Đặc Điểm Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế


kinh doanh inbound và 43% doanh nghiệp đăng ký kinh doanh cả inbound và outbound. Tỷ lệ này giảm lần lượt ở các doanh nghiệp vừa và lớn. Theo đó, có đến 53% doanh nghiệp vừa và 60% doanh nghiệp lớn đăng ký kinh doanh cả inbound và outbound. Với đặc thù ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, các công ty TNHH thường có quy mô vừa và nhỏ, thậm chí nhiều doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ với quy mô vốn và nhân lực hạn chế. Đây được xem là rào cản không nhỏ đối với các DNLH này trong việc mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng chương trình du lịch, tìm kiếm đối tác kinh doanh uy tín và thu hút du khách quốc tế.

+ Theo lĩnh vực kinh doanh: Theo Tổng cục Du lịch (2019), trong số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại Hà Nội, có 48,4% doanh nghiệp chỉ đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành inbound và còn lại 51,6% số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành cả inbound và outbound.

3.1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành quốc tế

a) Đặc điểm nội dung kinh doanh

Tùy điều kiện và mục đích kinh doanh, DNLHQT có thể kinh doanh một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

- KDLH: Đây được xác định là lĩnh vực kinh doanh chính của hầu hết các DNLHQT của Hà Nội hiện nay. Trong đó, các DNLHQT vừa KDLH nội địa và quốc tế là những doanh nghiệp lớn còn các DNLHQT chỉ KDLH inbound hoặc chỉ KDLH outbound thì chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, lĩnh vực kinh doanh chính này chiếm doanh thu từ 50 – 70% nhưng chỉ đem lại khoảng 35% lợi nhuận.

- Kinh doanh dịch vụ đại lý: Hiện nay, đa số các DNLHQT có qui mô nhỏ (chiếm khoảng 90%) kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và đây được coi là hoạt động kinh doanh chính đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Thường các DNLHQT qui mô lớn mảng kinh doanh cốt lõi là kinh doanh tour ghép khởi hành hàng ngày hoặc hàng tuần và lợi nhuận đem lại cũng không nhiều. Nhưng mục đích họ tổ chức để quảng bá hình ảnh công ty và lợi nhuận đến từ việc khách hàng biết đến công ty và tổ chức các tour riêng theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay cũng có các doanh nghiệp lớn chỉ làm dịch vụ đại lý làm cốt lõi và họ lấy công nghệ làm cạnh tranh cốt lõi, việc họ có khách hàng đã ép nhà cung cấp bán giá rẻ và đây là một lợi thế để họ lấy lợi nhuận.

- Kinh doanh dịch vụ khác như: Visa, hộ chiếu, đặt phòng nghỉ, vé máy bay, tổ chức các sự kiện thể thao, văn hóa, hội nghị, hội thảo,…


b) Đặc điểm về nguồn lực

KDLH nói chung và KDLH quốc tế nói riêng cho thấy, để có thể vận hành doanh nghiệp và thực hiện các chức năng, vai trò của mình, DNLHQT cần đảm bảo cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tối thiểu phải có ba bộ phận gồm: bộ phận thị trường, bộ phận điều hành và bộ phận hướng dẫn. Đây là ba bộ phận có mối quan hệ khăng khít, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, cơ chế hoạt động rõ ràng, hợp lý. Quy mô nhân lực của mỗi phòng ban phụ thuộc vào quy mô và nội dung hoạt động của công ty. Thực tế cho thấy, các DNLHQT qui mô lớn thì có bộ phận hành chính nhân sự, có bộ phận đào tạo rõ ràng và tách biệt. Bộ phận đào tạo sẽ có quy trình đào tạo cụ thể cho các bộ phận khác trong công ty. Với các doanh nghiệp lớn thì đều có bộ quy chế quy định rõ ràng về chính sách thưởng, phạt, giờ làm việc,… và nhân viên khi tuyển dụng phải trải qua đào tạo nội quy để hiểu được văn hóa công ty. Còn các DNLHQT qui mô nhỏ thì không có bộ phận đào tạo rõ ràng, người quản lý sẽ kiêm hành chính nhân sự, kiêm đào tạo và mỗi nhân viên trong công ty kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Nhiều DNLHQT quy mô lớn, có mạng lưới văn phòng, chi nhánh đại diện dày đặc trong và ngoài nước, có số lao động lớn, tiềm lực tài chính mạnh, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) rất mạnh (có đội xe riêng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng, máy bay riêng). Ngược lại, các DNLHQT quy mô nhỏ thì số lượng nhân viên hạn chế, chủ yếu là cộng tác viên, nhân viên sales, thuê nhân viên hướng dẫn, tiềm lực tài chính hạn chế, CSVCKT có hạn (không có đội xe riêng, không có dịch vụ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chính mình).

