5154 | 5161 | 5138 | 5125 | |
Số giáo viên đạt chuẩn trở lên | 5054 | 5095 | 5079 | 5062 |
Trung học phổ thông | 1513 | 1569 | 1613 | 1590 |
Số giáo viên đạt chuẩn trở lên | 1497 | 1562 | 1605 | 1588 |
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế, Xã Hội Và Đặc Điểm Của Nguồn Nhân Lực Trong Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội Ở Tỉnh Sơn La Hiện Nay
- Tình Hình Kinh Tế, Xã Hội Tỉnh Sơn La Hiện Nay Về Mức Sống:
- Thực Trạng Và Giải Pháp Tiếp Tục Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ở Tỉnh Sơn La Thời Gian Tới
- Nguyên Nhân Hạn Chế Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ở Tỉnh Sơn La Hiện Nay
- Về Công Tác Lãnh Đạo, Chỉ Đạo Ở Tỉnh Sơn La Để Phát Triển Nguồn Nhân Lực
- Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay - 10
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục thống kê Sơn La, Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2014
[61, tr.412].
Bảng 2.6.: Số học sinh phổ thông
Đơn vị: Nghìn học sinh
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Số học sinh | 211,63 | 214,63 | 220,06 | 225,01 |
Tiểu học | 114,60 | 117,76 | 122,50 | 124,77 |
Trung học cơ sở | 68,60 | 69,59 | 71,23 | 74,78 |
Trung học phổ thông | 28,43 | 27,28 | 26,33 | 25,46 |
Nguồn: Cục thống kê Sơn La, Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2014
[61, tr.413].
Như vậy, từ các bảng trên cho thấy: tính trung bình cứ 16 học sinh có 1 giáo viên và 24 học sinh trên 1 lớp học.
Ngoài các trường học công lập và ngoài công lập tỉnh còn có các lớp học xóa mù chữ với số học viên, tính đến năm 2014, lên tới 3.116 người [61, tr.247].
Tỉnh Sơn La là tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, do vị trí địa lý và điều kiện địa hình, đa dạng các dân tộc thiểu số, 12 dân tộc thiểu số. Vì vậy, để đạt được hệ thống trường lớp như đã thống kê ở trên quả là một phấn đấu, nỗ lực không ngừng của tỉnh. Đó là nỗ lực của các nhà quản lý mà trực tiếp là nhà quản lý giáo dục trong tỉnh. Có được sự hợp tác của
người dân trong tỉnh và quan tâm của chính phủ. Hệ thống trường lớp được mở rộng với phương thức đào tạo đa dạng bước đầu nâng cao được dân trí của tỉnh Sơn La để từ đó là cơ sở nền tảng cho phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Một khi hệ thống trường lớp được mở rộng và hoàn thiện các cấp học tạo nền tảng đào tạo, tuyển chọn được nhân tài để tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao được trình độ chuyên môn ngay tại tỉnh. Đó là Sơn La đang quản lý 2 trường trung cấp chuyên nghiệp và 4 trường cao đẳng. Số giáo viên tại 2 trường trung cấp chuyên nghiệp gồm 61 người; trong đó giáo viên có trình độ trên đại học: 7 người; trình độ cao đẳng, đại học: 51 người [61, tr.442]. Số học viên trung cấp chuyên nghiệp là 1.020 học viên [61, tr.423]. Số giáo viên tại 4 trường cao đẳng là 480 giáo viên; trong đó giáo viên có trình độ trên đại học là 227 người; giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học là 237 người [54, tr.424]. Số sinh viên cao đẳng là 9.127 sinh viên [54, tr.425].
Tại Sơn La còn có trường đại học Tây Bắc do trung ương quản lý với số giảng viên là 349 người; trong đó, giảng viên có trình độ trên đại học là 250 người; giảng viên có trình độ cao đẳng, đại học là 99 người [61, tr.426]. Trường đại học Tây Bắc hiện có 11.251 sinh viên, gồm 4.916 sinh viên nam và 6.335 sinh viên nữ [61, tr.427].
Đội ngũ cán bộ, giảng viên các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu, trình độ và năng lực chuyên môn, do đó có thể đáp ứng được yêu cầu mở rộng về quy mô, đảm bảo chất lượng đào tạo. Các trường trên địa bàn tỉnh cơ bản có đủ điều kiện đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo; thực hành các ngành, nghề được phép đào tạo. Hệ thống ký túc xá được đầu tư, nâng cấp đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các lưu học sinh. Nhìn chung, 7 cơ sở đào tạo chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh (gồm 1 trường đại học, 4 trường cao đẳng và 2 trường trung cấp chuyên nghiệp) có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao, không chỉ của tỉnh Sơn La.
Đây được coi là nguồn nhân lực sẽ cung cấp ra đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh. Với các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh không chỉ thu hút đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhà giáo dục, nhà khoa học từ các tỉnh khác lên Sơn La công tác, định cư. Như vậy, tỉnh không chỉ thu hút được nhân tài mà còn tự đào tạo ra được nhân tài là đóng góp không nhỏ vào Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
Thứ ba, trình độ nghề nghiệp
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh Sơn La còn rất thấp so với cả nước; năm 2010, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm đến 62,21%. Hiện nay, Sơn La đang trong tình trạng thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở các ngành điện tử, tin học, công nghệ,… Mặt khác, nhân lực của tỉnh đang mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu lao động kỹ thuật, như thừa lao động giản đơn chưa qua đào tạo, thiếu lao động đã qua đào tạo,... đang diễn ra ở tất cả các ngành, các thành phần kinh tế. Trong khi đó, các ngành nghề đào tạo và chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế - xã hội.
Thứ tư, tham gia tổ chức đoàn thể và các hoạt động xã hội
Tại các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước, người lao động đều tham gia tích cực vào các tổ chức đoàn thể để phấn đấu lao động và học tập. Các tổ chức đoàn thể thường xuyên tổ chức sinh hoạt tập thể như: “Sống và làm việc theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”; các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao; các lớp học lý luận nhằm bồi dưỡng chính trị và đạo đức cách mạng;...
Từ năm 2006, Ban thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các cấp công đoàn tích cực hưởng ứng Chương trình “Mái ấm công đoàn”do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phát động. Cấp ủy, chính quyền các cấp tích cực tuyên truyền sâu rộng trong công nhân, viên chức liên đoàn về ý nghĩa của chương trình này; vận động đoàn viên công đoàn, các tổ chức xã hội tích cực tham gia hoạt động từ thiện nhằm góp phần ủng hộ, giúp đỡ
đoàn viên công nhân, viên chức có hoàn cảnh khó khăn, nhất là trong việc xây dựng, sửa chữa nhà ở.
Năm 2012, Ban thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh chính thức thành lập Quỹ “Mái ấm công đoàn” và Ban quản lý Quỹ xã hội từ thiện. Từ đó, hàng năm, các cấp công đoàn đã vận động các bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức lao động ủng hộ 30.000 đồng/người/năm. Thực tế các tập thể, cá nhân thiện nguyện ủng hộ Quỹ bằng nhiều hình thức thiết thực, như: ngày công, nguyên vật liệu xây dựng và vật dụng sinh hoạt gia đình,.…
Đến nay, Quỹ đã huy động trên 5 tỷ 918 triệu đồng; xét duyệt hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 140 ngôi nhà cho công nhân, viên chức lao động có hoàn cảnh khó khăn, không có nhà ở hoặc nhà ở tạm, nhà dột nát; hỗ trợ làm đường điện cho 1 trường học, xây dựng 1 nhà trạm y tế, 1 nhà công vụ. Qua đánh giá của các cấp công đoàn, 100% các hộ gia đình sử dụng tiền hỗ trợ đúng mục đích, hiệu quả. Công đoàn cơ sở đã tham gia quản lý cùng gia đình đoàn viên xây dựng, sửa chữa nhà ở bảo đảm chất lượng, giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác. Cũng từ nguồn Quỹ xã hội từ thiện và “Mái ấm công đoàn”, trong những năm gần đây, Ban Thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, động viên hàng trăm đoàn viên, công nhân, viên chức liên đoàn có hoàn cảnh khó khăn, gia đình có người mắc bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn lao động nặng; gia đình chiến sỹ công an hy sinh, bị thương khi làm nhiệm vụ, và hỗ trợ nhân dân các xã vùng 3,… với số tiền hàng trăm triệu đồng.
Thứ năm, tư tưởng, lối sống
Đại đa số người lao động ở tỉnh Sơn La tích cực tham gia vào các phong trào xã hội, văn hóa. Chẳng hạn cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp các tổ chức thành viên tổ chức triển khai thực hiện ở 100% khu dân cư trong tỉnh. Từ đó góp phần thay đổi tích cực đời sống văn hóa các khu dân cư trong tỉnh; phát huy truyền thống tương thân tương ái, đặc biệt trong quá trình tạo
việc làm, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nhằm nâng cao thu nhập, ổn định sản xuất và đời sống, đặc biệt cho người lao động thuộc các dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh còn vận động nhân dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, tích cực thực hiện nếp sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc trong tỉnh, nhất là thực hiện quy ước, hương ước về việc cưới, việc tang và lễ hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Thông qua đó giữ gìn và phát huy môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ.
Chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh coi trọng công tác vận động nhân dân phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, và động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân sống và làm việc theo pháp luật, thực hiện quy ước, hương ước của bản, khu dân cư. Phong trào thi đua yêu nước tiếp tục được Ban chỉ đạo các cấp triển khai thực hiện. Thông qua các phong trào đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương về tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực.
Thông qua đó, những người lao động ở Sơn La, nhìn chung, chủ động, tích cực tham gia vào xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh CNH, HĐH nói riêng, và sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN nói chung. Trên cơ sở chấp hành và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, họ đã chủ động, năng động bươn trải với kinh tế thị trường, lập thân lập nghiệp, để đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, từng bước làm giàu cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Nhiều hộ gia đình đã chủ động ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tăng gia sản xuất, lồng ghép xen vụ cây trồng, vật nuôi, để đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Hiện nay, nhiều người lao động ở Sơn La, kể cả tại một số vùng dân tộc thiểu số, đã hướng đến việc đào tạo nghề hoặc coi trọng việc nâng cao tay
nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, để tạo việc làm cho bản thân, gia đình và cộng đồng, nhằm đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Biểu hiện này trong tư tưởng và lối sống là một tiền đề tích cực cho quá trình cải thiện hay nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La.
2.1.1.2. Nguyên nhân đạt được những thành tựu trong phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay
Nguyên nhân trực tiếp và dễ nhìn thấy về sự phát triển nhất định của nguồn nhân lực tại tỉnh Sơn La, là sự gia tăng những người tham gia các hoạt động kinh tế từ những người đến tuổi lao động trong dân số của tỉnh; và tỉnh đã thu hút lao động từ các tỉnh, thành trong cả nước những dự án lớn (thủy điện Sơn La, quốc lộ 6,...) đã và đang được triển khai thực hiện trên địa bàn của tỉnh. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao cơ bản là nhờ kết quả cung ứng thường xuyên nhân lực đã qua đào tạo từ các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh, đặc biệt từ việc cải thiện, nâng cao trình độ tay nghề trong thực tế hoạt động kinh tế - xã hội trong điều kiện có sự tác động của kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế và đẩy mạnh CNH, HĐH.
Nguyên nhân chủ yếu là Sơn La đã khai thác và phát huy những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp và công nghiệp điện và khai thác khoáng sản. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi đồng thời thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, cả về lượng và chất.
Một nguyên nhân quan trọng là việc thực hiện chính sách phát triển, phát huy nguồn lực con người ở các cấp, ngành của tỉnh Sơn La đã có những chuyển biến tích cực. Và cùng với việc đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo, nguồn nhân lực của tỉnh đã có tiền đề, điều kiện để phát triển và phát huy.
2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân trong phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay
2.1.2.1. Hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay Thứ nhất, về số lượng, sự phân bố và hiệu quả hoạt động của nguồn
nhân lực
Về số lượng: Số liệu thống kê những năm gần đây cho thấy, lực lượng lao động tăng thêm hàng năm cao. Đây là yếu tố cơ bản để tăng nguồn nhân lực của tỉnh. Nhưng đối với Sơn La, kinh tế còn chậm phát triển, khả năng mở rộng và phát triển sản xuất rất hạn chế do nguồn vốn, trang thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thiếu thốn, cơ sở hạ tầng yếu kém,... thì nguồn lao động đông đảo và thiếu việc làm là bài toán nan giải trong quá trình phát triển nguồn nhân lực trong những năm tới.
Về phân bố nguồn nhân lực: Một mặt, dân số và lao động trong tỉnh chủ yếu sống và hoạt động ở đô thị (thành phố Sơn La và các thị trấn). Thành phố Sơn La vào năm 2014, có diện tích 324,93km2, nhưng mật độ dân số lên tới 308 người/km2. Thuận Châu và Mai Sơn là những huyện có điều kiện địa lý - tự nhiên, kinh tế tương đối thuận lợi nên mật độ dân số lên tới 105 người/km2 [61, tr.25]. Những huyện có điều kiện địa lý - tự nhiên, kinh tế khó khăn như Sốp Cộp có mật độ dân số chỉ khoảng 30 người/km2; ở Quỳnh Nhai, Bắc Yên và Vân Hồ, mật độ dân số chỉ khoảng 56 người/km2 [61, tr.25]. Mặt khác, tỉnh Sơn La có nhiều dân tộc thiểu số; nhưng họ chủ yếu tập trung thành các bản làng xung quanh sườn núi hay thung lũng, nên việc đi lại, giao lưu giữa các bản làng rất khó khăn. Vì vậy, nền kinh tế - xã hội, và do đó, đội ngũ nhân lực, của tỉnh, còn mất cân đối khá lớn giữa vùng đô thị và nông thôn, giữa vùng miền núi và vùng đồng bằng; và có chiều hướng ngày càng tăng.
Về hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực: Kinh tế trong tỉnh cho đến nay còn chậm phát triển; năng suất lao động thấp; thu nhập của người lao động thấp. Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư còn thấp, và chưa có nhiều dự án lớn mang tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2014, tổng số vốn đầu tư toàn tỉnh lên tới 15.661.626 triệu đồng; trong đó, vốn khu vực nhà nước: 8.557.813 triệu đồng; vốn khu vực ngoài nhà nước: 6.929.700 triệu đồng; vốn khu vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài: 174.113 triệu đồng [61, tr.77]. Khu vực vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tập trung
vào 2 ngành kinh tế là nông - lâm - thủy sản và ngành khai khoáng [61, tr.92]; và nguồn vốn đầu tư này đến từ Nhật Bản [61, tr.97]. Hiệu quả hoạt động kinh tế thấp phản ánh hiệu quả hoạt động nguồn nhân lực cũng chưa cao.
Thứ hai, về chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng con người quyết định sức mạnh của nguồn lực con người, nó bao gồm các yếu tố: thể lực, trí lực, và những phẩm chất đạo đức - tinh thần của con người.
Về thể lực: Mức thu nhập thấp, tốc độ tăng dân số vẫn cao, trình độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khỏe của nhân dân còn thấp là những yếu tố tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, trong đó có vấn đề giáo dục và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Điều kiện lao động trong nhiều cơ sở và các ngành sản xuất, kể cả trong một số ngành hành chính, sự nghiệp của tỉnh, còn chưa thuận lợi đối với người lao động, ví dụ: môi trường lao động bị ô nhiễm; nhiều yếu tố nguy hiểm và độc hại vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép. Từ đó, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có chiều hướng tăng, nhất là tại khu vực kinh tế tư nhân.
Khi xem xét ở một số khía cạnh cho thấy: vùng dân tộc và miền núi Sơn La có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cao so với cả nước; tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (trẻ em dưới 1 tuổi/1000 trẻ sinh sống) cũng ở mức cao so với toàn vùng Tây Bắc. Có thể nói, tuổi thọ, thể lực của nguồn nhân lực dân tộc thiểu số thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Về trí lực: Phải khách quan thừa nhận rằng, năng lực chuyên môn, trình độ tay nghề, khả năng biến tri thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp của người lao động tỉnh Sơn La, còn hạn chế. Chẳng hạn, chỉ khoảng 70% số người có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp làm việc đúng ngành nghề đào tạo. Ở khu vực hành chính, sự nghiệp và khu vực kinh tế nhà nước, hiện có khoảng 30% cán bộ, nhân viên không đủ trình độ chuyên môn hoặc làm không đúng nghề. Họ làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm.