5) Hướng dẫn | 20.600 | 30.800 | 9,9 | 45.000 | 9,2 | |
6) VPDL, ĐL lữ hành | 31.100 | 52.600 | 13,8 | 81.400 | 10,9 | |
7) Nhân viên khác | 145.300 | 206.400 | 8,4 | 266.700 | 6,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 1
- Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Du Lịch
- Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu Và Nguồn Thông Tin
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
- Quy Mô Và Chất Lượng Hoạt Động Của Hệ Thống Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
(Quy hoạch Phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 – 2020) Về yêu cầu trình độ nhân lực ngành du lịch đến năm 2020 :
Chỉ tiêu | Năm 2010 | Năm 2015 | Tỉ lệ % tăng TB | Năm 2020 | Tỉ lệ % tăng TB | |
Tổng số | 418.250 | 620.100 | 9,6 | 870.300 | 8,1 | |
2 | Theo trình độ đào tạo | |||||
2.1 | Trên đại học | 1.450 | 2.400 | 13,1 | 3.500 | 9,2 |
2.2 | Đại học, cao đẳng | 53.800 | 82.400 | 10,6 | 113.500 | 7,5 |
2.3 | Trung cấp và tương đương | 78.200 | 115.300 | 9,5 | 174.000 | 10,2 |
2.4 | Sơ cấp | 98.700 | 151.800 | 10,7 | 231.000 | 10,4 |
2.5 | Dưới sơ cấp (học nghề tại chỗ) | 187.450 | 268.200 | 8,6 | 348.300 | 5,9 |
(Quy hoạch Phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 – 2020)
1.1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực du lịch trong phát triển ngành du lịch giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nền kinh tế nói chung và ngành Du lịch nói riêng đang chuyển dần sang phát triển về chất, chủ yếu dựa vào đầu tư chiều sâu khai thác yếu tố con người để tăng hàm lượng tri thức và công nghệ cao cho sự
pháttriển bền vững. Thực tế đã chứng minh rằng một quốc gia có nhiều tài nguyên vẫn chưa đủ để phát triển bền vững, nếu thiếu nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng sẽ không đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển ngành Du lịch đó là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là yếu tố chính cho việc thực hiện các hoạt động du lịch. Sản phẩm của ngành chủ yếu là sản phẩm dịch vụ, phần lớn các sản phẩm được tạo ra đều có sự tham gia của con người. Với các ngành kinh tế khác luôn xem trọng khả năng cơ giới hóa, tự động hóa trong quá trình sản xuất. Nhưng đối với ngành Du lịch thì yếu tố con người luôn được đề cập trong các hoạt động của ngành từ lĩnh vực nhà hàng - khách sạn cho đến kinh doanh lữ hành hay vận chuyển hành khách. Từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một chuyến du lịch ngắn hay dài, luôn tồn tại các mối quan hệ giữa khách du lịch với nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ buồng, nhân viên điều hành, hướng dẫn viên du lịch đến những người tài xế, người bán hàng lưu niệm… Các thiết bị, dụng cụ, phương tiện hiện đại chỉ là yếu tố bổ trợ phục vụ khách tốt hơn. Để khách hài lòng, để phát triển ngành Du lịch cần sự phục vụ chuyên nghiệp và tận tình của mỗi nhân viên du lịch từ những người quản lý nhà nước về du lịch, các chuyên gia, lãnh đạo của các doanh nghiệp và đặc biệt những nhân viên trực tiếp phục vụ khách du lịch. Chất lượng của sản phẩm du lịch do chấtlượng của nhân lực du lịch quyết định. Mỗi người hoạt động trong ngành Du lịchđều phải trung thành, trân trọng những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. Vì thế nguồn nhân lực chiếm vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển Ngành.
Theo xu hướng phát triển nhân lực du lịch đặt ra yêu cầu sự phát triển đồng bộ cả số lượng lẫn chất lượng và cơ cấu nhân lực nhằm tạo ra những động lực tốt nhất thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Xu hướng đó ngày càng đòi hỏi mỗi nhà quản lý cấp chiến lược, mỗi chuyên gia, nhà nghiên cứu, những người lãnh đạo doanh nghiệp du lịch có trình độ cao, kỹ năng quản lý giỏi và đội ngũ nhân viên du lịch lành nghề có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cùng với lòng yêu nghề. Vì thế, trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế như ngày nay, để sản
phẩm du lịch đạt chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch trên thị trường du lịch thế giới thì việc phát triển nguồn nhân lực du lịch là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cần phải thực hiện của ngành Du lịch nước ta hiện nay.
1.1.2. Ý nghĩa của công tác đào tạo nguồn nhân lực
1.1.2.1. Đối với các tổ chức sử dụng lao động
- Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ;
- Đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đó là một hoạt động sinh lợi đáng kể;
- Đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả ngày càng cao.
Nếu làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực sẽ đem lại nhiều tác dụng cho các tổ chức sử dụng lao động:
- Trình độ tay nghề nâng lên, năng suất lao động tăng;
- Nâng cao chất lượng thực hiện công việc, giảm tai nạn lao động, giảm bớt sự giám sát vì người lao động có khả năng tự giám sát mình, nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức.
1.1.2.2. Đối với bản thân người lao động
- Giúp người lao động nâng cao trình độ học vấn, nghiệp vụ chuyên môn để theo kịp với điều kiện khoa học và kỹ thuật mới;
- Đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động, là một trong những yếu tố tạo nên động cơ lao động tốt;
- Tăng động lực làm việc cũng như nâng cao niềm tự hào về nghề nghiệp của bản thân và gắn bó hơn với tổ chức.
1.1.2.3. Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
- Là vấn đề sống còn của đất nước. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là những khoản đầu tư chiến lược và chủ chốt cho sự phồn vinh của đất nước;
- Nâng cao trình độ tay nghề, khả năng chuyên môn của nguồn nhân lực ngày càng cao thì càng làm cho nề kinh tế phát triển;
- Tăng sự hiểu biết về luật pháp, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhóm lợi ích, các dân tộc.
1.1.3. Nguyên tắc của đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực dựa trên 4 nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Con người hoàn toàn có năng lực phát triển. Mọi người trong tổ chức đều có khả năng phát triển và sẽ cố gắng thường xuyên phát triển để giữ vững sự tăng trưởng của doanh nghiệp cũng như của cá nhân họ.
Thứ hai: Mỗi người đều có giá trị riêng, vì vậy mỗi người là một con người cụ thể khác với những người những người khác và đều có khả năng đóng góp những sáng kiến.
Thứ ba: Lợi ích của người lao động và những mục tiêu của tổ chức cóthể kết hợp với nhau. Hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu của doanh nghiệp và lợi ích của người lao động. Sự phát triển của một tổ chức phụ thuộc vào nguồn lực của tổ chức đó. Khi nhu cầu của người lao động được thừa nhận và đảm bảo thì họ sẽ phấn khởi trong công việc.
Thứ tư: Nguồn nhân lực được đào tạo là một nguồn đầu tư sinh lời đáng kể, vì đào tạo nguồn nhân lực là những phương tiện để đạt được sự phát triển của tổ chức có hiệu quả nhất.
1.1.4. Đặc điểm của nguồn nhân lực du lịch ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch
Đặc điểm của nguồn nhân lực du lịch do tính chất của dịch vụ du lịch quy định. Dịch vụ du lịch là loại hình dịch vụ có tính đặc thù cao và có tính đặc biệt. Các sản phẩm du lịch vừa chịu tác động của tính khách quan, vừa chịu tác động của tính chủ quan của nhà cung cấp. Do đó, chất lượng của nguồn nhân lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thậm chí quyết định chất lượng của dịch vụ này và qua đó quyết định đến thương hiệu sản phẩm của một quốc gia, một công ty, một doanh nghiệp. Do vậy đặc điểm quan trọng nhất là nguồn nhân lực phải có chất lượng cao và do vậy mà phải được đào tạo tốt. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là tính chuyên nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch của một quốc
gia, góp phần tạo dựng thương hiệu, hình thành chất lượng, sự phong phú của sản phẩm du lịch.
Nguồn nhân lực du lịch đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau trong ngành du lịch như: Nguồn nhân lực đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước về du lịch; Nguồn nhân lực đảm nhiệm chức năng quản lý kinh doanh du lịch; Nguồn nhân lực đảm nhiệm cung cấp các các dịch vụ du lịch.
Do hoạt động du lịch có những nhiệm vụ phức tạp vì vậy nội dung đào tạo đội ngũ lao động trong ngành du lịch bao gồm sự chuẩn bị về kiến thức văn hóa chung để đạt được kỹ năng mềm, kiến thức kinh tế, chính trị, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức ngoại ngữ, kỹ năng truyền thông, tiếp cận công nghệ thông tin và có tư duy sáng tạo.
Kiến thức văn hóa chung - Kỹ năng mềm:
Kiến thức văn hóa chung rất quan trọng đối với nhân lực làm công tác du lịch, người làm công tác du lịch phải am hiểu sâu rộng về kiến thức văn hóa, kiến thức văn hóa các dân tộc, các quốc gia, kiến thức xã hội, cần gắn với sự hiểu biết về tài nguyên du lịch, có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Kiến thức kinh tế
Kiến thức kinh tế quan trọng đối với đội ngũ lao động trong ngành du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch chủ yếu tăng tính chất kinh tế.
Với kiến thức này họ có thể giải quyết thành công những vấn đề phứctạp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và đạt hiệu quả kinh tế cao. Ví dụ: Những vấn đề như: sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, phân tích các hoạt động kinh tế, nghiên cứu thị trường, hình thức giá cả…
Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
Kiến thức này giúp cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch làm quen với những công nghệ phục vụ khác nhau (kỹ thuật phục vụ buồng, bàn, hướng dẫn du lịch…). Nhằm khai thác cơ sở phục vụ cũng như nắm vữngviệc thực hiện và lãnh đạo quá trình này.
Kiến thức chính trị tư tưởng
Kiến thức này có ý nghĩa quan trọng, những hiểu biết chính trị giúp cho đội ngũ trong ngành du lịch có tư tưởng lập trường chính trị vững vàng, làm cho họ có khả năng nhận thức được vai trò của mình trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Kiến thức ngoại ngữ
Sự chuẩn bị kiến thức ngoại ngữ là một nội dung không thể thiếu được đối với công tác đào tạo đội ngũ lao động trong ngành du lịch. Thiếu trình độ ngoại ngữ họ không thể giao tiếp trực tiếp với khách nước ngoài. Từ đó không thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ của mình. Càng nắm vững nhiều ngoại ngữ người cán bộ du lịch càng thể hiện tốt phong cách, bản lĩnh của mình trước khách ngoại quốc, nâng cao uy tín và tạo được thiện cảm của du khách cũng như danh tiếng của đất nước, cơ sở phục vụ du lịch.
Mỗi kiến thức nói trên đều mang một ý nghĩa riêng biệt. Nhưng chỉ có sự tổng hợp toàn bộ những kiến thức đó thì mới hoàn thành được nội dung của công tác đào tạo đội ngũ lao động trong ngành du lịch. Sự thiếu khuyết của một trong những kiến thức đó sẽ làm cho việc đào tạo trở nên không hoàn thiện, bị phiến diện. Kiến thức về truyền thông: Ngành du lịch được hình dung có rất nhiều khâu.
Đối với du khách, đầu tiên phải tìm địa chỉ, search trên mạng, tìm kiếm thông tin, tìm chỗ đi lại và giá cả hợp lý nhất … Trong mỗi khâu này, cách mạng công nghệ
4.0 đều có tác dụng. Đối với các đơn vị du lịch, đây cũng là một cơ hội để chúng ta có thể tuyên truyền, quảng bá những thông tin lên mạnh, lên website. Đưa những hình ảnh tốt đẹp lên nhằm quảng bá điểm đến.
1.2. Nội dung hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch
1.2.1. Xác định mục tiêu đào tạo
Đào tạo, bồi dưỡng là một nhiệm vụ quan trọng, nó không chỉ nâng cao năng lực công tác cho CBNV hiện tại mà chính là đáp ứng các yêu cầu về nhân lực trong tương lai của doanh nghiệp đó. Để thực hiện được nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thì cần phải xây dựng qui trình đào tạo phù hợp, qua đó xác định từng bước theo đặc điểm cụ thể.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ qui trình đào tạo
Mục tiêu đào tạo là cơ sở để định hướng các nổ lực đào tạo, xác định các chương trình nội dung đào tạo, các hình thức tiến hành, thời gian và đối tượng tham gia. Mục tiêu đào tạo cũng phải xác định học viên phải tiếp thu học hỏi được gì về kiến thức và kỹ năng, thông qua đó họ sẽ có những hành vi và thái độ tích cực hơn với công việc hiện tại và đạt các kết quả tốt sau quá trình đào tạo.
Xác định mục tiêu đào tạo tức là phải xác định mục đích, yêu cầu của sản phẩm khi quá trình đào tạo kết thúc.
Xác định mục tiêu đào tạo giúp tìm ra sự sai khác giữa yêu cầu công việc và khả năng của người lao động nhằm hạn chế sự sai khác đó đến mức tối đa.
Việc xác định mục tiêu đào tạo trước hết phải xuất phát từ yêu cầu công việc, từ mục tiêu của tổ chức, từ chiến lược phát triển của đơn vị.
Các mục tiêu này là cơ sở để định hướng các nỗ lực đào tạo, là cơ sở để xác định các chương trình, nội dung đào tạo, các hình thức tiến hành, thời gian và đối tượng tham gia.
Đồng thời, mục tiêu cũng phải xác định học viên phải tiếp thu học hỏi được gì về kiến thức và kỹ năng, thông qua đó họ sẽ có những hành vi và thái độ tích cực hơn đối với công việc hiện tại và đạt các kết quả tốt sau quá trình đào tạo.
Khi thiết lập mục tiêu đào tạo cần phải tuân thủ các nguyên tắc về tính cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, có liên quan và hạn định thời gian hợp lý.
Đào tạo có thể được đánh giá ở bốn cấp độ: phản ứng, kiến thức sau đào tạo, hành vi trên công việc và kết quả. Tương tự, mục tiêu có thể được diễn giải, trình bày cho mỗi cấp độ này. Kết quả cuối cùng của đào tạo là kết quả đo lường được ở mức độ nhóm hoặc tổ chức.
Ngoài ra, các nhà tổ chức đào tạo chú ý các ưu điểm sau:
- Tạo dễ dàng cho việc kiểm tra và chấm điểm công bằng;
- Mục đích đào tạo, nội dung đào tạo và quy trình đánh giá vừa nhất quán vừa quan hệ chặt chẽ với nhau;
- Mục tiêu đào tạo cho phép người phụ trách đào tạo xác định hoạt động và tài liệu đào tạo nào hiệu quả;
- Mô hình đào tạo hợp lý phải xác định được trình tự giữa mục tiêu và nội
dung;
cái gì;
Cải tiến mối quan hệ giữa người phụ trách đào tạo và người cần đào tạo; Khuyến khích người cần đào tạo tự đánh giá vì họ biết họ cần phải đạt được
Hỗ trợ hiệu quả việc đào tạo của người lao động và giảm bớt lo lắng vì có
hướng dẫn và xác định các mục tiêu cụ thể.
1.2.2. Xác định nhu cầu đào tạo
Nếu không có sự phân tích kỹ lưỡng về sự cần thiết phải tiến hành đào tạo hay không thì có khả năng không hiệu quả và lãng phí tiền bạc. Hơn nữa, đào tạo không thích hợp cũng có thể gây nên thái độ tiêu cực của người được đào tạo và được tài trợ bởi tổ chức và làm giảm thiểu mong muốn được tham gia vào các chương trình đào tạo trong tương lai.