Phát Triển Nguồn Nhân Lực Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Ngành Du Lịch

bộ trình độ chuyên môn mà một người lao động tích lũy được hay đó là tổng thể tiềm năng của con người của một quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương hay một công ty có khả năng huy động được vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội.

+ Theo nghĩa hẹp: NNL được hiểu là nguồn lao động ( tổng số người đang làm việc, người thất nghiệp và lao động dự phòng), hay bao gồm những người được đào tạo và không được đào tạo, có thể đang làm việc, hoặc đang không làm việc (kể cả nhu cầu đang tìm việc làm và không có nhu cầu tìm việc làm). Cách hiểu này có ý nói đến giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề nhằm cung cấp cho thị trường một đội ngũ lao động có chất lượng, bởi vì trong một thị trường thế giới đang biến đổi nhanh chóng như hiện nay, tối đa hóa nguồn lực con người để nâng cao năng suất lao động là điểm then chốt để duy trỳ và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia. [16,tr.16]

Ngoài ra, hiện nay còn có một số quan niệm về NNL như sau:

- Ngân hàng thế giới cho rằng: NNL là toàn bộ vốn con người gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp,…mà mỗi cá nhân sở hữu và được xem là một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác như: vốn tiền, vốn công nghệ, vốn tài nguyên thiên nhiên,…và họ cũng cho rằng việc đầu tư cho con người giữ vị trí trung tâm trong các loại đầu tư và được coi là cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững

- Theo từ điển thuật ngữ của Pháp (1915 – 1985) định nghĩa rằng: “NNL xã hội bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng LĐ và muốn có việc làm”

- Định nghĩa ở Việt Nam cho rằng: “Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực cho sự phát triển KT – XH”. Ở đây, NNL được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất, thái độ và phong cách làm việc

Từ một số cách tiếp cận trên, dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị tác giả cho rằng: Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người đang và sẽ tham gia vào lực lượng lao động làm việc trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân với tất cả những năng lực thể chất, tinh thần và có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân, quốc gia đó.

* Nguồn nhân lực trong ngành du lịch

Từ khái niệm NNL, có thể hiểu NNL trong ngành du lịch: Là tổng hòa năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong toàn bộ những người đang và sẽ tham gia vào lực lượng lao động trong ngành du lịch, có khả năng hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của tiến trình phát triển ngành du lịch, trong đó tốc độ tăng của năng lực chịu đựng áp lực công việc và năng lực sáng tạo cũng như cơ cấu của lực lượng lao động trong ngành du lịch phải phù hợp với tốc độ tăng nhu cầu xã hội trong tỉnh, khu vực và trên thế giới.

Cách tiếp cận NNL trong ngành du lịch như trên chỉ rõ: một là, phù hợp với cách tiếp cận nguồn nhân lực của chuyên ngành Kinh tế chính trị; hai là, phản ánh được đầy đủ những nội dung cơ bản của nguồn nhân lực; ba là, phù hợp với tiến trình phát triển xã hội và hội nhập quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Nguồn nhân lực ngành du lịch bao gồm toàn bộ lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch. Do đó, khi đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực ngành du lịch thì không chỉ đề cập đến các lao động nghiệp vụ phục vụ khách một cách trực tiếp mà còn cả các lao động ở cấp độ quản lý, lao động làm công tác đào tạo và các lao động gián tiếp khác phục vụ khách du lịch. Căn cứ vào mối liên hệ với đối tượng lao động (khách du lịch), lao động du lịch được chia thành hai nhóm: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

- Lao động trực tiếp bao gồm những công việc trực tiếp phục vụ khách du lịch như trong khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, cơ quan du lịch,…

Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế - 3

- Lao động gián tiếp bao gồm những công việc cung ứng, hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp phục vụ khách du lịch như: cung ứng thực phẩm cho khách sạn nhà hàng, cung ứng hàng hoá cho các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, các dịch vụ của Chính phủ hỗ trợ phát triển du lịch, đào tạo nhân lực du lịch, xây dựng khách sạn, sản xuất máy bay, các trang thiết bị phục vụ khách du lịch…

1.1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch

* Phát triển nguồn nhân lực

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng: “Phát triển NNL bao gồm phạm vi rộng hơn. Nó không chỉ là trình độ hay rộng hơn là đào tạo mà còn là phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề được hoàn thiện không chỉ nhờ quá trình đào tạo, bồi dưỡng mà còn cả sự tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống và quá trình làm việc của người lao động”. [15, tr 9]

Theo GS.TS. Phạm Minh Hạc cho rằng, phát triển NNL được hiểu cơ bản là gia tăng giá trị cho con người trên các mặt đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực,...làm cho con người trở thành những người lao động có những năng lực mới và cao, đáp ứng được những yêu cầu to lớn của sự phát triển KT – XH, của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước [6, tr 285].

Phát triển NNL được xem xét cả trong ngắn hạn và trong dài hạn:

+ Về ngắn hạn: Phát triển NNL là nhằm cung cấp lực lượng lao động cho thị trường lao động, hay nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm và gắn với việc làm. Điều này nói đến quan hệ có tính chất vi mô và phát triển NNL là trách nhiệm của doanh nghiệp và hộ gia đình.

+ Về dài hạn: Phát triển NNL là đầu tư cho phát triển, là đầu tư nhằm phát triển một nguồn lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đó là nguồn lực con người, nguồn lực mà thông qua đó phát huy được các nguồn lực khác của quốc gia. Tức là nói đến các chính sách vĩ mô của nhà nước gắn với phát triển. Giáo dục ở tất cả các cấp, bao gồm cả giáo dục cơ sở cần phải được coi là yếu tố quan trọng của phát triển NNL. Do đó, trong dài hạn phát triển NNL là vấn đề vĩ mô mà Nhà nước cần phải chịu trách nhiệm chính.[16, tr.25]

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu phát triển NNL, đó là tổng thể các chính sách, biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao năng lực của con người về mọi mặt: thể lực, trí lực và nhân lực, đồng thời phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất nhân lực của

nguồn lao động để phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

* Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch

Có nhiều quan điểm về phát triển NNL trong ngành du lịch:

Phát triển NNL ngành du lịch là những hoạt động nhằm tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng LĐ đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành du lịch, bao gồm: LĐ thuộc các cơ quan QLNN về du lịch và các đơn vị sự nghiệp trong ngành từ trung ương đến địa phương, LĐ trong các doanh nghiệp du lịch gồm đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ LĐ nghiệp vụ trong các khách sạn- nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển DL..., LĐ làm công tác đào tạo du lịch trong các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

Phát triển NNL du lịch là thúc đẩy sự biến đổi số lượng và chất lượng của lao động du lịch về mặt thể lực, kiến thức, kỹ năng và tinh thần của người lao động cũng như về cơ cấu nhân lực hợp lý để tham gia vào quá trình phát triển chung của các vùng phụ cận và cả nước.

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý – xã hội) làm gia tăng số lượng và điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực ngành Du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch trong từng giai đoạn phát triển.

1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch

Có nhiều cách để đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực nói chung:

- Ủy ban kinh tế- xã hội của Liên Hợp Quốc (UNECOSOC) đã sử dụng 4 chỉ tiêu sau: tiêu chuẩn dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe, trình độ giáo dục và tỷ lệ biết chữ ở người trưởng thành.

- Ngân hàng Phát triển Châu Á (1991) đã đưa vào một hệ thống gồm rất nhiều chỉ tiêu như: tỷ lệ biết chữ, tỷ suất nhập học tiểu học, những đặc điểm cơ bản của lực lượng lao động, chi tiêu của chính phủ cho giáo dục, sức khỏe và các dịch vụ xã

hội khác và coi đây là những chỉ tiêu thỏa đáng nhất phản ánh sự phát triển của NNL [10].

- Ngân hàng thế giới thì cho rằng, ngoài các chỉ tiêu trên, cần thêm “số liệu về phụ nữ trong phát triển” để nhấn mạnh vấn đề công bằng về giới và coi đó là vấn đề xuyên suốt trong các chính sách phát triển [17].

- Hiện nay, để đánh giá sự phát triển NNL, người ta thường dựa vào các tiêu chí sau:

* Về số lượng NNL

Số lượng NNL là tổng thể số người lao động đang và sẽ sẵn sàng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Các chỉ tiêu về số lượng phản ánh quy mô NNL, xu hướng biến động (tăng, giảm) trong những khoảng thời gian nhất định. Về mặt số lượng cần xem xét các quan hệ của NNL với hệ thống các nhân tố sau: tình hình dân số, tốc độ tăng tự nhiên của dân số, của lao động số lượng cơ cấu dân số, lao động theo lứa tuổi, theo giới, theo ngành nghề, theo thành phần kinh tế, theo khu vực có việc làm và không có việc làm. Đặc biệt là nhân tố di dân có ảnh hưởng phức tạp hơn cả bởi tính tự phát, năng động, linh hoạt, khó kiểm soát.

Hiện nay trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức, số lượng NNL vận động theo 2 xu hướng: lao động qua đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ngày càng tăng; lao động chưa qua đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp không thích nghi kịp với yêu cầu của xã hội ngày càng giảm xuống. Xu hướng vận động này dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu: thừa lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động chưa qua đào tạo nhưng lại thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, lao động đã qua đào tạo, lao động quản lý. Sự bất cập này hiện nay đang diễn ra phổ biến trên phạm vi cả nước và ở nhiều địa phương ở nước ta. Vì vậy để có đủ số lượng NNL đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước cần đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi [7, tr.25].

* Về chất lượng NNL

Chất lượng NNL là mục tiêu mà các quốc gia luôn hướng đến bởi thế mạnh sẽ thuộc về quốc gia nào sở hữu được NNL, nhất là NNL chất lượng cao. Chỉ tiêu này được thể hiện trên cả 3 phương diện: thể lực, trí lực và những kỹ năng, phẩm chất tâm lý xã hội...nhưng đặc biệt nhấn mạnh đến năng lực trí tuệ, khả năng sáng tạo và khả năng thích ứng với những thay đổi của công nghệ.

- Về thể lực của NNL:

Nói đến thể lực là nói đến tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực, sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người về cả thể chất lẫn tinh thần. Đó là sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Trong hiến chương của tổ chức y tế thế giới đã nêu: "Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thỏai mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là không có bệnh hay thương tật”. Quan niệm về chất lượng nguồn nhân lực mà đề tài phân tích là năng lực tinh thần và năng lực thể chất của nguồn nhân lực, tức là nói tới sức mạnh và tính hiệu quả của những khả năng đó, trong đó năng lực thể chất chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Nếu con người có thể lực tốt thì mới phát huy được lợi thế của sức mạnh trí tuệ trong phát triển kinh tế xã hội và ngược lai. Sức khỏe là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện để truyền tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức thành sức mạnh vật chất phát triển kinh tế-xã hội. Do đó, sức khỏe là yếu tố quan trọng của nguồn nhân lực, nó trở thành một chỉ tiêu quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tình trạng sức khỏe được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe như: Chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

Nhìn chung, thể lực của người lao động ở nước ta trong những năm gần đây đã được cải thiện nhiều, nhưng so với nhiều nước thì thể lực của NNL Việt Nam còn nhiều hạn chế cả về chỉ số nhân chủng học và sức bền bỉ, dẻo dai, dẫn đến nhiều thiệt thòi cho NNL trong quá trình làm việc. Đây được xem là vấn đề hệ trọng của Việt Nam cần được cải thiện nòi giống, nâng cao thể lực cho NNL.

- Về trí lực của NNL:

Trí lực về hình thức được thể hiện ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của NNL, song về bản chất lại bộc lộ ở khả năng vận dụng những tri thức vào hoạt động thực tiễn nhằm đạt hiệu quả cao.

