Cơ Sở Thực Tiễn Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực

kinh tế có liên quan, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ; du lịch góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm và có thu nhập thường xuyên cho người lao động tại nhiều vùng, miền khác nhau, trong đó có cộng đồng dân cư tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; làm thay đổi diện mạo và cải thiện điều kiện dân sinh;

Để góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đã đề ra. Trong đầu tư du lịch thì đầu tư cho phát triển NNL du lịch là nhiệm vụ trong tâm trong định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới. Nếu không có các đội ngũ cán bộ NNL quản lý, hoạch định du lịch đúng đắn thì du lịch sẽ phát triển thiếu sự bền vững, phát triển một cách lệch lạc, thậm chí là ngày càng trở nên lạc hậu, không thể phát huy được những lợi thế tiềm năng vốn có của tỉnh nhà.

1.2 Cơ sở lý luận về ngành du lịch

1.2.1. Khái niệm và vị trí của ngành du lịch

Theo Thommas Cook, ngành du lịch là “Để du khách thu được hứng thú tình cảm xã hội lớn nhất, tố chức sự nghiệp để người ta đưa hết trách nhiệm lớn nhất”.

Người Nhật Bản cho rằng, ngành du lịch là “công nghiệp tin tức” có thể phản ánh tình thế chính trị, nếp sống xã hội và sự giao du giữa người với người trong du lịch, coi trọng tiếp đãi nhiệt tình, nên gọi ngành du lịch là ngành “tiếp đãi hữu hảo nhiệt tình”.

Học giả Mexico, ngành du lịch là môi giới giao lưu của loài người luận bản rằng “Ngành du lịch có thế được xem là tổng các mối quan hệ được hình thành nên nhằm cung cấp dịch vụ và các tiện lợi khác cho du khách”.

Ngành du lịch là một ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Từ chỗ ban đầu là hoạt động mang tính tâm linh của giới quý tộc, tầng lớp thượng lưu, đến nay du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mọi người dân.

Du lịch thuộc nhóm ngành dịch vụ, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong cơ cấu ngành của nền kinh tế, là ngành giữ vị trí quan trọng, là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch.

Du lịch là hoạt động con người đi đến và ở những nơi nằm ngoài môi trường sống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

hàng ngày của họ trong một khoảng thời gian nhất định để nghỉ ngơi, giải trí, tham quan và các lý do khác nhưng không nhằm vào mục đích kiếm tiền. Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp mang lại nhiều giá trị kinh tế và văn hóa thông qua việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho du khách bao gồm cung cấp chỗ ở cho du khách, thực phẩm và đồ uống phục vụ sinh hoạt, vận tải hành khách, hoạt động lữ hành, các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động giải trí và hoạt động khác.

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “...phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện CNH, HĐH đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đầu sau năm 2020 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực”.

Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế - 5

Tóm lại, ngành du lịch là sản nghiệp có tính tổng hợp lấy du khách làm đối tượng, cung cấp sản phẩm cần thiết và dịch vụ cho du khách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của họ.

1.2.2. Vai trò của ngành du lịch

- Thứ nhất, hiện nay ngành này đóng góp rất lớn cho nền kinh tế mỗi nước cũng như toàn cầu (chiếm khoảng 11% GDP toàn cầu). Du lịch ngày càng chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân và là yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thế giới.

- Thứ hai, ngành du lịch phát triển mạnh có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất. Ngành du lịch ngày càng được cải thiện, đa dạng hóa sản phẩm do nhu cầu đòi hỏi khắt khe hơn của khách hàng. Du lịch ngày nay không đơn thuần chỉ là đi nghỉ dưỡng mà còn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá, học hỏi, giao lưu... Vì vậy, việc đầu tư nghiên cứu ngành này là hết sức quan trọng và cấp thiết.

-Thứ ba, ngành du lịch không những mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn mà còn thu hút rất nhiều lao động, tạo ra nhiều việc làm mới. Du lịch phát triển sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước.

- Thứ tư, sự phát triển của ngành du lịch còn cho phép khai thác tốt hơn các tài

nguyên thiên nhiên, các di sản văn hóa, lịch sử, cũng như các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật- công nghệ hiện đại trên thế giới để phục vụ cho con người.

- Thứ năm, du lịch góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới. Cũng thông qua du lịch mà việc mở rộng giao lưu văn hóa được dễ dàng hơn, thông qua đó làm tăng sự đoàn kết hiểu biết giữa các vùng, các dân tộc khác nhau.

1.2.3. Đặc điểm của ngành du lịch

Ngành du lịch là một ngành kinh tế đặc thù vì con người vừa là yếu tố đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, lao động trực tiếp phục vụ khách du lịch có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến chất lượng dịch vụ, từ đó đến chất lượng sản phẩm du lịch. Vì vây, sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là sản phẩm về mặt tinh thần; du lịch là một trong những ngành kinh tế năng động nhất thế giới, có tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng; du lịch là một ngành kinh tế rất nhạy cảm và có tính xã hội hóa cao, đó là đặc thù cần được nhấn mạnh trước khi khởi thảo một chính sách, một chiến lược phát triển hay quyết định thực hiện một dự án về du lịch; tăng cường năng lực quản lý nhà nước về du lịch, cùng với việc xây dựng phương án ổn định lâu dài tổ chức quản lý ngành từ Trung ương đến địa phương tương xứng với vị thế là ngành kinh tế mũi nhọn.

1.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của một số nước trên thế giới

1.3.1.1. Kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của Singapore

Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để có những bước phát triển vượt bậc. Ở Singapore, tháng 6 năm 2010, quốc đảo này chạm mốc “một triệu khách du lịch trong một tháng”. Số lượng khách du lịch đến Singapore không ngừng tăng lên trong những năm qua (năm 2000: 7.7 triệu lượt, năm 2014:

13.3 triệu lượt).

Để có được kết quả này, phải nói đến sự thành công của việc hoạch định, xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch của Chính phủ Singgapore.

- Thứ nhất, chiến lược phát triển NNL của Singapore được thiết kế theo từng giai đoạn, bám sát với các mục tiêu phát triển kinh tế và tùy từng giai đoạn mà đề ra các chiến lược cải cách giáo dục khác nhau đối với NNL du lịch. Ví dụ, trong giai đoạn từ 1999 đến nay, Singapore phát triển mạnh các ngành kinh tế có hàm lượng tri thức cao, cải cách giáo dục một cách toàn diện như đưa công nghệ vào giảng dạy, mở rộng các mô hình học nghề...

- Thứ hai, Singapore tập trung thực hiện những cải cách quan trọng về quan niệm, mô hình giáo dục và chương trình đào tạo: 1/ Thay đổi quan niệm về giáo dục với khẩu hiệu “Nhà trường tư duy, quốc gia học tập”; 2/ Xây dựng và triển khai mô hình “ Dạy ít, học nhiều”; 3/ Thống nhất chương trình đào tạo, từ 4 chương trình đơn ngữ thành một chương trình song ngữ được áp dụng trên toàn quốc, ngoài tiếng mẹ đẻ, tiếng anh là ngoại ngữ bắt buộc; 4/ Đẩy mạnh “xuất khẩu và nhập khẩu giáo dục”, tức là không chỉ chú trọng xây dựng các trường đại học, cao đẳng nghề và tư thục ở trong nước, Chình phủ còn mở chi nhánh đào tạo ở nước ngoài như trường trực thuộc ngay trung tâm công nghệ cao của Mỹ- thung lũng Silicon.

- Thứ ba, Singapore có chính sách tuyển chọn, thu hút, trọng dụng nhân tài bài bản và chuyên nghiệp nhất thế giới. Singapore áp dụng chính sách tuyển chọn nhân tài rõ ràng, minh bạch. Chính sách cởi mở đối với lao động nhập cư, đặc biệt là lao động có trình độ cao, tạo niềm tin và trả lương cao xứng đáng với vị trí làm việc của họ. Quyết định này đã mang đến sự ổn định trong việc phát triển nguồn nhân lực và đưa Singapore trở thành đất nước đứng đầu trong lĩnh vực đào tạo ngành du lịch, khách sạn khu vực Đông Nam Á.

- Thứ tư, tại Học viện Phát triển quản lý MDIS – Một trong những ngôi trường nổi tiếng trong đào tạo nguồn nhân lực Du lịch – Khách sạn tại Singapore. Các khoá đào tạo về Du lịch, Khách sạn tại đây mang tính ứng dụng cao, sinh viên có thể nhanh chóng bắt tay vào công việc ngay khi tốt nghiệp. Khoa Du lịch và Quản trị

khách sạn đã đầu tư Trung tâm thực hành với các trang bị hiện đại bao gồm: hệ thống thông tin quản lý khách ở; nhà hàng; quầy bar; phòng khách sạn cao cấp, sinh viên sẽ được thực hành ngay từ năm nhất.

