Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Ngành Du Lịch

* Về sử dụng nguồn nhân lực

Các chỉ tiêu này phản ánh tình hình phân bố và hiệu quả sử dụng NNL trong nền kinh tế, phản ánh trình độ phát triển của thị trường lao động, các chính sách về lao động và việc làm và khả năng đáp ứng của NNL trước đòi hỏi của nền sản xuất xã hội. Các chỉ tiêu cụ thể chủ yếu thuộc nhóm này bao gồm:

- Số lượng lao động có việc làm và cơ cấu việc làm theo ngành, theo vị thế việc làm, theo trình độ CMKT: Số lượng và tỷ lệ phần trăm số người đang làm việc chia theo nhóm ngành, nghề, vị thế làm việc, cấp trình độ CMKT.

- Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ phần trăm số người thất nghiệp trên tổng số lực lượng lao động.

- Tỷ lệ thiếu việc làm: Tỷ lệ số người thiếu việc làm trong tổng số lực lượng lao động hay tổng số người có việc làm.

- Năng suất lao động: NSLĐ được sử dụng nhằm đo lường các nguồn lực được sử dụng hiệu quả như thế nào. Với các điều kiện khác không đổi, giá trị gia tăng được tăng lên nếu như người công nhân làm việc chăm chỉ hơn, nỗ lực hơn, nhanh hơn và có kỹ năng tốt hơn.

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch

1.1.3.1. Sự phát triển kinh tế - xã hội

Trình độ phát triển kinh tế tạo nên nền tảng vật chất để giải quyết các vấn đề về nguồn nhân lực. Ở những quốc gia có trình độ kinh tế phát triển cao, mặt bằng chung của đời sống nhân dân và các thiết chế xã hội đạt mức cao thì có khả năng nâng cao thu nhập GDP bình quân đầu người, Nhà nước có điều kiện đầu tư giải quyết tốt vấn đề giáo dục, đào tạo ngồn nhân lực, các chính sách xã hội, do vậy chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng cao.

Trình độ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển du lịch và đến lượt mình, trình độ phát triển du lịch sẽ quyết định đến số lượng, chất lượng và xu thế phát triển của nguồn nhân lực ngành Du lịch bởi nó tác động trở lại đến nâng cao tiền lương, tiền công, thu nhập, mức sống của các hộ gia đình và nguồn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

nhân lực ngành du lịch. Mặt khác, phát triển kinh tế- xã hội còn giúp người lao động nâng cao tính năng động, khả năng thích ứng, khả năng hòa nhập của nguồn nhân lực vào thị trường lao động trong nước và khu vực cũng như toàn cầu, tạo điều kiện thúc đẩy phân công lao động xã hội, cơ cấu lại ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân trong sự vận động của nền kinh tế thị trường.

1.1.3.2. Trình độ phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ

Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế - 4

- Giáo dục- đào tạo là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng sản xuất, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Bởi tri thức và phẩm chất của người lao động là sản phẩm của quá trình giáo dục và đào tạo. Các quốc gia đều nhìn nhận rằng một nền giáo dục hoàn chỉnh, đồng bộ, toàn diện sẽ tạo ra những nhà khoa học, những người lao động có tri thức, có kỹ năng nghề nghiệp, năng động và sáng tạo. Đối với mỗi người, giáo dục và đào tạo còn là quá trình hình thành, phát triển thế giới quan, tình cảm, đạo đức, hoàn thiện nhân cách. Còn đối với xã hội, giáo dục và đào tạo là quá trình tích tụ nguồn vốn con người để chuẩn bị, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Trong đó, giáo dục phổ thông là nền tảng, là cơ sở tạo ra nguyên liệu cho đào tạo nguồn nhân lực; giáo dục nghề nghiệp trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cung cấp cho thị trường sức lao động. Với ý nghĩa và tầm quan trọng ấy, đầu tư cho giáo dục được xem như là đầu tư cho phát triển.

- Khoa học và công nghệ: Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ ảnh hưởng lớn đến phát triển nguồn nhân lực. Sự phát triển kinh tế xã hội trên thế giới hiện nay thực chất là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động trên cơ sở hiện đại hóa nguồn nhân lực. Những tiến bộ khoa học và công nghệ làm thay đổi cơ cấu lao động của mỗi quốc gia, mỗi địa phương; làm thay đổi tính chất, nội dung lao động nghề nghiệp của người lao động, làm cho lao động trí óc tăng dần và lao động chân tay ngày càng có khuynh hướng giảm đi; tiến bộ khoa học và công nghệ từng bước được quốc tế hóa tạo nên sự cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lượng, giá thành. Nhiều ngành nghề mới xuất hiện, nhiều nghề cũ mất đi, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động bị hao mòn nhanh chóng; tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng đã làm thay đổi nội dung,

phương pháp dạy học từ giáo dục phổ thông đến đại học. Do vậy, cần phải nghiên cứu cải tiến, mềm hóa chương trình, phương thức đào tạo để tạo điều kiện cho người lao động có thể cần gì học nấy, học tập suốt đời, không ngừng cập nhật, nâng cao trình độ trước những thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ [5, tr 87]

1.1.3.3. Tốc độ gia tăng dân số:

Tốc độ gia tăng dân số vừa là điều kiện để đảm bảo sự phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động vừa là lực cản đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển nguồn nhân lực. Tốc độ gia tăng dân số cao gây sức ép lên các cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách xã hội của nhà nước, trong đó có chính sách về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số ở mức hợp lý.

Tốc độ gia tăng dân số và nguồn nhân lực là vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, sự thay đổi của quy mô, tốc độ phát triển dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô tốc độ phát triển của nguồn nhân lực. Trong giai đoạn 2010-2014 cùng với những biến đổi nhanh về kinh tế - xã hội, công tác kế hoạch và gia đình, tuyên truyền giáo dục vận động nhân dân, cùng với thực hiện tốt công tác truyền thông dân số. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện tốt công tác này, hạn chế được tốc độ gia tăng dân số, giảm sinh có hiệu quả. Tốc độ tăng dân số qua các năm từ 1,22% năm 2010 giảm còn 1,12% năm 2014. Tỷ suất sinh từ 14,2% năm 2010 giảm xuống còn 13,9% năm 2014. Tỷ lệ tăng tự nhiên bình quân mỗi năm là 9,97 %. Với mức tăng dân số của tỉnh như vậy là khá tương xứng với sự phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh đó, nó cũng đặt ra cho tỉnh Thừa Thiên Huế một loạt các vấn đề cần giải quyết như: quản lý đô thị, dịch vụ hạ tầng, giải quyết việc làm cho người lao động, mầm mống của các tệ nạn xã hội… Đây là một trong những nhân tố quyết định đối với nguồn nhân lực của tỉnh trong tiến trình phát triển kinh tế tế - xã hội.

1.1.3.4. Các chính sách của Đảng và Nhà nước

Không ai có thể phủ nhận được tầm vai trò quan trọng to lớn của chính phủ đối với việc phát triển nguồn nhân lực quốc gia.Vai trò đó được thể hiện qua các chính sách, thể chế pháp luật tạo điều kiện cũng như hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực thông qua phát triển các hệ thống giáo dục cả chiều sâu và chiều rộng, phát triển kinh tế - xã hội về cơ sở hạ tầng vật chất. Các chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng giáo dục thông qua các chính sách đổi mới cơ chế phương pháp giáo dục, đào tạo gắn liền với nhu cầu thị trường, các chính sách khuyến khích hổ trợ đối với từng đối tượng là người nghèo, thương bệnh binh trong việc giúp đỡ họ về nguồn tài chính ổn định cuộc sống, các dịch vụ khám chữa bệnh, các cơ hội học tập, học bổng khuyến khích học tập cho các đối tượng. Các chính sách đảm bảo phát triển bình đẳng, công bằng về kinh tế - xã hội giữa các vùng miền, khu vực và giữa các đối tượng khác nhau. Đó có thể thấy được tầm qua trọng không thể thiếu của các chính sách của nhà nước trong việc phát triển nguồn nhân lực, cụ thể:

- Một là, chính sách giáo dục và đào tạo

Chính sách phát triển giáo dục cơ bản tạo nền móng ban đầu, là tiền đề cần thiết cho phát triển đào tạo NNL là nhân tố cơ bản của phát triển NNL. Việc đánh giá phát triển NNL của một quốc gia, trước hết là phải dựa vào trình độ phát triển giáo dục phổ thông (tỷ lệ người biết chữ, trình độ phổ cập giáo dục- số năm giáo dục bắt buộc, tỷ lệ đi học của trẻ em trong các nhóm tuổi của mỗi cấp lớp...)

Chính sách phát triển đào tạo NNL bao gồm chính sách về quy mô đào tạo, cơ cấu đào tạo và chính sách tài chính trong phát triển NNL (gồm cả giáo dục phổ thông, đại học, đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề tại các trường, cơ sở dạy nghề, địa chỉ và trong sản xuất...). Đây là hệ thống chính sách mang tính chiến lược dài hạn có tác động lớn trên tầm vĩ mô đến chất lượng, trình độ NNL của một quốc gia, vùng lãnh thổ.

- Hai là, chính sách phân bổ, sử dụng và thu hút nguồn nhân lực.

Đây là nhóm chính sách tác động trực tiếp đến quá trình quản lý NNL, nếu chính sách và phương pháp hợp lý, khách quan, chính xác thì việc phân bổ và sử

dụng sẽ có hiệu quả cao. Nguồn nhân lực sẽ phát huy được thế mạnh của mình ở những vị trí phù hợp với trình độ chuyên môn nghề nghiệp của họ. Việc bố trí, phân công công việc hợp lý dựa trên cơ sở năng lực và phân tích công việc sẽ có tác động lực phấn đấu, cống hiến và vươn lên trong quá trình làm việc. Khi cơ hội thăng tiến rộng mở đối với cả đội ngũ thì đội ngũ sẽ có động lực để sáng tạo và bứt phá nhằm khẳng định khả năng của mình trong công việc được giao.

Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là một mặt, vấn đề là phải thu hút và trọng dụng được nhân tài mới là động cơ và mục đích. Phải có chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài phù hợp.

- Ba là, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội

Chính sách về bảo hiểm xã hội, các điều kiện về lao động và đào tạo, luân chuyển lao động, quy định mức lương tối thiểu… là môi trường pháp lý để xử lý các mối quan hệ lao động xã hội. Chính vì vậy, chính sách tiền lương là một động lực rất lớn tác động tới ý thức và trách nghiệm của đội ngũ lao động. Nếu tiền lương và thu nhập hợp lý với năng lực của người lao động thì người lao động sẽ gắn bó và cống hiến tối đa khả năng của họ với công việc.

- Bốn là, chính sách đãi ngộ khác

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự tồn tại và phát triển đất nước. Nhà nước cần phải chú trọng đến việc xây dựng hệ thống lương, thưởng, phúc lợi, đãi ngộ cho người lao động phù hợp với từng thời kỳ và từng giai đoạn phát triển, đảm bảo tính linh hoạt, công bằng, tương xứng với mức độ cống hiến của họ. Có thể nói, ngoài tiền lương ra, những đãi ngộ cũng có tác động lớn đến sự gắn bó và cống hiến tài năng của nguồn nhân lực cho công việc. Đây là một nhân tố quan trọng để thu hút nhân tài ở tất cả các quốc gia.

1.1.4. Sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch

1.1.4.1. Phát triển nguồn nhân lực du lịch nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong

những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Điều đặc biệt, du lịch cũng ngày càng khẳng định được vị thế là ngành kinh kế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Du lịch đóng góp lớn vào tổng GDP, giá trị tốc độ tăng trưởng bình quân trên 9%/năm và từng bước thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đề ra của tỉnh vì vậy phát triển du lịch là một hướng đi đúng đắn, lâu dài và bền vững. Để phát triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đòi hỏi ngành du lịch phải đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh một cách mạnh mẽ, trong đó thì yếu tố hàng đầu là phải phát triển nguồn nhân lực du lịch bởi nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế.Theo nhà kinh tế người Anh , William Petty cho rằng “ Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất”; C.Mác cho rằng con người là yếu tố số một của lực lượng sản xuất. Trong truyền thống Việt Nam xác định ''Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ". Nhà tương lai Mỹ Avill Toffer nhấn mạnh vai trò của lao động tri thức, theo ông ta "Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; Chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên" ( Power Shift-Thăng trầm quyền lực- Avill Toffer). Nguồn nhân lực, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác.So với các nguồn lực khác, NNL với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với NNL một cách có hiệu quả. Vì vậy, phát triển NNL du lịch là yếu tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.

1.1.4.2. Phát triển nguồn nhân lực du lịch nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh du lịch

Mặc dù tiềm năng, thế mạnh du lịch ở Huế là rất lớn, song nếu chúng ta chỉ biết dừng lại ở việc khai khác những tiềm năng sẵn có thì ngành du lịch khó có thể phát triển so với các điểm du lịch khác trong và ngoài nước. Thách thức lớn cho ngành du lịch Huế hiện nay là chúng ta chưa tạo ra được các dịch vụ du lịch đi kèm,

chưa khám phá ra được những loại hình du lịch mới, chưa khai thác được những tiềm năng mới do đó chỉ giữ khách trong một thời gian ngắn.

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch không nhiều, các dịch vụ vui chơi, giải trí còn hạn chế vì nhiều lý do như thiếu vốn đầu tư; hệ thống các dịch vụ phục vụ du lịch còn thô sơ, chưa đảm bảo tiện nghi và an toàn cho du khách.

Vậy để tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng và có tính đột phá của tỉnh thì bên cạnh việc phải tập trung các nguồn lực: vốn, khoa học công nghệ, tài nguyên và NNL; Tỉnh phải hết sức quan tâm đến phát triển NNL du lịch, xem đây là chìa khóa tạo ra các nỗ lực để giải quyết các vấn đề khó khăn trong ngành du lịch của tỉnh hiện nay. Ý thức được vai trò quyết định của NNL so với các nguồn lực khác, Đảng ta đã khẳng định: “Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”. Vì vậy, phát triển NNL du lịch nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh du lịch.

1.1.4.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách

Trong ngành du lịch, chất lượng phục vụ du khách phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm năng tài nguyên du lịch, chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng, chính sách phát triển ngành du lịch của Nhà nước, tình hình an ninh chính trị của đất nước, mức độ mở cửa và hội nhập của nền kinh tế. Ngoài ra, sự đánh giá chất lượng phục vụ du khách còn chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình giao tiếp giữa khách hàng với nhân viên phục vụ. Mỗi cử chỉ, hành động, lời nói của nhân viên trực tiếp tạo ra cho khách hàng một cảm nhận, một đánh giá về chất lượng phục vụ. Chẳng hạn trong nhà hàng, khách hàng không chỉ mua các món ăn, đồ uống ở bộ phận bếp tạo ra mà còn mua cả dịch vụ phục vụ khách hàng của nhân viên nhà hàng. Khách hàng chỉ thỏa mãn khi các món ăn, đồ uống, và dịch vụ tại nhà hàng tốt, khách hàng sẽ không hài lòng khi một trong các yếu tố đó kém. Món ăn, đồ uống cũng có thể kiểm tra chất lượng trước khi đưa ra phục vụ khách. Thái độ, kỹ năng phục vụ của nhân viên nhà hàng chỉ bộc lộ rõ trong quá trình khách tiêu

dùng sản phẩm, khó ngăn ngừa trước các “khuyết tật” của sản phẩm. Đặc trưng này cho thấy nguồn nhân lực tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và chất lượng dịch vụ của ngành du lịch địa phương nói chung. Điều này càng đòi hỏi phải nhấn mạnh vai trò quan trọng của nguồn nhân lực, đặc biệt là của những người trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng, là những người quyết định đến chất lượng của sản phẩm và dịch vụ du lịch. Nâng cao chất lượng NNL ngành du lịch là vấn đề mang tính sống còn đối với sự phát triển du lịch của mỗi quốc gia, vùng miền.

1.1.4.4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) theo hướng phát triển bền vững là yêu cầu khách quan trong phát triển nền kinh tế quốc dân. Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, cơ cấu kinh tế (CCKT) nước ta đã và đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập kinh tế thế giới. Nội dung và yêu cầu cơ bản của CDCCKT ở nước ta theo hướng CNH, HĐH là tăng nhanh tỷ trọng giá trị của các ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị nông nghiệp. Cùng với quá trình CDCCKT tất yếu sẽ dẫn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động (CDCCLĐ), ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, nếu thị trường nhu cầu của một loại hàng hóa dịch vụ nào đó tăng lên, lập tức thu hút lao động cần thiết để sản xuất ra loại hàng hóa dịch vụ đó và ngược lại. Như chính nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đã tác động gián tiếp đến thị trường lao động, tức là tác động tới nguồn lực con người. Nhu cầu du lịch ngày càng phát triển đã thu hút một lượng lớn lao động trực tiếp phục vụ trong ngành, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động, đồng thời chính lực lượng đó cũng tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, điều đó tác động tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Vì vậy, du lịch góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cơ cấu lao động theo hướng phát triển bền vững; mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia; thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chổ; tác động tích cực đối với phát triển các ngành

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí