Ảnh Hưởng Đến Doanh Nghiệp Và Người Gửi Tiền


vừa qua là một ví dụ điển hình. Nó đã dẫn đến sự phá sản của hàng trăm ngân hàng của các nước mà hậu quả của nó còn dư âm đến nay.

1.1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng


Rủi ro tín dụng gây ra những hậu quả nghiêm trọng không những đối với hoạt động của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia.

1.1.3.1. Ảnh hưởng đến Ngân hàng


Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và thường xuyên nhất của ngân hàng thương mại, phần lớn thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, ở nước ta đem lại 70% - 80% thu nhập của ngân hàng, song rủi ro kèm theo cũng rất lớn.

Rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến uy tín, sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tài chính, ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng, giảm khả năng thanh toán, và có nguy cơ gây mất vốn kinh doanh, phá sản ngân hàng. Điều thường thấy là nếu một ngân hàng rủi ro tín dụng liên tiếp thì không có ai dám gửi tiền vào nó nữa, đó là điều rất nghiêm trọng, như vậy ngân hàng đã mất lòng tin của công chúng.

Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại. Để có nguồn vốn đủ cung cấp tín dụng cho khách hàng thì ngân hàng phải huy động từ các tổ chức và dân cư hay nói cách khác là ngân hàng vay của tổ chức và dân cư để tài trợ tín dụng. Nếu rủi ro tín dụng do không thu hồi được nợ xảy ra, ngân hàng sẽ hạn chế nguồn để thanh toán tiền gửi cho chủ nợ tức là dân cư và các tổ chức kinh tế khác.

Khi xảy ra rủi ro tín dụng thì không chỉ là giảm thu nhập từ hoạt động tín dụng, mà còn tác động lớn làm giảm thu nhập từ các hoạt động khác của ngân hàng. Khi hoạt động tín dụng được mở rộng, chất lượng tín dụng được cải thiện thì chúng có tác dụng thúc đẩy các hoạt động khác phát triển. Ngược lại, nếu hoạt động tín dụng có chất lượng thấp sẽ góp phần kìm hãm các hoạt động khác của ngân hàng, kết quả là thu nhập của ngân hàng sẽ giảm sút nghiêm trọng. Rủi ro tín dụng xảy ra làm các ngân hàng không thu hồi được vốn và lãi như trong đúng hợp đồng tín dụng. Tốc độ quay vòng vốn của ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng thanh toán của ngân hàng đều giảm sút.


Rủi ro tín dụng dẫn đến nguy cơ phá sản ngân hàng. Như trên đã trình bày, rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến uy tín, khả năng thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng. Nếu tỷ trọng này tiếp tục kéo dài và ăn mòn vào vốn riêng của ngân hàng, con đường đi đến tuyên bố phá sản ngân hàng là tất yếu.

1.1.3.2. Ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người gửi tiền


Có những doanh nghiệp vốn vay của ngân hàng chiếm tới 80% đến 90% trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy khi xảy ra rủi ro tín dụng thì ngân hàng cũng sẽ hạn chế việc cho vay đối với các doanh nghiệp. Và điều đó có nghĩa là nhu cầu về vốn của doanh nghiệp sẽ không được đáp ứng đầy đủ, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp.

Rủi ro tín dụng xảy ra cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những người gửi tiền. Vì chúng ta biết rằng vốn của ngân hàng là huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, những người có tiền tạm thời nhàn rỗi. Nguồn vốn huy động này được đem cho vay ngoài xã hội. Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm cho khả năng thanh toán của ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi những người gửi tiền cần rút vì một lý do nào đó.

1.1.3.3. Ảnh hưởng đến nền kinh tế


Tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc điều hoà vốn trong nền kinh tế, Rủi ro tín dụng xảy ra làm ngân hàng chậm hoặc không có khả năng thu hồi vốn được để tiếp tục cho vay do đó rủi ro tín dụng làm giảm vòng quay của vốn ngân hàng, giảm khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, làm chậm tốc độ lưu chuyển vốn trong nền kinh tế.

Mặt khác các ngân hàng thường có quan hệ mật thiết với nhau. Khi một ngân hàng gặp rủi ro tín dụng thì có thể kéo theo các ngân hàng khác cũng bị khủng hoảng. Điều này làm mất ổn định cho thị trường tiền tệ, nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và kéo theo là hàng loạt các vấn đề xã hội phức tạp khác như: mức sống giảm, thất nghiệp tăng, các vấn đề tệ nạn xã hội khác…Tất cả những vấn đề đó đều tạo nên sự bất ổn trong nền kinh tế, xã hội.


1.2. Quản lý rủi ro tín dụng


1.2.1. Khái niệm


Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình mà chủ thể tác động vào các đối tượng để đạt được mục tiêu nhận diện, đo lường và hạn chế những biến cố rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng đối với ngân hàng trong hoạt động tín dụng, đồng thời đưa ra các phương thức giảm thiểu tổn thất và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Theo Tổ chức Moody’s Analytics, quản lý rủi ro tín dụng là một quá trình thực hiện các biện pháp giảm tổn thất bằng cách hiểu một cách đầy đủ về vốn và dự phòng rủi ro tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Với quan điểm này thì quản lý rủi ro tín dụng thực chất là việc nhà quản trị có những biện pháp để quản lý vốn và dự phòng cho rủi ro tín dụng.

Ủy ban Basel cho rằng, quản lý rủi ro tín dụng là việc thực hiện các biện pháp tối đa hóa tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo rủi ro tín dụng bằng cách duy trì số dư tín dụng trong phạm vi các tham số cho phép. Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng của Ủy ban Basel đã làm rõ được vấn đề đó là mục đích của quản lý rủi ro tín dụng là tối đa hóa lợi nhuận dựa trên cơ sở đảm bảo tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra nằm trong giới hạn mà ngân hàng có thể chấp nhận được.

1.2.2. Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng


Việc quản lý rủi ro tín dụng phải đạt được các mục tiêu sau:


Tạo lập được một danh mục tín dụng hợp lý, có khả năng sinh lời cao, ít rủi ro.


Tạo sự chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận tác nghiệp nhằm tìm kiếm các khoản vay có khả năng sinh lời cao và ít rủi ro.

Có những quy định để thực hiện thống nhất, minh bạch các bước công việc trong quá trình cho vay; có các quy định hợp lý về cơ cấu, tỷ lệ.

Đảm bảo phản ánh minh bạch, chính xác chất lượng danh mục tín dụng, trích đủ dự phòng để bù đắp những rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.


Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát thích hợp để phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh đối với danh mục tín dụng.

1.2.3. Những nội dung cơ bản trong công tác quản lý rủi ro tín dụng


1.2.3.1. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại


Để xác định chính xác mức độ rủi ro của mỗi khoản vay, các ngân hàng thường áp dụng một số mô hình cụ thể để đánh giá và quản trị rủi ro tín dụng. Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm cả mô hình phản ánh về mặt định tính và mô hình phản ánh về mặt định lượng. Đặc điểm của các mô hình này là không loại trừ lẫn nhau nên một ngân hàng có thể sử dụng cùng một lúc nhiều mô hình khác nhau để hỗ trợ, bổ sung trong việc phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay.

Mô hình Tiêu chuẩn 6C


Hệ thống tiêu chuẩn thường được các ngân hàng sử dụng trong mô hình định tính.

Character (Tư cách của người vay): Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay. Khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng người xin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.

Capacity (Năng lực của người vay): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Tương tự, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người đại diện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là người được ủy quyền hợp pháp của công ty. Một hợp đồng tín dụng được ký kết bởi người không được ủy quyền có thể sẽ không thu hồi được nợ, tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.

Cash (Thu nhập của người vay): Tiêu chuẩn thu nhập của người vay tập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ hay không? Nhìn chung, người vay có ba khả năng để tạo ra tiền, đó là: dòng tiền ròng từ doanh thu bán hàng, dòng tiền từ phát hành chứng khoán và dòng tiền từ bán thanh lý tài sản. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng trên đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng.


Collateral (Tài sản đảm bảo): Một khoản tín dụng nếu được đảm bảo bằng tài sản cầm cố hay tài sản thế chấp sẽ gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người vay. Nếu xảy ra những rủi ro khách quan, người đi vay không trả được nợ thì tài sản cầm cố, thế chấp sẽ trở thành nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng. Tất nhiên tài sản cầm cố thế chấp cũng phải đáp ứng những yêu cầu và điều kiện nhất định theo quy định của ngân hàng.

Conditions (Các điều kiện): Để đánh giá xu hướng ngành và điều kiện kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải biết được thực trạng về ngành nghề và công việc kinh doanh của khách hàng, cũng như khi các điều kiện kinh tế thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của người vay.

Control (Kiểm soát): Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không?

Mô hình xếp hạng của Standard & poor và Moody


Theo Standards & Poor, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn.

Theo Moody's, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu Aaa - C.


Bảng 1.1: Mô hình xếp hạng của công ty Moody và Standard & Poor


Nguồn

Xếp hạng

Tình trạng

Standard & Poor




Aaa

Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất


Aa

Chất lượng cao


A

Chất lượng trên trung bình


Baa

Chất lượng trung bình


Ba

Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ


B

Chất lượng dưới trung bình


Caa

Chất lượng kém


Ca

Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ


C

Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu

Moody




AAA

Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất


AA

Chất lượng cao


A

Chất lượng trên trung bình


BBB

Chất lượng trung bình


BB

Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ


B

Chất lượng dưới trung bình


CCC

Chất lượng kém


CC

Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ


C

Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh - 4

( Nguồn: công ty Moody và Standard & Poor)


Mô hình điểm số Z (Z – Credit scoring model)


Đây là mô hình do E.I. Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanhnghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người đi vay và phụ thuộc vào: Trị số của các chỉ số tài chính của


người vay; Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ củangười vay trong quá khứ.

Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau:


Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5


Trong đó:


X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản


X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản


X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản


X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu /giá trị hạch toán của nợ X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản

Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. Ngược lại, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm cónguy cơ vỡ nợ cao.

Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.

1.2.3.2. Chính sách tín dụng trong Ngân hàng thương mại


Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Tổng thể các quy định này bao gồm toàn bộ các vấn đề liên quan đến cấp tín dụng như: Quy mô, lãi suất, kỳ hạn, đảm bảo, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dụng khác v.v...

Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động tín dụng do hội đồng quản trị của ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức, các hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cho phép bởi những quy định của chính phủ. Mục đích của chính sách tín dụng:


Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng. Đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm bảo đảm rằng mỗi quyết định tín dụng (quyết định tài trợ vốn) đều khách quan, tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà Nước và phù hợp thông lệ chung của quốc tế. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng. Chính sách tín dụng xác định: Các đối tượng có thể vay vốn; Phương thức quản lý các hoạt động tín dụng; Những ràng buộc về tài chính; Các loại sản phẩm tín dụng khác nhau do ngân hàng cung cấp; Phương thức quản lý các danh mục cho vay; Thời hạn và các điều kiện áp dụng cho các sản phẩm tín dụng khác nhau.

Chính sách tín dụng là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của mỗi Ngân hàng, được thể hiện bằng các định hướng, tư tưởng chỉ đạo, cho đến các quy chế, quy trình cấp tín dụng, quản lý khoản tín dụng, doanh mục tín dụng, phân cấp thẩm quyền v.v...chính vì thế nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của từng Ngân hàng.

Mặt khác, chính sách định hướng tín dụng của một ngân hàng cần có những định hướng cụ thể, đổi mới phù hợp với mục tiêu đặt ra trong từng chu kỳ kinh doanh của một ngân hàng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất về kinh tế. Khi ngân hàng gặp thời kỳ khó khăn cũng là do chính sách tín dụng chưa hiệu quả hoặc do người thực thi chính sách không lường trước được hết những biến động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài.

1.2.3.3. Đo lường rủi ro tín dụng


Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/1/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, TCTD thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 28/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí