Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030 - 22


- Thành lập các chợ cao su hay các trung tâm mua bán cao su theo mô hình đấu giá của Thái Lan để hỗ trợ hộ nông dân có thể tiêu thụ cao su trực tiếp giữa người mua và người bán, tiết giảm chi phí tiếp thị và tăng hiệu quả chuỗi cung ứng

- Các tỉnh cần có cơ chế, chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su trên cơ sở liên kết vùng để tận dụng thế mạnh của từng địa phương thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

4.3.8. Đối với doanh nghiệp ngành cao su

- Các DN sản xuất cao su có quy mô lớn cần thành lập các bộ phận nghiên cứu-phát triển (R&D) trực thuộc.

- Trích lập Quỹ khoa học – Công nghệ hay Quỹ Nghiên cứu-Phát triển của DN, sử dụng cho các hoạt động nghiên cứu phát triển của DN, đặt hàng Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành các đề tài nghiên cứu về giống, các công nghệ sản xuất cao su, sản phẩm công nghiệp cao su để nâng cao tối đa năng suất, hiệu quả vườn cây cao su.

- Tăng cường liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu trong hoạt động ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, chế biến sản phẩm công nghiệp cao su.

- Hợp tác, liên kết giữa các DN trong nước hoặc với các DN nước ngoài chế biến các sản phẩm cao su, đồ gỗ cao su có giá trị gia tăng cao cũng như tăng cường dịch vụ phân phối, hậu mãi, đặc biệt là dịch vụ logistics (vận chuyển, kho tàng, bến bãi...) để phát triển ngành.

- Tìm hiểu, nắm vững luật pháp quốc tế và tận dụng các cam kết, Hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương (CPTPP, EVFTA, RCEP…), phát triển sản xuất sản xuất, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, chú trọng yếu tố môi trường và trách nhiệm xã hội hướng đến phát triển bền vững.

- Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin để tiết giảm chi phí, gia tăng hiệu quả vận hành và lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Cây cao su đã và đang được nhiều nước xem là giải pháp tích cực để phát triển kinh tế kết hợp với cải thiện điều kiện xã hội và môi trường. Tuy nhiên trong giai đoạn từ 2007 - 2013 do giá cao su rất cao, diện tích các vườn cây cao su ở các nước

Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030 - 22


đã mở rộng và phát triển rất nhanh ở những vùng phi truyền thống, đặc biệt đối với khu vực tiểu điền. Điều này đã làm sản lượng cao su tăng nhanh, tạo nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không ít thách thức về tác động môi trường, cảnh quan và sinh kế của người dân.

Định hướng phát triển của ngành cao su Việt Nam là phát triển bền vững và đây cũng là xu hướng chung của các nước sản xuất cao su trong khu vực để đảm bảo sự phát triển ổn định, hài hòa về kinh tế, xã hội, môi trường.

Trong những năm qua, ngành cao su Việt Nam đã nỗ lực mở rộng quy mô sản xuất và phát triển chế biến các sản phẩm từ cây cao su để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành, tăng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô. Một số DN lớn trong ngành đã đạt được các chứng chỉ phát triển bền vững của các tổ chức trong và ngoài nước, bảo đảm hài hòa các lợi ích giữa phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và con người.

Nhận thức rò vấn đề gia tăng giá trị sản phẩm trong chuỗi giá trị cao su là cơ sở quan trọng để đề xuất giải pháp phát triển ngành cao su. Đánh giá các mặt mạnh, yếu, các cơ hội và thách thức mà ngành cao su phải đối mặt, Nghiên cứu sinh đã đề xuất 10 giải pháp và những kiến nghị cụ thể đối với các DN ngành cao su, các đối tượng có liên quan và các cơ quan quản lý nhà nước để phát triển ngành cao su đến năm 2030. Đó là quy hoạch lại và quản lý chặt chẽ diện tích cao su để đảm bảo tối đa hóa hiệu quả kinh tế, xã hội mà ngành cao su mang lại. Quản lý chất lượng và điều chỉnh cơ cấu chủng loại cao su phù hợp với nhu cầu thị trường, đảm bảo chất lượng ổn định, đồng đều. Liên kết chuỗi ngành hàng, phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su, gỗ cao su, xây dựng thương hiệu cao su Việt Nam …. để ngành cao su có một kế hoạch tổng thể về chuỗi ngành hàng cao su, có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư hợp lý trong sự liên kết sản xuất chặt chẽ giữa các thành phần trong chuỗi sản xuất, có tính liên vùng, khu vực để phát triển ngành công nghiệp cao su Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn


KẾT LUẬN

Ngành hàng cao su được nhiều quốc gia xem là giải pháp tích cực để tạo việc làm, phát triển kinh tế và cải thiện điều kiện xã hội, môi trường thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển ngành cao su, tuy nhiên sự phát triển của ngành vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế. Để có thể đánh giá được đầy đủ về sự phát triển, những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp phù hợp cho ngành cao su, luận án đã làm rò cơ sở lý luận về phát triển ngành và ngành cao su ii) mối quan hệ giữa phát triển ngành cao su với quá trình CNH và HĐH nông nghiệp, nông thôn; (iii) thực trạng của ngành cao su từ trồng, chế biến, tiêu thụ cao su, gỗ cao su và các sản phẩm cao su công nghiệp tác động đến quá trình CNH, HĐH tại các địa bàn cao su và (iv) đề xuất các giải pháp phát triển ngành cao su ở Việt Nam phù hợp với sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn theo quan điểm của Đảng và Nhà nước.

Trên cơ sở tổng hợp, tổng quan lý thuyết, phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài và thực trạng của ngành cao su, trong Chương 1 tác giả đã luận giải cơ sở lý luận về cấu trúc của ngành kinh tế - kỹ thuật và sự hình thành chuỗi giá trị ngành hàng cao su, nội dung, nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và tiêu chí đánh giá kết quả phát triển ngành cao su, xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu sự phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Nghiên cứu sinh dựa vào những nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật với các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân tích và tổng hợp, Phương pháp chuyên gia, Phương pháp khảo sát thực địa với loại hình khảo sát sâu định tính để làm sáng tỏ những vấn đề luận án cần giải quyết.

Từ thực trạng phát triển ngành cao su Việt Nam trong Chương 3 luận án đã cho thấy vai trò, sự đóng góp tích cực cũng như những hạn chế của ngành cao su trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thứ nhất, phát triển cây cao su đã góp phần hình thành khu vực sản xuất hàng hóa lớn để tăng kim ngạch xuất khẩu, phát triển kinh tế - xã hội thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; Thứ hai, tạo việc làm, thay đổi tập quán canh tác “du canh, du cư” đốt


rừng làm rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số; Thứ ba, xóa đói, giảm nghèo, ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động; Thứ tư, thúc đẩy quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hợp lý hóa trong sản xuất là giải pháp quyết định trong phát triển cao su; Thứ năm, thúc đẩy phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn về giao thông, điện, nước, y tế…; Thứ sáu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên quá trình phát triển của ngành cao su cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần phải được khắc phục. Luận án chỉ ra những hạn chế của ngành cao su Việt Nam như sự phát triển của cây cao su hầu như tự phát, chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường, sản xuất không theo quy hoạch, hiệu quả thấp. Cơ cấu sản phẩm cao su chưa đa dạng, chưa được chế biến sâu. Sản phẩm cao su Việt Nam chưa có thương hiệu, chưa tạo được khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Vấn đề liên kết trong sản xuất, chế biến, phân phối, thu mua giữa các DN, địa phương và vùng còn chứa đựng những bất cập, yếu kém; Các chính sách tài chính hỗ trợ cho phát triển ngành cao su rất hạn chế.

Từ những hạn chế của ngành cao su, trong Chương 4 tác giả đề xuất các giải pháp và những kiến nghị cụ thể đối với các thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng ngành cao su, các đối tượng có liên quan và các cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề: quy hoạch và quản lý chặt chẽ diện tích cao su theo quy hoạch, quản lý chất lượng theo cơ cấu chủng loại cao su; chính sách thuế; thành lập Chợ cao su hay Trung tâm mua bán cao su; phát triển nguồn nhân lực; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật; chuyển đổi số để tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng; phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su và gỗ cao su; phát triển thương hiệu ngành cao su Việt Nam; đẩy mạnh liên kết giữa các DN trong ngành cao su và giữa các vùng sản xuất cao su hướng đến thành lập khu công nghiệp cao su công nghệ cao.

Luận án đã nghiên cứu một cách tổng thể về lý luận và thực tiễn vai trò của ngành cao su đối với đời sống kinh tế - xã hội và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, làm phong phú thêm lý luận về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trên nền tảng lấy cây cao su làm đối tượng khảo sát chính, hỗ trợ cho các nhà hoạch định


chính sách có thêm cơ sở để đề xuất chính sách phát triển ngành trong quá trình CNH, HĐH đất nước.

Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra hiện nay đối với ngành cao su là sản xuất bền vững, phát triển bền vững. Phát triển bền vững ngành cao su phải đáp ứng được các tiêu chí không chỉ về hiệu quả kinh tế mà còn về xã hội, môi trường, con người và cộng đồng. Đó là các tiêu chí, quy định chi tiết về rất nhiều vấn đề như truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, chế độ, điều kiện làm việc của người lao động, tính hợp pháp về đất đai, sự phù hợp về quy hoạch, tác động của vườn cây cao su đối với môi trường sinh thái và cộng đồng v.v... Đây là những vấn đề mà trong khuôn khổ của luận án nghiên cứu sinh chưa có điều kiện làm rò do đó luận án cần được nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề này trong tương lai để có thể có được cái nhìn rò hơn và toàn diện hơn về phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam./


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT


1. Bộ Công Thương, 2015. Quyết định số 4665/QĐ-BCT, Quy hoạch phát triển sản xuất sản phẩm cao su Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2004 Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lê nin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Quyết định số 2855/QĐ-BNN- KHCN, Công bố việc xác định cây cao su là cây đa mục đích. Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014. Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB, Phê duyệt đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch. Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009. Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT - Hướng dẫn trồng cao su trên đất lâm nghiệp. Hà Nội.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019. Quyết định số 245/QĐ-BNN- CBTTNS, Phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực chế biến nông sản theo hướng nâng cao năng lực chế biến gắn với phát triển thị trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hà Nội.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015. Báo cáo tổng hợp: Dự án Điều tra chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ và đề xuất các giải pháp nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng cao su. Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối. Hà Nội.

9. Cao su thiên nhiên, Cao su nhân tạo là gì?. Nguồn http://caosu.net.vn/hoi-dap- trong-nganh-cao-su/cao-su-nhan-tao-la-gi-b315.php

10. Danh Vò, Thanh Danh, 2016. Xuất nhập khẩu cao su Việt Nam năm 2015. Hiệp hội Cao su Việt Nam, Thông tin chuyên đề cao su, số 01/2016, trang 8 - 12.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1994. Nghị quyết số 07-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ 7 BCHTW Đảng (khoá VII) về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo


hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996. Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về các văn kiện trình Đại hội VIII của Đảng,

13. Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2002. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khoá IX về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, thời kỳ 2001 - 2010.

14. Đặng Việt Quang và cộng sự, 2014. Tính pháp lý của gỗ cao su tại Việt Nam. Hội thảo Tổng quan cung cầu gỗ cao su của Việt Nam: Thực trạng và xu hướng, trang

7. Vifores, Forest Trends, Hà Nội, 23/12/2014.

15. Đoàn Hoài Đức, Nguyễn Thị Thanh Mai, 2019. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao su Việt Nam. Tạp chí Tài chính, kỳ 2 tháng 7/2019

16. Hiệp hội Cao su Việt Nam, 2011. Báo cáo số liệu tổng hợp của 2006 – 2010.

17. Hiệp hội Cao su, 2019 Báo cáo tình hình phát triển cao su từ năm 2011 đến nay và kiến nghị giải pháp thực hiện từ nay đến 2030.

18. Hiệp hội Cao su Việt Nam, 2020. Malaysia: 0,08% sản lượng cao su nội địa được sử dụng làm đường trong năm 2019. Thông tin chuyên đề cao su. Số: 8/2020, trang 22-23.

19. Hoa Trần và cộng sự, 2012. Sản xuất và xuất nhập khẩu cao su Việt Nam năm 2012. Thông tin chuyên đề cao su, Hiệp hội Cao su Việt Nam, số 02/2013, trang 8 - 19.

20. Hoa Trần, 2014. Tăng trưởng về xuất nhập khẩu sản phẩm cao su Việt Nam năm 2013. Thông tin chuyên đề cao su, Hiệp hội Cao su Việt Nam, số 12/2014, trang 20

- 25.

21. Hoa Trần, 2015. Tính hợp pháp của gỗ cao su Việt Nam. Thông tin chuyên đề cao su, Hiệp hội Cao su Việt Nam, số 02/2015, trang 2 - 6.

22. Hoa Trần, 2015. Tình hình ngành cao su Việt Nam năm 2005 – 2015. Thông tin chuyên đề cao su, Hiệp hội Cao su Việt Nam, số 12/2015, trang 2 - 8.

23. Hoa Trần, Danh Vò, 2015. Xuất nhập khẩu sản phẩm cao su Việt Nam năm 2014.

Thông tin chuyên đề cao su, Hiệp hội Cao su Việt Nam, số 06/2015, trang 2 - 7.


24. Hoa Trần, Danh Vò, 2016. Thị trường cao su thế giới năm 2015 và các dự báo.

Thông tin chuyên đề cao su, Hiệp hội Cao su Việt Nam, số 02/2116, trang 2 - 6.

25. Hoàng Bích Thủy và Trần Thị Thu Hà, 2017. Đánh giá hiện trạng SẢN XUẤT cao su nông hộ tại tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191, Tập 126, Số 3D, 2017, Tr. 5–15;

26. Huỳnh Văn Sáu, 2008. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trong ngành cao su Việt Nam đến năm 2020. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM.

27. Lê Khả Tuấn, 2017. Phân tích chuỗi giá trị cây cao su tại tỉnh Kon tum. Luận văn Thạc sỹ QTKD Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế.

28. Lưu Hoàng Ngọc, 2015. Phát triển sản xuất các sản phẩm cao su Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Hội nghị: Đẩy mạnh chế biến và tiêu thụ cao su, Bộ Công Thương, ngày 11/12/2015. TP. HCM.

29. Ngọc Quang, 2019. Chiến lược 20 nãm phát triển ngành cao su của Thái Lan, TTXVN Tại Bangkok 13/12/2019.

https://bnews.vn/chien-luoc-20-nam-phat-trien-nganh-caosucuathailan/142349.html

30. Nguyễn Hồng Phú, 2001. Một số giải pháp hoàn thiện công tác xuất khẩu của Tổng công ty Cao su Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại Học Kinh Tế, TP.HCM.

31. Nguyễn Thanh Danh, 2015. Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su tại Công ty TNHH MTV Dầu Tiếng. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế. TP. HCM.

32. Nguyễn Thị Huệ, 2006. Cây cao su. Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM.

33. Nguyễn Thị Phương Thảo, 2016. Vai trò của công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay. Tạp chí Cộng sản. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Vietnamtrenduongdoimoi/2016/37350/Vai

-tro-cua-cong-nghiep-hoa-nong-nghiep-nong-thon-doi-voi.aspx.

34. Nguyễn Văn Giàu, 2015. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Cộng sản. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2015/34036/Cong nghiep-hoa-hien-dai-hoa-nong-nghiep-nong-thon-va-nhung.aspx

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022