Cơ Cấu Nhân Lực Quản Trị Theo Kinh Nghiệm Quản Lý Tại Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế Của Hà Nội Năm 2019


c) Cơ cấu theo kinh nghiệm quản lý

Thực tế cho thấy kinh nghiệm quản lý của NLQT có mối quan hệ với độ tuổi và cấp bậc quản trị. Các DNLHQT của Hà Nội chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, đa số có kinh nghiệm quản lý dưới 5 năm chiếm 39,89%; trên 10 năm chiếm 27,33% còn lại 32,78% có kinh nghiệm từ 5 đến dưới 10 năm (Xem hình 3.4).

Hình 3 4 Cơ cấu nhân lực quản trị theo kinh nghiệm quản lý tại doanh nghiệp 1

Hình 3.4. Cơ cấu nhân lực quản trị theo kinh nghiệm quản lý tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội năm 2019

Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội, 2019

Theo kết quả khảo sát cho thấy (Xem bảng 3.9), NLQT cấp trung và cấp cơ sở có kinh nghiệm quản lý dưới 5 năm cao nhất chiếm 37,2% và 50,5% tổng số điều tra, ngược lại NLQT cấp cao có kinh nghiệm quản lý trên 10 năm chiếm 53,8%. Với những NLQT cấp cơ sở có kinh nghiệm quản lý dưới 5 năm chiếm tỷ lệ khá cao, đây phần lớn là những sinh viên sau tốt nghiệp được tuyển chọn, đào tạo lại và được đề bạt. Đối tượng này thường thiếu kinh nghiệm giải quyết vấn đề.

Bảng 3.9. Cơ cấu nhân lực quản trị theo kinh nghiệm quản lý



Kinh nghiệm quản lý

NLQT cấp cao

NLQT cấp trung

NLQT cấp cơ sở

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

Tỷ lệ

(%)

Dưới 5 năm

3

4,4

33

37,2

54

50,5

Từ 5 – 10 năm

32

42,0

26

29,2

31

29,2

Trên 10 năm

40

53,8

31

33,9

22

20,5

Tổng

75

100

90

100

107

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án


d) Cơ cấu theo phân cấp quản trị

Kết quả khảo sát cho thấy, tại các DNLHQT, NLQT được phân thành ba cấp: tỷ lệ NLQT cấp cao chiếm tỷ trọng nhỏ nhất khoảng 27,57% còn lại tập trung nhiều nhất vào NLQT cấp cơ sở chiếm gần 40%.

3.2.1.3. Phát triển về chất lượng nhân lực quản trị

a. Về thể lực

Theo kết quả khảo sát, tình trạng sức khỏe hiện tại của đội ngũ NLQT tại các DNLHQT tương đối tốt. Số người khảo sát cho rằng mình khỏe và rất khỏe chiếm 85,5%. Điều này được đánh giá là phù hợp vì độ tuổi NLQT theo đánh giá ở trên chủ yếu là từ 30-50 tuổi. Đây là đội ngũ nhân lực trẻ, có sức khỏe và nhiệt huyết trong công việc.

Hàng năm 6 tháng Hàng quý

Chưa bao giờ

[8,05]

9,85

21,5

60,6

Hình 3.5. Tần suất doanh nghiệp lữ hành quốc tế khám chữa bệnh cho nhân lực quản trị‌

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án

Theo kết quả điều tra (Xem hình 3.5) số doanh nghiệp thực hiện khám chữa bệnh hàng năm chiếm 91,95%, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp tổ chức khám chữa bệnh hàng năm là 60,6%; 21,5% NLQT được khám chữa bệnh 6 tháng/lần; 9,85% được khám chữa bệnh hàng quý; còn khoảng 8,05% doanh nghiệp chưa thực hiện khám chữa bệnh cho NLQT các cấp. Điều này chứng tỏ, các DNLHQT đã quan tâm tới công tác khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động.


b) Về trình độ và chuyên môn đào tạo

Bảng 3.10. Số lượng nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội theo trình độ đào tạo giai đoạn 2017 - 2019‌

Đơn vị tính: Người, tỷ lệ %


Năm

Tổng số

Trình độ đào tạo từ đại học trở lên

Dưới Đại học

Tổng

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

2017

4.641

76,5%

0,1%

1,5%

74,9%

23,5%

2018

4.777

79,5%

0,1%

1,5%

77,8%

20,5%

2019

5.015

80,3%

0,2%

1,6%

78,5%

19,7%

Kết quả khảo sát của

tác giả luận án

77,2%

23,5%

53,7%

22,8%

Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội, 2019 và kết quả khảo sát của tác giả luận án

Trong tổng số NLQT tại các DNLHQT của Hà Nội chỉ có 0,1% người có trình độ tiến sĩ, 1,5% trình độ thạc sĩ; trong khi đó NLQT tại các DNLHQT của Hà Nội chủ yếu đạt trình độ đại học, chiếm tỷ lệ gần 80%. Qua những số liệu phân tích trên, có thể nhận thấy công tác PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội trong giai đoạn 2017 - 2019 đã có những chuyển biến tích cực, thể hiện ở sự gia tăng ổn định về lượng và sự cải thiện đáng kể về chất. Tuy nhiên, trên thực tế, lực lượng lao động có trình độ và trình độ cao về du lịch tập trung chủ yếu ở các DNLHQT thuộc loại hình CTCP, còn tại các doanh nghiệp là công ty TNHH thì không đồng đều, chủ yếu tập trung vào giám đốc doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát cho thấy (Xem bảng 3.10), NLQT tại các DNLHQT của Hà Nội có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất với 53,7%, kế đến là sau đại học với tỷ trọng khá cao là 23,5%, còn lại là cao đẳng với 16,2% và trình độ khác chỉ chiếm tỷ trọng 6,6%. Như vậy, đa số là NLQT có trình độ đại học trở lên nên những nhận định của họ về PTNLQT tại các DNLHQT sẽ cho kết quả chính xác và đáng tin cậy. Về chuyên môn đào tạo, theo kết quả khảo sát (Xem hình 3.6) có 68,15%

NLQT được đào tạo về chuyên ngành du lịch và lữ hành; 16,5% đào tạo về kinh tế, quản lý; 4,08% thuộc chuyên ngành marketing; còn lại 11,27% đối tượng khảo sát thuộc chuyên môn khác. Như vậy, có thể thấy phần lớn NLQT tại các DNLHQT của Hà Nội được đào tạo chuyên môn về du lịch và lữ hành. Điều này giúp NLQT có được kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp tốt nhưng lại bị hạn chế về năng lực quản trị doanh nghiệp. Những NLQT được đào tạo chuyên môn về kinh tế, quản trị kinh


doanh, marketing hoặc chuyên môn khác thì lại thiếu kiến thức về du lịch và lữ hành, điều này dẫn tới khó khăn trong điều hành.

Du lịch và lữ hành

Kinh tế, quản lý


11,27

4,08

17%


68,15

Hình 3.6. Chuyên môn đào tạo của nhân lực quản trị tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án

Có thể thấy rằng, đội ngũ NLQT tại các DNLHQT của Hà Nội có trình độ đào tạo khá cao, độ tuổi trung bình tương đối trẻ. Đây là đội ngũ lao động trí óc, có vị trí quan trọng trong doanh nghiệp đồng thời có khả năng thích nghi cao với môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, kinh nghiệm công tác còn hạn chế, chưa có quy hoạch đào tạo nhân lực bài bản đặc biệt là công tác bồi dưỡng cán bộ nên việc xây dựng chiến lược doanh nghiệp cũng như đưa ra giải pháp phát triển dài hạn của cán bộ quản lý còn hạn chế.

c) Về tiêu chuẩn năng lực của nhân lực quản trị các cấp

Theo kết quả khảo sát về đánh giá năng lực quản lý chung của NLQT tại các DNLHQT của Hà Nội, cho thấy khoảng một phần ba số NLQT có năng lực quản lý chung ở mức yếu, kém còn lại tập trung ở mức trung bình là cao nhất chiếm 37,56%, mức khá chiếm 26,4% và mức tốt là 14,97%. (Xem bảng 3.11).

