chức, thể hiện ở việc xem xét trình độ, bằng cấp, đánh giá các kiến thức, kĩ năng, thái độ của từng ứng viên xem các yếu tố đó có phù hợp với vị trí công việc sẽ được tuyển dụng không. Không nên chỉ điều hòa phù hợp giữa các yêu cầu công việc với kiến thức, kĩ năng và năng lực của cá nhân, mà còn nên cẩn trọng điều hòa cho phù hợp giữa các đặc điểm và giá trị cá nhân với các giá trị và văn hóa của tổ chức.
Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo NLQT. Mục đích của đào tạo NLQT là nhằm chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với sự thay đổi cơ cấu của tổ chức khi có sự thay đổi và phát triển trong tương lai. Song hoạt động này cần nhiều chi phí, thời gian cho nên cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo NLQT một cách khoa học, hợp lý dựa trên cơ sở kế hoạch chung về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, công tác đào tạo NLQT cần phải đảm bảo tính khả thi về tài chính, thời gian và NLQT. Khả thi về tài chính là kế hoạch phải phù hợp với quỹ đào tạo về NLQT. Khả thi về thời gian là thời gian của chương trình đào tạo phải phù hợp không được làm xáo trộn tổ chức. Khả thi về NLQT là dự tính số học viên, đối tượng đi học không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng vào công tác đào tạo NLQT vì nó là phương tiện để đạt được sự phát triển tổ chức một cách có hiệu quả nhất.
Thứ tư, cần xác định đào tạo du lịch phải gắn với thực tế, đào tạo nghề là chính. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, các nước đang chuyển qua xu hướng đào tạo chuyên sâu và chú trọng kỹ năng thực hành. So với các ngành nghề khác thì, NLQT du lịch cần phải thuần thục kỹ năng, kỹ thuật phục vụ và khả năng giao tiếp tốt. Vì vậy NLQT du lịch cần được đào tạo thực hành nhiều hơn là học lý thuyết, và việc đào tạo cũng cần phải gắn với nhu cầu của thị trường lao động thực tế. Có như vậy việc đào tạo NLQT du lịch mới đạt được hiệu quả cao và người lao động sẽ có việc làm ngay khi hoàn thành khóa học. Mặt khác đào tạo không chỉ diễn ra ở trường học mà còn ở tại các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người học có khả năng tiếp cận với thực tế nhanh hơn.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương này của luận án đã xây dựng được khung lý thuyết và cơ sở thực tiễn về PTNLQT đối với các DNLHQT của Hà Nội. Cụ thể:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về DNLHQT và NLQT tại DNLHQT bao gồm: khái niệm và phân loại DNLH; Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, phân loại và cơ cấu tổ chức của DNLHQT; Khái niệm, đặc điểm và phân loại nhân lực tại DNLHQT; Khái niệm, vai trò, đặc điểm và phân loại NLQT tại DNLHQT.
- Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về PTNLQT tại DNLHQT bao gồm khái niệm và mục tiêu PTNLQT tại DNLHQT; Nội dung PTNLQT tại DNLHQT về số lượng và cơ cấu NLQT, về chất lượng NLQT; Các hoạt động PTNLQT tại DNLHQT như quy hoạch NLQT, tuyển dụng NLQT, bố trí và sử dụng NLQT, đào tạo NLQT và đội ngũ nhân lực kế cận, đãi ngộ NLQT; Các tiêu chí đánh giá PTNLQT tại DNLHQT.
- Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến PTNLQT tại DNLHQT bao gồm 9 yếu tố: 1) Chính sách, pháp luật của nhà nước; 2) Tiến bộ của khoa học công nghệ; 3) Cơ sở giáo dục và đào tạo; 4) Nhu cầu của khách hàng; 5) Nhận thức của lãnh đạo về PTNLQT; 6) Chính sách PTNLQT của DN; 7) Yếu tố nội tại cá nhân NLQT; 8) Đào tạo tại doanh nghiệp; và 9) Khả năng tài chính của doanh nghiệp.
- Từ thực tế xã hội và kinh nghiệm PTNLQT tại các DNLHQT của một số địa phương trong nước, rút ra bài học PTNLQT cho các DNLHQT của Hà Nội.
CHƯƠNG 3.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC QUẢN TRỊ
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA HÀ NỘI
3.1. Khái quát về du lịch Hà Nội và các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội
3.1.1. Khái quát về du lịch Hà Nội
3.1.1.1. Giới thiệu chung về Hà Nội
a) Vị trí địa lý
Hà Nội tọa lạc ở trung tâm của châu thổ sông Hồng, được thiên nhiên ưu đãi dành cho nhiều thuận lợi. Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn, từ thế đất của Hà Nội và các vùng phụ cận phần lớn là đồng bằng với độ cao trung bình là 10m, thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam theo dòng chảy của sông Hồng, nằm giữa hai vùng đồi núi tách biệt tạo nên những nét độc đáo thuận lợi cho hoạt động du lịch.
b) Điều kiện tự nhiên
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển, ba phần tư diện tích tự nhiên là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Khí hậu Hà Nội có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít, có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Các điều kiện về địa hình và khí hậu đa dạng của Hà Nội một mặt tạo thuận lợi cho phá triển đa dạng các loại hình du lịch, mặt khác cũng tạo ra tính mùa vụ khá rõ nét trong kinh doanh du lịch, điều này gây ra không ít khó khăn cho cả du khách và ngành du lịch của Thủ đô.
c) Điều kiện kinh tế - xã hội
Tính đến tháng 7/2021, dân số Hà Nội là 8.418.883 người, 55% dân số sống ở thành thị, 45% sống ở nông thôn; trong đó: người Kinh chiếm 98,76% dân số. Theo số liệu của tổng cục thống kê, nếu như giai đoạn 2016 - 2019 đạt tăng trưởng bình quân 7,36%/năm, năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, hầu hết các chỉ tiêu tăng trưởng ước đạt được thấp hơn trung bình giai đoạn 2016-
2019, bình quân giai đoạn 2016-2020 GRDP tăng 6,67% (cả nước ước 5,9%). Hà Nội hiện đã trở thành một trung tâm công nghiệp lớn, đóng vai trò đầu tàu của nền kinh tế đất nước, đã và đang tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng hiện đại, công nghệ cao và phát triển bền vững.
3.1.1.2. Tình hình hoạt động du lịch của Hà Nội
a) Đặc điểm tài nguyên du lịch và loại hình du lịch Đặc điểm tài nguyên du lịch:
Hà Nội có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa phong phú, Hà Nội có hệ thống hồ đẹp, tạo nên giá trị cảnh quan rất riêng của Hà Nội: như Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Quan Sơn, Suối Hai, đầm Vân Trì... đặc biệt Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, lễ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, ngoài ra, hệ thống các văn bia tiến sĩ thời Lê Mạc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức thế giới của UNESCO. Do vậy, Hà Nội luôn được du khách quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn.
Với dân số gần 8,5 triệu người, mở ra nhiều tiềm năng cho ngành Du lịch. Với gần 5.000 di tích, trong đó 803 di tích đã được xếp hạng, đứng đầu cả nước về số lượng di tích lịch sử, hội đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, di tích lịch sử, tâm linh... Ngoài ưu thế về các di tích, danh thắng lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn hiến, Hà Nội đang nổi lên là địa điểm lý tưởng cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí.
Đặc điểm loại hình du lịch:
KDL đến Hà Nội với nhiều mục đích, trong đó với mục đích du lịch chiếm khoảng 70%, khách công vụ, thương mại, hội nghị hội thảo, thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ chiếm tương ứng 15,9; 4,0 và 2,9%; thăm thân 5,1%. KDL lựa chọn Hà Nội là điểm đến trong chuyến đi của mình chủ yếu là do các giá trị văn hoá, lịch sử, yếu tố tài nguyên tự nhiên. Lời khuyên của bạn bè, người thân trong việc lựa chọn Hà Nội là điểm đến cũng rất quan trọng, ngoài ra còn các yếu tố Hà Nội là điểm đến an toàn, sự hiếu khách của người dân, giá cả hợp lý và cơ hội mua sắm.
Với tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, hiện nay Hà Nội đang phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch chủ yếu như:
- Du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng, bảo tàng
- Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực
- Du lịch MICE
- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần
b) Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Hà Nội
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Hà Nội giai đoạn 2015 - đến tháng 10/2021
Chỉ tiêu | ĐVT | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | 10 tháng năm 2021 | |
1 | Tổng KDL | ||||||||
- Cả nước | Nghìn lượt | 64.944 | 72.012 | 85.910 | 95.497 | 103.000 | 59.800 | 32.250 | |
- Hà Nội | 19.665 | 21.840 | 23.977 | 26.056 | 28.982 | 8.650 | 2.920 | ||
Hà Nội/ Cả nước | % | 30,28 | 30,33 | 27,91 | 27,28 | 28,14 | 14,46 | 9,05 | |
Tốc độ tăng trưởng | % | - | 11,06 | 9,78 | 8,67 | 11,23 | -70,15 | -66,24 | |
KDL quốc tế | |||||||||
- Cả nước | Nghìn lượt | 7.944 | 10.012 | 12.910 | 15.497 | 18.000 | 3.800 | - | |
- Hà Nội | 3.260 | 4.020 | 5.270 | 6.005 | 7.004 | 1.106 | - | ||
Hà Nội/ Cả nước | % | 41,04 | 40,15 | 40,82 | 37,04 | 38,91 | 29,11 | - | |
Tốc độ tăng trưởng | % | - | 23,31 | 31,09 | 13,95 | 16,64 | -84,21 | - | |
KDL nội địa | |||||||||
- Cả nước | Nghìn lượt | 57.000 | 62.000 | 73.000 | 80.000 | 85.000 | 56.000 | 32.250 | |
- Hà Nội | 16.405 | 17.820 | 18.707 | 20.296 | 21.978 | 7.544 | 2.920 | ||
Hà Nội/Cả nước | % | 28,78 | 28,74 | 25,63 | 25,37 | 25,86 | 13,47 | 9,05 | |
Tốc độ tăng trưởng | % | - | 8,63 | 4,98 | 8,49 | 8,29 | -65,67 | -61,29 | |
2 | Tổng thu từ KDL của Hà Nội | Tỷ đồng | 50.350 | 62.032 | 72.509 | 75.815 | 103.800 | 53.560 | 8.180 |
3 | Đóng góp của du lịch vào GDP của Hà Nội | % | 8 | 8,05 | 8,07 | 10,15 | 11 | - | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Phát Triển Nhân Lực Quản Trị Tại Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế
- Xây Dựng Thang Đo Yếu Tố Chính Sách, Pháp Luật Của Nhà Nước
- Xây Dựng Thang Đo Yếu Tố Thuộc Nội Tại Cá Nhân Nhân Lực Quản Trị
- Đặc Điểm Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế
- Cơ Cấu Nhân Lực Quản Trị Theo Kinh Nghiệm Quản Lý Tại Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế Của Hà Nội Năm 2019
- Kết Quả Đánh Giá Về Kỹ Năng Của Nhân Lực Quản Trị Cấp Trung
Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội
- Về KDL: Qua bảng 3.1 cho thấy, du lịch Hà Nội đã liên tục ghi nhận sự tăng trưởng về lượt KDL, cả quốc tế và nội địa trong giai đoạn 2015-2019, tổng số lượt KDL đến Hà Nội đạt trên dưới 30% so với KDL đến Việt Nam. Lượt khách quốc tế đến Hà Nội chiếm tỷ lệ rất cao so với cả nước, chiếm gần 39% trong năm 2019. Tuy nhiên, từ năm 2020 trở lại đây, dịch bệnh COVID-19 diễn ra, kéo dài và còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động du lịch cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng, lượng khách đến Hà Nội đạt 8,65 triệu lượt khách, bằng 30% so với năm 2019, trong đó khách quốc tế ước đạt 1,11 triệu lượt khách, bằng 15,8%
so với năm 2019; 10 tháng của năm 2021, KDL đến Hà Nội chỉ bao gồm KDL nội địa với 2,92 triệu lượt khách, giảm 61,29% so với cùng kỳ năm 2020.
Bảng 3.2. Khách quốc tế đến Hà Nội phân theo thị trường giai đoạn 2015 - 2020
Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |
Châu Á | 61,5 | 62,5 | 65,5 | 65,0 | 64,9 | 63,9 |
Châu Mỹ | 7,6 | 7,3 | 6,3 | 8,7 | 8,4 | 8,6 |
Châu Âu | 22,0 | 26,2 | 24,6 | 23,1 | 24,0 | 25,0 |
Châu Úc | 3,5 | 3,7 | 3,3 | 2,8 | 2,4 | 2,5 |
Châu Phi | 5,4 | 0,3 | 0,3 | 0,3 | 0,3 | - |
Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội
Thống kê tại bảng 3.2 cho thấy giai đoạn 2015 -2020, KDL quốc tế đến Hà Nội từ các quốc gia châu Á chiếm khoảng 60%, khách từ các quốc gia châu Âu chiếm khoảng 24%, khách từ các quốc gia châu Mỹ chiếm 9%, còn lại thuộc châu Đại Dương và châu Phi. Các thị trường khách quốc tế đứng đầu về lượng khách đến Hà Nội là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Anh, Đức, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Canada. Trong đó, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường KDL hàng đầu đến Hà Nội.
- Về tổng thu từ KDL và đóng góp của du lịch vào GRDP: Cùng với lượng KDL đến Hà Nội tăng dần trong thời gian qua thì tổng thu từ KDL cũng tăng qua các năm. Trước khi dịch COVID -19 bùng phát tại Việt Nam, trong giai đoạn 2015-2019 lượng KDL đến Hà Nội đạt mức tăng trưởng bình quân 10,19%/năm, đặc biệt, tỷ lệ tăng trưởng KDL quốc tế đến Hà Nội lên tới 22,79%/năm. Đóng góp của ngành Du lịch vào GRDP Thành phố từ 8% trong năm 2015 tăng lên 11% trong năm 2019 (Xem bảng 3.1).
Tuy nhiên, do tác động của dịch COVID-19, lượng KDL đến Hà Nội giảm mạnh, tổng thu từ KDL của Hà Nội năm 2020 giảm sâu 48,4% so với năm 2019 và tiếp tục giảm mạnh đến 84,73% trong 10 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020. Những so sánh về mức độ tăng trưởng của các chỉ tiêu phát triển du lịch cho thấy hiệu quả kinh tế du lịch Thủ đô đã đạt một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, mức tăng này chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của Hà Nội.
3.1.2. Khái quát về doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội
3.1.2.1. Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội
Trong giai đoạn 2015 – tháng 10/2021, DNLHQT của Hà Nội có sự gia tăng về số lượng và thay đổi về cơ cấu (Xem bảng 3.3).
Bảng 3.3. Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội giai đoạn 2015 - tháng 10/2021
Chỉ tiêu | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | 10 tháng 2021 | |
1 | Tổng số DNLHQT | |||||||
- Hà Nội | 639 | 661 | 718 | 817 | 1.101 | 1.191 | 1.049 | |
- Cả nước | 1.519 | 1.600 | 1.752 | 2.022 | 2.272 | 2.519 | 2.181 | |
Tỷ trọng Hà Nội/cả nước | 42,1 | 41,3 | 41,0 | 40,4 | 48,5 | 47,3 | 48,1 | |
2 | Cơ cấu theo loại hình doanh nghiệp | |||||||
2.1 | Doanh nghiệp nhà nước | |||||||
- Hà Nội | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
- Cả nước | 7 | 5 | 5 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
2.2 | CTCP | |||||||
- Hà Nội | 324 | 344 | 351 | 401 | 518 | 530 | 503 | |
- Cả nước | 475 | 489 | 556 | 788 | 838 | 1.100 | 1.100 | |
2.3 | Công ty TNHH | |||||||
- Hà Nội | 311 | 313 | 363 | 412 | 581 | 480 | 419 | |
- Cả nước | 1.012 | 1.081 | 1.164 | 1.207 | 1.247 | 1.391 | 1.053 | |
2.4 | Doanh nghiệp tư nhân | |||||||
- Hà Nội | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
- Cả nước | 10 | 10 | 11 | 7 | 4 | 2 | 2 | |
2.5 | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | |||||||
- Hà Nội | 4 | 4 | 4 | 4 | 2 | 2 | 2 | |
- Cả nước | 15 | 15 | 16 | 20 | 24 | 24 | 24 | |
3 | Cơ cấu theo quy mô | |||||||
3.1 | Doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ | 551 | 572 | 611 | 694 | 927 | 1.019 | 753 |
- Tỷ trọng | 86,20 | 85,48 | 85,10 | 84,90 | 84,20 | 85,56 | 81,49 | |
3.2 | Doanh nghiệp quy mô vừa | 78 | 85 | 87 | 99 | 132 | 130 | 129 |
- Tỷ trọng | 12,26 | 12,89 | 12,14 | 12,1 | 12,02 | 12,02 | 12,02 | |
3.3 | Doanh nghiệp quy mô lớn | 10 | 4 | 20 | 24 | 42 | 42 | 42 |
- Tỷ trọng | 1,54 | 1,63 | 2,76 | 2,96 | 3,78 | 2,42 | 6,49 |
Nguồn: Tổng cục Du lịch
- Về số lượng: Thống kê tại bảng 3.3 cho thấy, số lượng các DNLHQT của Hà Nội năm 2015 là 639 doanh nghiệp, tính đến cuối năm 2019 là 1.101 doanh nghiệp (chiếm 48,5% tổng số DNLHQT của Việt Nam). Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, COVID-19 khiến cho toàn bộ hoạt động du lịch quốc tế tại Hà Nội ngưng trệ đóng băng, công ty không có doanh thu và đối mặt với thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng bởi các dịch vụ đã đặt cọc không thể thu hồi hay hoãn hủy kịp thời. Nhiều nhân sự trong ngành chán nản đã phải tìm nghề khác để mưu sinh; kết quả là đến tháng 10/2021 có 267/1.191 DNLHQT trên địa bàn bị thu hồi giấy phép và đóng
cửa, dừng hoạt động do sự bùng phát trở lại của dịch bệnh COVID-19 và có đến trên 95% doanh nghiệp, đại lý lữ hành đóng cửa, tạm dừng hoạt động.
- Về cơ cấu:
+ Theo loại hình doanh nghiệp: Hoạt động KDLH quốc tế của Hà Nội có sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn nước ngoài, các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và nhiều nhất là các doanh nghiệp TNHH. Sự biến động của các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phần lớn diễn ra ở nhóm các doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp TNHH, số lượng doanh nghiệp nhà nước theo quá trình cổ phần hóa đã giảm và chỉ còn lại rất ít. Cũng theo số liệu thống kê trên, năm 2019 số lượng CTCP chiếm 47,05% và công ty TNHH chiếm tỷ trọng 52,77% chiếm ưu thế tuyệt đối trong tổng số các DNLHQT của Hà Nội. Đây là khối doanh nghiệp khá năng động, nhạy bén và có khả năng thích ứng cao với môi trường KDLH quốc tế đầy biến động hiện nay.
Một điểm có thể coi là hạn chế trong cơ cấu DNLHQT của Hà Nội là số lượng DNLHQT có vốn đầu tư nước ngoài rất ít, đến năm 2019 chỉ có 2 doanh nghiệp (Công ty TNHH Go Vacation Việt Nam và Công ty TNHH liên doanh du lịch Hồ Gươm-Diethelm) và chỉ đạt 8,3% trong tổng số 24 DNLHQT của cả nước. Theo đó cả nước năm 2017 có 16 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng vọt lên đạt 20 doanh nghiệp trong năm 2018 và 24 doanh nghiệp trong năm 2019; trong khi đó tại Hà Nội thì lại giảm còn 02 doanh nghiệp trong năm 2019 cho đến nay. Cho thấy, nước ngoài không “mặn mà” với việc đầu tư vốn tại Hà Nội. Trong thời gian tới, Hà Nội cần có những chính sách, cơ chế khuyến khích hơn để tăng cường khối doanh nghiệp này lên, vì các DNLHQT liên doanh với các hàng lữ hành hàng đầu thế giới hoặc các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực lữ hành quốc tế có rất nhiều ưu thế về kinh nghiệm quản lý, về nhân lực, vốn, mạng lưới đối tác rộng khắp, khả năng xúc tiến thị trường,… Nếu phát triển được khối doanh nghiệp này có thể hứa hẹn sự tăng trưởng mạnh hơn, nhanh hơn số lượng và cơ cấu KDL quốc tế trên địa bàn Hà Nội và cả nước.
+ Theo quy mô: Trong số các doanh nghiệp KDLH quốc tế tại Hà Nội, trong giai đoạn 2015 cho đến tháng 10/2021: các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (nguồn nhân sự trên 10 đến 50 lao động) chiếm tỷ lệ khá cao trên 80%, các doanh nghiệp vừa (nguồn nhân sự từ 50 lao động đến 100 lao động) chiếm trên dưới 12% và còn lại là các doanh nghiệp lớn (nhân sự trên 100 lao động), chiếm tỷ trọng trên dưới 3%. Trong số các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, 57% số doanh nghiệp chỉ đăng ký