c) Đặc điểm khách hàng

Đối với thị trường KDL quốc tế, các DNLHQT của Hà Nội tập trung chủ yếu là thị trường khách Châu Á chiếm 71,3%, trong đó chủ yếu là khách Trung Quốc (40%), Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia. Tiếp theo là thị trường Châu Âu và Châu Mỹ và một số thị trường khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ. (Xem hình 3.1)

Theo số liệu thống kê, thị trường khách inbound tại các DNLHQT của Hà Nội đến từ hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường hàng đầu gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Cam-pu-chia, Malaysia, Úc, Thái Lan, Pháp, Singapore, Nga, Anh, Lào, Canada. Sự tăng trưởng về lượng KDL quốc tế là động lực tăng trưởng của các DNLHQT của Hà Nội. Ngành du lịch Hà Nội đã định hướng các thị trường tập trung đẩy mạnh xúc tiến trong thời gian tới là: Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Nga và một số nước Đông Âu gồm Ba Lan, Séc, Hungary. Trong đó, thị trường KDL Nhật Bản đang được tập trung phát triển mạnh.



Hình 3 1 Cơ cấu thị trường khách quốc tế tại các doanh nghiệp lữ hành quốc 1

Hình 3.1. Cơ cấu thị trường khách quốc tế

tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội năm 2020

Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội

3.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội

a) Về số lượng khách du lịch

Bảng 3.4. Số lượng khách tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội giai đoạn 2015 – 10/2021‌

STT

Lượt khách

ĐVT

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

10 tháng

năm 2021

1

Khách quốc tế

- Tại các DNLHQT

Nghìn lượt

2.529

2.998

3.867

4.628

5.633

902

-

- Hà Nội

Nghìn lượt

3.260

4.020

5.270

6005

7.004

1.106

-

% tăng trưởng

%

-

18,54

28,99

19,68

21,72

-83,9

-

Tỷ trọng tại các DNLHQT

so với Hà Nội

%

77,58

74,58

73,38

80,63

80,43

81,56

-

2

Khách nội địa

- Tại các DNLHQT

Nghìn lượt

7.660

8.170

9.094

9.392

9.884

3.612

1.353

- Hà Nội

Nghìn lượt

16.405

17.820

18.707

20.296

21.978

7.544

2.920

% tăng trưởng

%

-

6,66

11,31

3,28

5,24

-63,5

-62,5

Tỷ trọng tại các DNLHQT

so với Hà Nội

%

46,69

45,85

48,61

46,28

44,97

47,88

46,34

3

Tổng số KDL

Nghìn lượt

10.189

11.168

12.961

14.020

15.517

4.514

1.353

Tỷ trọng tại các DNLHQT

so với Hà Nội

%

51,8

51,1

54,1

53,8

53,5

52,2

46,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội


DNLHQT tại Hà Nội kinh doanh hai lĩnh vực chính đó là lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa, trong đó lữ hành nội địa là mảng kinh doanh quan trọng, giai đoạn 2015 – 10/2021 chiếm tỷ trọng trên dưới 40%. Lượng khách quốc tế đến Hà Nội thông qua các DNLHQT chiếm tỷ trọng khá cao, trên dưới 70% trong giai đoạn 2015 – 2019 và tỷ trọng KDL tại các DNLHQT so với Hà Nội chiếm trên 50%. Nhìn chung KDL thông qua các DNLHQT tại Việt Nam chủ yếu là lượng khách quốc tế sử dụng dịch vụ của các công ty du lịch chuyên nghiệp để có sự hỗ trợ về visa, hướng dẫn viên và các dịch vụ khác. Khi dịch Covid diễn ra và bùng phát trở lại đợt thứ tư đến nay, khiến cho hoạt động của các DNLHQT bị giảm sút nghiêm trọng, tuy nhiên nhìn tỷ trọng khách quốc tế và khách nội địa tại các DNLQT có phần cao hơn năm 2019, cho thấy các DNLHQT đã có nhiều nỗ lực, tận dụng mọi cơ hội để phát triển và phục hồi.

b) Về doanh thu

Tổng doanh thu khách quốc tế và khách nội địa tại các DNLHQT của Hà Nội tăng dần hàng năm từ năm 2015 đến năm 2019. (Xem bảng 3.5)

Bảng 3.5. Doanh thu tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội giai đoạn 2015 – 10/2021‌


STT


Chỉ tiêu


ĐVT

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

10 tháng năm 2021


1

Tổng thu từ du lịch của

Hà Nội

Tỷ đồng

50.350

62.032

72.509

75.815

103.800

53.560

8.180

Tổng doanh thu của

DNLHQT tại Hà Nội

Tỷ đồng

20.140

24.192

29.729

37.149

44.634

21.959

3.844

% tăng trưởng

%

-

20,12

22,88

24,96

20,15

-50,8

-82,5

2

Doanh thu khách quốc tế

Tỷ đồng

4.834

5.806

7.729

10.030

11.605

2.465

-

% tăng trưởng

%

-

20,12

33,12

29,77

15,70

-78,8

-100

3

Doanh thu khách nội địa

Tỷ đồng

15.306

18.386

21.999

27.119

33.029

19.494

3.844

% tăng trưởng

%

-

20,12

19,65

23,27

21,79

-41,0

-80,3

Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội

Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2019: tổng doanh thu từ các DNLHQT có mức tăng trưởng tương đối ổn định và ở mức cao so với các tỉnh, thành khác trong cả nước, tăng trung bình 22,03%/năm, trong đó doanh thu từ thị trường khách quốc tế tăng cao hơn đạt 24,68%/năm, doanh thu từ thị trường khách nội địa đạt tỷ lệ trung bình thấp hơn ở mức 21,21%. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến tháng 10/2021 thì doanh thu của các DNLHQT bị giảm sút nghiêm trọng (năm 2020


giảm 50,8% so với năm 2019; 10 tháng năm 2021 giảm 82,5% so với cùng kỳ năm 2020) do ảnh hưởng của dịch Covid, trong đó, doanh thu từ mảng hoạt động chính từ khách quốc tế giảm mạnh với 78,8% năm 2020/2019 và từ tháng 4/2020 đến tháng 10/2021, KDL đến Hà Nội chỉ bao gồm KDL nội địa, các DNLHQT tại Hà Nội hoàn toàn không có doanh thu từ mảng dịch vụ KDL quốc tế. Do đó, các DNLHQT gặp khá nhiều khó khăn trong duy trì hoạt động cũng như giữ chân NLQT, và thách thức về NLQT trong thời gian tới khi mà Chính Phủ Việt Nam khôi phục, mở cửa thị trường quốc tế của du lịch Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng.

3.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội

3.2.1. Nội dung phát triển nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội

3.2.1.1. Phát triển về số lượng

Tính đến năm 2019, tại 1.101 DNLHQT của Hà Nội có 5.015 NQT. Trong đó, NQT cấp cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 50%) (Xem bảng 3.6).

Bảng 3.6. Số lượng nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội giai đoạn 2017-2019‌


Năm


Số lượng DNLHQT

NQT

Tổng số NQT

NQT cấp cao

NQT cấp trung

NQT cấp cơ sở

Số lượng

Tỷ

trọng (%)

Số lượng

Tỷ

trọng (%)

Số lượng

Tỷ

trọng (%)

2017

718

4.641

860

18.53

1.287

27.73

2.494

53.74

2018

817

4.777

882

18.46

1.341

28.07

2.554

53.46

2019

1.101

5.015

932

18.58

1.432

28.55

2.651

52.86

Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả luận án

Thực tế cho thấy các DNLHQT thuộc loại hình công ty TNHH, DNLHQT có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng NQT cấp cao rất thấp (thậm chí không có), trong khi đó NQT cấp cơ sở chiếm tỷ trọng khá cao.

Sự phát triển số lượng NLQT thể hiện sự thay đổi NLQT qua các năm, việc tăng lên hay giảm đi về số lượng NLQT do công tác đề bạt, bổ nhiệm mới hoặc tuyển dụng mới điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: sự thay đổi mô hình quản trị doanh nghiệp, tốc độ phát triển của doanh nghiệp,…

Qua khảo sát cho thấy (Xem bảng 3.7), năm 2015 với NLQT cấp cao có 42 phiếu trả lời có đề bạt mới chiếm 56,5% và tuyển dụng mới là 51 phiếu chiếm 68,5%;


đến năm 2019 số phiếu trả lời bổ nhiệm lại là 61 phiếu chiếm 81,5%, đề bạt mới là 37 phiếu chiếm 50% và tuyển dụng mới là 56 phiếu chiếm 75%. Theo dõi qua 5 năm sự dịch chuyển của đội ngũ NLQT cấp cao được bổ nhiệm lại tăng 14 lượt, tuyển dụng mới tăng 5 lượt và đề bạt mới giảm 5 lượt. Điều này cho thấy, các DNLHQT sử dụng công tác tuyển dụng mới để đáp ứng nhu cầu phát triển số lượng NLQT cấp cao.

Bảng 3.7. Tình hình phát triển số lượng nhân lực quản trị tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội‌


Nội dung

Số lượng

Năm 2015

Năm 2017

Năm 2019

Số lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

1. NLQT cấp cao

- Giữ nguyên chức/ bổ nhiệm lại

75

47

62,5

56

75,0

61

81,5

- Đề bạt mới/luân chuyển

75

42

56,5

37

50,0

37

50,0

- Tuyển dụng mới từ bên ngoài

75

51

68,5

61

81,5

56

75,0

2. NLQT cấp trung

- Giữ nguyên chức/bổ nhiệm lại

90

73

81,5

61

68,8

61

68,8

- Đề bạt mới/luân chuyển

90

67

75,0

58

64,8

67

75,0

- Tuyển dụng mới từ bên ngoài

90

61

68,8

56

62,3

56

62,5

3. NLQT cấp cơ sở

- Giữ nguyên chức/bổ nhiệm lại

107

93

87,5

87

81,5

80

75,0

- Đề bạt mới/luân chuyển

107

80

75,0

83

78,2

93

87,5

- Tuyển dụng mới từ bên ngoài

107

73

68,8

71

66,5

86

81,3

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án

Đối với NLQT cấp trung, năm 2015 có 73 phiếu trả lời thực hiện bổ nhiệm lại chiếm 81,5%, 67 phiếu trả lời đề bạt mới chiếm 75% và có 61 phiếu trả lời tuyển dụng mới chiếm 68,8%. Năm 2017 có 68,8% phiếu trả lời bổ nhiệm lại, 64,8% phiếu trả lời đề bạt mới và 62,3% phiếu trả lời tuyển dụng mới, xu hướng này giữ đến năm 2019, riêng đề bạt mới tăng lên 67 phiếu chiếm 75%. Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng DNLHQT có thực hiện tuyển dụng mới, đề bạt mới hàng năm luôn cao hơn so với bổ nhiệm lại, điều này cho thấy nhu cầu về số lượng NLQT cấp trung có tăng.

Đối với NLQT cấp cơ sở, năm 2015 có 93 phiếu trả lời bổ nhiệm lại, 80 phiếu trả lời đề bạt mới và 73 phiếu trả lời tuyển dụng mới. Đến năm 2019, doanh nghiệp thực hiện tuyển dụng mới và đề bạt mới vẫn cao hơn so với bổ nhiệm lại. Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng đề bạt mới và tuyển dụng mới luôn tăng qua


các năm và doanh nghiệp sử dụng đề bạt mới cao hơn tuyển dụng mới từ bên ngoài. Nguyên nhân giải thích cho sự dịch chuyển này là do số lượng doanh nghiệp của các DNLHQT không ngừng gia tăng khiến cho nhu cầu về số lượng NLQT cấp cơ sở tăng theo.

Đối với NLQT cấp cơ sở, năm 2015 có 93 phiếu trả lời bổ nhiệm lại, 80 phiếu trả lời đề bạt mới và 73 phiếu trả lời tuyển dụng mới. Đến năm 2019, doanh nghiệp thực hiện tuyển dụng mới và đề bạt mới vẫn cao hơn so với bổ nhiệm lại. Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng đề bạt mới và tuyển dụng mới luôn tăng qua các năm và doanh nghiệp sử dụng đề bạt mới cao hơn tuyển dụng mới từ bên ngoài. Nguyên nhân giải thích cho sự dịch chuyển này là do số lượng doanh nghiệp của các DNLHQT không ngừng gia tăng khiến cho nhu cầu về số lượng NLQT cấp cơ sở tăng theo.

3.2.1.2. Phát triển về cơ cấu

a) Cơ cấu về giới tính

Theo Sở Du lịch Hà Nội (2019), xét cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính, tỷ lệ NLQT tại các DNLHQT của Hà Nội giới tính nam chiếm 58,16%. Với đặc thù của ngành dịch vụ, thời gian làm việc của lao động và nhất là nguồn lực quản trị trong ngành Du lịch là không cố định về thời gian trong ngày và các ngày trong tuần (làm việc theo ca và cả những ngày cuối tuần, lễ, tết). Do tính chất công việc phục vụ đòi hỏi phải có sức khỏe, phải di chuyển, xa nhà thường xuyên để đảm bảo dịch vụ cung ứng được gần như 24/24h và 7 ngày/tuần do đó phần lớn NLQT làm việc tại các DNLHQT của Hà Nội đa số là nam. (Xem hình 3.2)

Hình 3 2 Cơ cấu nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế 2Hình 3 2 Cơ cấu nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế 3


Hình 3.2. Cơ cấu nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội theo giới tính năm 2019

Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội, 2019

Hình 3.3. Cơ cấu nhân lực quản trị theo giới tính

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


Kết quả khảo sát (Xem hình 3.3), có 62,87% NLQT tại các DNLHQT của Hà Nội tham gia khảo sát là nam giới. Điều này hoàn toàn phù hợp thực trạng lao động tại các DNLHQT do đặc điểm của hoạt động KDLH, số lượng NLQT tại các DNLHQT đa số là lao động nam thường chiếm tỷ trọng cao.

b) Cơ cấu theo độ tuổi

Bảng 3.8. Cơ cấu nhân lực quản trị theo độ tuổi giai đoạn 2015-2019


Cơ cấu theo độ tuổi

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Kết quả

khảo sát

Dưới 30 tuổi

4,1%

4,3%

5,7%

5,8%

7,9%

6,6%

Từ 30 – dưới 40 tuổi

46,0%

46,8%

52,6%

55,7%

53,1%

53,7%

Từ 40 đến dưới 50 tuổi

25,6%

23,9%

20,5%

20,3%

20,7%

23,5%

Trên 50 tuổi

24,3%

25,0%

21,2%

18,2%

18,3%

16,2%

Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội, 2019 và kết quả khảo sát của tác giả luận án

Bảng 3.8 cho thấy, cơ cấu theo độ tuổi của NLQT tại các DNLHQT của Hà Nội đang ngày càng trẻ, theo đó lao động quản trị có độ tuổi từ 30 đến dưới 40 tuổi từ tỷ trọng 46% trong năm 2015 tăng lên và chiếm 53,1% trong năm 2019. NLQT trẻ có lợi thế về kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và tin học, khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh nhưng không có khuynh hướng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp mà chỉ muốn trải nghiệm một thời gian rồi "nhảy việc"; NLQT có độ tuổi từ 40 đến dưới 50 tuổi cũng chiếm tỷ trọng trên 20%, đạt 20,7% trong năm 2019, đấy là NLQT có thâm niên cao thường sẽ có nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng sức ì lớn, khả năng thích nghi với môi trường, khả năng công nghệ, ngoại ngữ, tin học không cao bằng giới trẻ. Thực tế trên đã và đang tác động trực tiếp đến xu hướng PTNLQT tại mỗi DNLHQT của Hà Nội.

Thực tế khảo sát cho thấy, về độ tuổi trung bình của NLQT được điều tra, dưới 30 tuổi chiếm 6,6%, trên 50 tuổi chiếm tỷ trọng 16,2%; tập trung cao nhất ở khoảng 30-50 tuổi chiếm 77,2%, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là nhân lực ở độ tuổi 30 đến dưới 40 tuổi. Đây là độ tuổi tương đối trẻ, chỉ tiêu này phù hợp với nhu cầu về lao động của ngành kinh doanh dịch vụ nói chung và ngành du lịch nói riêng - một ngành kinh tế năng động, đòi hỏi đội ngũ lao động trẻ, năng động, có sức khỏe tốt. NLQT thuộc độ tuổi 30 – 50 tuổi có năng lực, trẻ và năng động, có nhiều kinh nghiệm quản lý nên kết quả đánh giá về PTNLQT tại các DNLHQT là đáng tin cậy.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2023