nông thôn. Tỉnh có lao động đã qua đào tạo năm 2011 đạt 11,38%, năm 2012 đạt 12,27 %, năm 2013 đạt 12,00%, năm 2014 đạt 12,80% dân số.
Lao động chưa qua đào tạo và chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chiếm tỷ trọng cao.
Mặc dù tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác giáo dục đào tạo nên đã có được một bộ phận nguồn nhân lực đạt chất lượng cao. Nhưng nhìn chung toàn tỉnh so với tình hình kinh tế trong tỉnh và với mặt bằng chung trong cả nước thì tỉnh Sơn La còn thiếu nguôn nhân lực chất lượng cao nên không tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp là 0,65%, năm 2012 là 0,40%, năm 2013 là 0,48%, năm 2014 là 0,25% dân số.
Do đó, công tác xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trở thành yêu cầu cấp thiết.
Tiểu kết: Như vậy, vấn đề phát triển nguồn nhân lực, kiện toàn về số lượng, nâng cao về chất lượng, đặc biệt là hạn chế những mặt trái của nền kinh tế thị trường, của quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế đã và đang là những yêu cầu lớn đặt ra đối với việc phát triển nguồn lực con người Việt Nam nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta. Nhưng tại mỗi địa phương, đơn vị trong cả nước do những điều kiện đặc thù riêng của mình mà mức độ ảnh hưởng, tác động của các quá trình kinh tế - xã hội kể trên đối với mỗi địa phương, đơn vị có khác nhau nên những yêu cầu đặt ra cũng như chọn giải pháp khắc phục đồng thời cũng là qua đó để phát huy có hiệu quả tốt nhất nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương, đơn vị mình cũng có khác nhau. Vấn đề đặt ra là cần phải có nhận thức và đánh giá đúng đắn tình hình đặc điểm, cũng như những ưu điểm và nhược điểm nguồn nhân lực tại mỗi địa phương để tìm kiếm giải pháp phát triển cho phù hợp. Bởi nếu việc nhận thức cũng
như đề xuất các giải pháp thực hiện sai lầm thì không những không phát huy hiệu quả đối với nguồn nhân lực hiện có của địa phương mà còn tạo ra sự kìm hãm trong sự phát triển cũng như việc phát huy nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở chính địa phương đó.
Tóm lại, trong bất cứ thời đại nào nguồn lực con người vẫn là nguồn lực của mọi nguồn lực. Điều kiện đất nước ta hiện nay lại càng chứng minh vai trò của nguồn lực con người và sự cần thiết phải phát huy nguồn lực con người. Dưới tác động của cơ chế kinh tế mới - kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đặt ra những thách thức và nếu không có lập trường vững vàng rất dễ bị đánh mất mình... Hơn nữa, do chưa có biện pháp thích đáng trong bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực làm cho tình trạng chảy máu chất xám ở nước ta xảy ra rất trầm trọng, hàng năm lực lượng lao động có trình độ cao tiếp tục sang các nước học và định cư, lực lượng lao động trong nước thì bị kìm hãm nhiều khi không phát triển được. Tỉnh Sơn La đang có những vấn đề nóng bỏng liên quan trực tiếp đến cách thức, biện pháp sử dụng, đãi ngộ, phát huy nguồn lực con người.
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH SƠN LA THỜI GIAN TỚI
2.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay
2.1.1. Thành tựu và nguyên nhân trong phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay
2.1.1.1. Thành tựu trong phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay Thứ nhất, tỉnh Sơn La có nguồn nhân lực dồi dào
Nguồn nhân lực ở Sơn La có số lượng không ngừng tăng lên và đã có một bộ phận đạt chất lượng cao.
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng bảo đảm cho tốc độ phát triển kinh tế ở tỉnh Sơn La những năm qua luôn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, bình quân 15%/năm [61, tr.32]. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển mới, trong công tác dự báo, quy hoạch nguồn nhân lực, đào tạo và sử dụng lao động ở đây cần giải quyết những bất cập: thiếu lao động qua đào tạo, thiếu cán bộ có trình độ cao và thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề,v.v....
Dân số toàn tỉnh Sơn La năm 2012 là 1.134,400 người; năm 2013 là
1.150.500 người; năm 2014 là 1.169.600 người. Mật độ dân số bình quân là 80 người/km2. Nam chiếm 50,30%; nữ chiếm 49,70%. Dân số khu vực thành thị chiếm 12%; khu vực nông thôn chiếm 88%. Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2014 là 1,2% /năm [61, tr.32].