Để tăng kinh nghiệm làm việc thực tế, sinh viên khoa du lịch còn phải làm việc và điều hành một nhà hàng mang tên Brew & Bites nằm trong khuôn viên khu học xá. Tại đây sinh viên được làm việc ở tất cả các công đoạn của ngành dịch vụ nhà hàng như lựa chọn thực phẩm; lên thực đơn; sáng tạo các món ăn độc đáo; phục vụ khách hàng…Ngoài thời gian thực hành tại trường, sinh viên còn phải tham gia 6 tháng thực tập tại các công ty Du lịch và Khách sạn lớn tại Singapore. Chương trình thực tập (có lương) mang ý nghĩa lớn vì các em được làm việc; va chạm với môi trường làm việc quốc tế chuẩn mực cao tại Singapore. Bên cạnh đó, các sinh viên cũng sẽ tham gia nhiều chuyến đi thực tế đến các khu resort và khu du lịch nổi tiếng tại Singapore và nước ngoài.

Sự thành công của MDIS còn nằm ở hệ thống giảng viên. Các giảng viên không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn phải là những nhân sự đang hoặc đã làm việc tại vị trí quản lý trong ngành Du lịch và Khách sạn 4 – 5 sao. Các giảng viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn chia sẻ những kinh nghiệm và những câu chuyện thực tế mà họ đã trải qua trong quá trình thăng tiến trong sự nghiệp.

Mức lương cơ bản của ngành du lịch, khách sạn tại Singapore cũng khá cao, trung bình vào khoảng 4,341 SGD cho cấp nhân viên và khoảng 30,000 SGD cho cấp độ quản lý [19]

Kết quả và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực du lịch của Singapore sẽ là bài học rất tốt cho quá trình hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển NNL du lịch của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

1.3.1.2. Kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của Thái Lan

Thái Lan là một đất nước nổi tiếng về du lịch, có nhiều sự tương đồng với chúng ta về tài nguyên du lịch văn hóa (bao gồm các yếu tố như di tích lịch sử, lễ hội, văn hóa,

truyền thống...) nhưng sự đa dạng về địa hình, khí hậu cũng như hệ động thực vật của chúng ta lại có phần nhỉnh hơn hẳn. Kinh nghiệm phát triển NNL du lịch của Thái Lan sẽ là bài học quý báu cho Việt nam nói chung và tỉnh THừA THIÊN HUế nói riêng trên con đường phát triển du lịch. Thái Lan luôn coi việc phát triển NNL là một trong các vấn đềưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển quốc gia.Kế hoạch phát triển DL tập trung giải quyết nhóm vấn đề về giáo dục nghề nghiệp DL xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của ngành DL Thái Lan. Kinh nghiệm phát triển NNL du lịch của Thái Lan chỉ ra rằng:

- Thứ nhất, cần phải xây dựng và luôn điều chỉnh chiến lược phát triển NNL theo từng giai đoạn cho phù hợp với tình hình của quốc gia đó. Điều chỉnh chiến lược NNL cũng nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển NNL và phát triển bền vững. Phát triển NNL ngành DL càng ngày càng được tăng cường thêm một bước.

-Thứ hai, chính sách về phát triển NNL ngành DL được thực hiện nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hoá ở Thái Lan, được thực hiện bằng những chương trình chủ yếu sau: Tăng cường giáo dục dạy nghề và kỹ thuật nghiệp vụ DL; nhấn mạnh việc ĐT kỹ năng thực hành, phục vụ DL; khuyến khích ĐT nội bộ (ĐT tại doanh nghiệp DL); các chương trình trợ giúp của nước ngoài trong lĩnh vực phát triển NNL ngành DL.

-Thứ ba, ở Thái Lan, các chương trình phát triển NNL ngành DL được thực hiện với sự hợp tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân. Quá trình hợp tác này phản ánh sự liên kết giữa giáo dục và ĐT nghề, liên kết giữa các hệ thống trường học và nhà máy. Có sự liên kết giữa Chính phủ và thành phần tư nhân, trường tư trong các lĩnh vực ĐT nghề DL.

- Thứ tư, con người Thái Lan có thể nói là một trong những vị chủ hiếu khách và nhiệt tình bậc nhất ở Đông Nam Á. Tất cả thể hiện từ mọi khâu của hoạt động đón tiếp khách du lịch, có lẽ trong từng công dân Thái Lan đều thấm nhuần những chính sách quốc gia về du lịch. Điều hành du lịch của Thái Lan làm việc rất chăm chỉ bất kể thời gian sáng tối. Bên cạnh đó, đội ngũ điều hành cũng phối hợp chặt chẽ với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch để cùng nhau tiến hành tổng hợp, nghiên cứu và phân tích để từ đó đưa ra được những áp dụng thực tế cho những vấn đề còn tồn tại. Từ đó, đưa ra các chương trình mới hấp dẫn hơn và phù hợp với du khách hơn. Đây cũng là một

kinh nghiệm phát triển NNL du lịch đáng học hỏi cho tỉnh Thừa Thiên Huế.

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của một số địa phương trong nước

1.3.2.1. Kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh Khánh Hòa

Công tác đào tạo NNL du lịch của tỉnh Khánh Hòa đã gặt hái được nhiều thành công, đáp ứng được yêu cầu về số lượng và bước đầu tăng dần tỷ trọng LĐ lành nghề, có nghiệp vụ chuyên môn về DL. Kinh nghiệm trong phát triển NNL du lịch của tỉnh Khánh Hòa có thể kể ra như sau:

+ Thứ nhất, tỉnh Khánh Hòa đã mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy đào tạo trong ngành du lịch. Các trường trung học chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng trong tỉnh thực hiện chương trình giảng dạy lồng ghép giới thiệu văn hóa DL khánh Hòa ở các bộ môn khoa học xã hội của trường, tổ chức ĐT các lớp ngắn hạn và dài hạn chuyên ngành DL; các cơ sở kinh doanh DL, đặc biệt là các cơ sở cấp cao xếp hạng từ 3 sao trở lên đã chủ động có kế hoạch ĐT tại chỗ, hoặc hợp đồng với các trường tổ chức các lớp ĐT theo nhu cầu phát triển của đơn vị.

+ Thứ hai, hàng năm, tỉnh có cử những cán bộ có tố chất tốt, chuyên môn giỏi ở các cơ quan đơn vị du lịch gửi đi đào tạo nâng cao ở các tỉnh khác và nước ngoài.

+ Thứ ba, tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển du lịch của tỉnh, trên cơ sở đó đẩy mạnh công tác đào tạo NNL và có các chính sách ưu đãi đầu tư cho từng khu vực.

+ Thứ tư, nắm bắt xu hướng phát triển du lịch trong thời gian tới, ngành du lịch Khánh Hòa đã làm việc cụ thể với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh cũng như các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch nhằm đào tạo nguồn nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu thực tế.

1.3.2.2. Kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của Đà Nẵng

Đà Nẵng là một tỉnh của miền Trung, cạnh tỉnh Thừa Thiên Huế nên xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tương đối giống với tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy

nhiên hiện nay Đà Nẵng đã nhanh chóng phát triển, trở thành trung tâm du lịch, kinh tế, văn hóa, giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ lớn của khu vực miền Trung- Tây Nguyên và Duyên Hải Bắc Bộ. Vậy điều gì đã làm cho Đà Nẵng nhanh chóng phát triển thành thành phố năng động như hiện nay? Kinh nghiệm phát triển NNL du lịch của Đà Nẵng xứng đáng là bài học để tỉnh Thừa Thiên Huế học tập, rút kinh nghiệm và noi theo trong thời gian tới.

+ Thứ nhất, Đà Nẵng đã đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo NNL có chất lượng cao theo hướng đột phá. Hàng năm, Đà Nẵng lựa chọn những học sinh khá giỏi ở các trường phổ thông trung học để gửi đi đào tạo bậc đại học tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước bằng ngân sách của địa phương. Đưa người đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài.

+ Thứ hai, Đà Nẵng đầu tư cho các cơ sở đào tạo trên địa bàn, hiện Đà Nẵng có 13 trường đại học và 18 trường cao đẳng, hàng năm các trường này đã đào tạo, cung cấp cho Đà Nẵng và các tỉnh ở miền Trung- Tây Nguyên hàng chục nghìn lao động có trình độ cao. Ngoài ra, Đà Nẵng rất chú trọng phát triển các cơ sở đào tạo nghề bằng cách tăng đầu tư ngân sách cho các cơ sở đào tạo nghề.

+ Thứ ba, Đà Nẵng đã đánh giá là địa phương có chính sách thu hút NNL du lịch bài bản và hiệu quả nhất khu vực miền Trung. Đà Nẵng có chính sách đãi ngộ về vật chất khá hấp dẫn, xây dựng môi trường thuận lợi để người tài làm việc, đặt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học lên hàng đầu, khuyến khích các công trình nghiên cứu, sáng tạo.

+ Thứ tư, Đà Nẵng đẩy mạnh xây dựng các công trình mới, quy mô lớn để tạo đột phá cho ngành du lịch, thu hút NNL đi theo ngành du lịch. Bên cạnh những biện pháp tạo được ấn tượng mạnh với du khách như “chương trình 5 Không- 3 Có”, thành lập đội trật tự du lịch chống chèo kéo du khách, thiết lập đường dây nóng hỗ trợ khách du lịch… Đà Nẵng vẫn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn “Nụ cười thân thiện”, “Văn minh thương mại” cho những người dân kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm nâng cao nhận thức và nâng cao kỹ năng phục vụ du khách. Do đó, so với cả nước thì nguồn nhân lực du lịch của Đà Nẵng chưa bằng, song so trong khu vực thì lại có phần nổi trội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023