Một Số Kết Luận Rút Ra Qua Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Và Những Khoảng Trống Cần Được Tiếp Tục Nghiên Cứu

được lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra và hỗ trợ những nhân viên có mức độ tham gia và hiệu quả.

- Nguyễn Thị Tú (2012), “Nâng cao chất lượng nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển Hạ Long thành điểm đến du lịch đạt tầm cỡ quốc tế”; bài viết khẳng định vai trò của đào tạo trong việc nâng cao chất lượng NNLDL hay chính là phát triển NNLDL. Bài viết đưa ra một số yêu cầu, tiêu chí về chất lượng với đội ngũ nhân lực tại điểm đến du lịch đạt tầm cỡ quốc tế đó là: sức khỏe, kiến thức, kỹ năng quản lý và kỹ năng nghề nghiệp; trình độ ngoại ngữ hướng tới đạt chuẩn; phong cách, đạo đức đạt mức độ tinh tế và nhạy cảm trong phục vụ và giao tiếp.

- Trần Thị Bích Hằng và Nguyễn Quốc Khánh (2014), “Phát triển nguồn nhân lực ngành kinh doanh du lịch tỉnh Quảng Bình - Thực trạng và những vấn đề đặt ra”; bài viết sử dụng bảng hỏi điều tra nhóm nhân lực quản lý, nhóm nhân lực nghiệp vụ tại các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; tại các đơn vị kinh doanh lưu trú du lịch theo tiêu chuẩn VTOS và công tác quản trị nhân lực (về kiến thức về nghề du lịch, kỹ năng chính đối với nhân viên trong ngành Du lịch) đểđánh giá năng lực đáp ứng yêu cầu công việc, công tác phát triển nhân lựccủa tỉnh Quảng Bình và chỉ ra những hạn chế còn tồn tại. Từ những hạn chế đó, tác giả đã đưa ra các kiến nghị đối với UBND tỉnh, cơ sở đào tạo du lịch (CSĐTDL), Sở VHTTDL và doanh nghiệp KDDL trong việc phát triển NNLDL cho tỉnh Quảng Bình.

- Đinh Thị Hải Hậu (2014), “Huy động vốn đầu tư cho phát triển NNLDL Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”; luận án đã đưa ra khái niệm về NNLDL, phát triển NNLDL và tổng hợp nội dung phát triển NNLDL bao gồm ba hoạt động: Hoạt động học tập, hoạt động đào tạo kỹ năng và hoạt động phát triển. Khi khảo sát doanh nghiệp làm du lịch tác giả chỉ ra hoạt động đào tạo kỹ năng là hoạt động quan trọng nhất, tiếp theo là hoạt động học tập và hoạt động phát triển. Bên cạnh đó, luận án đưa ra nhóm yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển NNLDL tại Việt Nam hiện nay. Cuối cùng luận án đưa ra các nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển NNLDL bao gồm: Nhóm chỉ tiêu chung về phát triển NNLDL, Nhóm chỉ tiêu về đào tạo NNLDL và Nhóm chỉ tiêu về sử dụng NNLDL. Với những kết quả đạt được của luận án, luận án cũng gợi mở vấn đề nghiên cứu về phát triển NNLDL theo nội dung của việc QLNN (chính sách, chiến lược phát triển chất lượng, phát triển số lượng, chính sách thu hút NNLDL..) tại một địa phương, vùng du lịch của Việt Nam.

- Vũ Văn Viện (2017), “Phát triển nhân lực của các doanh nghiệp lữ hành vùng duyên hải Bắc Bộ”, Đại học Thương mại. Luận án đã hệ thống khái niệm về nhân lực, vai trò của nhân lực trong nền kinh tế và khái niệm về phát triển nhân lực và đặc biệt tác giả khái quát công tác quản lý đào tạo và phát triển nhân lực tại doanh nghiệp lữ

hành. Đây là tài liệu cho tác giả để nghiên cứu phát triển NNLDL cho vùng TDMNBB tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

c. Các công trình nghiên cứu về hoạt động thu hút nguồn nhân lực du lịch:

- Phạm Thành Nghị (2009), “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 2 (41). Tác giả đã chỉ ra 5 kinh nghiệm quan trọng trong phát triển nhân lực có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển vượt bậc của các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó nội dung thu hút và trọng dụng nhân tài là nội dung quan trọng, có ảnh hưởng tới chất lượng NNL tại quốc gia và vùng lãnh thổ nói riêng và phát triển NNL nói chung.

- Phạm Xuân Hậu và Nguyễn Văn Sỹ (2015), “Bổ sung nhân lực chất lượng cao và chuyên nghiệp : Nhiệm vụ then chốt trong PTDL đồng bằng sông cửu long”, Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, Số 4(69)/2015. Nhóm tác giả đưa ra phương hướng phát triển, bổ sung cả chất và lượng NNL cho ngành Du lịch bằng việc đưa ra 02 nhóm giải pháp đó là Nâng cao quan điểm, nhận thức và trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, chính quyền Xúc tiến hoạt động tìm kiếm, thu hút bổ sung nhân lực, trong đó hoạt động liên kết “3 nhà” làm trọng tâm với việc liên kết: Sở VHTTDL với DNDL trên địa bàn; Sở VHTTDL với các đơn vị đào tạo nghề du lịch; Các đơn vị đào tạo nghề du lịch trên địa bàn cần liên kết chặt chẽ với các DNDL ; và Sự liên kết giữa các DNDL trong và ngoài địa phương hay với các doanh nghiệp nước ngoài.

- Đặng Văn Phan và Nguyễn Minh Hiếu (2015), “Giải pháp nào cho vấn đề đào tạo NNLDL của tỉnh Bình Thuận”. Bài viết đưa ra 4 nhóm giải pháp để đào tạo NNL đáp ứng tiềm năng du lịch của tỉnh Bình Thuận trong đó có nhóm giải pháp về thu hút và sử dụng nguồn lao động du lịch lành nghề trong và ngoài nước (cụ thể đó là việc cải thiện môi trường làm việc, xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp trong từng thời điểm và việc tính toán sử dụng nguồn lao động du lịch nội vùng và liên vùng).

d. Các công trình nghiên cứu về hoạt động liên kết và hợp tác phát triển NNLDL:

- Soh Juliana Kheng Mei (2008), “Human Resource Development in the Tourism Sector in Asia”, bài báo phản ánh thực trạng phát triển NNLDL, về cung cầu nhân lực du lịch ở Châu Á, qua đó chỉ ra được những vấn đề lớn mà Châu Á đang phải đối mặt trong công cuộc phát triển NNLDL là kỹ năng tay nghề, sự thiếu hụt về lao động du lịch, chất lượng đào tạo của các CSĐTDL. Tác giả cũng nhấn mạnh các CSĐTDL ở Châu Á hiện nay thiếu sự liên kết với các doanh nghiệp sử dụng lao động du lịch, thiếu các kỹ năng nâng cấp, chưa tạo được cơ hội học tập suốt đời cholao động du lịch.

- Zagonari Fabio (2009), “Balancing tourism education and training”; nghiên cứu nêu rõ các đặc điểm chính liên quan đến nhu cầu, chất lượng NNLDL bao gồm thiết kế chương trình đào tạo du lịch, phát triển và thực hiện các chương trình đào tạo du lịch

của 4 bên gồm các công ty, sinh viên, các cơ quan giáo dục và các cơ quan chính phủ. Nghiên cứu cũng đưa ra một số gợi ý về xây dựng chiến lược giáo dục, đào tạo NNLDL thông qua các phương pháp giáo dục khả thi (về cách dạy và học) phù hợp với nhu cầu của thị trường, và của người học (của các doanh nghiệp và sinh viên).

- Nguyễn Quốc Nghi (2009), “Ứng dụng sơ đồ VENN trong phát triển NNLDL”; bài viết cũng đã đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng NNLDL Cần Thơ bằng cách đặt mối liên kết “3 nhà” làm trọng tâm: Liên kết giữa Sở VHTTDL với DNDL trên địa bàn; Sở VHTTDL với các đơn vị đào tạo nghề du lịch; Các đơn vị đào tạo nghề du lịch trên địa bàn cần liên kết chặt chẽ với các DNDL và Sự liên kết giữa các DNDL trong và ngoài địa phương hay với các doanh nghiệp nước ngoài.

- Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt (2011), Nâng cao chất lượng NNLDL các tỉnh Tây bắc giai đoạn 2012 - 2015; bài viết thông qua phân tích thực trạng NNLDL của các tỉnh vùng Tây Bắc, tác giả đã đưa ra 03 nhóm giải pháp giúp nâng cao chất lượng NNLDL của vùng trong đó có liên kết giữa các tỉnh trong vùng với với các cơ sở đào tạo có uy tín để tìm kiếm sự hỗ trợ đểcó bước đột phá để tạo ra sự biến đổi về chất lượng NNLDL của vùng.

- Nguyễn Văn Lưu và Đoàn Mạnh Cương (2013), “Đẩy mạnh phát triển nhân lực du lịch - Giải pháp mang tính quyết định sự PTDL của khu vực đồng bằng sông Cửu Long”; bài viết đã đưa ra 03 phương thức mang tính chiến lược chủ yếu cho vùng trong việc phát triển NNLDL cả về chất lượng, số lượng và đảm bảo cơ cấu, với kế hoạch cụ thể cho từng phương thức như:“Hoàn thiện cơ chế chính sách để khuyến khích xã hội hóa đào tạo du lịch, Phát triển đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên đào tạo du lịch và đội ngũ cán bộ, công chức QLNN cấp tỉnh và cấp huyện; Có chiến lược đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế trong du lịch; Xã hội hóa để thu hút đầu tư cho phát triển NNLDL; Có sự liên kết, hợp tác và hội nhập quốc tế chặt chẽ giữa Nhà trường- Nhà nước - Nhà sử dụng lao động trong quá trình phát triển nguồn nhân lực cho vùng và Xây dựng cho mình chương trình phát triển nhân lực du lịch nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển nhân lực của địa phương mình.

- Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Văn Long (2013), Xây dựng mô hình phát triển nguồn nhân lực trong cụm ngành Du lịch; bài viết đưa ra mô hình đánh giá tiến trình phát triển NNL trong cụm ngành Du lịch gồm có 3 bên liên quan đó là: Phân tích nhu cầu/năng lực lĩnh vực công; Phân tích nhu cầu/năng lực lĩnh vực tư và Nhà cung cấp giáo dục đào tạo công và tư. Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc phát triển NNL trong cụm ngành Du lịch không chỉ quy tụ các thành phần cốt lõi ngành, mà phải có những sự hỗ trợ từ phía chính phủ, cộng đồng, các trung tâm đào tạo NNL, những ngành nghề liên quan.

- Nguyễn Văn Lưu (2014), “Liên kết tốt để đẩy mạnh PTDL; bài viết đã nêu vai trò, mục tiêu và trách nhiệm của từng đơn vị trong việc liên kết phát triển NNLDL. Đặc biệt, trong các nội dung của liên kết, tác giả đã khái quát nội dung Liên kết phát triển NNLDL, cụ thể tác giả đã đưa ra khái niệm việc phát triển NNLDL; các nội dung phát triển NNLDL và đặc biệt là nội dung liên kết phát triển NNLDL với việc gắn kết hoạt động của Nhà nước - Nhà trường - Nhà sử dụng lao động.

e. Các công trình nghiên cứu khác về du lịch

- Dự án số DCI-ASIE/2010/21662 về “Nghiên cứu khảo sát LLLĐ du lịch năm 2015 Khu vực 3 tỉnh duyên hải miền Trung” và Dự án EU thực hiện (2013)“Báo cáo tóm tắt chính Phân tích Nhu cầu Nguồn nhân lực và Đào tạo của ngành Du lịch Việt Nam”. Các dự án đã tiến hành nghiên cứu dựa trên các số liệu điều tra người lao động trong ba lĩnh vực chính của ngành Du lịch: dịch vụ lưu trú, dịch vụ lữ hành và đào tạo nghề du lịch trong đó nhóm tác giả tập trung vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, kỹ năng cơ bản và chuyên sâu (giao tiếp, ngoại ngữ, làm việc nhóm,…). Qua đó giúp nhóm tác giả đánh giá về thực trạng LLLĐ du lịch và nhu cầu đào tạo nhân lực du lịch của Việt Nam thời gian tới. Đây là tài liệu quan trọng để nghiên cứu sinh xây dựng nhóm tiêu chí về PTNNLDL.

- Dự án “Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU)”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên minh Châu Âu EU (2015), Kết quả nghiên cứu của dự án là đề xuất ban hành bộ 10 tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS - Vietnam Tourism Occupational Skills Standards) được xây dựng bằng tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt và được đệ trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. VTOS đã xây dựng và ban hành bộ 10 tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam với hơn 220 đơn vị năng lực cho các nghề du lịch và khách sạn ở 5 cấp độ từ cấp độ cơ bản tới cấp độ quản lý, hơn 60 loại chứng chỉ mới phù hợp với ngành Du lịch và các trường du lịch giúp các cơ sở đào tạo về du lịch nỗ lực xây dựng năng lực nhằm hỗ trợ việc xây dựng và ứng dụng giáo trình du lịch phù hợp với những tiêu chuẩn nghề du lịch đã có.

Bên cạnh đó là một số Quy hoạch, Chiến lược, Đề án và dự án phát triển NNL của ngành Du lịch được Chính phủ, Bộ VHTTDL, Tổng Cục Du lịch. Đây là tài liệu quan trọng cho tác giả trong công tác nghiên cứu phát triển NNLDL cho vùng TDMNBB đặc biệt là nội dung về QLNN về phát triển NNLDL.

1.1.3. Một số kết luận rút ra qua tổng quan tình hình nghiên cứu và những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, luận án rút ra một số kết luận như sau:

Một là, các công trình nghiên cứu trên đã hệ thống hóa, phân tích khá rõ các khái niệm về nguồn nhân lực, phát triển NNL, các nội dung phát triển NNL nói chung, nguồn nhân lực ngành Du lịch nói riêng ở quy mô doanh nghiệp, ngành. Nghiên cứu sinh sẽ kế thừa và vận dụng các kết quả này để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài luận án này.

Hai là, các nghiên cứu của nước ngoài chủ yếu tập trung vào những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị NNL. Các công trình hầu hết chỉ tập trung nghiên cứu vào hoạt động đào tạo và phát triển NNLDL về chất lượng hoặc về số lượng, chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu phân tích phát triển NNLDL tại một khu vực, địa phương theo cả bốn hoạt động gồm: Quản lý nhà nước, thu hút, liên kết và đào tạo, bồi dưỡng NNLDL. Một số nghiên cứu khác đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về NNLDL, các đặc điểm và tiêu chuẩn chức danh nhân sự của ngành Du lịch, năng lực nghề nghiệp của từng chức danh nhân sự của du lịch, khái niệm phát triển NNLDL (gồm số lượng, cơ cấu, chất lượng, năng suất lao động); đồng thời đưa ra một số các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNLDL và nội dung, các hoạt phát triển NNLDL tại một địa phương.

Ba là, phần lớn các nghiên cứu trên đã phân tích khá rõ thực trạng NNLDL, thực trạng hoạt động phát triển NNLDLcủa các loại hình doanh nghiệp du lịch nói riêng và ngành Du lịch nói chung ở Việt Nam, đồng thời chỉ rõ được các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển NNLDL ở các thời điểm và bối cảnh khác nhau.

Bốn là, các công trình nghiên cứu đều nhấn mạnh về tầm quan trọng của PTNNL, trong đó có NNLDL; đồng thời đưa ra những giải pháp, kiến nghị và các định hướng đối với vấn đề này. Tuy nhiên, phần lớn các công trình chỉ đề cập đến những vấn đề chung của việc phát triển NNLDL Việt Nam, một số công trình đã nghiên cứu về phát triển NNLDL của vùng Tây Bắc hoặc một số địa phương của vùng TDMNBB hoặc từng hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch mà chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về phát triển NNLDL tại các tỉnh TDMNBB trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng và định hướng PTDL của địa phương và vùng du lịch. Chưa có nghiên cứu cụ thể nào hệ thống hóa, kế thừa và vận dụng lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực du lịch như môi trường vĩ mô, môi trường ngành, yếu tố thuộc về doanh nghiệp và bản thân người lao động đối với khu vực miền núi như vùng TDMNBB. Chưa có các khảo sát, đánh giá thực trạng NNLDL và phát triển NNLDL thông qua việc phân tích cả 4 hoạt động phát triển NNLDL của các tỉnh TDMNBB (hoạt động quản lý nhà nước; hoạt động thu hút; hoạt động liên kết và hợp tác; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng NNLDL) và dự báo về việc phát triển NNLDL tại các tỉnh TDMNBB.

Năm là, trên cơ sở phân tích thực trạng NNLDL, phát triển NNLDL nói chung và chất lượng đào tạo NNLDL nói riêng một số công trình đã đưa ra một số giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả trong đào tạo, nâng cao chất lượng NNLDL. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, các giải pháp đưa ra mới mang tính vĩ mô cho cả nước, hoặc chỉ tập trung vào giải pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân lực,hoặc tập trung vào một địa phương cụ thể, chưa có công trình nghiên cứu một các toàn diện, trực tiếp đề xuất các giải pháp phát triển NNLDL cho các tỉnh TDMNBB.

Đây chính là những khoảng trống đòi hỏi cần có một nghiên cứu cụ thể nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển NNLDL phù hợp với đặc điểm của các tỉnh TDMNBB. Do đó, để có thể hoàn thành được các khoảng trống nêu trên, các câu hỏi đặt ra với đề tài luận án này gồm:

1. Cơ sở lý luận nào có thể áp dụng cho phát triển NNLDL tại địa phương cấp tỉnh, thành phố?

2. Nội dung, các yêu cầu của PTNNLDL và các hoạt động PTNNLDL cho địa phương cấp tỉnh, thành phố là gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến PTNNLDL đối với địa phương cấp tỉnh, thành phố?

3. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch và thực trạng PTNNLDL của các tỉnh TDMNBB có những thành công và hạn chế nào? Nguyên nhân của những thành công và hạn chế đó?

4. Giải pháp, kiến nghị nào cần triển khai thực hiện để PTNNLDL tại các tỉnh TDMNBB đáp ứng được các yêu cầu phát triển du lịch đến năm 2025 tầm nhìn 2030?

Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh có tham khảo, kế thừa một số lý luận về NNL, phân loại, đặc điểm của NNLDL, yêu cầu, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNLDL; các phương pháp nghiên cứu của các công trình đã công bố nhằm hoàn thiện, phát triển và bổ sung cho các khoảng trống cần nghiên cứu.

1.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án

1.2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu của luận án

Quy trình thực hiện nghiên cứu của luận án được thực hiện như sau (Xem hình 1.1):

Bước 1, xác định cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực du lịch: Dựa trên kết quả bước 1 - nghiên cứu tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ở trong nước và ngoài nước về phát triển nhân lực, nghiên cứu sinh tiến hành lựa chọn phân tích các công trình có mức độ phù hợp cao. Nội dung lý luận chủ yếu xoay quanh phát triển NNLDL của một địa phương gồm: Tăng trưởng về số lượng; phát triển NNLDL hợp lý về cơ cấu và phát triển NNLDL về trình độ và chất lượng. Sau đó, nghiên cứu sinh tiến hành rút ra một số kết luận những vấn đề đã được nghiên cứu có giá trị kế thừa, cũng như nhìn nhận các điểm hạn chế, thiếu sót, những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ liên quan đến phát triển NNL nói chung và phát triển NNLDL cho các tỉnh TDMNBB. Từ đó, nghiên cứu sinh tiến hành xác định mục đích, đối tượng, phạm

vi nghiên cứu của đề tài, hệ thống hóa và đề xuất mô hình lý thuyết cho nghiên cứu cho phát triển NNLDL cho các địa phương cấp tỉnh.

Bước 2, nghiên cứu thực tiễn, thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp liên quan đến những vấn đề nghiên cứu: Để biết thực trạng phát triển NNLDL của các tỉnh TDMNBB, nghiên cứu sinh đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ các công trình khoa học; các báo cáo, các số liệu thống kê đã được công bố, các báo cáo tổng hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu có liên quan như: Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch, Viện chiến lược PTDL, Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch của các Sở Du lịch, Sở VHTTDL của các tỉnh trong vùng từ năm 2010 đến 2017. Đối với dữ liệu sơ cấp, nghiên cứu sinh đã tiến hành điều tra dữ liệu bằng việc phỏng vấn chuyên gia làm việc tại cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu và cán bộ quản lý nhà nước về du lịch có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bằng Phiếu khảo sát bằng bảng hỏi ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và cán bộ quản lý các doanh nghiệp du lịch tại vùng TDMNBB.


Xử lý dữ liệu



Đánh giá và rút ra kết

luận


Đề xuất giải pháp, kiến nghị




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch cho các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ - 4

Bước 3, xử lý dữ liệu, phát hiện, kết luận, đề xuất giải pháp và kiến nghị: Các dữ liệu thu thập từ thực tế khảo sát mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của NNLDL và các hoạt động phát triển NNLDL của các tỉnh TDMNBB được xử lý và kiểm chứng thông qua khung lý luận về phát triển NNLDL. Những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế được tổng hợp, phân tích, từ đó rút ra kết luận và đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển NNLDL của các tỉnh TDMNBB.

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực du lịch


Thu thập dữ liệu thứ cấp từ Bộ VHTT&DL, Tổng Cục du lịch, 14 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…


Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn chuyên gia và phiếu khảo sát, điều tra xã hội học

Hình 1.1. Quy trình thực hiện của luận án

(Nguồn: Nghiên cứu sinh xây dựng)

1.2.2. Khung nghiên cứu của luận án

Để đánh giá được thực trạng phát triển NNLDL cho các tỉnh TDMNBB, nghiên cứu sinh xây dựng khung nghiên cứu, gồm 3 nhóm nội dung chính: (i) Nội dung phát triển NNLDL, (ii) Hoạt động phát triển NNLDL của địa phương cấp tỉnh, thành phố và

(iii) Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển NNLDL cho các tỉnh TDMNBB. Cụ thể (Xem hình 1.2):


Nội dung phát triển NNL DL

* Tăng trưởng NNLDL về số lượng

* Phát triển NNLDL về cơ cấu

* Phát triển NNLDL về trình độ và chất lượng

Hoạt động phát triển NNLDL

* QLNN với phát triển NNLDL

* Thu hút nguồn nhân lực du lịch

* Đào tạo, bồidưỡng và nâng cao chất lượng NNLDL

* Liên kết và hợp tác phát triển NNLDL

Thực trạng phát triển NNLDL

cho các tỉnh TDMNBB

Các giải pháp phát triển NNLDL cho các tỉnh

TDMNBB

Các yếu tố ảnh hưởng

* Yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô

* Yếu tố thuộc về môi trường ngành

* Yếu tố thuộc về doanh nghiệp

* Yếu tố thuộc về bản thân người lao động

(Nguồn: nghiên cứu sinh xây dựng)

Hình 1.2. Khung nghiên cứu của luận án

Nội dung và các hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch :

Yêu cầu về phát triển NNLDL ngày càng cao, đặc biệt là nâng cao chất lượng cũng như cơ cấu lao động hợp lý. Thực tế đó đòi hỏi ngành Du lịch phải có hệ thống chính sách và chiến lược phát triển NNL phù hợp với mục tiêu chung của chiến lược PTDL. Qua những khái niệm, sự phân tích ở trên và tổng hợp của nghiên cứu sinh, để có được NNLDL đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Du lịch trong giai đoạn hiện nay, để đánh giá sự phát triển NNLDL, cần thiết phải có hệ thống tiêu chí đo lường, đánh giá. Tiêu chí đánh giá sự phát triển NNLDL là tập hợp các tiêu chí phản ánh về số lượng, cơ cấu và chất lượng và trình độ NNLDL. Hệ thống các tiêu chí phát triển NNLDL phản ánh một cách tổng thể trình độ phát triển NNLDL trong một giai đoạn hoặc thời kỳ phát triển nhất định. Áp dụng phương pháp thống kê, so sánh để đánh giá sự phát triển NNLDL với cả ba nội dùng số lượng, cơ cấu và chất lượng.

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí