Bảng 2.2: Dân số trung bình phân theo khu vực qua các năm
Đơn vị tính: người
Năm | ||||
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
Thành thị | 470.907 | 534320 | 538791 | 545.429 |
Nông thôn | 619.972 | 568816 | 576732 | 582.476 |
Tổng số | 1.090.879 | 1.103.136 | 1.115.523 | 1.127.905 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Ngành Du Lịch
- Cơ Sở Thực Tiễn Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực
- Một Số Bài Học Rút Ra Cho Phát Triển Nguồn Nhân Ịch Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thực Trạng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Ngành Du Lịch Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tình Hình Lao Động Du Lịch Phân Theo Loại Lao Động Và Phân Theo Ngành Nghề Kinh Doanh Của Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh Giá Về Tác Phong Công Nghiệp Của Người Lao Động Trong Ngành Du Lịch Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế
Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.
Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2013
- Về lao động
Năm 2013, tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Thừa Thiên Huế là
607.023 người, chiếm 53,82% so với dân số toàn tỉnh. Trong đó lao động nữ
296.158 người, tương ứng tỷ lệ 48,8%; còn lại lao động nam là 310.865 người, tương ứng tỷ lệ 51,2%.
Từ 2005 đến nay cấu trúc lao động theo ngành cũng đã có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại dịch vụ: tỷ lệ lao động hoạt động trong các ngành nông lâm thủy sản đã giảm từ 45% năm 2005 xuống còn 39,3% năm 2010 và tiếp tục giảm còn 36% năm 2013; lao động nhóm ngành công nghiệp- xây dựng đã tăng từ 24,9% năm 2005 lên 26,9% năm 2010, năm 2013 tiếp tục tăng lên 28,2%, tỷ lệ lao động hoạt động thương mại dịch vụ cũng có xu hướng tăng từ 30,1% năm 2005 lên 33,8% năm 2010, năm 2013 đã là 35%.
2.1.2.4. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Thừa Thiên Huế
a/ Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực
Tích cực triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW và Nghị quyết 44/NQ-CP về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh việc sắp xếp mạng lưới trường lớp và đội ngũ giáo viên. Tập trung thực hiện phổ cập giáo dục các bậc học; kết quả 9/9 huyện, thành phố đạt phổ cập tiểu học và THCS. Về giáo dục mầm non, đến nay có 7/9 huyện, thành phố đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi. Số lượng trường mầm non cũng tăng dần, năm 2013- 2014 tăng lên 5 trường so với năm 2010- 2011. Đây là cơ sở, nền tảng để giáo dục thế hệ trẻ phục vụ cho đất nước mai sau.
- Hệ thống giáo dục phổ thông ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Mạng lưới giáo dục phổ thông từ tiểu học đến trung học phổ thông được mở rộng hầu khắp trên địa bàn với các loại hình công lập, dân lập, tư thục, quốc tế và được phân bố phù hợp với các khu vực gắn với địa bàn dân cư. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 397 trường (tăng 4 trường so với năm 2010), trong đó: tiểu học là 225 trường, trung học cơ sở 120 trường, trung học phổ thông 37 trường. Số lượng trường học tăng lên đồng nghĩa với việc số lượng phòng học cũng tăng lên, hiện nay tỉnh có 6691 phòng học (tăng 195 phòng học), số lượng giáo viên cũng tăng mạnh, cụ thể năm 2013- 2014 số giáo viên là 12585 người, tăng 471 người so với năm 2010- 2011.
- Hệ thống đào tạo nghề ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Tính đến năm 2014, ngoài cơ sở dạy nghề của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 16 cơ sở dạy nghề, trong đó có 2 trường cao đẳng nghề, 6 trường trung cấp nghề và 8 trung tâm dạy nghề của các huyện. Cùng với sự phát triển các cơ sở đào tạo nghề, đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng tăng nhanh về số lượng và ngày càng được chuẩn hóa.
- Hệ thống đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học ở tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Hệ thống đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng: Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 3 trường trung học chuyên nghiệp và 3 trường cao đẳng, đó là: trường trung học Văn hóa nghệ thuật, trường trung học Giao thông vận tải, trường trung học Thể dục thể thao, trường Cao đẳng Y tế, trường Cao đẳng Công nghiệp, trường Cao đẳng Sư phạm.
+ Hệ thống đào tạo đại học và sau đại học
Đại học Huế có 8 trường đại học thành viên và các trung tâm đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học- công nghệ với 95 ngành đào tạo đại học, 5 ngành đào tạo cao đẳng, 65 chuyên ngành đào tạo sau đại học, 24 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 62 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I,II... Ngoài đại học Huế ra còn có thêm các cơ sở đào tạo NNL uy tín như trường Đại học Phú Xuân, Học viện âm nhạc Huế.
b/ Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch.
ọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh, cùng với xu hướng đẩy mạnh phát triển các cơ sở đào tạo NNL chất lượng cao nói chung. Tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã chú trọng hơn về mở rộng, xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện các cơ sở đào tạo NNL trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm phát huy và khai thác được thế mạnh của mình. Tuy nhiên theo thống kê, chỉ có Khoa Du lịch- Đại học Huế, Trường Cao đẳng nghề du lịch Huế là có đào tạo chuyên ngành về du lịch, đa số các ngành nghề được đào tạo ở đây là quản trị kinh doanh, văn hóa du lịch, địa lý du lịch, nghiệp vụ lễ tân, Bàn- bar, bếp, buồng,... Vẫn còn các cơ sở đào tạo NNL du lịch khác như trường Cao đẳng công nghiệp Huế, Trường trung cấp nghề Phú Bài, Trường trung cấp Âu Lạc vẫn có đào tạo ngành du lịch nhưng đó chỉ là một bộ môn, một khoa du lịch nhỏ trong trường. Do vậy, cơ sở đào tạo NNL du lịch vẫn thiếu ở Huế dẫn đến số lượng NNL du lịch không đủ, miễn cưỡng chấp nhận NNL từ các ngành khác sang nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong thời gian tới.
2.1.3. Tiềm năng du lịch và đóng góp của du lịch đối với sự phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.3.1. Tiềm năng du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế.
* Cảnh quan thiên nhiên
Huế được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng và hùng vĩ. Với sự phong phú về địa hình có cả núi, sông hồ, biển, đầm phá... thật sự là một thế mạnh cho Huế trong việc phát triển du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái.
Tài nguyên du lịch biển: với 128 km chiều dài bãi biển, Thừa Thiên Huế có nhiều bãi biển đẹp như: các bãi biển Cảnh Dương; Thuận An; Lăng Cô; bãi Cả; bãi Chuối ( Lăng Cô), Đông Dương, Hàm Rồng ( huyện Phú Lộc), Quảng Ngạn ( Quảng Điền), Phong Hải- Điền Lộc (Phong Điền), Vinh Thanh- Tư Hiền, Ngũ Điền, đảo Sơn Chà...
Tài nguyên du lịch sinh thái rừng của Thừa Thiên Huế cũng là một trong những thế mạnh lớn của tỉnh. Hệ thống các khu vực như Vườn Quốc Gia Bạch Mã, khu vực rừng núi phía Tây tỉnh ( A Lưới) là những khu vực có tiềm năng du lịch sinh thái rừng đủ điều kiện để phát triển thành các điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế còn có một số khu vực có tiềm năng du lịch sinh thái rừng có giá trị như Khu bảo tồn tự nhiên Phong Điền, Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước tràm chim Bắc Biên ( Quảng Điền), các điểm du lịch sinh thái khu vực Nam Đông...
Các nguồn nước khoáng như nguồn Thanh Tân; nguồn Hương Bình; nguồn A Roàng; nguồn Pahy; Mỹ An; nguồn Thanh Phước và nguồn Tân Mỹ.
Các điểm du lịch sông nước, đầm phá, sinh thái hồ như Sông Hương; Phá Tam Giang; Hồ Truồi; đầm Lập An; cồn Dã Viên; cồn Hến, Đầm Cầu Hai...
Tài nguyên du lịch thiên nhiên ở Huế thật sự rất đa dạng, đây là một điểm mạnh về du lịch Huế so với các tỉnh khác trong nước ta. Do vậy Huế có khả năng để phát triển nhiều loại hình du lịch, nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch hiện nay, góp phần thu hút được nhiều khách hàng du lịch trong nước và quốc tế.
* Di sản vật thể
- Quần thể di tích Cố đô
Nổi bật nhất trong hệ thống các di tích lịch sử của Thừa Thiên Huế là quần thể di tích cố đô Huế với hệ thống lăng tẩm, cung điện, các công trình kiến trúc tôn giáo, kiến trúc dân dụng (phủ đệ, nhà cổ)... thể hiện sự kế thừa, phát huy, đan xen giữa nghệ thuật Champa, Việt, Trung Hoa và Phương Tây tạo thành sức hấp dẫn lớn đối với du khách . Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Hiện nay, theo Quyết định số 2685- Huế, ngày 23 tháng 11 năm 2006 về việc phân công quản lý di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh, Thừa Thiên Huế có 96 di tích trong đó có 38 di tích được xếp hạng di tích quốc gia. Trong số đó có nhiều di tích được coi là có giá trị đặc biệt quan trọng cần tập trung đầu tư tôn tạo, bảo vệ và tổ chức khai thác tốt phục vụ phát triển du lịch. Tiêu biểu là khu di tích cố đô Huế, nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu vực A Lưới với đường mòn Hồ Chí Minh...
- Làng nghề và các sản phẩm thủ công truyền thống
Làng nghề và nghề thủ công truyền thống của Huế vốn có từ lâu đời, hình thành từ nhu cầu phục vụ công việc xây dựng và sửa sang cung điện và nhu cầu trao đổi buôn bán cũng như sản xuất, sinh hoạt. Nhiều làng nghề nổi tiếng từ xưa đến nay vẫn còn tồn tại như Phường Đúc ( hiện nay là 5 dãy thợ đúc nằm dọc theo đường Bùi Thị Xuân, cách trung tâm thành phố Huế 3 km về phía Tây Nam), nghề sơn son Tiên Nộn... Các làng nghề này là một nguồn tài nguyên du lịch quý giá có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với văn hóa như du lịch làng nghề, các loại hàng hóa lưu niệm... [27].
Với những tiềm năng , thế mạnh như trên đã tạo điều kiện giúp TTH phát triển nhiều loại hình du lịch kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,... Du lịch TTH đã và đang ngày càng phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
* Di sản phi vật thể
- Lễ hội ở Huế
Như bao miền quê khác trên dải đất Việt Nam, các lễ hội dân gian ở Huế thường gắn với tín ngưỡng, tôn giáo, tinh thần thượng võ và khát vọng cuộc sống. Bên cạnh những nét chung của lễ hội Việt, các lễ hội ở Huế còn mang những nét riêng của vùng ven biển. Các lễ hội dân gian nổi bật ở Thừa Thiên Huế là lễ hội Cầu Ngư, giống như lễ hội cầu mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp; lễ hội Truyền Lô; lễ hội vinh quy bái tổ; lễ hội Điện Hòn Chén, tế lễ thánh mẫu Ponaga diễn ra vào dịp thanh minh trong các ngày 2 tháng 3 và từ ngày 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch); các lễ hội Phật giáo có lễ hội Phật Đản (15/4), Vu Lan (15/7)... thu hút đông đảo người dân xứ Huế và các tỉnh lân cận. Có thể chia lễ hội ở Huế thành các nhóm chính sau: Lễ hội tưởng nhớ vị khai canh, Thành hoàng làng; Lễ cầu ngư ở An Bằng; lễ hội làng Chuồn; Lễ hội tưởng niệm các vị tổ sư ngành nghề; lễ hội tín ngưỡng tôn giáo; Lễ Phật Đản; lễ Vu Lan; lễ giáng sinh; lễ tế âm hồn ngày thất thủ kinh đô 23 tháng 5 Âm lịch...
Bên cạnh lễ hội dân gian một trong những nét đặc trưng của lễ hội Thừa Thiên Huế là các lễ hội cung đình như lễ tế giao, lễ đại triều, lễ đăng quang... Các lễ hội này có thể khôi phục, khai thác như một loại hình sản phẩm du lịch độc đáo trong các dịp Festival Huế, Festival nghề truyền thống.
- Nhã nhạc cung đình Huế
Huế là nơi duy nhất ở nước ta còn lưu giữ được những loại hình âm nhạc truyền thống Nhã nhạc Cung đình Huế, một kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại được UNESCO công nhận. Ca nhạc Huế là sự thể hiện phong phú nhiều thể loại. Ta có thể tìm thấy ở đây vẻ trang trọng kiêu sa của nhạc cung đình như giao nhạc, yến nhạc, tế nhạc..., vẻ bình dị sâu lắng của dân gian nhý các làn điệu dân ca.
Các làn điệu dân ca của Huế có nét đặc trưng riêng biệt. Nó mang chất trữ tình, ngọt ngào, hiền dịu và sâu lắng, tươi vui mà không náo loạn, u buồn nhưng không bi lụy. Tiêu biểu là các điệu hò như hò mái đẩy, mái nhì, hò giã gạo, giã vôi..., các điệu lý như lý Con Sáo, lý Hoài Xuân, lý Hoài Nam, lý Tình Tang... mà mỗi khi thoáng nghe ta đã liên tưởng ngay tới Huế.
Với giá trị đặc sắc về văn hóa, ca múa nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Nghệ thuật ẩm thực Huế
Nghệ thuật ẩm thực của Thừa Thiên Huế, đặc biệt là thành phố Huế rất phong phú, độc đáo, mang bản sắc độc đáo địa phương. Nó được hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài chủ yếu là giai đoạn Huế đóng vai trò kinh đô của đất nước dưới thời Nguyễn. Nghệ thuật ẩm thực của Huế vừa mang phong cách sang trọng , cung đình (với các món ăn trong cung đình) vừa mang phong cách giản dị, dân dã (với các món ăn bình dân) nhưng đều có màu sắc, hương vị rất hấp dẫn và thể hiện sự khéo léo của người dân Huế. Nghệ thuật ẩm thực của Huế được xem là một nguồn tài nguyên du lịch và là nội dung của hầu hết các tour du lịch đến Huế.
Huế đặc biệt còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỷ mỷ, cầu kỳ. Các món ăn dân dã rất phổ biến trong quần chúng với bảng thực đơn phong phú hàng trăm món được các bà nội trợ Huế chế biến khéo léo, thông minh với kỹ thuật nấu nướng giỏi giang, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng, nghệ thuật bày biện các món ăn rất đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế. Ngoài ra, nếu ai đã từng thưởng thức một bữa cơm chay Huế (các món ăn được chế biến từ các loại thực vật), chắc chắn sẽ không bao giờ quên được hương vị tinh khiết tuyệt vời của những món ăn Huế.
Với tiềm năng du lịch đó, hàng năm tỉnh Thừa Thiên Huế đón hàng ngàn lượt khách du lịch đến Huế làm tăng doanh thu đóng góp của du lịch vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.3.2. Đóng góp của du lịch vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên
Huế
Với tiềm năng du lịch trên đã mang lại cho tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều cơ
hội để phát triển. Hàng năm tỉnh thu hút một lượng khách du lịch khá lớn: lượng khách đến Huế năm 2014 đạt hơn 1.850 ngàn lượt người, tăng 4,44% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó, khách nước ngoài đạt hơn 778 ngàn người. Số ngày ở lại của du khách cũng có sự tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy các sản phẩm du lịch của Huế đã thực sự tạo nhiều ấn tượng cho du khách, góp phần kéo dài thời gian lưu lại ở Huế.
Bảng 2.3: Số lượng khách du lịch đến Huế qua các năm 2010- 2014
Đơn vị: Người
Lượt khách | Doanh thu (triệu đồng) | |||
Tổng cộng | Quốc tế | Nội địa | ||
2010 | 1486433 | 612463 | 873970 | 1338530 |
2011 | 1604350 | 653856 | 950494 | 1657496 |
2012 | 1729540 | 730490 | 999050 | 2209795 |
2013 | 1771588 | 748086 | 1023502 | 2441176 |
2014 | 1850293 | 778248 | 1072045 | 2707847 |
Nguồn: Số liệu thống kê của Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm 2008, Thủ tướng chính phủ chính thức phê duyệt Đề án Xây dựng thành phố Huế thành thành phố Festival của Việt Nam- thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa một thành phố Festival. Có thể nói, đây là một trong những minh chứng quan trọng cho vị trí chiến lược của Thừa Thiên Huế trong tổ chức du lịch quốc tế tại Việt Nam. Festival Huế, được tổ chức 2 năm một lần đã thu hút nhiều khách quốc tế đến Huế nhất.
Có thể nói, so với nhiều địa phương trong cả nước Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, vì vậy du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và có đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế. Doanh thu ngành du lịch năm 2010 ở tỉnh Thừa Thiên Huế là 1,338 tỷ đồng nay đạt 2,707 tỷ đồng (năm 2014), tăng 202,3% và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đóng góp lớn vào GDP của địa phương là 45%. Dự kiến năm 2015 du lịch sẽ đóng góp GDP cho địa phương trên 50%.
2.1.4. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và tiềm năng du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực du lịch.
- Những thuận lợi cơ bản
+ Thứ nhất, Thừa Thiên Huế từng là một kinh đô của Việt Nam trong nhiều thế kỷ và từng là cái nôi nuôi dưỡng nhiều nhân tài của đất nước. Chính vì vậy, đây vừa là nơi đào tạo, rèn luyện con người, vừa là môi trường lý tưởng để hun đúc bồi dưỡng tư chất cho nhiều thế hệ, nhất là thế hệ thanh niên, là nơi ươm mầm cho những tài năng trẻ có cơ hội phát triển.
+ Thứ hai, Thừa Thiên Huế là nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng những vẻ đẹp, tiềm năng du lịch mà các tỉnh khác không có được. Chính điều này đã làm cho Huế nhanh chóng thấy được tầm quan trọng của ngành du lịch để rồi sớm định hướng con đường phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đây cũng là cơ sở để tỉnh đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực tương xứng với tiềm năng đó.
+Thứ ba, người dân Huế có nét đặc trưng của người dân miền Trung là chăm chỉ, cần cù, chịu khó, có ý thức tôn trọng kỷ luật, lễ phép, coi trọng văn hóa, coi trọng tri thức. Đây là cơ sở, là nền tảng văn hóa xã hội thuận lợi cho phát triển kinh