Thực Trạng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Ngành Du Lịch Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế

tế của tỉnh nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Các bản sắc của một Cố đô với nhiều đặc trưng về văn hóa và sản vật, là cơ sở cho sự phát triển các sản phẩm du lịch và đây cũng là những lợi thế quan trọng trong tiến trình phát triển NNL nói chung và NNL du lịch nói riêng.

+ Thứ tư, Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc- Nam, trục hành lang kinh tế Đông Tây nối Myanmar Thái Lan- Lào- Việt Nam qua đường 9. Huế là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của cả hai miền Nam- Bắc. Huế còn là nơi trao đổi, hợp tác phát triển khoa học- công nghệ, giáo dục đào tạo với các nước trên thế giới nhờ sự thuận lợi của hệ thống giao thông như Cảng Thuận An, cảng Chân Mây- Lăng Cô rộng lớn có thể đón nhiều tàu biển; Huế mới mở đường bay thẳng Bangkok- Huế...

+ Thứ năm, cơ cấu kinh tế của tỉnh được chuyển dịch tích cực theo hướng dịch vụ- công nghiệp, xây dựng- nông, lâm, ngư nghiệp. Điều này đã làm tăng áp lực tốt đối với tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc đẩy mạnh quá trình đào tạo NNL du lịch, nhất là NNL quản lý, hoạch định chiến lược du lịch có trình độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của nền kinh tế.

+ Thứ sáu, Thừa Thiên Huế không chỉ được biết đến là một trung tâm du lịch, mà còn được biết đến là một trong những trung tâm đào tạo NNL du lịch có chất lượng của khu vực miền Trung- Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay, tỉnh đã có một hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp chuyên đào tạo về ngành du lịch nên có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo và cung cấp NNL du lịch cho quá trình phát triển nền kinh tế của tỉnh.

+ Thứ bảy, trong những năm qua, với những định hướng định đắn về phát triển du lịch, Thừa Thiên Huế đã liên tiếp tổ chức thành công các kỳ lễ hội Festival; cùng với Quần thể di tích Cố Đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới; Đồng thời, Huế còn được bình chọn là một trong năm điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn nhất của Việt Nam. Những thuận lợi này đã làm tăng quy mô và cơ cấu khách du lịch cả trong và ngoài nước. Thiết nghĩ, đây

cũng là động lực để những người lao động trong ngành du lịch cố gắng, nổ lực hơn nữa trong công tác hoàn thiện trình độ nghiệp vụ du lịch của mình; các nhà quản lý hoạch định du lịch càng phải có trách nhiệm và áp lực hơn đối với việc nghiên cứu, tìm tòi khám phá ra những sản phẩm du lịch mới để thu hút du khách.

- Những khó khăn chủ yếu

+ Một là, Thừa Thiên Huế là một tỉnh có điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt, các nguồn lực để phát triển kinh tế- xã hội còn hạn chế đã tác động rất lớn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế và khả năng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Do đó, nguồn vốn ngân sách giành cho đầu tư phát triển còn hạn chế, nhất là nguồn vốn dành cho phát triển khoa học- công nghệ, giáo dục- đào tạo, thực hiện chính sách thu hút và đãi ngộ nhân tài nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng NNL nói chung và NNL du lịch của tỉnh nói riêng.

+ Hai là, Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có NNL dồi dào nhưng chất lượng NNL thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Chỉ tính riêng NNL du lịch của Huế, hàng năm Huế đón nhận khoảng 2500 học viên tốt nghiệp trong tất cả các cấp học (đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề và đào tạo ngắn hạn) về chuyên ngành du lịch. Đây là một con số không hề nhỏ, tuy nhiên thực tế thì những học viên này không có cơ hội phát huy khả năng việc học của mình mà thay vào đó, các doanh nghiệp, đơn vị khách sạn, cơ quan quản lý du lịch lại tuyển những đối tượng ở tỉnh khác hoặc những đối tượng ở nước ngoài về. Sở dĩ điều này là do chất lượng NNL du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch nên tỉnh cần sớm khắc phục sự vướng mắc này.

+ Ba là, tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng nhưng trữ lượng không lớn. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp du lịch, hệ thống di sản văn hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế tương đối đa dạng nhưng chỉ mới khai thác được một phần nhỏ phục vụ du lịch, chủ yếu là các điểm tham quan thuộc Quần thể Di tích Cố Đô Huế; vẫn còn một phần rất lớn các di tích lịch sử cách mạng, các di tích tầm cỡ quốc gia đã được xếp hạng nhưng chưa được đầu tư tôn tạo thỏa đáng để thực sự trở thành các điểm du lịch hấp dẫn. Do đó, làm giảm sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Bốn là, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế luôn giữ ở mức ổn định, ít chịu sự ảnh hưởng của biến động thế giới nhưng Thừa Thiên Huế vẫn chưa có sức hấp dẫn, thu hút nhân tài du lịch đến với Huế, mà ngay cả việc giữ chân người tài cũng không có. Điều này đã trở thành một rào cản lớn đối với tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc xây dựng chiến lược phát triển NNL du lịch của Huế.

+ Năm là, hoạt động kinh doanh du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn thiếu đồng bộ, thiếu sự liên kết phối hợp, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, lãng phí nguồn lực và hiệu quả thấp. Môi trường kinh doanh du lịch vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Đặc biệt là việc quảng bá du lịch còn hạn chế về cả kinh phí và phương thức xúc tiến, quảng bá. Công tác xã hội hóa trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch chưa thật sự hiệu quả, nhiều doanh nghiệp còn đứng ngoài cuộc, chủ yếu hoạt động dựa trên những sản phẩm có sẵn. Việc xây dựng các sản phẩm du lịch mới theo hướng chất lượng hơn, chuyên nghiệp hơn nhằm đáp ứng cho nhu cầu của du khách là điều hết sức cần thiết.

2.2 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1. Thực trạng số lượng và chất lượng NNL trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2.1.1. Số lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế

* Về quy mô nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế chiếm tỷ lệ khá cao so với mức trung bình chung của cả nước. Theo số liệu từ cuộc Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 1999, lực lượng lao động của tỉnh là 442.874 người ( chiếm 61,6% tổng dân số trong độ tuổi lao động). Sau 10 năm, đến cuộc Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009, lực lượng lao động của tỉnh là

549.587 người (chiếm 69,7% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên và chiếm 50,5% tổng dân số toàn tỉnh), trong đó, nếu phân theo giới tính: nam 285.720 người (chiếm 52%), nữ 263.867 người (chiếm 48%); nếu phân theo khu vực: thành thị là 188.355 (chiếm 34,2%), nông thôn là 361.232 người (chiếm 65,8%). Theo số liệu của Cục thống kê,

năm 2011, lực lượng lao động của tỉnh là 588.529 người ( chiếm 64,5% tổng dân số trong độ tuổi lao động), trong đó: nam là 305.338 người (chiếm 51,88%), nữ là

283.191 người (chiếm 48,12%), thành thị là 291.058 người ( chiếm 49,45%) và nông thôn là 297.471 người (chiếm 50,5%). Năm 2012, lực lượng lao động của tỉnh là

597.154 người, trong đó nam là 307.279 người (chiếm 51,45%), nữ là 289.875 người (chiếm 48,5%), thành thị là 296.055 người (chiếm 49,57%) và nông thôn là 301.099 người (chiếm 50,4%). Đến năm 2013, lực lượng lao động của tỉnh là 607.023 người, trong đó nam là 310.865 người (chiếm 51,2%), nữ là 296.158 người (chiếm 48,8%).

Bảng 2.4. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn

Đơn vị tính: người


Lao động

2010

2011

2012

2013

I. Phân theo giới tính

Nam

299.893

305.338

307.279

310.865

Nữ

274.423

283.191

289.875

296.158

Tổng

574.316

588.529

597.154

607.023

II.Phân theo thành thị, nông thôn

Thành thị

248.043

291.058

296.055

301.288

Nông thôn

326.274

297.471

301.099

305.735

Tổng

574.316

588.529

597.154

607.023

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế - 8

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013

Là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch nên tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua, số lượng NNL du lịch đã không ngừng tăng lên cùng với sự tăng lên về lượt khách du lịch đến Huế. Theo số liệu đã thống kê ở Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, NNL trong ngành du lịch phát triển khá nhanh và tương đối đồng đều. Cụ thể ịch ở Thừa Thiên Huế sau 5 năm (từ

- , tương đương tăng 29,63%. Năm 2011 số lao động du lịch của tỉnh là 9600 người so với năm 2010 tăng 18,5%; trong đó, lao động trực tiếp trong ngành du lịch 6683 người (chiếm 82,5%), lao động gián tiếp trong ngành du lịch là 1417 người (chiếm 17,5%); số lao động du lịch của năm 2012 so với năm 2011 có sự giảm nhẹ là 50 người, tương đương giảm 0,52%; Trong đó, số lao động trực tiếp du lịch và lao động gián tiếp du lịch cũng giảm tương ứng (0,4% và

1,19%); năm 2013 so với năm 2012 số lao động tăng trở lại là 10050 người, tăng 500 lao động ( tăng 5,2%); năm 2014 so với năm 2013 số lao động tiếp tục tăng là 10500 người, tăng 450 lao động ( tương đương tốc độ tăng 4,5% so với cùng kỳ), trong đó, lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 9188 người (chiếm 87,5%), tương đương tăng 4,72% so với năm 2013, lao động gián tiếp trong ngành du lịch là 1312 người (chiếm 12,5%), tương đương tăng 2,82% so với cùng kỳ năm 2013.

Bảng 2.5 Tổng số lao động trong ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010 – 2014

Đơn vị: người



Năm


Tổng số lao động

Lao động trực tiếp

Lao động gián tiếp

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

2010

8100

6683

82,5

1417

17,5

2011

9600

8323

86,7

1277

13,3

2012

9550

8289

86,8

1261

13,2

2013

10050

8774

87,3

1276

12,7

2014

10500

9188

87,5

1312

12,5

Nguồn: Sở VH-TT và DL tỉnh Thừa Thiên Huế Qua phân tích ở trên ta thấy, số lao động trong ngành du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng mạnh nhất ở giai đoạn từ năm 2010- 2011, sở dĩ có điều này là do thành công lớn của sự kiện Festival lần thứ 6 tại Huế trong năm 2010, Huế đón gần 1,5 triệu lượt khách, trong đó có hơn 612.000 lượt khách quốc tế; năm 2011 đón hơn 1,6 triệu khách, trong đó khách quốc tế trên 653.000 lượt. Với đà tăng lượt khách trong và ngoài nước đến Huế năm 2010 nên đã thúc đẩy nhiều hình thức du lịch mới

xuất hiện, do đó thu hút một lượng lớn lao động làm việc trong ngành du lịch.

Tuy nhiên, ở giai đoạn 2011- 2012 số lao động du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế lại có sự giảm nhẹ là vì theo các nhà hoạt động du lịch tại Huế nhìn nhận sau các kỳ Festival Huế thì công tác tổ chức, duy trỳ các loại hình du lịch chưa tốt, thiếu ổn định, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng. Festival Huế chỉ mới dừng lại ở phạm vi giới thiệu địa chỉ du lịch, chứ chưa thực sự thu hút du khách một cách bền vững. Vì vậy, mặc dù năm 2012 tỉnh Thừa Thiên Huế có sự kiện Năm du lịch quốc gia Duyên hải

Bắc Trung Bộ và Festival Huế 2012 với chủ đề “ Du lịch di sản” nhưng số lượt khách chỉ tăng mạnh trong các ngày lễ, còn lại những ngày thường thì khách đến Huế rất hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của con số lao động trong ngành du lịch của tỉ



điều khó có thể

.

, đặc

* Về cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế

- Nguồn nhân lực du :

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế, lao động trong ngành du lịch có sự ổn định về tỷ lệ giới tính nam nữ (lao động nữ luôn lớn hơn lao động nam). Năm 2010, lao động nữ là 4132 người (chiếm 51,0%), nhiều hơn lao động nam là 164 người; năm 2011 lao động nữ tăng lên 5760 người (chiếm 6,0%), tương đương tăng 3,94% so với năm 2010; Đến năm 2013, số lao đông nữ là 5728 người (chiếm 56,99%); Năm 2014, số lao động nữ lại tăng 6100 người (chiếm 58,1%), tương đương tăng 1,06% so với năm 2013, lao động năm là 4400 người (chiếm 41,9%), tương đương tăng 1,8% so với năm 2013.

Bảng 2.6: Lao động du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo giới tính

Đơn vị tính: người


Lao động du lịch

2010

2011

2012

2013

2014

Nam

3968

3840

4202

4322

4400

Nữ

4132

5760

5348

5728

6100

Tổng

8100

9600

9550

10050

10500

Nguồn: Thống kê của Sở Văn hóa- Thế thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015

Qua số liệu điều tra 150 lao động du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cho thấy kết quả về giới tính của lao động du lịch khá giống nhau. Có đến 58% lao động trong ngành du lịch là nữ, lao động nam chỉ chiếm 42%. Tỷ trọng chênh lệch giữa nam - nữ

ịch có nhiều vị trí công tác cần tỷ lệ nữ

nhiều hơn nam như: nhân viên buồng phòng, lễ tân, bế chung

.

- Nguồn nhân lực du lịch phân theo độ tuổi:

ộng cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, mức độ ảnh hưởng đối với mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau: đội ngũ lao động trẻ có lợi thế về kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh, nhưng lại thiếu kinh nghiệm; ngược lại với lao động có thâm niên, kinh nghiệm trong công tác thì lại thiếu tính năng động linh hoạt trong việc tiếp thu kiến thức mới. Chính vì vậy, cơ cấu lao động theo độ tuổi hợp lý, hài hòa giữa các nhóm tuổi sẽ tạo nên hiệu quả tốt cho hoạt động kinh doanh du lịch của mỗi doanh nghiệp. Hiện nay chưa có một bảng thống kê chính xác nào về độ tuổi của NNL du lịch , tuy nhiên dựa vào kết quả khảo sát có thể thấy NNL trong ngành du lịch ở tỉ

ẻ, nếu biết khai thác NNL này thì nó sẽ tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch.


-

- 55 tuổ .

- Nguồn nhân lực du lịch phân theo loại hình hoạt động du lịch ở tỉ

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 thì số lao động du lịch được phân theo các loại lao động như sau: Nếu năm 2010, đội ngũ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch là 85 người (chiếm 1,05% so với tổng số lao động du lịch của tỉnh trong năm 2010); năm 2011 đội ngũ quản lý đó là 90 người (chiếm 0,94%), tương đương tăng 5,88% so với năm 2010; năm 2012 đội ngũ quản lý trong các cơ quan nhà nước về du lịch là 78 người (chiếm 0,82%), tương đương giảm 13,3% so với năm 2011; năm 2013 số lao động quản lý là 83 người (chiếm 0,826%), tăng 6,4% so với năm 2012; năm

2014 là 86 người (chiếm 0,819%), tương đương mức tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhận thấy, số lao động làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có sự tăng nhẹ và tương đối ổn định.

Còn lao động tại các doanh nghiệp du lịch và lao động nghiệp vụ ngày một tăng mạnh, cụ thể, năm 2010 lao động quản lý tại các doanh nghiệp là 1197 người (chiếm 14,8%), lao động nghiệp vụ là 6818 người (chiếm 81,17%), trong lao động nghiệp vụ thì số lao động buồng, bàn-bar chiếm tỷ lệ cao nhất ( 20,02% và 18,97%); Năm 2011, lao động quản lý tại các doanh nghiệp là 1420 người (chiếm 14,78%), tương đương tăng 18,63% so với năm 2010, lao động nghiệp vụ là 8090 người (chiếm 84,27%), tăng 18,65% so với năm 2010; Năm 2012, lao động quản lý tại các doanh nghiệp là 1412 người (chiếm 14,78%), tương đương giảm 0,56% so với năm 2011, lao động nghiệp vụ là 8060 người (chiếm 84,4%), giảm0,37% so với năm 2011; Năm 2013, lao động quản lý tại các doanh nghiệp là 1487 người (chiếm 14,8%), tương đương tăng 5,3 % so với năm 2012, lao động nghiệp vụ là 8480 người (chiếm 84,37%), tăng 5,2 % so với năm 2012; Năm 2014, lao động quản lý tại các doanh nghiệp là 1575 người (chiếm 15%), tương đương tăng 5,917 % so với năm 2013, lao động nghiệp vụ là 8839 người (chiếm 84,18%), tăng 4,23% so với năm 2013, trong lao động nghiệp vụ thì số lao động buồng chiếm tỷ lệ cao nhất 20,01%, rồi đến lao động bàn- bar chiếm 19%, đến lao động lễ tân và lao động nấu ăn 12,98%, thấp nhất là lao động lữ hành 3%. Đáng chú ý, lao động chế biến nấu ăn vẫn còn khá mỏng, trong khi đến Huế, các du khách rất chú ý đến ẩm thực, nên bộ phận này cần được phát triển về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng phần lớn nhu cầu của du khách.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023