Bảng 3.11. Kết quả đánh giá năng lực quản lý chung của nhân lực quản trị


STT

Nội dung

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

1

Tốt

59

14.97

2

Khá

104

26.40

3

Trung bình

148

37.56

4

Yếu

77

19.54

5

Kém

6

1.52

Tổng

272

100

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án


(i) Đối với NLQT cấp cao

Về kiến thức: Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ đáp ứng theo kết quả tự đánh giá của NQT cấp cao đạt so với yêu cầu (4,02 điểm) và theo đánh giá của cấp dưới thì chưa đạt yêu cầu, cụ thể: (Xem bảng 3.12).

Bảng 3.12. Kết quả đánh giá về kiến thức của nhân lực quản trị cấp cao



STT


Nhóm năng lực/các tiêu chí


Yêu cầu

Kết quả đánh giá

NLQT

cấp cao tự đánh giá

Đánh giá của NLQT cấp trung

Đánh giá của NLQT cấp cơ sở

N

Đáp

ứng

N

Đáp

ứng

N

Đáp

ứng

1

Hiểu biết các kiến thức chuyên môn đặc thù theo

công việc

4

75

4,18

90

4,35

107

4,48

2

Có kiến thức về quản trị, quản lý doanh nghiệp

5

75

4,75

90

3,45

107

3,67

3

Hiểu biết luật pháp và các chính sách, quy định

4

75

3,68

90

3,9

107

3,18

4

Hiểu biết về ngành nghề

4

75

4,35

90

4,15

107

4,75

5

Hiểu biết về đối thủ cạnh tranh

4

75

3,82

90

3,67

107

3,32

6

Am hiểu tình hình chính trị - kinh tế - văn hóa –

xã hội

4

75

3,98

90

3,38

107

3,38

7

Có kinh nghiệm thực tế trong ngành du lịch

4

75

4,52

90

3,32

107

3,35

8

Có kiến thức về thị trường

4

75

3,85

90

3,35

107

3,65

Trung bình

4,13


4,14


3,78


3,72

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án

Theo kết quả tự đánh giá của NLQT cấp cao thì trong 8 biến quan sát của tiêu chí về kiến thức, NLQT cấp cao đạt 3/8 (Hiểu biết các kiến thức chuyên môn đặc thù theo công việc, Hiểu biết về ngành nghề, Có kinh nghiệm thực tế trong ngành du lịch với giá trị trung bình tương ứng là 4,18; 4,35; 4,52). Kết quả đánh giá này khá tương đồng với kết quả đánh giá của NQT cấp trung, riêng NQT cấp cơ sở đánh giá NQT cấp cao chỉ đạt được về “Hiểu biết các kiến thức chuyên môn đặc thù theo công việc” và “Hiểu biết về ngành nghề”, riêng thang đo “Có kinh nghiệm thực tế trong ngành du lịch” chỉ đạt 3,35. Điều này cho thấy đối với tiêu chí kiến thức được đánh với quan điểm của 3 đối tượng được khảo sát có sự chênh lệch nhất định. Một số NLQT tại các DNLHQT vẫn còn yếu về kiến thức chuyên môn, thị trường, đối thủ cạnh tranh và kinh nghiệm thực tế; thông thường tập trung vào nhóm các DNLHQT nhỏ và vừa.


Về kỹ năng: Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ đáp ứng theo kết quả tự đánh giá và đánh giá của cấp dưới về kỹ năng của NQT cấp cao đều chưa đạt yêu cầu (Xem bảng 3.13).

Theo kết quả tự đánh giá của NQT cấp cao thì trong 12 biến quan sát của tiêu chí về kỹ năng, NQT cấp cao đạt 6/12 (Kỹ năng giao tiếp, đàm phán; Kỹ năng tư duy; Kỹ năng làm việc nhóm; Lập kế hoạch và tổ chức; Ủy nhiệm, ủy quyền; Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin với giá trị trung bình tương ứng là 4,5; 5; 4,25; 4,58; 4,15; 4,1). Kết quả đánh giá này có một số tiêu chí tương đồng với kết quả đánh giá của NQT cấp trung, NQT cấp cơ sở đó là: Kỹ năng giao tiếp, đàm phán; Lập kế hoạch và tổ chức. Còn lại các tiêu chí đều được cấp dưới đánh giá là chưa đạt yêu cầu. Điều này cho thấy, sự thiếu hụt về kỹ năng của NQT cấp cao đó là: Kỹ năng gây ảnh hưởng và ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xây dựng chiến lược, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng xử lý khủng hoảng, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và tin học.

Bảng 3.13. Kết quả đánh giá về kỹ năng của nhân lực quản trị cấp cao



Số TT


Nhóm năng lực/các tiêu chí


Yêu cầu

Kết quả đánh giá

NLQT cấp cao tự đánh giá

Đánh giá của NLQT cấp trung

Đánh giá của NLQT cấp cơ sở

N

Đáp ứng

N

Đáp ứng

N

Đáp ứng

1

Xây dựng chiến lược

5

75

3,48

90

3,48

107

3,48

2

Kỹ năng gây ảnh hưởng và ra quyết định

5

75

4,78

90

3,78

107

3,96

3

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

4

75

4,51

90

4,58

107

4,88

4

Kỹ năng tư duy

5

75

5,00

90

4,88

107

4,17

5

Kỹ năng giải quyết vấn đề

4

75

3,45

90

3,78

107

4,01

6

Kỹ năng làm việc nhóm

4

75

4,25

90

3,25

107

3,98

7

Lập kế hoạch và tổ chức

4

75

4,58

90

4,01

107

4,25

8

Ủy nhiệm, ủy quyền

4

75

4,15

90

3,76

107

3,76

9

Kỹ năng lãnh đạo

5

75

4,46

90

3,98

107

4,69

10

Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ

4

75

3,8

90

3,4

107

3,6

11

Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin

4

75

4,1

90

3,4

107

3,6

12

Kỹ năng xử lý khủng hoảng

4

75

3,42

90

3,42

107

3,42


Trung bình

4,3


4,2


3,8


4,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án

Về thái độ:

Theo kết quả tự đánh giá của NLQT cấp cao thì trong 6 biến quan sát của tiêu chí về thái độ, NLQT cấp cao đạt 4/6 (Khát vọng và đam mê kinh doanh; Tính trách


nhiệm; Chịu áp lực cao; Tinh thần hợp tác với giá trị trung bình tương ứng là 4,72; 4,78; 4,25; 4,42). Kết quả đánh giá này có một số tiêu chí tương đồng với kết quả đánh giá của NQT cấp trung, NQT cấp cơ sở.

Bảng 3.14. Kết quả đánh giá về thái độ của nhân lực quản trị cấp cao



Số TT


Nhóm năng lực/Tiêu chí


Yêu cầu

Kết quả đánh giá

NLQT cấp cao tự đánh giá

Đánh giá của NLQT cấp trung

Đánh giá của NLQT cấp cơ sở

N

Đáp ứng

N

Đáp ứng

N

Đáp ứng

1

Mạo hiểm và quyết đoán

5

75

4,98

90

3,58

107

3,43

2

Khát vọng và đam mê kinh doanh

4

75

4,72

90

4,68

107

4,29

3

Tính trách nhiệm

4

75

4,78

90

3,97

107

4,08

4

Tinh thần học hỏi, sáng tạo

4

75

3,88

90

3,94

107

3,9

5

Chịu áp lực cao

4

75

4,25

90

4,2

107

4,95

6

Tinh thần hợp tác

4

75

4,42

90

3,43

107

3,72


Trung bình

4,2


4,51


3,97


4,06

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án

Kết quả khảo sát cho thấy, tính mạo hiểm và quyết đoán đòi hỏi mức độ yêu cầu cao nhất. Về tinh thần học hỏi, sáng tạo với mức độ đáp ứng cũng chưa cao. Điều này cho thấy mức độ đáp ứng về phẩm chất này còn hạn chế. NLQT cấp cao tại DNLHQT cần có tư duy sáng tạo, đổi mới để nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Đồng thời, họ phải là những người có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến để cho toàn bộ nhân viên noi theo. Còn lại một số phẩm chất như chịu áp lực cao, tinh thần hợp tác, khát vọng và đam mê kinh doanh được đánh giá khá cao về mức độ yêu cầu với mức độ đáp ứng. NLQT cấp cao tự đánh giá các biến quan sát này khá cao bởi theo họ đã là NLQT cấp cao thì phải có khát vọng và đam mê kinh doanh, đây là động lực giúp họ vượt qua mọi khó khăn và rủi ro trong kinh doanh.

(ii) Đối với NLQT cấp trung: Về kiến thức:

Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ đáp ứng so với yêu cầu của NLQT cấp trung là chưa cao (NLQT cấp trung tự đánh giá chỉ đạt điểm trung bình 3,36 với 3/8 biến quan sát đạt yêu cầu; NQT cấp cao đánh giá thấp hơn còn 3,36 với 1/8 biến quan sát đạt yêu cầu; NQT cấp cơ sở đánh giá đạt 3,62 với 2/8 biến quan sát đạt yêu cầu). Trong 8 biến quan sát về kiến thức thì có biến quan sát “Có kinh nghiệm thực tế trong ngành du lịch” đều được các NQT đánh giá đạt yêu cầu, điều này cho thấy, mức độ đáp ứng về kiến thức này của NLQT cấp trung khá tốt.


Bảng 3.15. Kết quả đánh giá về kiến thức của nhân lực quản trị cấp trung



STT


Nhóm năng lực/Tiêu chí


Yêu cầu

Kết quả đánh giá

Đánh giá của

NLQT cấp cao

NLQT cấp trung

tự đánh giá

Đánh giá của

NLQT cấp cơ sở

N

Đáp

ứng

N

Đáp ứng

N

Đáp ứng

1

Hiểu biết các kiến thức chuyên

môn đặc thù theo công việc

4

75

3,18

90

3,25

107

3,48

2

Có kiến thức về quản trị, quản lý

doanh nghiệp

4

75

3,25

90

3,34

107

3,67

3

Hiểu biết luật pháp và các chính

sách, quy định

4

75

3,18

90

3,45

107

3,18

4

Hiểu biết về ngành nghề

4

75

3,35

90

4,56

107

4,05

5

Hiểu biết về đối thủ cạnh tranh

4

75

3,22

90

3,62

107

3,42

6

Am hiểu tình hình chính trị -

kinh tế - văn hóa – xã hội

4

75

3,01

90

3,35

107

3,18

7

Có kinh nghiệm thực tế trong

ngành Du lịch

4

75

4,52

90

4,75

107

4,35

8

Có kiến thức về thị trường

4

75

3,15

90

4,3

107

3,65

Trung bình

4,00


3,36


3,83


3,62

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án

Về kiến thức chuyên môn của NLQT cấp trung có mức độ đáp ứng so với mức yêu cầu chưa cao. Đây là kiến thức rất cần thiết và quan trọng đối với NLQT cấp trung. NLQT cấp trung cũng chưa thực sự quan tâm nhiều đến kiến thức về chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội.

Về kỹ năng:

Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ đáp ứng về kỹ năng so với yêu cầu của NLQT cấp trung chưa cao (NLQT cấp trung tự đánh giá đạt điểm trung bình 3,6 với 2/12 biến quan sát đạt yêu cầu; NQT cấp cao đánh giá thấp hơn 3,6 và không biến quan sát nào đạt yêu cầu; NQT cấp cơ sở đánh giá đạt 3,62, không biến quan sát nào đạt yêu cầu). Theo kết quả khảo sát, một số kỹ năng cần được bổ sung cho NLQT cấp trung trong thời gian tới như kỹ năng làm việc nhóm, tin học và ngoại ngữ.

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí