Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay - 11

hiện đại hóa, và phát huy vai trò động lực của tỉnh Sơn La cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Bắc. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số phải được thực hiện toàn diện: từ thể chất, nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, cho đến việc rèn luyện các phẩm chất tâm lý - xã hội của người dân Sơn La. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La cần thực hiện một số giải pháp thiết thực và có tính khả thi sau đây:

- Tăng cường mở các lớp học xóa mù chữ, bổ túc trình độ phổ thông cơ sở và trung học phổ thông theo cụm xã, thậm chí cụm bản, làng vùng dân tộc thiểu số, để trước hết đẩy mạnh phổ cập trình độ phổ thông tiểu học và cơ sở tại các vùng này.

- Đẩy mạnh tạo việc làm tại chỗ, trước tiên cho thanh niên các dân tộc thiểu số, bằng việc kết nối nguồn lực của các chương trình đang được triển khai thực hiện tại các vùng dân tộc thiểu số, như chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình 135 và chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn và cả chương trình hỗ trợ xuất khẩu lao động.

- Tăng cường hỗ trợ các vùng có đông người dân tộc thiểu số sinh sống thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, nhằm từng bước cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt của người dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó, cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La.

2.2.3. Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La

Thứ nhất, tiếp tục triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng nghề cho đội ngũ lao động tỉnh Sơn La.

Tỉnh cần triển khai thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nghề cho đội ngũ lao động tỉnh Sơn La để tỉnh ngày càng có

đội ngũ lao động có chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh hiện tại và trong tương lai.

Thứ hai, tiếp tục triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, việc làm

Với số lao động dồi dào của tỉnh để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương, tỉnh cần có các chương trình phát triển kinh tế - xã hội có tính khả thi cao, để đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, nhằm chủ động tạo ngày càng nhiều việc làm cho người dân trong tỉnh. Một giải pháp có triển vọng hiện nay là đẩy mạnh liên kết với các đơn vị xuất khẩu lao động và khuyến khích lao động trẻ tham gia xuất khẩu lao động, đặc biệt ở những nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt không thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp và tại các vùng có đông người dân tộc thiểu số sinh sống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Thứ ba, tiếp tục triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội và phúc lợi xã hội cho người lao động thuộc các thành phần kinh tế, nhất là tại khu vực kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài.

Tỉnh cần phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam có biện pháp chế tài bắt buộc thực thi và giám sát các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi đăng ký và thực hiện kinh doanh phải thực thi bảo hiểm xã hội cho người lao động theo Bộ luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay - 11

Thứ tư, tiếp tục triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về tổ chức xã hội - nghề nghiệp tại khu vực doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt tại các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức Đảng, đoàn thanh niên, nhất là tổ chức công đoàn, hoạt động chưa hiệu quả, thậm

chí nhiều nơi còn không có các tổ chức này. Hậu quả là người lao động làm việc tại các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong việc thụ hưởng chính sách, pháp luật về lao động, việc làm và về bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội. Thực ra các luật doanh nghiệp, bộ luật lao động,... đều có quy định liên quan đến tổ chức, hoạt động của tổ chức Đảng, tổ chức đoàn thể, nhất là tổ chức công đoàn, trong các doanh nghiệp. Vì thế, các cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội ở tỉnh Sơn La, cần bám sát các luật (hoặc bộ luật) này để xây dựng và triển khai thực hiện chế tài buộc các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức này phù hợp với pháp luật Việt Nam .

Tiểu kết: Qua khảo sát thực trạng phát triên nguồn nhân lực tỉnh Sơn La những năm qua tác giả nhận thấy, nguồn nhân lực của tỉnh đã có những chuyển biến quan trọng, về số lượng, về chất lượng. Để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực thì phải có những giải pháp đúng và trúng, phù hợp nhằm phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay để đạt hiệu quả cao, đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và đất nước nói chung trong tình hình mới.

Những giải pháp mà tác giả đưa ra ở đây nhằm mục đích phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La để phát triển nền kinh tế xã hội trong tỉnh. Đưa tỉnh thoát khỏi là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước. Căn cứ vào thực trạng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh. Tác giả cho rằng giải pháp về Giáo dục - Đào tạo là một trong những nội dung và giải pháp quan trọng nhất. Đây được coi là giải pháp quan trọng nhất bởi lẽ tỉnh Sơn La có đa dạng các dân tộc thiểu số sinh sống, do ảnh hưởng của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên nên trình độ dân trí của tỉnh còn thấp, đặc biệt là ở các vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa. Nên giáo dục đào tạo được coi là ưu tiên hàng đầu để giúp nguồn nhân lực có được kỹ năng kiến

thức và phẩm chất cần thiết cho công việc. Các quan điểm và giải pháp trên chỉ có thể đạt được trên thực tế, khi tiến hành đồng bộ tất cả các mặt, vì giữa các nhóm giải pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau trong một chỉnh thể. Các nhóm giải pháp trên chỉ có thể đạt được kết quả khi thực hiện tốt dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo công bằng xã hội.

C. KẾT LUẬN

Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, nhất là từ khi cả nước bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (từ giữa thập niên 1990), trên địa bàn Sơn La, đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém trong công tác đào tạo, sử dụng, khai thác, phát triển, phát huy và quản lý nguồn nhân lực của tỉnh. Từ đó đã kéo theo những hạn chế, yếu kém trong quá trình phát triển, phát huy, khai thác và quản lý tất cả các nguồn lực khác trong tỉnh. Thực tế đó cho thấy, cả việc sử dụng, khai thác, phát triển và phát huy các nguồn lực lẫn việc đánh thức và biến tiềm năng thành nguồn lực sống động đều phải xuất phát và dựa vào nhân tố con người hay nguồn lực con người.

Nguồn nhân lực, sở dĩ giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các nguồn lực và là nguồn lực của mọi nguồn lực, vì nó chính chủ thể con người, do đó, là điều kiện nền tảng, bắt buộc, không thể thiếu của các hoạt động kinh tế nói riêng và xã hội nói chung. Chính vì vậy, để có thể đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại một tỉnh miền núi có trình độ phát triển kinh tế, xã hội còn thấp so với nhiều địa phương khác trong nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La coi công tác đào tạo, sử dụng, phát triển, phát huy và khai thác nguồn nhân lực tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm và có tính đột phá.

Xuất phát từ định hướng đó, luận văn đã luận giải và làm rõ khái niệm nguồn nhân lực; từ đó khái quát đặc điểm và vai trò của nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay. Việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở Sơn La cho thấy, trong những năm gần đây, tỉnh đã có những kết quả tích cực trong công tác đào tạo, sử dụng, bố trí và tạo việc làm cho những người lao động trong tỉnh. Những hạn chế, yếu kém trong quá trình sử dụng, khai thác, phát triển, phát huy nguồn nhân lực ở Sơn La, vừa phản ánh những hạn chế, yếu kém về nguồn lực trong tỉnh, vừa là biểu hiện của những thách thức và yêu cầu mới đặt ra cho Sơn La trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa và hội nhập quốc tế, để tỉnh xứng đáng là một động lực trong quá trình phát kinh tế, xã hội của vùng Tây Bắc.

Luận văn đã cố gắng đề xuất một số giải pháp có tính định hướng để tiếp tục phát triển, phát huy nguồn nhân lực ở Sơn La, nhằm từng bước đáp ứng được yêu cầu và thách thức mới đang đặt ra đối với tỉnh trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vì đây là một chủ đề có tính phức hợp liên quan đến con người và nhân tố con người, nên bên cạnh những kết quả nhất định, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Từ những kết quả và hạn chế, thiếu sót của luận văn, tác giả sẽ có tiền đề để có thể triển khai nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực và các nguồn lực khác trong sự nghiệp xây dựng một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học

(dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ lao động thương binh và xã hội (2001), Số liệu thống kê lao động - thương binh và xã hội ở Việt Nam 1996-2000, Nxb Lao động - Xã hội

3. Bộ lao động thương binh và xã hội (2006), Kết quả điều tra lao động - việc làm 2001 - 2005, Nxb Lao động - Xã hội

4. Đỗ Minh Cương - Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giai đoạn CNH, HĐH Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

5. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội

6. Lê Minh Cương (2002), Một số vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội

7. Nguyễn Hữu Công (2000), Vấn đề bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật cho người lao động, Tạp chí Triết học, (số 5), tr. 38 - 38

8. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Trí Nghĩa, Đặng Hữu Toàn (2002), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

9. Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý (1997), Những quan điểm cơ bản của C.Mác - Ph, Ăngghen - V.I.Lênin về Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội

10. Nguyễn Văn Cường (2009), Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

11. Vũ Huy Chương (2002), Vấn đề tạo nguồn nhân lực tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

12. Hồ Anh Dũng (2002), Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

13. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội

14. Phạm Tất Dong (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

15. Phạm Tất Dong (2008), Xã hội học tập và nguồn nhân lực ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, (số18), tr. 162 -165

16. Thành Duy (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

17. Trần Viết Dương (2012), “Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Trung tâm đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội

18. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

19. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ IX,

Nxb CHính trị quốc gia, Hà Nội

20. Đảng cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

22. Hà Thị Hằng (2013), Nguồn nhân lực cho Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Huế

23. Hà Thị Thu Hằng (2012), Phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí