiện vận chuyển du khách, cầu tàu du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; có chính sách bảo vệ môi trường tự nhiên, văn hóa tại các điểm tài nguyên du lịch khác biệt; thực hiện cơ chế giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho đối tượng ăn xin và bán hàng rong tại những điểm du lịch này.

2.7. Nguồn vốn

Tỉnh đã huy động và sử dụng tương đối hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù. Ngân sách ưu tiên tập trung phát triển cơ sở hạ tầng tại một số điểm tài nguyên du lịch khác biệt hấp dẫn du khách; thu hút được các dự án du lịch lớn và các nhà đầu tư có tiềm lực mạnh về vốn, kinh nghiệm, thị trường nguồn khách để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, do số lượng du khách nội địa khiêm tốn và du khách quốc tế hạn chế nên các dự án du lịch chậm triển khai và đi vào hoạt động, khả năng thu hồi vốn thấp khiến cho các nhà đầu tư không ngừng rút vốn hoặc trì hoãn thi công ảnh hưởng rất lớn đến mặt bằng chung.


2.8. Nhu cầu thị trường sản phẩm du lịch đặc thù

2.8.1. Thị trường du khách quốc tế

Bảng 2.1. Thị trường du khách quốc tế trọng điểm


Thị trường

Đặc điểm

Sản phẩm

Đông Bắc Á

Chiếm trên 30% thị phần du khách

quốc tế, có xu hướng phát triển nhanh


Trung Quốc

Du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…

Du lịch biển đảo kết hợp tìm hiểu di sản đá,

ẩm thực địa phương,

tham quan làng nghề…

Nhật Bản

Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…

Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tìm hiểu di sản đá, ẩm thực địa phương,

tham quan làng nghề…

Hàn Quốc

Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…

Du lịch sinh thái kết hợp tìm hiểu di sản đá,

ẩm thực địa phương,

tham quan làng nghề…

Tây Âu

Có xu hướng phát triển nhanh,

tương lai sẽ chiếm thị phần cao


Nga

Du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…

Du lịch biển đảo kết hợp tìm hiểu di sản đá,

ẩm thực địa phương,

tham quan làng nghề…

Pháp

Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…

Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tìm hiểu di sản đá, ẩm thực địa phương,

tham quan làng nghề…

Bắc Âu

Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa,

du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…

Du lịch sinh thái kết hợp

tìm hiểu di sản đá,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 11




ẩm thực địa phương,

tham quan làng nghề…

Đông Nam Á

Du lịch nông thôn, du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…

Du lịch nông thôn, ẩm thực địa phương,

tham quan làng nghề…

Bắc Mỹ

Du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…

Du lịch sinh thái kết hợp thể thao,

ẩm thực địa phương,

tham quan làng nghề…

(Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2018)

Bảng 2.2. Thị trường du khách quốc tế tiềm năng


Thị trường

Đặc điểm

Sản phẩm

Tây Âu

Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực,

du lịch mua sắm….

Du lịch nghỉ dưỡng, biển đảo kết hợp tìm hiểu di sản đá,

ẩm thực địa phương,

tham quan làng nghề…

Ấn Độ

Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực,

du lịch mua sắm….

Du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái kết hợp tìm hiểu di sản đá,

ẩm thực địa phương,

tham quan làng nghề…

Trung Đông

Du lịch sinh thái, du lịch thể thao du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm….

Du lịch sinh thái, thể thao kết hợp tìm hiểu di sản đá,

ẩm thực địa phương,

tham quan làng nghề…

(Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2018)


2.8.2. Thị trường du khách nội địa

- Du khách trong những kì nghỉ: kì nghỉ dài ngày và ngắn ngày (cả kì nghỉ cuối tuần) với du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, tham quan; kì nghỉ trong dịp Tết Nguyên đán là du lịch lễ hội - tâm linh; du lịch nghỉ hè, nghỉ dưỡng vào dịp nghỉ lễ, nghỉ phép với du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch tham quan cuối tuần, thưởng thức ẩm thực... khá phù hợp với sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Phú Yên.

- Du khách đô thị: người lao động thuộc những cơ quan, doanh nghiệp; nhóm học sinh, sinh viên; nhóm hưu trí, cao tuổi; nhóm cùng nghề nghiệp; nhóm tham quan triển lãm, sự kiện văn hóa, thể thao với nhu cầu tham quan di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, nghỉ biển, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, lễ hội, ẩm thực....

- Du khách lễ hội tâm linh: du khách hành hương, tâm linh theo nhóm đông, tuổi trung niên và cao niên, chủ yếu là nữ; du khách tham gia lễ hội truyền thống theo gia đình có con cái, theo nhóm bạn bè, đi đôi với nhu cầu đi du lịch tham quan di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, du lịch tâm linh, lễ hội...

Thị trường du khách nội địa của Phú Yên được định hướng là thị trường truyền thống đến từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh qua đường hàng không bởi sân bay Tuy Hòa; các tỉnh Tây Nguyên qua hệ thống đường bộ thuận tiện như tuyến QL1, QL1D, QL25, QL29. Bên cạnh đó sẽ có lượng du khách đi theo tour liên tỉnh từ Khánh Hòa, Bình Định, Đà Nẵng hoặc tour xuyên Việt đến Phú Yên. Ngoài ra, thời gian tới cần phát triển thị trường Bắc Trung Bộ và Tây Nam Bộ. Đây là những yếu tố quan trọng để thu hút du khách nội địa đến Phú Yên.

Nghiên cứu nhu cầu thị trường du khách phải được thực hiện thường xuyên nhằm xác định lại nhu cầu/mong muốn của du khách liên quan đến sản phẩm du lịch đặc thù cụ thể; về mức độ hài lòng, sở thích; vấn đề môi trường, an ninh, an toàn của du khách… để định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp.


Tiểu kết chương 2


Chương 2 đã nghiên cứu điều kiện phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên, trong đó:

Khái quát vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tỉnh Phú Yên với những đặc điểm rất đặc trưng về tự nhiên và các đặc điểm khá nổi bật về kinh tế - xã hội. Với vị trí gần như trung tâm vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cùng điều kiện tự nhiên đa dạng và điều kiện kinh tế - xã hội ổn định, là nền tảng cơ bản phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương.

Liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế về du lịch; đảm bảo phát huy được tiềm năng, thế mạnh riêng biệt của các địa phương trong vùng đồng thời xây dựng thương hiệu du lịch của toàn vùng.

Nhận diện, xác định tài nguyên du lịch khác biệt và phân tích, đánh giá tính khác biệt của chúng trong hệ thống tài nguyên du lịch địa phương. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài đã nhận định được có 9 tài nguyên du lịch tự nhiên khác biệt: Bãi Xép, Đảo Nhất Tự Sơn, Hòn Yến, Gành Đá Đĩa, Mũi Đại Lãnh, Đầm Ô Loan, Vũng Rô, Vịnh Xuân Đài, Núi Đá Bia và có 9 tài nguyên du lịch văn hóa khác biệt: Đền thờ Lương Văn Chánh, Nhà thờ Mằng Lăng, Chùa Đá Trắng, Chùa Thanh Lương, Đàn Đá, Kèn Đá, Gốm sứ Quảng Đức, Hội đua ngựa Gò Thì Thùng, Ẩm thực địa phương; là cơ sở phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên.

Rõ ràng, những tài nguyên du lịch khác biệt sẽ chỉ ở dưới dạng tiềm năng nếu không có các dịch vụ du lịch đặc biệt, là sự phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa kĩ thuật - công nghệ khai thác độc đáo, quản lí du lịch chuyên nghiệp và văn hóa cộng động địa phương trong khai thác các giá trị khác biệt về tài nguyên du lịch để hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù. Tuy sở hữu một số lượng tương đối tài nguyên du lịch khác biệt nhưng Phú Yên chưa có bất kì một dịch vụ du lịch đặc biệt nào để khai thác tài nguyên du lịch khác biệt, do vậy tính khác biệt của tài nguyên du lịch chưa được phát huy và tính đặc thù của sản phẩm du lịch chưa thể hiện rõ nét.

Điều kiện cơ sở hạ tầng du lịch tương đối thuận lợi với hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc và điện - nước phát triển theo hướng dịch vụ du lịch; cơ sở


vật chất kĩ thuật du lịch tương đối đảm bảo với hệ thống các cơ sở lưu trú - ăn uống, cơ sở vui chơi giải trí và các cơ sở dịch vụ khác như lữ hành, vận chuyển, hàng hóa, y tế, ngân hàng - bảo hiểm đang phát triển ngày càng đồng bộ đáp ứng phần nào mong đợi của du khách. Tuy nhiên, cần đẩy mạnh phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch để đáp ứng nhu cầu du khách.

Để phát triển du lịch nói chung và sản phẩm du lịch đặc thù nói riêng cần có chính sách phát triển du lịch phù hợp với các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, phương hướng, chương trình hành động... hợp lí trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và du lịch cụ thể. Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong xu thế phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, tỉnh Phú Yên đã sử dụng ngân sách nhà nước, vốn huy động và vốn từ xã hội hóa du lịch tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch nhằm đảm bảo những điều kiện thiết yếu cho phát triển du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù địa phương.

Trong phát triển du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và du lịch chỉ được hiện thực hóa bằng những hành động, biện pháp cụ thể thông qua việc sử dụng nguồn vốn đầu tư vào các hạng mục công trình có liên quan. Nguồn vốn tỉnh Phú Yên được cấp từ ngân sách nhà nước và huy động từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp, xã hội hóa du lịch khá khiêm tốn; việc sử dụng vốn còn có nhiều mặt hạn chế dẫn đến chậm trễ triển khai nhiều dự án, khiến không ít nhà đầu tư rút vốn chuyển sang các địa phương khác thực hiện.

Nếu những điều kiện trên là điều kiện cần thì nhu cầu thị trường về sản phẩm du lịch đặc thù là điều kiện đủ cho việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, Phú Yên đã xác định được thị trường du khách quốc tế trọng điểm (Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc Âu, Đông Nam Á và Bắc Mỹ) và tiềm năng (Tây Âu, Ấn Độ, và Trung Đông) cũng như thị trường du khách nội địa trọng điểm (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Nguyên - Nam Trung Bộ) và tiềm năng (Bắc Trung Bộ, Tây Nam Bộ) định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đáp ứng nhu cầu du khách và thị trường du lịch.

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí