C: Giáo Án Thực Nghiệm Toàn Phần Tiết 3


Hoàng hậu Isabella I Nguồn https vi wikipedia org wiki Isabella I c E1 BB A7a Castilla 1

Hoàng hậu Isabella I

(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Isabella_I_c%E1%BB%A7a_Castilla)

Columbus được giao phó chỉ huy ba chiếc tàu thám hiểm có tên: Nina, Pinta và Santa Maria. Thủy thủ đoàn của ông gồm có 88 người1. Vào ngày 3/8/1492, Columbus dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Columbus là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa, nơi được nghe nói là có vô số kho vàng, ngọc trai, kim cương và gấm vóc đang đợi chờ. Hạm đội của ông đi về phía Tây trên Đại Tây Dương bao la tới những vùng biển và vùng đất xa lạ chưa ai biết đến.

Chuyến thám hiểm của Columbus dài hơn dự tính và sau vài tháng tiếp tục lên 2

Chuyến thám hiểm của Columbus dài hơn dự tính và sau vài tháng tiếp tục lên đênh trên biển không tìm thấy đất liền, thủy thủ đoàn bắt đầu lo ngại và yêu cầu ông

1 LSTG trung đại…: thủy thủ đoàn có 90 người. (tr. 92).


phải quay trở lại Tây Ban Nha. Ông đã giao hẹn với thủy thủ đoàn là nếu trong hai ngày không nhìn thấy đất liền, ông sẽ chấp nhận cho thuyền quay về.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

úng hai ngày sau vào ngày 12/10/1492, một thủy thủ trên tàu Pinta tên là Rodrigo de Triana đã thấy các chỉ dấu của đất liền. Sau khi nhìn thấy đất liền, Columbus đã đặt tên dãy đất này là San Salvador. Đó chính là vùng Bahamas nổi tiếng ngày hôm nay. Những thổ dân đầu tiên trên đảo được Columbus gọi là người Indian vì lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Ðộ. Sau đó, hòn đảo lớn hơn mà Christopher Columbus khám phá ra là đảo Cuba và đảo Haiti (28/10/1492). C lấy làm lạ rằng ở đây không có những thành phố sầm uất, cũng không thấy vàng, hương liệu. Đặc biệt là không một thổ dân nào biết tiếng A Rập, một thứ tiếng mà theo C rất phổ biển ở châu Á. Thổ dân ở đây da đỏ. Họ ở trong những làng mạc gồm nhiều nhà lớn. Họ biết trồng ngô và khoai tây. Đàn bà biết dệt vải bông thô. Đàn ông và đàn bà hút thuốc quấn bằng một thứ lá.

Đây là những nghi lễ của thủy thủ đoàn khi mới đặt chân lên vùng đất mới.

Rồi C đi xa hơn nữa về phía Tây bắc dọc theo bờ biển Cu­ba. Ông tin rằng đây là một vùng biển nghèo nàn của TQ. Theo tính toán và những hiểu biết của ông, phía Đông TQ là những quần đảo giàu có của NB. Vì thế, ông tiếp tục thám hiểm về phía Đông và phát hiện 1 đảo lớn khác, là Haiti có nhiều đảo mà ông gọi là đảo Hispaniola (Tiểu TBN). Ngày 4/1/1493, đoàn thám hiểm của C lên đường trở về.

Tháng 3/1493, đoàn thuyền Columbus trở về Tây Ban Nha, ông được triều đình và nhân dân đón tiếp trọng thể, được vua phong làm Phó vương và Toàn quyền các thuộc địa ở Tân Lục Địa.

Sau chuyến đi đầu tiên, Columbus còn thực hiện 3 chuyến thám hiểm nữa. Ông

đã khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo Angtigua và cả bờ biển Trung Mỹ.

Nhưng số vàng bạc của cải ông mang về cho vua Tây Ban Nha quá ít ỏi nên không được trọng vọng. Ngày 20/5/1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền bắc Tây Ban Nha


trong sự nghèo khổ và lãng quên.

Tuy Christopher Columbus tới được Châu Mỹ do sự tình cờ bởi chủ đích của ông là đi tìm một con đường biển để tới châu Á, và cho tới ngày qua đời, Columbus vẫn tin rằng mình đã đạt được mục tiêu. Nhưng dù xảy ra sự nhầm lẫn đó, người đời sau vẫn tôn vinh Columbus là một trong những nhà hàng hải lớn nhất. Thế giới sẽ không phải là như hiện tại nếu không có những khám phá vĩ đại của ông.

Christopher Columbus đã tạo ra một bước ngoặt lớn cho lịch sử Châu Âu, đồng

thời mở

ra trang sử

mới cho Châu Mỹ. Từ

phát hiện rất tình cờ

của Christopher

Columbus, một kỷ nguyên xâm chiếm và khai phá vùng đất mới bắt đầu. Mọi vấn đề khó khăn của Châu Âu lúc bấy giờ đã được giải quyết. Vấn đề dân số ngày càng tăng không còn đáng lo ngại; nguồn nguyên vật liệu, khoáng sản giàu có của châu Mỹ cũng khiến nền kinh tế Châu Âu thay đổi lớn. Bên cạnh đó, sự thành công trong việc thiết lập văn hóa Âu Châu trên vùng đất mới của ông cũng là một nỗ lực đáng kể.

Tuy không hề đặt chân lên vùng Bắc Mỹ, Columbus vẫn được người dân nước Mỹ ghi nhớ hàng năm vào ngày 12/10, đánh dấu ngày châu Mỹ đã được khám phá. Ngày tưởng niệm Columbus cũng được tổ chức hàng năm tại Tây Ban Nha.

Hành trình của Christopher Columbus là cuộc phiêu lưu thật sự của một con

người thật sự, đã trở thành đề tài cho vô số các giả tưởng, nhân vật của huyền thoại và lịch sử, không phải của một quốc gia, mà của Châu Mỹ. Columbus là biểu tượng của óc tưởng tượng với một ý chí thực hiện mộng tưởng quyết liệt và thành công.

Như vậy, có thể nói rằng, C đã là người tìm ra được châu Mĩ và giúp chúng ta biết được vùng đất đó. Còn việc châu Mĩ không được đặt tên theo tên ông ư? Bởi thời đó, người ta chưa đánh giá đúng sự nghiệp vĩ đại của ông. Người đã nghiên cứu và miêu tả châu Mĩ, khẳng định đó là 1 đại lục mới – Amerigo Vexpuxi, một nhà hàng hải Italia đã nhận được vinh dự đó, tên ông được đặt cho châu Mĩ – America.

(Nguồn: http://baotintuc.vn/dau­an­su­kien/christopher­columbus­va­hanh­trinh­

toi­chau­my­20141012092344863.htm)

Tham khảo thêm: http://doublegoldcorp.com/christopher­columbus­va­hanh­trinh­ toi­chau­my­5426.html­5426.html

http://vietsciences.free.fr/biographie/inventeurs/christophecolomb.htm


KỊCH BẢN CHO CUỘC HÀNH TRÌNH CỦA MAGIENLANG

En Cano – chỉ huy thuyền Victoria kể lại câu chuyện về chuyến hành trình vòng quanh TG của đoàn thủy thủ do Magienlang chỉ huy với quốc vương TBN – vua Sác­lơ V.

Cảnh 1:



khỏe.

­ Quốc Vương: Sau mấy ngày nghỉ ngơi, Anh đã thấy khỏe chưa, En Cano?

­ En Cano: Thưa Quốc vương tôn kính! Nhờ hồng phước của Người, thần đã rất


­ Q: Vậy anh hãy vào đây và kể lại cho ta nghe chuyến hành trình của các ngươi

và ta rất muốn biết rõ Magienlang dũng cảm đã cống hiến như thế nào cho đất nước của ta. (E và Q vào cung điện).

­ E: Thưa Quốc vương, như Người đã biết, ngày 20/9/1519, chúng thần, dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Magienlang đã được tổ chức thành một hạm đội gồm 5 chiếc thuyền nhỏ, rời cảng Xê­vi của đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp này để bắt đầu chuyến hành trình.

Như Ngài cũng biết, Ngài Magienlang cho rằng nếu đi vòng qua cực Nam của Tân thế giới sẽ có thể vào được biển Thái Bình Dương (tôi sẽ nói rõ về biển này ở phần sau). Và chúng tôi đã đi như vậy. Ngay từ đầu cuộc hành trình, chúng tôi đã phải đối mặt với những khó khăn, nguy hiểm. Đó là chuyện nhà vua BĐN Manuel I đã lệnh cho một hạm đội đuổi theo và ngăn cản chuyến đi này, rồi cả cơn bão ở đảo Canary. Nhưng nhờ trí tuệ của ngài Magienlang, chúng tôi đã an toàn tiếp tục cuộc hành trình.

Nhưng 1 chuyện quả là động trời đã xảy ra vào đầu 4/1520 buộc chỉ huy phải dùng những biện pháp khéo léo và kiên quyết nhất mới có thể giải quyết được.

(Kể đến đây, E tỏ ra trầm tư và điệu bộ tỏ như đang suy nghĩ mông lung điều gì, sau đó, E và Q cùng lui vào cánh gà)

Cảnh 2:

– Các diễn viên khác xuất hiện thủ vai:

­ Thuyền trưởng 1: Thuyền trưởng Juan de Cartagena2 và các thủy thủ, ta nghĩ đây chính là điểm cuối của thế giới rồi, chúng ta không thể đi tiếp được nữa. Hoặc là quay về, hoặc là ở đây chờ chết đói.

­ Thuyền trưởng 2: Đúng vậy Gaspar Quesada3, Magenlang nhất định cho rằng trái đất hình tròn nên chỉ cần luôn đi về phía tây. Những đến đây chúng ta đã không đi được nữa, ông ta sai rồi. Magienlang không đủ tài để lãnh đạo cuộc hành trình này. Người lãnh đạo đáng lẽ phải là những người như chúng ta mới phải, đúng không ngài Quesada? (Quesada tỏ ra đồng tình).

­ 1 thủy thủ nói: lương thực sắp cạn kiệt rồi, nếu có đi tiếp chúng ta cũng không còn lương thực. Không thể chết đói như vậy được.

­ Nhiều thủy thủ khác: Đúng! chúng ta phải đến gặp Magenlang yêu cầu ông ta


2 Thuyền trưởng tàu San Antonio.‌

3 Thuyền trưởng tàu Conception.

Tham khảo: http://kinhtebien.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=779:ferdinand­ magellan­ngi­u­tien­i­vong­quanh­th­gii­bng­ng­bin­le­v­khanh­dch­va­tng­hp­t­internet&catid=77:tinh­ cach­ngi­i­bin&Itemid=70


quay lại. Chỉ như vậy mới có thể bảo toàn tính mạng cho chúng ta. Không thể chết ở

nơi mênh mông vô tận này. Phải trở về để được nhìn thấy đất liền 1 lần nữa.

(Các thủy thủ nổi loạn toan đến gặp Magienlăng thì đã thấy ông và nhiều thủy thủ khác ở phía trước mặt).

­ Magienlang (M): Các người muốn nổi loạn ư? Các người muốn bỏ cuộc hay

sao!?


­ Phe nổi loạn (đồng thanh): Đả


đảo Magienlang! Đả


đảo cuộc hành trình!

Chúng tôi muốn quay về!

­ Magenlang suy nghĩ một hồi rồi nói: Chúng ta đã đi hơn nửa năm rồi và chưa có thành quả gì. Mọi người hãy tin tôi, sớm hay muộn chúng ta cũng sẽ đến được 1 hòn đảo nào đấy, rồi chúng ta sẽ vinh quang trở về. Còn quay trở lại thì sẽ không đủ sức và lương thực nữa.

Quesada và Cartagena cùng tiến về phía trước.

­ Quesada: Ngươi không xứng đáng là chỉ huy. Hãy trao lại quyền đó cho chúng ta và cả đoàn sẽ quay về!

­ M (tỏ ra kiến quyết): Nếu các ngươi còn duy trì ý định đó thì ta sẽ không nhượng bộ nữa đâu!

­ Phe nổi loạn: Đả đảo! Đả đảo!

­ M (Nghiêm khắc): Hỡi các anh em của ta, hãy bắt tất cả những kẻ nổi loạn kia lại và thực hiện kỉ cương của cả đoàn. Ai biết hối lỗi thì sẽ tha thứ, kẻ nào cứng đầu, quyết không tha!

(Quesada bị xử tử tại chỗ, Cartagena bị bỏ trên hoang đảo, 1 vài thủy thủ xin tha thứ).

Cảnh 3: (trên tàu)

­ M: Các anh em của ta, những kẻ có trái tim của đàn bà thì không xứng đáng để tham gia cuộc hành trình này. Ta tin vào lòng trung thành và dũng cảm của các anh em. Cuộc hành trình này phải được tiếp tục. Bây giờ chúng ta sẽ đi về phía Nam dọc sông Xantacuoc và bờ biển Patagon. Ta tin chắc sẽ đến lúc ta tìm được eo biển để sang bờ bên kia.

(M đưa tay lên ngang trán, mắt nhìn ra xa, các thủy thủ cũng hướng mắt nhìn

theo).

­ Bỗng 1 thủy thủ reo lên: Chỉ huy, chúng ta đang đi vào 1 vùng nước thật lạ, nó

không phải đưa chúng ta tiến về phía Nam nữa mà là hướng tây. Nó thật dài và quá hẹp thưa chỉ huy!

­ M: Ta tin rằng đây là 1 eo biển và nó sẽ đưa chúng ta đến nơi cần đến. Hôm nay là ngày của các Thánh nên sẽ thật hợp lý khi ta gọi nó là “Eo biển các Thánh”.

(Đoàn lại đi)

­ M: Chúng ta đã ra đến biển, đã 5 tuần kể từ khi chúng ta đến Eo biển các Thánh, giờ đã là cuối tháng 11. Trời đất, vùng biển này quá thanh bình và ta thề có Chúa là chưa bao giờ được nhìn thấy vùng biển nào mênh mông đến thế. Thật phải đặt tên


cho nó là Thái Bình Dương”!

Cảnh 4:

­ 1 thủy thủ: Thuyền trưởng, phó thuyền Xan An­ni­ô đã xúi giục nhiều thuỷ thủ nổi loạn và chiếc thuyền lớn chứa nhiều lương thực của cả đoàn thám hiểm cũng đã theo chúng mất rồi. Nếu cứ thế này, các anh em trong đoàn sẽ chết đói mất!

­ Các thủy thủ khác: (tỏ ra hoang mang).

Magenlang đứng trên cột buồm nhìn các thủy thủ của mình và dõng dạc nói: “Vì Chúa, vì vinh quang của chúng ta, chúng ta phải tiếp tục cuộc hành trình, dù phải ăn những miếng da bọc những trang bị trong thuyền!”.

­ Các thủy thủ (tỏ ra tin tưởng): Chúng tôi xin nghe theo chỉ huy!

Cảnh 5:

­ Dẫn truyện: Cuối cùng sau bao ngày vất vả, đoàn thám hiểm đã tìm ra một hòn đảo. Trên đảo có nhiều cây dừa và suối nước ngọt. Trên đảo có người ở và gia súc. Thế

là có thể Philippin.

được ăn thịt tươi. Những đau khổ

dài dẳng của họ

đã chấm dứt. Đó là

Đoàn thám hiểm gặp được các bộ lạc nhỏ

sống ở trên đảo. Các bộ

lạc này

không ưa nhau và họ có các cuộc chiến tranh với nhau.

­ Magenlang nói với các thủy thủ của mình: Hãy xem những con người tội

nghiệp kia, họ chỉ có cung tên và giáo mác, so với áo giáp và những vũ khí của chúng ta, rõ ràng chúng ta có thể đánh bại họ. Hãy đánh bại hết các thổ dân ở hòn đảo này, sau đó quay về báo cáo với nhà vua, ông ta sẽ cho chúng ta quyền cai quản hòn đảo trù phú này, chúng ta sẽ trở nên giàu có và đầy quyền lực.

­ Các thủy thủ (đồng tình, hô to): đúng vậy!

(Và cuộc chiến hỗn loạn diễn ra. Với một nhóm 60 người có mang áo giáp và khí giới, Magenlang đã tấn công 1000 thổ dân đảo Man­tan chỉ có cung tên và giáo mác. Trong cuộc chiến hỗn loạn, những thổ dân đã giết chết Magenlang. Các thủy thủ hoảng sợ và bỏ chạy lên thuyền).

Cảnh 6: (Trở về cung đình)

­ En Canô: Thưa Quốc vương, ngài Magienlang đã anh dũng hi sinh như vậy. Biển đã đưa người về với đất mẹ. Tôi buộc phải đưa các thủy thủ còn lại trở về trên con tàu Victoria. Như Ngài cũng thấy, mãi đến 6/9 chúng tôi mới có thể trở về đến TBN. Trải qua 3 năm (1519 – 1522), khi ra đi hơn 200 người với 5 thuyền nhưng trở về chỉ còn 1 thuyền và 18 con người vô cùng mệt mỏi.

­ Quốc vương: Ta hiểu lòng dũng cảm và can trường của Magienlang và của tất cả các ngươi. Sự hy sinh của các ngươi là to lớn và đã đem về cho TBN cũng như nhân loại thành tựu không gì sánh bằng. Ta đã hứa ban thưởng cho những người có công và các ngươi xứng đáng để được hưởng vinh quang đó.


Tham khảo: http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1061­123­

633390081779712500/Nhung­nha­khoa­hoc­tu­nhien­noi­tieng­the­gioi/Cuoc­du­hanh­ vong­quanh­the­gioi­cua­Fernand­De­Magellan­1480­­­1521.htm

http://kinhtebien.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=779:ferdinand­magellan­ngi­u­tien­i­vong­quanh­ th­gii­bng­ng­bin­le­v­khanh­dch­va­tng­hp­t­internet&catid=77:tinh­cach­ngi­i­ bin&Itemid=70


Phụ lục 3c: Giáo án thực nghiệm toàn phần tiết 3



Bài 11: Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (Tiết 2)

I. Mục tiêu

Sau bài học, học sinh đạt được:

1. Kiến thức

­ Hiểu được bối cảnh, thời gian, địa điểm diễn ra phong trào văn hóa Phục hưng.

­ Biết được thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, triết học…

­ Hiểu được khái niệm "văn hóa Phục hưng", và giải thích lí do dẫn đến quê


hương của phong trào văn hóa Phục hưng lại bắt nguồn từ nước Italia.

­ Đánh giá được tính chất và ý nghĩa của những của phong trào văn hóa Phục

hưng.

2. Kỹ năng

­ Quan sát tranh ảnh, phim về thành tựu văn hóa Phục hưng và rút ra nhận xét về nội dung, ý nghĩa các thành tựu.

­ Lập được bảng thống kê các thành tựu văn hóa Phục hưng và thuyết trình ý nghĩa các thành tựu.

3. Thái độ

­ Khâm phục tài năng và nâng niu trân trọng những thành tựu phong trào văn hóa Phục hưng để lại.

­ Nhận xét được ảnh hưởng của phong trào văn hóa Phục hưng đối với nền văn minh nhân loại và Việt Nam.

II. Tài liệu, phương tiện dạy học

­ Sách giáo khoa Lịch sử 10 trang 60 – 65

­ Tranh ảnh, bản đồ, phim về thành tựu văn hóa Phục hưng.

­ Nguyễn Gia Phu (Chủ biên), Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.29­tr.143.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

Giới thiệu bài: sử dụng các hình ảnh và yêu cầu học sinh sắp xếp, ghép nối thông tin, kể tên các thành tựu đã biết hoặc được học qua các môn học: Ngữ văn, Mĩ thuật...

­ GV tổng kết: Đây là các thành tựu văn hóa trên các lĩnh vực nghệ thuật, kiến trúc… của văn hóa Tây Âu thời kì trung đại. Nói về phong trào văn hóa Phục Hưng các nhà nghiên cứu từng ví đó như là một bước tiến vĩ đại trong lịch sử văn minh Tây Âu. Nó được coi như một dấu ấn, một bước lội ngược dòng của một nền văn hóa, một nền văn hóa đã đánh thức, làm bừng tỉnh cả Châu Âu sau 1000 năm đêm trường trung cổ, với hàng loạt các thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực. Và những công trình ấy đến ngày nay vẫn khiến con người ta không khỏi trầm trồ ngưỡng mộ.

Bài trước chúng ta đã cùng các nhà thám hiểm đi khám phá những miền đất lạ. Có thể nói cuộc phát kiến địa lí là tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và là nền tảng cho hàng loạt những thành tựu về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc nổi tiếng còn tới ngày hôm nay cũng như các nhà khoa học nổi tiếng có vai trò vô cùng quan trọng với nền khoa học thế giới.

­ GV nêu câu hỏi định hướng:

1. Tại sao phong trào này được gọi là phong trào văn hóa Phục hưng?

2. Những thành tựu to lớn của phong trào văn hóa Phục hưng trên các lĩnh vực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2023