Lao động trong độ tuổi năm 2014 khoảng 730,29 nghìn người, chiếm 62,8% dân số toàn tỉnh; trong đó nam: 363,72 nghìn người, nữ: 366,57 nghìn người. Bình quân hàng năm, lực lượng lao động của tỉnh tăng khoảng 2 vạn người. Lao động thành thị là 92,76 nghìn người, chiếm tỷ lệ 12,71%; lao động nông thôn là 637,53 nghìn người, chiếm tỷ lệ 87,29% [61, tr.37].
Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp của tỉnh năm 2013 có sự chệnh lệch khá lớn (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1.: Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị: Người
2011 | 2012 | 2013 | |
Tổng số | 31820 | 33681 | 32498 |
Doanh nghiệp Nhà nước | 10278 | 10210 | 9836 |
Trung ương | 9066 | 8995 | 8612 |
Địa phương | 1212 | 1215 | 1224 |
Doanh nghiệp ngoài Nhà nước | 21401 | 23353 | 22289 |
Tập thể | 601 | 629 | 580 |
Tư nhân | 5319 | 6355 | 6739 |
Công ty trách nhiệm hữu hạn | 6041 | 6749 | 5485 |
Công ty cổ phần có vốn Nhà nước | 718 | 863 | 855 |
Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước | 8722 | 8757 | 8630 |
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | 141 | 118 | 373 |
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài | 105 | 82 | 80 |
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài | 36 | 36 | 293 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay - 3
- Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế, Xã Hội Và Đặc Điểm Của Nguồn Nhân Lực Trong Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội Ở Tỉnh Sơn La Hiện Nay
- Tình Hình Kinh Tế, Xã Hội Tỉnh Sơn La Hiện Nay Về Mức Sống:
- Nguyên Nhân Đạt Được Những Thành Tựu Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ở Tỉnh Sơn La Hiện Nay
- Nguyên Nhân Hạn Chế Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ở Tỉnh Sơn La Hiện Nay
- Về Công Tác Lãnh Đạo, Chỉ Đạo Ở Tỉnh Sơn La Để Phát Triển Nguồn Nhân Lực
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục thống kê Sơn La, Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2014
[61, tr.133].
Nhìn vào bảng 2.1 thì thấy rằng số lao động của tỉnh hiện đang làm việc trong loại hình doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm số lượng đông nhất và nhìn chung trong những năm trở lại đây liên tục tăng lên. Số lao động đang làm việc trong loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm số lượng ít nhất và cũng liên tục tăng trong những năm gần đây. Đặc biệt là
doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài năm 2013 có số lượng gia tăng đột biến. Số lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước chiếm số lượng tương đối lớn sau doanh nghiệp ngoài Nhà nước và đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
Như vậy, nhìn tổng quan nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh, và đang phát triển theo xu hướng gia tăng tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động. Lợi thế trên về nguồn nhân lực đã và đang mở ra cho tỉnh Sơn La một cơ hội phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Nếu tiềm năng này được đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả thì sẽ tạo ra lực lượng vật chất to lớn không chỉ phục vụ cho sự phát triển kinh tế trước mắt, mà còn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa lâu dài trên địa bàn tỉnh Sơn La nói riêng và trong cả nước nói chung. Tuy nhiên nếu không có cơ chế, chính sách phù hợp và kế hoạch để vừa đào tạo, bồi dưỡng và phát triển vừa đi đôi với việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lao động thì ngược lại không chỉ gây lãng phí lớn mà nghiêm trọng hơn sẽ tạo ra lực cản, kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Bởi đặc thù Sơn La là tỉnh miền núi có đường biên giới giáp ranh với các nước láng giềng là nước bạn Lào. Bởi, dân số đông nhưng không được nâng cao về trình độ, chuyên môn nghề nghiệp mà trong khi tỉnh lại đa dạng các dân tộc sinh sống khác nhau về văn hóa phong tục... sẽ dễ dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực thấp tạo thành một gánh nặng cho xã hội, cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Từ thực tế trên cho thấy, với lực lượng lao động đang dồi dào vừa là cơ hội tốt nhưng vừa là thách thức cho quá trình phát triển ở tỉnh Sơn La.
Thứ hai, trình độ học vấn
Trong những năm gần đây, với những chuyển biến tích cực từ đời sống kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, công tác giáo dục cũng ngày càng được chú trọng. Hơn nữa, nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực con người, tỉnh Sơn La
đã bước đầu tập trung phát triển Giáo dục và Đào tạo cả về quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục.
Năm 2010, lao động tỉnh Sơn La chưa biết chữ có 101,6 nghìn người, chiếm 15,65%; lao động chưa tốt nghiệp tiểu học là 159,26 nghìn, người chiếm 24,51%; lao động tốt nghiệp trung học cơ sở là 132,88 nghìn người, chiếm 20,45%; lao động tốt nghiệp trung học phổ thông là 64 nghìn người chiếm 9,85%. Những con số trên cho thấy, trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động tỉnh Sơn La thấp hơn mức trung bình của cả nước, tương đương với mức trung bình của vùng Tây Bắc và còn nhiều bất cập.
Hiện nay tỉnh Sơn La đã có một hệ thống trường lớp tương đối hoàn chỉnh. Số lượng lớp học và trường học mầm non của tỉnh liên tục tăng lên cả về số lượng và chất lượng (xem bảng 2.2).
Bảng 2.2.: Số trường học, lớp học và phòng học mầm non
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Số trường học (trường) | 244 | 251 | 255 | 262 |
Công lập | 239 | 245 | 249 | 254 |
Ngoài công lập | 5 | 6 | 6 | 8 |
Số lớp học (lớp) | 3382 | 3509 | 3561 | 3532 |
Công lập | 3344 | 3462 | 3513 | 3475 |
Ngoài công lập | 38 | 47 | 48 | 57 |
Số phòng học (phòng) | 3028 | 3437 | 3464 | 3587 |
Công lập | 2981 | 3387 | 3406 | 3528 |
Ngoài công lập | 47 | 50 | 58 | 59 |
Nguồn: Cục thống kê Sơn La, Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2014
[61, tr.401].
Như vậy, số lượng trường học và lớp học không ngừng tăng lên về số lượng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được hoàn thiện và được mở rộng hơn về quy mô.
Đội ngũ giáo viên mầm non cũng không ngừng tăng lên và ngày càng đảm bảo về chất lượng nuôi dạy học sinh mầm non (xem bảng 2.3).
Bảng 2.3.: Số giáo viên và học sinh mầm non
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Số giáo viên (người) | 4039 | 4400 | 4459 | 4592 |
Giáo viên đạt chuẩn | 4046 | 4356 | 4436 | 4552 |
Công lập | 4022 | 4311 | 4351 | 4480 |
Ngoài công lập | 71 | 89 | 108 | 112 |
Số học sinh (nghìn học sinh) | 71610 | 79040 | 82168 | 85592 |
Công lập | 70540 | 77710 | 80574 | 83974 |
Ngoài công lập | 1070 | 1330 | 1594 | 1618 |
Nguồn: Cục thống kê Sơn La, Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2014
[61, tr.404].
Như vậy, số lượng giáo viên và học sinh không ngừng tăng lên và ngày càng đảm bảo về chất lượng là nguồn lực rất quan trọng góp phần phát triền ngành giáo dục của tỉnh.
Mạng lưới trường lớp cấp học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa. Những nơi chưa có trường học mà đặc biệt là những nơi vùng sâu vùng xa thì nay được xây dựng mới, những nơi trường học xuống cấp thì được cải tạo lại đảm bảo về trang thiết bị học tập. Nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các lứa tuổi ở các vùng miền trong tỉnh tham gia học tập. Cùng với đó là đội ngũ giáo viên các cấp
tương ứng được nâng cao trình độ và số lượng đội ngũ giáo viên cũng không ngừng tăng lên phần nào giải quyết được nạn mù chữ của tỉnh. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển rộng khắp và ngày càng hiệu quả (xem bảng 2.4, 2.5 và 2.6).
Bảng 2.4.: Số trường học, lớp học phổ thông
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | ||
Tổng số trường học và lớp học | Trường học | 544 | 549 | 552 | 557 |
Lớp học | 9722 | 10267 | 9579 | 9540 | |
Tiểu học | Trường học | 275 | 280 | 282 | 286 |
Lớp học | 6546 | 7001 | 6455 | 6418 | |
Trung học cơ sở | Trường học | 228 | 229 | 231 | 231 |
Lớp học | 2490 | 2587 | 2456 | 2448 | |
Trung học phổ thông | Trường học | 40 | 40 | 39 | 40 |
Lớp học | 686 | 679 | 668 | 674 |
Nguồn: Cục thống kê Sơn La, Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2014
[61, tr.408].
Bảng 2.5.: Số giáo viên phổ thông
Đơn vị: Giáo viên
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Tổng số giáo viên | 13941 | 14177 | 14299 | 14305 |
Tiểu học | 7274 | 7447 | 7548 | 7590 |
Số giáo viên đạt chuẩn trở lên | 7253 | 7425 | 7530 | 7583 |