Về Công Tác Lãnh Đạo, Chỉ Đạo Ở Tỉnh Sơn La Để Phát Triển Nguồn Nhân Lực

Giáo dục, đào tạo thúc đẩy tạo ra cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, giúp cho người học có tính cơ động cao dễ thích nghi với những chuyển biến của kinh tế thị trường, thị trường sức lao động.

- Về hoạt động thực tiễn:

Đây là hoạt động bản chất của con người, nhờ nó mà con người cải biến thế giới theo nhu cầu của mình. Đặc biệt, thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người biến đổi tự nhiên, xã hội đồng thời biến đổi bản thân. Điều kiện quyết định cho sự hình thành con người là lao động. Lao động xuất hiện đánh dấu sự chuyển biến từ tổ tiên động vật thành con người. Trong lao động con người thường xuyên làm biến đổi những điều kiện tồn tại của mình, cải biến chúng cho phù hợp với nhu cầu, xây dựng nên thế giới văn hóa vật chất và tinh thần. Nền văn hóa này do con người sáng tạo ra như thế nào thì bản thân con người do nền văn hóa ấy hình thành cũng trong chừng mực ấy. Về mặt xã hội, lao động đưa đến sự hình thành những tố chất mới của con người như: Ngôn ngữ, tư duy, giao tiếp, định hướng giá trị thế giới quan,.…

Trong quá trình lịch sử lâu dài của xã hội, qua hoạt động thực tiễn, theo thời gian, trí tuệ, tay nghề, học vấn… của con người ngày càng phát triển. Đặc biệt, trong điều kiện của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, hàm lượng lao động trí tuệ ngày càng cao, làm cho con người trở thành một nguồn lực đặc biệt của sản xuất, là nguồn lực cơ bản vô tận của xã hội.

- Về chính sách xã hội:

Hệ thống chính sách xã hội tác động trực tiếp đến việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người (ăn, ở, đi lại, học tập, chữa bệnh, việc làm, tiền lương, thu nhập, điều kiện sống và lao động, bảo trợ xã hội, bảo hiểm xã hội, dân số, kế hoạch hóa gia đình,…). Nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân, tập thể và xã hội, khơi dậy tính tích cực sáng tạo trong mọi con người, tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Vai trò của chính sách xã hội trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đối với việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người thể hiện ở chỗ: nó điều chỉnh mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm đảm bảo sự tác động qua lại của các quan hệ đó theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó tạo ra những khả năng và đề ra những biện pháp cụ thể để điều chỉnh mức độ phát triển dân số, nâng cao sức khỏe, trình độ học vấn, trí tuệ của các cộng đồng người trong xã hội, tạo điều kiện cho người lao động tham gia tích cực, tự giác có hiệu quả vào công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nó tạo ra khả năng đảm bảo trên thực tế những điều kiện hình thành và từng bước hoàn thiện nhân cách của con người với tư cách là nguồn nhân lực.

Để mục tiêu của chính sách xã hội được triển khai thực hiện một cách có hiệu quả, cần phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế lãnh đạo quản lý các quá trình xã hội một cách dân chủ, năng động đối với con người. Một cơ chế dân chủ có tác động phát huy tính tích cực chính trị - xã hội của con người, lôi cuốn họ tham gia tích cực vào công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

- Về sử dụng nguồn nhân lực:

Sử dụng là một khâu rất quan trọng để phát huy tiềm năng trí thức và kỹ năng của nguồn nhân lực đã được đào tạo. Sử dụng đúng ngành nghề và trình độ thì họ sẽ phát huy được tài năng trí tuệ, tay nghề và ra sức phấn đấu vươn lên về mọi mặt; còn trái lại, sẽ hạn chế và thui chột nguồn nhân lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Việc tạo ra môi trường phấn đấu cho người lao động là vô cùng quan trọng. Môi trường thuận lợi cho việc phát triển, phát huy năng lực tự phát triển của người lao động, thì nguồn nhân lực phát triển bền vững; trái lại, môi trường không thuận lợi thì đội ngũ nhân lực phát triển khó khăn, có khi bị thui chột và thậm chí bị đào thải.

- Về khoa học và công nghệ:

Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay - 9

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang làm thay đổi về chất lực lượng sản xuất xã hội nói chung, và chất lượng nguồn nhân lực nói riêng. Nhiều ngành sản xuất cũ mất đi, nhiều ngành sản xuất mới xuất hiện. Việc đổi nghề, chuyển nghề, do đó, diễn ra thường xuyên hơn. Trình độ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng cao, đòi hỏi trình độ tay nghề của các loại nhân lực cũng ngày càng cao, trình độ tri thức của các nhà trí thức ngày càng uyên thâm. Việc đào tạo nguồn nhân lực không thể không đáp ứng yêu cầu trên.

- Truyền thống dân tộc và phát triển văn hóa:

Đội ngũ nhân lực Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, không chỉ dựa vào các giá trị của hiện tại, mà còn dựa vào các giá trị truyền thống của một dân tộc có bản sắc văn hóa dày dặn. Nhân lực Việt Nam là sự kết tinh của nền văn hóa Việt Nam. Vì vậy, để phát triển nguồn nhân lực một cách bền vững, không thể không phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc Việt Nam nói riêng, và phát huy các thành quả thu được từ sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung. Có thể nói, sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình thực hiện chiến lược con người, xây dựng, phát triển và phát huy nguồn lực con người.

Bởi lẽ, cùng với giáo dục và đào tạo, các hoạt động văn hóa, văn nghệ có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, làm phong phú đời sống tinh thần của nguồn nhân lực Việt Nam. Thông qua hoạt động văn hóa, văn nghệ mà trí tuệ, đạo đức, tâm hồn của con người Việt Nam được nâng lên ngang tầm với sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bắt kịp với xu hướng phát triển của thời đại.

Sự hiểu biết của con người càng rộng, tri thức càng cao, tâm hồn càng phong phú càng đóng góp nhiều cho xã hội. Sự nghiệp phát triển văn hóa ở nước ta hiện nay phải góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng, xây dựng và phát

triển nguồn nhân lực Việt Nam có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa; có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung; có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ luật, kỷ cương, Hiến pháp, pháp luật, qui ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp; có kỹ thuật, sáng tạo, năng xuất cao vì lợi ích bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội; thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ trí lực, thẩm mỹ và thể lực.

2.2.2. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở tỉnh Sơn La để phát triển nguồn nhân lực

Thứ nhất, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Sơn La.

Hiện nay tỉnh Sơn La đang triển khai xây dựng đề án quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020. Trong đó đề ra mục tiêu: phấn đấu đến năm 2020, số lao động qua đào tạo chiếm 40% đến năm 2025 nâng lên 50%; mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 15.000 lao động.

Để đạt được mục tiêu trên, một yêu cầu rất quan trọng là phải đánh giá đúng thực trạng, đưa ra được những giải pháp bám sát thực tiễn và có tính khả thi cao; trong đó giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có ý nghĩa cơ bản và lâu dài đối với việc thực hiện mục tiêu của Đề án này nói riêng, và đối với quá trình phát triển, phát huy, khai thác nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La. Các giải pháp cụ thể gồm:

- Mở rộng hình thức đào tạo kết nối giữa đào tạo chính quy và đào tạo tại chỗ:

Cụ thể là đào tạo theo kiểu vừa thực hiện ở các trường có ngành nghề đào tạo nghề mới, đào tạo công nhân kỹ thuật bằng các khóa huấn luyện bồi

dưỡng dài ngày hoặc ngắn ngày; vừa đào tạo kèm cặp tại chỗ ở doanh nghiệp, công xưởng. Ưu điểm của các hình thức đào tạo trên là không chỉ kết nối giữa đào tạo với sử dụng mà còn xây dựng quan hệ ràng buộc về trách nhiệm, nghĩa vụ của đơn vị sử dụng lao động với thị trường đào tạo nhân lực, và làm tăng kỹ năng thực hành cho người lao động.

- Tăng cường quản lý chất lượng cơ sở đào tạo do tỉnh quản lý:

Hiện nay các trường trung học chuyên nghiệp, các trường hay trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật, phần lớn tập trung tại thành phố Sơn La, để nhanh chóng mở rộng các hình thức đào tạo cán bộ có trình độ trung học, cao đẳng chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhằm đáp ứng nhu cầu cán bộ, công nhân, người lao động có chuyên môn có thể đáp ứng tốt được yêu cầu công tác tại các địa phương trong tỉnh. Cụ thể:

+ Sắp xếp lại hệ thống các trường đào tạo, các trung tâm dạy nghề để có kế hoạch đầu tư nâng cấp, nâng cao năng lực và hiệu quả các trường (2 trường trung cấp chuyên nghiệp, 4 trường cao đẳng do tỉnh quản lý), để các cơ sở này thực sự là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh. Tiếp đó, cần thực hiện đổi mới phương thức đào tạo cho phù hợp với yêu cầu cung ứng nhân lực cho các khu vực kinh tế (nhà nước, tập thể, tư nhân và liên doanh với nước ngoài), đặc biệt phải tăng kỹ năng thực hành, chủ động cập nhật kiến thức mới cho người học.

+ Chuyển giao tất cả các trường dạy nghề chuyên nghiệp, các trung tâm dạy nghề các phường, thị xã, đoàn thể về quản lý thống nhất một đầu mối.

+ Hỗ trợ vốn, cán bộ trong việc đào tạo nghề cho các bản, làng nhằm bổ sung lực lượng chuyên môn kỹ thuật, đồng thời giải quyết việc làm tại cơ sở. Chẳng hạn hiện nay các bản làng ở Sơn La cần có đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp và y, bác sỹ thú y có chuyên môn giỏi đáp ứng tốt yêu cầu chăm sóc các giống cây trồng và các loại vật nuôi phổ biến trong các hộ gia đình (lúa nương, ngô, sắn, cao su, cà phê và trâu, bò, lợn, các loại gia cầm).

+ Tiến hành tổ chức kê khai đăng ký tìm việc làm cho tất cả những người đã được đào tạo hiện chưa có việc làm, từ trình độ đại học đến công nhân kỹ thuật. Qua đó phân loại theo trình độ, ngành nghề chuyên môn kỹ thuật hiện có, và định hướng nhu cầu đào tạo bổ sung hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ, để lập chương trình đào tạo, bồi dưỡng cụ thể.

+ Sở Giáo dục - Đào tạo nên tổ chức nắm số lượng học sinh của Sơn La hiện đang học tại các trường đại học, cao đẳng tại Hà Nội và các nơi khác sẽ tốt nghiệp trong các năm tới. Các ngành có yêu cầu sử dụng học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng cần phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo để nắm số lượng để có biện pháp khuyến khích họ về công tác tại tỉnh Sơn La.

+ Sở Giáo dục - Đào tạo cần có quy hoạch và chương trình đào tạo tập trung công nhân kỹ thuật thuộc các ngành nghề, như: cơ khí, gia công cắt gọt kim loại, hàn điện, hàn hơi, điện công nghiệp, dân dụng, điện tử, điện lạnh, cán kéo thép, lắp ráp ô tô, xe máy,.… Và tăng cường đào tạo ngoại ngữ, tin học và các kiến thức khác cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, các ngành trong tỉnh.

- Phát triển nguồn nhân lực trong các giai tầng xã hội:

+ Đối với giai cấp công nhân:

Cho đến nay, đội ngũ công nhân của Sơn La tuy tăng nhanh về số lượng, song chất lượng về mọi mặt chưa cao, ý thức chính trị và địa vị xã hội còn hạn chế, chưa ngang tầm với vai trò cách mạng của giai cấp công nhân.

Trong những năm qua, trên địa bàn thành phố đã có một số đơn vị kinh tế và doanh nghiệp làm tốt công tác đào tạo ở trung ương, địa phương, đào tạo trên dây truyền sản xuất. Các doanh nghiệp liên doanh như xi măng, than đá, thủy điện,... đã mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho hàng trăm người học. Nhiều doanh nghiệp đã và đang cử hàng trăm người luân phiên đi đào tạo ở nước ngoài, đặc biệt là nhà máy thủy điện Sơn La.

Với việc mở rộng quy mô các loại hình và các hình thức đào tạo nói trên đã mở ra một khả năng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ công nhân Sơn La. Tuy nhiên, việc đào tạo nghề ở Sơn La hiện nay còn nhiều bất cập, chưa có chiều sâu, chưa thích ứng với cơ chế thị trường và sự chuyển đổi công nghệ mới và hiệu quả chưa cao.

Hiện nay đội ngũ công nhân Sơn La đang đứng trước những thách thức mới. Muốn tiếp tục giữ vững và phát huy vai trò tiên phong của mình trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đội ngũ công nhân Sơn La phải không ngừng học tập vươn lên, tiếp thu công nghệ mới tiên tiến và thường xuyên phải được đào tạo, đào tạo lại để bổ sung kiến thức mới.

Yêu cầu đặt ra trong những năm tới là cùng với sự tăng nhanh về số lượng, đội ngũ công nhân của tỉnh ngày càng được nâng cao chất lượng về mọi mặt (ý thức tư tưởng, chính trị, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và đạo đức, lối sống), để đảm bảo sự phát triển vững chắc, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế phải coi trọng thực hiện các giải pháp về đổi mới công nghệ và giáo dục, đào tạo.

Về giải pháp đổi mới công nghệ, là một tỉnh miền núi nên hiện nay Sơn La đang được Nhà nước rất quan tâm đầu tư cho phát triển công nghệ hiện đại, từ công nghệ thông tin, quản lý đến công nghệ sản xuất, kinh doanh,.... Đồng thời tỉnh cũng đang từng bước tiếp nhận công nghệ hiện đại phù hợp với tình hình thực tế của đội ngũ công nhân của tỉnh. Để tiếp nhận, và nhất là có thể sử dụng thành thục được các công nghệ mới, Sơn La phải nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực hợp tác đầu tư, trước hết phải nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ trong tỉnh.

Giải pháp cơ bản trước mắt và lâu dài, một mặt, vẫn là nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, trong đó tập trung thực hiện đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo; phương pháp dạy và học; nội dung, chương trình giáo dục,

đào tạo; đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Mặt khác phải đa dạng hóa các loại hình trường học như: quốc lập, bán công, tư thục, hướng nghiệp,… đồng thời phải củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên, các trung tâm ngoại ngữ, tin học, trung tâm dạy nghề và các trường công nhân kỹ thuật. Việc thực hiện tốt giải pháp đó sẽ phấn đấu sớm phổ cập được bậc học giáo dục trung học cơ sở, và từng bước tăng dần số người có trình độ phổ thông trung học trong đội ngũ công nhân Sơn La.

Trên cơ sở đó mới có nhiều điều kiện và khả năng thu hút được số lượng công nhân ngày càng đông đảo tích cực các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu sử dụng thuần thục công nghệ mới.

Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa cho đội ngũ công nhân Sơn La phải được đi trước một bước. Chỉ trên cơ sở nâng cao trình độ học vấn và văn hóa, đội ngũ công nhân Sơn La mới có điều kiện tiếp thu và làm chủ công nghệ mới, đồng thời có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề.

+ Đối với giai cấp nông dân:

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Sơn La phải đẩy mạnh xã hội hóa sâu rộng hơn nữa các công tác giáo dục và đào tạo, nhằm nâng cao dân trí và xây dựng nếp sống văn hóa ở nông thôn, đặc biệt tại các xã vùng sâu, vùng xa và hẻo lánh.

Theo số liệu của Sở giáo dục và đào tạo Sơn La, hiện nay ở các xã (vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh) đều có ít nhất một trường tiểu học, nhưng phân bố không đồng đều, không hợp lý. Học sinh phải trèo đèo, lội suối đến trường, hoặc ở bán trú tại trường do nhà xa, nên rất dễ bỏ học. Trường trung học phổ thông được đặt ở trung tâm huyện, thị trấn, do đó, nhiều gia đình nông dân không có điều kiện và phương tiện để cho con theo học.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí