Thực Trạng Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Trong Giai Đoạn Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế:


Nhận thức được tầm quan trọng cần ưu tiên, phần lớn ý kiến đánh giá tập trung cao vào các lĩnh vực chuyên sâu trong kinh doanh là chính, mức điểm chủ yếu là 5. Điểm yếu nhất của lực lượng lao động ngành du lịch hiện nay là các kỹ năng và ngoại ngữ, trong các kỹ năng đặc biệt quan trọng là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm. Riêng với một số lĩnh vực chỉ được đánh giá quan trọngnhư thống kê du lịch, quản trị thông tin du lịch. Điều này cũng cần phải xem xét cách lập bảng hỏi khi tỷ trọng phiếu hỏi tập trung vào nhân viên chứ không phải nhà quản trị nên kết quả như vậy.

Đối với nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch ở trong các cơ quan hành chính đang thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn. Một tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo cũng như có hoạt động du lịch sôi động vào loại bậc nhất ở nước ta nhưng số cán bộ quản lý du lịch trong các cơ quan còn quá ít. Nhiều địa phương không có cán bộ quản lý hoạt động du lịch. Chuyên ngành đào tạo du lịch của đội ngũ này còn rất ít chỉ có 26 người chiếm tỷ lệ 13, 68% trong tổng số lao động làm công tác quản lý du lịch. Trình độ lý luận chính trị, kiến thức và nghiệp vụ quản lý còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Như vậy với thực trạng về số lượng và chất lượng của đội ngũ nhân lực quản lý ngành du lịch là chưa đáp ứng được thực trạng phát triển của hoạt động du lịch trong hiện tại và tương lai. Trong thời gian tới cần có chiến lược quy hoạch đào tạo, bổ sung kịp thời cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, tình trạng đào tạo theo kiểu thừa thầy thiếu thợ trở nên phổ biến làm giảm chất nguồn nhân lực, nhất là ngành du lịch nên tác giả đưa ra yếu tố quản lý ở hạng quan trọng.

Tương tự như trong các cơ quan quản lý nhà nước, trong các doanh nghiệp du lịch số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế. Phần lớn lao động trong các doanh nghiệp du lịch kể cả chuyên môn và nghiệp vụ đều có trình độ thấp. Trong tổng số lực lượng lao động, trình độ chủ yếu là trung cấp, sơ cấp, tự bồi dưỡng, tự đào tạo (luôn chiếm trên 50%) tổng số lao động đã qua đào tạo).


Bên cạnh đó, đào tạo chuyên ngành du lịch rất thấp, còn lại là được đào tạo ở các chuyên ngành khác qua làm việc trong các doanh nghiệp du lịch. Trong từngloại hình dịch vụ, dịch vụ khách sạn chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm 99,12 % dịch vụ lữ hành chỉ chiếm 0,88%. Sự chênh lệch về tỷ lệ cho thấy đang mất cân đối giữa các loại hình dịch vụ du lịch ở Bà Rịa Vũng Tàu.

Qua phân tích trên cho thấy, nguồn nhân lực du lịch Bà Rịa Vũng Tàu đang thiếu hụt một số lượng rất lớn (chưa tính nhu cầu số lượng tăng thêm hàng năm), trình độ nguồn nhân lực chủ yếu ở trình độ trung cấp và sơ cấp, thiếu đội ngũ chuyên gia, có trình độ cao, quản lý có kinh nghiệm, cơ cấu ngành nghề nguồn nhân lực chưa thật sự hợp lý, khả năng đáp ứng sự phát triển của ngành du lịch của lực lượng lao động ở Bà Rịa Vũng Tàu trong lĩnh vực quản lý cũng như kinh doanh là tương đối thấp. Do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch cũng như tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

2.2.Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế:

2.2.1. Xác định mục tiêu đào tạo

Xác định mục tiêu đào tạo là bước quan trọng trong tiến trình đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Vì vậy trong thời gian qua ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã xây dựng các chương trình nội dung đào tạo, xác định các hình thức tiến hành đào tạo thông qua các trường lớp chính quy và tại nơi làm việc. Do đó thông qua các chương trình đào tạo và các lớp đào tạo đã đạt kết quả tốt sau quá trình đào tạo.

Đào tạo thay đổi kỹ năng và thái độ giao tiếp:

Các phương pháp phù hợp với chương trình đào tạo thay đổi kỹ năng và thái độ giao tiếp bao gồm các hội nghị, thảo luận, đóng vai, xây dựng hành vi và huấn luyện nhạy cảm. Huấn luyện khả năng ra quyết định và giải quyết vấn đề:

Các phương pháp phù hợp bao gồm: phương pháp phân tích, giải quyết tình huống, trò chơi kinh doanh.


Sơ đồ 2.1.Mục tiêu về kiến thức


Sơ đồ 2 2 Mục tiêu về kỹ năng Sơ đồ 2 3 Mục tiêu thái độ 2 2 2 Xác định 1

Sơ đồ 2.2.Mục tiêu về kỹ năng


Sơ đồ 2 3 Mục tiêu thái độ 2 2 2 Xác định nhu cầu đào tạo Trình tự xây 2


Sơ đồ 2.3.Mục tiêu thái độ


2 2 2 Xác định nhu cầu đào tạo Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo 3

2.2.2. Xác định nhu cầu đào tạo

Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo – phát triển như sau

Sơ đồ 2.4. Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo – phát triển


Việc xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch không giống nhau giữa 4


Việc xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch không giống nhau giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh du lịch.Trong khi doanh nghiệp xác định nhu cầu đào tạo trực tiếp từ yêu cầu kinh doanh thì các cơ quan quản lý chỉ có thể gián tiếp xác định. Việc xác định nhu cầu đào tạo ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang được thực hiện theo cách tự nhiên với mức độ kiểm soát rất thấp. Cụ thể việc xác định nhu cầu như sau:

Phía cơ quan quản lý nhà nước

Hiện tại các cơ quan quản lý du lịch ở Bà Rịa Vũng Tàu chỉ xác định nhu cầu đào tạo bằng các biện pháp gián tiếp và mang nặng tính hành chính. Hàng năm, nhu cầu đào taọ của các doanh nghiệp và tổ chức du lịch sẽ được tổng hợp thông tin từ báo cáo nhu cầu của các cơ quản quản lý nhà nước các cấp.

Cách thức xác định nhu cầu này khá đơn giản nên kết quả tổng hợp chỉ biết được một cách tổng quát các ngành nghề du lịch cần đào tạo. Không thể cung cấp đầy đủ những thông tin về năng lực chuyên môn cần đào tạo, khả năng tài chính của người học.

Mặt khác các cơ quan quản lý nhà nước du lịch cũng không thế biết được mức độ đáp ứng của các cơ sở đào tạo như thế nào.Vì thực chất việc quản lý các cơ sở đào tạo thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý chuyên ngành về giáo dục và đào tạo các cấp.

Từ đó, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong đào tạo nhân lực du lịch rất hạn chế, không chặt chẽ, thiếu thông tin, quyết định chậm trể và hiệu quả thấp.

Phía doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thường làm rất chi tiết và cụ thể trong việc các định nhu cầu đào tạo. Tuy nhiên ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu các doanh nghiệp và tổ chức du lịch xác định nhu cầu đào tạo cũng chưa đúng theo các cách thức thường được các sách về quản trị nhân sự chỉ ra đó là quá trình thu thu thập và xác định liệu đào tạo có phải là giải pháp, việc xác định nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở cách thức đó là xem xét nhân viên của mình thiếu những kỹ năng gì, có phải do


thiếu kỹ năng mà hiệu quả công việc thấp hay không, nhân viên có năng lực những khống muốn làm, hay có hiểu biết nhưng thiếu các kỹ năng...từ đó họ mới quyết định đào tạo hay không.

Trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp cũng chưa ý thức được tầm quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ lẽ thường ít khi cân nhắc việc cho các nhân viên của mình đi đào tạo. Các cơ sở kinh doanh du lịch thường rất ít khi cân nhắc cho nhân viên của họ tham gia các chương trình đào tạo. Nhiều đợt tổ chức tập huấn miễn phí do các tổ chức quốc tế hay do các cơ quan quản lý nhà nước về mặt du lịch mở miễn phí cũng chưa được sự tham gia đông đủ của các doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa dựa vào đó đưa ra nhu cầu.

Từ đây cho thấy những yếu kém trong việc xác định nhu cầu xuất phát từ nhận thức của các chủ thể tầm quan trọng của công tác này. Cách thức và phương pháp xác định nhu cầu từ doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa khoa học, thiếu căn cứ. Ngoài ra sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước cũng như với doanh nghiệp tổ chức cần có sự điều chỉnh hoàn thiện.

Du lịch Bà Rịa -Vũng Tàu có nhiều đặc điểm khác biệt so với nhiều địa phương khác đó là có nhiều loại hình du lịch như du lịch biển, du lịch khám phá, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa… mỗi loại hình du lịch cần có loại lao động phù hợp như du lịch biển cần đào tạo các kiến thức về biển, về sức khỏe, chế biến các sản vật biển làm quà lưu niệm. Du lịch sinh thái cần các kiến thức về cây, con. Du lịch văn hóa cần có hiểu biết sâu rộng về văn hóa của mình, văn hóa của khách du lịch đặc biệt là văn hóa ứng xử. Mỗi loại hình du lịch yêu cầu về số lượng và kiến thức cần đào tạo khác nhau nên trong việc xác định nhu cầu đào tạo cần quan tâm vấn đề này.

2.2.3. Các chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Chương trình đào tạo sẽ cung cấp các sản phẩm dịch vụ đào tạo với những năng lực và chức năng cho người học. Hiện tại hệ thống cơ sở đào tạo ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại


chỗ cho ngành Du lịch tỉnh nhà. Theo Sở Văn hoá, Thể thao và du lịch tỉnh BR- VT, từ năm 2011 đến nay, tốc độ tăng trưởng khách du lịch của tỉnh là 12, 6 % năm, doanh thu ngành du lịch tăng ổn định khoảng 15, 3 %. Toàn tỉnh có trên 150 dự án du lịch còn hiệu lực, trong đó có 18 dự án đầu tư nước ngoài và 138 dự án trong nước. Khi những dự án nói trên đi vào hoạt động từ nay đến năm 2020, trong vòng 5 năm tới, ngành du lịch tỉnh BR – VT sẽ cần khoảng 14.000 lao động đã qua đào tạo để phục vụ. Trước nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực mũi nhọn , nhu cầu đào tạo là nhu cấp cấp thiết. Năm 2017 trường đại học Bà Rịa Vũng Tàu chính thức đào tạo ngành Quản trị dịch vụ và lữ hành. Đồng thời đã đào tạo chuyên ngành Quản trị Du lịch – Nhà hàng – khách sạn được 10 khoá. Đặc biệt có sự đầu tư của tập đoàn Nguyễn Hoàng sẽ thúc đẩy BVU cất cánh trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, giải quyết tình trạng khan hiếm trong lĩnh vực kinh tế mũi nhọn và đóng góp vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Các trường trung cấp nghề và các trung tâm đào tạo nghề đào tạo ở trình độ trung cấp và sơ cấp nghề với các ngành nghề như: Kỹ thuật chế biến món ăn, dịch vụ nhà hàng, nghiệp vụ lưu trú, quản trị khách sạn. Nhìn chung cơ cầu ngành nghề đào tạo còn ít, các chương trình đào tạo không nhiều, chương trình đào tạo chưa đa dạng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, quy mô đào tạo (tuyển sinh chuyên ngành du lịch) còn rất nhỏ. Các ngành nghề đào tạo về du lịch chỉ tập trung ở hệ cao đẳng hay đào tạo từ xa, quy mô đào tạo còn rất nhỏ, mỗi năm chỉ tuyển sinh khoảng vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh nhà.


Bảng 2.8. Các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo ở Bà Rịa Vũng Tàu


Cơ sở đào tạo

Chương trình

Trình độ

Quy mô

( học viên)

Đại học Bà Rịa Vũng Tàu

Việt Nam học, nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ,

tin học…


Cử nhân


100- 150

Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu

Kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ lưu trú, quảntrị khách sạn,

dịch vụ nhà hàng.


Cao đẳng và trung cấp


450-500

Trường trung cấp nghề

Vũng Tàu

Kỹ thuật chế biến món

ăn

Trungcấpvà

Sơ cấp

100- 150

Trường trung cấp kinh

tế Vũng Tàu

Hướng dẫn du lịch

Trung cấp

50

Các trung tâm dạy nghề có đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du

lịch

Kỹ thuật chế biến món ăn


Sơ cấp


100-150

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Từ bảng 2.18 cho thấy trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã có một số cơ sở đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến ngành du lịch ở các trình độ khác nhau. Tuy nhiên các mã ngành đào tạo còn ít hay chính là các chương trình đào tạo không nhiều. Đã vậy cơ cấu các ngành nghề đào tạo giữa các cơ sở gần như giống nhau trong khi nhu cầu ngành nghề du lịch rất nhiều và đa dạng. Đó là chưa kể tới chất lượng của các chương trình đào tạo như thế nào liệu có đáp ứng được các yêu cầu của thực tế hay không. Nói tóm lại, chương trình đào tạo cưa đa dạng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Quy mô đào tạo (tuyển sinh chuyên ngành du lịch) còn rất nhỏ, trung bình hàng năm các cơ sở đào tạo tuyển sinh khoảng 200- 300 sinh viên liên quan đến ngành du lịch Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học. Số lượng ra trường cũng ở mức tương tự. Với quy mô tuyển sinh và ra trường cũng ở mức tương tự. Với quy

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 14/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí