Tổng Hợp Đầu Tư Hạ Tầng Sản Xuất, Xã Hội Của Vrg Từ 2011 - 2018


đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), hệ thống đường giao thông trong vườn cây cao su gồm có 3 loại đường: đường lô, đường liên lô và đường trục chính.

Đường lô là loại đường đất có bề mặt rộng 4 m chạy xung quanh lô cao su. Với lô cao su chuẩn có diện tích là 25 ha (500 m x 500 m) thì có 2 km đường lô với

4.000 m2 mặt đường. Đường lô để dành cho máy kéo, máy cày đi lại chuyên chở vật tư nông nghiệp và sản phẩm, bón phân, chăm sóc, phun thuốc trị bệnh, cạo mủ.

Đường liên lô có kết cấu mặt đường bằng đá dăm hay đất cứng có bề rộng mặt đường 5 m và có bố trí mương thoát nước. Thông thường cứ mỗi 100 - 150 ha cao su, nông trường sẽ xây dựng một trạm thu mủ, đường liên lô là đường kết nối giữa các trạm thu mủ phục vụ vận chuyển sản phẩm mủ cao su.

Đường trục chính là đường có kết cấu mặt đường cấp phối đá dăm hoặc tráng nhưa hoặc bằng bê tông có bề rộng mặt đường 6 - 8 m có mương thoát nước hai bên đường, có hệ thống cống thoát nước. Đường trục chính nối liền các khu vực sản xuất là đường trục vận chuyển vật tư, vận chuyển mủ về nhà máy chế biến. Đường trục chính có thể là đường dân sinh hoặc nằm trong hệ thống đường giao thông nông thôn kết nối chợ, văn phòng hành chính cấp xã.

Theo thiết kế của Tập đoàn VRG, với một diện tích 1.000 ha cao su, gồm có 40 lô, mỗi lô có diện tích 25 ha thì có tổng cộng 47 km đường lô, trong đó có khoảng 10 -12 km đường liên lô và 5 - 6 km đường trục chính. Diện tích đất dùng để làm đường đi lại phục vụ cho sản xuất có thể chiếm khoảng 1,5 - 2% tổng diện tích vườn cây. Với 293.000 hec-ta vườn cây đại điền của Tập đoàn trong nước, giả định liền vùng, liền khoảnh, theo thiết kế đường trục chính và đường liên lô phục vụ cho sản xuất và dân sinh tối thiểu sẽ là 1.456 km và 2.930 km. Các vườn cây cao su chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nguyên, trên thực tế có rất nhiều diện tích vườn cây cao su có địa hình bị chia cắt, do đó chiều dài các đường trục chính và đường liên lô trong các vườn cây cao su sẽ lớn hơn.

- Đầu tư hạ tầng sản xuất, xã hội của Tập đoàn VRG từ 2011 đến 2018.

Số liệu khảo sát VRG cho thấy phát triển vườn cây cao su đã góp phần phát triển đáng kể hệ thống đường giao thông và hạ tầng cơ sở xã hội ở địa phương.


Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2018 VRG đã đầu tư 1.358 tỷ đồng cho các công trình kết cấu hạ tầng trong nước (công trình giao thông, điện, nước, nhà ở) phục vụ sản xuất và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho người lao động và cộng đồng dân cư địa phương.

Bảng 3.18. Tổng hợp đầu tư hạ tầng sản xuất, xã hội của VRG từ 2011 - 2018

Đvt: Triệu đồng


TT


Hạng mục


ĐV

TRONG NƯỚC (41 đơn vị)

Khối lượng

Thành tiền

I

Công trình kiến trúc



141.338

1

Nhà ở công nhân (gỗ)

m2

1.824

2.162

2

Nhà ở công nhân (xây)

m2

24.760

79.083

3

Trạm y tế

m2

3.985

19.504

4

Bệnh viện

gb

160

1.632

5

Nhà trẻ-Trường học

m2

16.796

31.655

6

Trung tâm thể thao

TT

1

7.302

II

Hệ thống giao thông



1.130.455

1

Đường cấp phối

km

8.952

405.024

2

Đường bê-tông, láng nhựa

km

280

495.261

3

Đường bê-tông xi măng

km

95

111.350

4

Tràn

cái

186

31.149

5

Cống thoát nước

md

8.017

85.356

6

Cầu bản, cầu sắt

cái

14

2.315

III

Công trình điện nước


-

86.539

1

Đường dây điện

km

5.229

66.924

2

Trạm điện

trạm

7

2.104

3

Hồ chứa

m3

47.659

8.664

4

Hệ thống nước

HT

97

8.069

5

Hệ thống điện

HT

6

778


TỔNG CỘNG



1.358.332

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Nguồn: VRG 2019)

- Đầu tư các khu công nghiệp cao su ở Đông Nam bộ của VRG


Theo báo cáo của VRG, tử năm 2012 đến nay, VRG đã đầu tư 12 khu công nghiệp ở các vùng trồng cao su trên cả nước, trong đó có 11 khu công nghiệp trong vùng trồng cao su ở Đông Nam bộ với tổng diện tích quy hoạch khoảng 5.800 ha, đã cho thuê được 4.060 ha, đạt 70% diện tích thương phẩm,.tạo thuận lợi cho các DN có nguồn nguyên liệu cao su tại chỗ cho sản xuất và chế biến.

Các khu công nghiệp (KCN) của VRG gắn với vùng nguyên liệu cao su cùng với mạng lưới khu công nghiệp trên địa bàn cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ liên quan phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ trong nước, thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương và CNH nông thôn. Chính quyền các Tỉnh như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh v.v…đánh giá cao vai trò của Tập đoàn VRG, đã ký kết quy chế phối hợp công tác và thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn để đẩy mạnh công tác phối hợp, hỗ trợ đầu tư phát triển KT-XH địa phương (Báo cáo của VRG, 2018).

Bảng 3.19. Danh sách 11 Khu công nghiệp của VRG trong vùng trồng cao su ở Đông Nam bộ

Doanh nghiệp đầu tư

Khu công nghiệp

Tổng diện tích (ha)


Tỉnh Bình Dương

1.251,59

Công ty CP KCN Nam Tân Uyên

KCN Nam Tân Uyên

620,50

Công ty CP Công nghiệp An Điền

KCN Rạch Bắp

278,60

Công ty CP KCN Tân Bình

KCN Tân Bình

352,49


Tỉnh Đồng Nai

1.589,69

Công ty CP KCN Dầu Giây

KCN Dầu Giây

330,80

Công ty CP ĐTPT VRG Long Thành

KCN Lộc An-Bình Sơn

497,77

Công ty CP KCN Hố Nai

KCN Hố Nai giai đoạn 1

225,71


KCN Hố Nai giai đoạn 2

270,94

Công ty CP KCN Long Khánh

KCN Long Khánh

264,47


Doanh nghiệp đầu tư

Khu công nghiệp

Tổng diện tích (ha)


Tỉnh Bình Phước

481,92

Công ty CP KCN Cao su Bình Long

KCN Minh Hưng III

291,52

Công ty CP KCN Bắc Đồng Phú

KCN Bắc Đồng Phú

190,40


Tây Ninh-Củ Chi

2.477,36

Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG


2.477,36


KCN Đông Nam (Củ Chi)

286,76


KCN Phước Đông (Tây Ninh)

2.190,60


Tổng cộng (ha)

5.800,56

Nguồn: VRG (2019)


Đánh giá cao vai trò của ngành cao su, tại Hội nghị và Lễ Kỷ niệm 91 năm ngày truyền thống ngành cao su Việt Nam ngày 28 tháng 10 năm 2020 tại Công ty CP Cao su Đồng Phú, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền phát biểu: Tỉnh Bình Phước là tỉnh có diện tích cao su lớn nhất nước với khoảng 220 nghìn hec-ta cao su, chiếm hơn 22% diện tích cao su cả nước với nhiều hành phần kinh tế tham gia sản xuất. Trong đó DN nhà nước có hơn 70,000 hec-ta, chiếm khoảng 1/3 diện tích cao su của cả tỉnh, các DN cao su nhà nước đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 24 ngàn lao động thường xuyên với thu nhập đến hơn 9,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài sản xuất kinh doanh cao su theo các lĩnh vực truyền thống, các công ty cao su nhà nước còn mở rộng đầu tư, đa dạng hóa ngành nghề, trên nhiều lĩnh vực như phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đầu tư các khu công nghiệp, khu dân cư, kinh doanh ngành gỗ … Tỉnh Bình Phước trong nhiều năm qua luôn tăng trưởng hơn 7,5%/năm, có thể khẳng định sự phát triển của tỉnh có sự đóng góp to lớn của ngành cao su. (Báo Nhân dân số 23767, ngày 16 tháng 11 năm 2020).


3.7.3. Góp phần phát triển giáo dục, văn hóa xã hội và y tế địa phương

Về giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người lao động, các DN thành viên VRG đã đầu tư nhà trẻ, trường học, nhà rông văn hóa, trung tâm thể thao trạm y tế và bệnh viện tại các nông trường, công ty để phục vụ chăm sóc sức khỏe người lao động của DN và cộng đồng trên địa bàn. Hiện nay 8 công ty cao su Đông Nam bộ đang quản lý 6 Bệnh viện với 485 giường bệnh và 2 Trung tâm y tế với 35 giường bệnh. 7 Công ty Cao su Tây Nguyên đang quản lý 4 Bệnh viện với 160 giường bệnh và 2 Trung tâm y tế với 40 giường bệnh. Các Bệnh viện và Trung tâm y tế của các công ty cao su đã góp phần tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động của công ty cũng như gia thuộc của người lao động và cộng đồng dân cư trên địa bàn. (Phụ lục 7).

Hiện nay thực hiện chính sách của Chính phủ về việc chuyển giao các trường học, bệnh viện về địa phương quản lý nhưng cũng còn một số bệnh viện hiện địa phương chưa nhận bàn giao nên vẫn do các DN thuộc Tập đoàn VRG quản lý.

3.8. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU

3.8.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su Việt Nam

Trong hơn 20 năm từ 1996 đến 2019, giá cao su luôn biến động, có những thời điểm rất thấp nhưng giá bán cao su vẫn cao hơn giá thành, sản xuất kinh doanh cao su luôn đảm bảo hiệu quả. Bảng 3.20 và Biểu đồ 3.7 dưới đây cho thấy diễn biến giá thành, giá bán cao su bình quân theo từng giai đoạn từ 1996 đến 2019 tại Việt Nam.

Giai đoạn những năm 1996 – 2000 giá cao su thấp nhưng lợi nhuận bình quân vẫn đạt 18,6% trên doanh thu (giá bán và giá thành bình quân là 10,2 và 8,3 triệu đồng/tấn) và sau đó tăng dần từ 2002 đến 2008. Đến 2009, giá sụt giảm do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng sau đó lại tăng nhanh nhờ chính sách kích cầu của những nền kinh tế lớn, làm cầu vượt cung, giá cao su tăng đột biến và đạt đỉnh điểm đến 92 triệu đồng/tấn vào năm 2011.

Từ năm 2012 đến năm 2014, giá cao su bắt đầu sụt giảm liên tục do kinh tế thế giới phục hồi chậm trong khi nguồn cung lại tăng nhanh vì nhiều nước mở rộng diện tích cao su trong thời kỳ giá cao, cung vượt cầu đã tạo áp lực giảm giá.


Giai đoạn 2015 – 2019 dù là giai đoạn rất khó khăn của ngành cao su khi giá cao su giảm rất sâu, tỷ suất lợi nhuận bình quân trên doanh thu giai đoạn này vẫn đạt khoảng 4,7%, với giá bán bình quân khoảng 32,38 triệu đồng/tấn, giá thành 30,8 triệu đồng và lợi nhuận dao động khoảng 1,52 triệu đồng/tấn. Với năng suất bình quân 1,67 tấn/ha, doanh thu bình quân trên hec-ta là 54,07 triệu đồng (VRA, 2020). Bảng 3.20. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su bình quân theo các giai đoạn từ 1996 – 2019

Đơn vị tính: Triệu đồng/tấn

Giai đoạn

Giá bán bình quân/tấn

Giá thành bình quân/tấn

Lãi bình quân/tấn

% Lãi bình quân/doanh thu/ tấn

Năng suất bình

quân/tấn/ha

Doanh thu bình quân/ha

1996-2000

10,2

8,3

1,9

18,6

1,088

11,1

2001-2005

15,4

10,3

5,1

33,1

1,344

20,7

2006-2010

40,0

26,5

13,5

33,8

1,645

65,8

2011-2014

61,4

44,9

16,5

26,8

1,715

105,3

2015-2019

32,38

30,86

1,52

4,7

1,67

54,07

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu VRA, Biểu đồ 3.7. Diễn biến giá thành, giá bán và lợi nhuận bình quân cao su theo các giai đoạn từ 1996 – 2019

Đơn vị tính: triệu đồng/tấn


Nguồn Tác giả tổng hợp theo số liệu VRA 3 8 2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh 1

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu VRA


3.8.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su đại điền

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) là DN sản xuất cao su đại điền lớn nhất với 293.300 hec-ta trong nước, hiện nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – Công ty cổ phần. Theo khảo sát, sản xuất kinh doanh của VRG giai đoạn 2008-2019, từ năm 2008 trở về trước chủ yếu sản xuất và xuất khẩu cao su sơ chế, từ 2011 và những năm gần đây mới đầu tư phát triển mạnh xuất khẩu sản phẩm công nghiệp cao su:

Giai đoạn 2008-2011 là giai đoạn giá cao su rất tốt. Theo các báo cáo tổng kết năm của VRG, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su của VRG những năm này rất cao, ngay cả năm 2008 và 2009 trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới giá bán cao su bình quân của VRG hai năm này vẫn đạt 39,1 và 32,6 triệu đồng/tấn. Năm 2010 và 2011 giá bán cao su bình quân của VRG là 62,6 và 92 triệu đồng/tấn, giá bán bình quân của 4 năm này 2008-2011 là 56,57 triệu đồng/tấn cao su, do đó doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách của Tập đoàn giai đoạn này rất lớn dù chủ yếu chỉ xuất khẩu cao su sơ chế. Tăng trưởng bình quân tổng doanh thu và tổng lợi nhuận giai đoạn này của VRG là 27,1% và 34%/năm (Bảng 3.21.).

Bảng 3.21. Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh VRG giai đoạn 2008 – 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng


Năm


Chỉ tiêu


2008


2009


2010


2011

Bình quân 2008-

2011

Tăng trưởng bình quân 2008-2011

(%)

Tổng vốn chủ sở hữu

16.072

19.800

18.983

31.300

21.538,75

24,88

Tồng doanh thu

16.296

15.547

25.642

33.489

22.743,5

27,14

Doanh thu cao su

12.928

10.678

18.227

25.934

16.941,75

26,12

Doanh thu khối công nghiệp, dịch vụ

3.368

4.869

7.415

7.555

5.801,75

30,9

Tồng Lợi nhuận

4.859

4.055

7.973

11.692

7.144,75

34

Lợi nhuận khối cao su

3.914

2.995

6.529

9.951

5.847,25

36,48

Lợi nhuận khối công nghiệp, dịch vụ

945

1.060

1.444

1.741

1.297,5

22,59


Tỷ suất Lợi nhuận / Doanh thu (%)

30,3

26

31

34,91

30,553

4,83

Tỷ suất Lợi nhuận /Vốn (%)

30,2

20,4

42

37,36

32,49

7,35

Nộp ngân sách

1.318

1.100

2.344

3.571

2.083,25

39,41

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo báo cáo của VRG

Giai đoạn 2016-2019 giá cao su rất thấp, giá bán cao su bình quân giai đoạn này còn khoảng 33,47 triệu đồng/tấn chỉ bằng khoảng phân nửa giá bán bình quân giai đoạn 2008-2011 (56,57 triệu đồng/tấn), lợi nhuận sản xuất kinh doanh cao su của VRG giảm sâu so với giai đoạn 2008-2011. Tuy nhiên với sự đầu tư phát triển chế biến gỗ cao su và các khu công nghiệp cao su đã hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp ngành cao su trong giai đoạn khó khăn khi giá cao su rất thấp. Lợi nhuận của khối các công ty khu công nghiệp cao su của VRG phát triển nhanh, từ 166 tỷ đồng năm 2016 lên 695 tỷ đồng năm 2019 (tăng trưởng bình quân lợi nhuận khu công nghiệp cao su giai đoạn 2016-2019 là 61,17% /năm). Lợi nhuận chế biến gỗ cao su từ 418 tỷ đồng năm 2016 đã tăng lên 673 tỷ đồng năm 2019 (tăng trưởng bình quân chế biến gỗ cao su giai đoạn 2016-2019 là 17, 21%/năm). Tăng trưởng bình quân tổng doanh thu và lợi nhuận giai đoạn này của VRG là 24,64% và 29,44% (Bảng 3.23).

Bảng 3.22. Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh VRG giai đoạn 2016 – 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm


Chỉ Tiêu


2016


2017


2018


2019

Bình quân 2016-

2019

Tăng trưởng

bình quân 2016-2019 (%)

Tổng vốn chủ sở hữu

44.306

40.000

40.000

40.000

41.076,5

- 3,35

Tổng doanh thu

15.401

21.380

22.686

29.823

22.322,5

24,64

Tổng lợi nhuận

2.366

4.124

4.367

5.131

3.997

29,44

Lợi nhuận khối cty cao su

1.697

3.488

3.437

3.719

3.085,25

29,89

Lợi nhuận khối cty gỗ cao su

418

295

247

673

408,25

17,21

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022