+ Trình độ học vấn của NNL: Trình độ học vấn thể hiện ở số năm đi học bình quân đầu người, tỷ lệ biết chữ của NNL, chỉ tiêu đánh giá kinh nghiệm tích lũy, cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, mức độ hoàn thành các cấp học...Như vậy, căn cứ vào các tiêu chí này Việt Nam được xếp vào hạng trên trung bình: có 94% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ (2009), số năm đi học bình quân đạt mức 7,8 năm, về cơ bản đã phổ cập giáo dục tiểu học và đang trong giai đoạn kết thúc phổ cập trung học cơ sở. Trong đó, trình độ học vấn của lực lượng lao động tương đối cao: năm 2008 đạt khoảng 96% lực lượng lao động biết chữ, trong đó, 32,08% tốt nghiệp THCS và 23,58% tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ lao động không biết chữ vẫn chiếm tới 4% và 40,36% lao động mới tốt nghiệp tiểu học; lao động ở khu vực nông thôn có trình độ học vấn thấp, nhất là các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo.[7, tr 29]

+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật của NNL:

Trình độ chuyên môn kỹ thuật là tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá chất lượng NNL. Trình độ chuyên môn kỹ thuật được phản ánh ở: tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung và qua đào tạo nghề theo các cấp trình độ nói riêng, chỉ số về năng lực cạnh tranh của lao động...

Những năm gần đây, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam được nâng cao rõ rệt: năm 2009, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 38% và qua đào tạo nghề khoảng 28%, năm 2010 tỷ lệ này tương ứng là 40% và 30%. Tuy nhiên, NNL có trình độ CMKT của nước ta chưa đáp ứng yêu cầu đất nước biểu hiện: tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp (chỉ bằng 1/3 các nước và các nền công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapor); thiếu hụt NNL chất lượng cao, nhất là các nhà quản lý và chuyên gia giỏi, công nhân lành nghề, cơ cấu đào tạo thiếu cân đối...Chính trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp đã ảnh hưởng rất lớn đến

năng suất lao động, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, biểu hiện: năng lực cạnh tranh của nước ta giảm 5 bậc, xếp thứ 75/133 nước xếp hạng (năm 2009), năng suất lao động thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới ( khoảng 30 triệu đồng/ lao động/ năm, năm 2008).[7, tr 30]

+ Kỹ năng của NNL:

Kỹ năng là tập hợp những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy, bao gồm:

Hiểu biết về cuộc sống xã hội, kinh nghiệm, kỹ năng sống như: kỹ năng liên quan đến khả năng giao tiếp, phối hợp, chia sẻ và động viên; kỹ năng tổng hợp tư duy chiến lược, tổ chức công việc một cách linh hoạt, sáng tạo. Ngày nay, kỹ năng sáng tạo trở thành tiêu chí tồn tại của nhân loại, tạo nên sức mạnh của các quốc gia và là tố chất cần thiết của mỗi cá nhân.

Sự am hiểu về pháp luật lao động, nội quy, kỷ luật lao động tại nơi làm việc như: rèn luyện tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động trước hết ở việc tuân thủ và quý trọng thời gian, còn biểu hiện qua lề lối làm việc khoa học, bài bản, có quy trình, ngăn nắp, gọn gàng, trật tự, tuân thủ đúng nội quy nơi làm việc.

Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tận tụy đối với công việc như: cần cù, siêng năng, sự nỗ lực, cố gắng, lòng đam mê đối với công việc, mức độ gắn bó và lòng trung thành đối với DN...

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng nhận thức và mức độ sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi công việc của người lao động kỹ năng nắm bắt nhanh nhạy thông tin thị trường; kỹ năng trong đàm phán, thỏa thuận; khả năng chấp nhận và sẵn sàng di chuyển, thay đổi việc làm trên thị trường lao động; khả năng ứng phó với những rủi ro, thất bại trên thị trường...

Kỹ năng ham muốn học hỏi một cách tự giác: Xã hội phát triển không ngừng, kiến thức thì vô tận. Vì vậy, muốn có chỗ đứng trong xã hội, đòi hỏi người lao động phải luôn nâng cao tinh thần tự giác học hỏi, học ở mọi nơi, mọi lúc nhằm tích lũy và làm giàu nguồn vốn tri thức của mình.

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí