II. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI vào ngành công nghiệp điện ở Việt Nam
1. Sơ lược về tình hình thu hút và sử dụng FDI vào Việt Nam trong 20 năm
Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào ngày 29/12/1987 đã tạo môi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào Việt Nam. Luật này đã bổ sung và chi tiết hoá các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Đây là một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã thể chế hóa đường lối của Đảng, mở đầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ĐTNN, theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật ĐTNN đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000. Và trong năm 2005, Luật ĐTNN và Luật khuyến khích đầu tư trong nước đã được thay thế bằng Luật Đầu tư 2005. Luật Đầu tư 2005 cùng với các Văn bản dưới Luật đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo luật thông thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, khung pháp lý song phương và đa phương liên quan đến ĐTNN cũng không ngừng được mở rộng và hoàn thiện với việc Việt Nam đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước và vùng lãnh thổ. Vì vậy, ngay trong điều kiện cơ chế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện, các nhà ĐTNN vẫn có thể tiến hành các hoạt động đầu tư thuận lợi ở Việt Nam mà không có sự khác biệt đáng kể so với một số nước có kinh tế thị trường truyền thống.
1.1. Tình hình thu hút vốn FDI trong giai đoạn 1988 – 2008
Theo Báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình đầu tư theo các hình thức đầu tư tính tới ngày 19/12/2008 được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư (1988 – 2008)
(Tính đến ngày 19/12/2008, chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Số dự án | Tổng vốn đầu tư (Tỷ USD) | Vốn điều lệ (Tỷ USD) | |
100% vốn nước ngoài | 7.574 | 87,6 | 30,98 |
Liên doanh | 1.822 | 51,58 | 15,09 |
Hợp đồng hợp tác kinh doanh | 227 | 4,61 | 4,14 |
Công ty cổ phần | 170 | 4,13 | 1,24 |
Hợp đồng BOT, BTO, BT | 9 | 1,75 | 0,47 |
Công ty Mẹ – Con | 1 | 0,98 | 0,83 |
Tổng số | 9.803 | 150,65 | 52,75 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Đối Với Những Nước Công Nghiệp Phát Triển
- Đặc Điểm Của Đầu Tư Vào Ngành Công Nghiệp Điện
- Đặc Điểm Của Ngành Công Nghiệp Điện Việt Nam
- Tình Hình Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Ngành Công Nghiệp Điện
- Đánh Giá Thực Trạng Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Ngành Điện
- Kinh Nghiệm Thu Hút Và Sử Dụng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Ngành Công Nghiệp Điện Của Một Số Nước Và Bài Học Đối Với Việt Nam
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, http://fia.mpi.gov.vn/
Qua Bảng 2, ta thấy từ năm 1988 đến cuối năm 2008, Việt Nam đã thu hút được khoảng 9.803 dự án đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 150 tỷ USD, trong đó 58% là hình thức 100% vốn nước ngoài, 34% theo hình thức liên doanh, số còn lại theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), BOT và các biến thể, công ty cổ phần và công ty mẹ – con.
1.1.1. Tình hình thu hút vốn FDI trong giai đoạn 1988 – 2005
Qua Bảng 3, ta thấy kể từ năm 1988 đến tháng 11/2005, Việt Nam chỉ có 4 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là: Hình thức đầu tư liên doanh với nước ngoài, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh và hình thức đầu tư theo Hợp đồng BOT, BTO, BT. Trong khoảng thời gian này, Việt Nam đã thu hút được khoảng 5.074 dự án đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 37 tỷ USD, trong đó 53% là hình thức 100% vốn nước ngoài, 42% theo hình thức liên doanh, số còn lại theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), BOT và các biến thể.
Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư (1988 – 2005)
(Tính đến tháng 11/2005, chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Số dự án | Tổng vốn đầu tư (Tỷ USD) | Vốn điều lệ (Tỷ USD) | |
100% vốn nước ngoài | 3.850 | 20,07 | 8,63 |
Liên doanh | 1.068 | 15,84 | 8,10 |
Hợp đồng hợp tác kinh doanh | 153 | 1,43 | 1,36 |
Hợp đồng BOT, BTO, BT | 3 | 0,30 | 0,10 |
Tổng số | 5.074 | 37,64 | 18,19 |
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, http://fia.mpi.gov.vn/
Trong 3 năm 1988 – 1990, do Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài mới được thực thi tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD), ĐTNN chưa tác động đến tình hình kinh tế – xã hội đất nước.
Trong thời kỳ 1991 – 1995, vốn ĐTNN đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 18,3 tỷ USD) và được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam (có thể coi như là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư – kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy, ĐTNN tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước.
Trong 3 năm 1997 – 1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấp
phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông).
Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước.
1.1.2. Tình hình thu hút vốn FDI trong giai đoạn 2005 – 2008
Kể từ khi Luật Đầu tư được ban hành vào ngày 29/11/2005, Việt Nam có thêm 2 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài mới là: Công ty cổ phần và Công ty mẹ – con. Bảng 4 cho thấy từ tháng 11/2005 đến 19/12/2008, Việt Nam đã thu hút được khoảng 4.729 dự án đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 113 tỷ USD, trong đó 59% là hình thức 100% vốn nước ngoài, 32% theo hình thức liên doanh, số còn lại theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), BOT và các biến thể, công ty cổ phần và công ty mẹ – con.
Bảng 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư (2005 – 2008)
(Tính từ tháng 11/2005 đến ngày 19/12/2008, chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Số dự án | Tổng vốn đầu tư (Tỷ USD) | Vốn điều lệ (Tỷ USD) | |
100% vốn nước ngoài | 3.724 | 67,53 | 22,35 |
Liên doanh | 754 | 35,74 | 6,99 |
Hợp đồng hợp tác kinh doanh | 74 | 3,18 | 2,78 |
Công ty cổ phần | 170 | 4,13 | 1,24 |
Hợp đồng BOT, BTO, BT | 6 | 1,45 | 0,37 |
Công ty Mẹ – Con | 1 | 0,98 | 0,83 |
Tổng số | 4.729 | 113,01 | 34,56 |
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, http://fia.mpi.gov.vn/Vốn đăng ký của năm 2005 tăng 50,8% so với năm 2004; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với
năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng.
Vốn đăng ký năm 2005 là 6,8 tỷ USD, bằng 261% năm 2001. Đến năm 2006, vốn FDI đã tăng ngoạn mục và đạt 10 tỷ USD, tức tăng 149,1% so với năm 2005. Nguyên nhân của dòng vốn FDI tăng mạnh là do Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) với những điều kiện thuận lợi cho thu hút FDI như: cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, giảm thuế suất thuế nhập khẩu, giảm bảo hộ và xóa bỏ phân biệt đối xử quốc gia. FDI trong năm 2007 đã đạt hơn 20,3 tỷ USD, vượt xa mục tiêu đặt ra từ 6 – 7 tỷ USD. Tuy nhiên, trong số 20,3 tỷ USD này, mới chỉ khoảng 4,6 tỷ USD (chiếm 30%) được đưa vào thực hiện, chỉ vượt chút ít so với kế hoạch đề ra là 4,5 tỷ USD. Trong năm 2008, tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký tăng thêm, tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam đạt 64,011 tỷ USD, gần gấp 2 lần năm 2007.
1.2. Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư
nước ngoài trong giai đoạn 1988 – 2008
1.2.1. Vốn giải ngân đầu tư nước ngoài
Trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2007, trong số 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 83 tỷ đô la Mỹ, đã có khoảng 50% dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD (bao gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn), chiếm 52,3% tổng vốn đăng ký, trong đó, vốn của bên nước ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng 37,9 tỷ USD, chiếm 89,5% tổng vốn thực hiện, các dự án ĐTNN đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội đất nước qua từng thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đề ra. Trong năm 2008, đã có tổng số 1.213 dự án FDI được cấp phép đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 64 tỷ USD, tăng 222% so với năm 2007, trong đó, giải ngân vốn trong năm 2008 của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.
Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới biến động tăng mạnh. Nếu như cả giai đoạn 1991 – 1995 vốn thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký
mới (bao gồm phần vốn góp của Bên Việt Nam trên 1 tỷ USD – chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và vốn nước ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD) thì trong thời kỳ 1996 – 2000, mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực, vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam là 1,4 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD) và tăng 90% so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001 – 2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo ban đầu (11 tỷ USD) nêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ban hành ngày 28/8/2001, trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12,6 tỷ USD. Riêng hai năm 2006 và 2007 tổng vốn thực hiện đạt 8,7 tỷ USD (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt gần 1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 7,7 tỷ USD), tuy chỉ bằng 27% tổng vốn đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện năm 2007 tăng 12% so với năm 2006. Vốn thực hiện năm 2008 tăng trên 40% so với năm 2007. Việc giải ngân vốn FDI trong năm 2009 được dự đoán sẽ tăng cao vì trong các dự án cấp mới trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 có nhiều dự án quy mô vốn đăng ký lớn26.
1.2.2. Triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư nước ngoài
Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Từ mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991 – 1995, khu vực doanh nghiệp ĐTNN đã tăng lên 10,3% GDP của 5 năm 1996
– 2000. Trong thời kỳ 2001 – 2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,6%. Riêng năm 2005, khu vực ĐTNN đóng góp khoảng 15,5% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra
26 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục đầu tư nước ngoài, http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx?ctl=Article2&TabID=4&mID=237&aID=507
tại Nghị quyết 09 (15%). Trong ba năm 2006, 2007 và 2008, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đóng góp trên 17% GDP.
Đồng thời, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cũng tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, tính từ 1988 đến cuối 2008 có trên 1,26 triệu lao động trực tiếp, chưa kể số lao động gián tiếp khác làm việc trong khu vực dịch vụ mà theo kết quả điều tra của Ngân hàng Thế giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho khoảng từ 2 – 3 lao động gián tiếp khác. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ĐTNN cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn người vào cuối năm 2000, tăng 80% so với 5 năm trước. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so với 5 năm trước thể hiện số lượng các doanh nghiệp đi vào triển khai dự án tăng lên. Trong 3 năm 2006, 2007 và 2008, do lượng dự án vào nhiều và triển khai nhanh nên số lượng lao động trong khu vực ĐTNN tính đến cuối 3 năm này đã tăng trung bình 10% so với cuối năm 2005.
2. Tình hình thu hút và sử dụng FDI trong ngành công nghiệp điện
Các chuyên gia của UNCTAD (cơ quan đầu mối của Ban thư ký Liên Hiệp Quốc phụ trách về đầu tư trực tiếp nước ngoài) đã có những khuyến nghị với Việt Nam tại Hội thảo tham vấn về Chính sách đầu tư của Việt Nam: “Với nhu cầu về điện đang tăng lên nhanh chóng và những chậm trễ trong việc đẩy nhanh đầu tư tư nhân trong khâu phát điện, Việt Nam cần thu hút các kênh đầu tư nước ngoài vào
phát điện”27. Trong 20 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, lượng vốn FDI vào
ngành điện đạt khoảng 3,5 tỷ USD. Theo tính toán trong đề án hiệu chỉnh tổng sơ đồ phát triển điện lực từ nay đến năm 2010, nhu cầu vốn đầu tư trung bình mỗi năm gần 33 nghìn tỷ đồng (tương đương 2,1 tỷ USD), trong đó 20,5 nghìn tỷ đồng (1,3 tỷ USD) cho nguồn điện và 12,5 nghìn tỷ đồng (0,8 tỷ USD) cho lưới điện. Như vậy, mỗi năm EVN cần khoảng 26 nghìn tỷ đồng để đầu tư. Còn lại 7 tỷ đồng phải trông đợi từ các doanh nghiệp ngoài EVN đầu tư cho các công trình nguồn điện28.
27 Nên gọi đầu tư nước ngoài vào ngành điện, Minh Yến, http://vietbao.vn/Kinh-te/Nen-goi-dau-tu-nuoc- ngoai-vao-phat-dien/75172183/88/
28 Phát triển ngành điên: Đa dạng hóa hình thức đầu tư, Lưu Hương, http://dddn.com.vn/31882cat122/phat- trien-nganh-dien-da-dang-hoa-hinh-thuc-dau-tu.htm
Bộ Công thương và EVN hiện đang kêu gọi đầu tư và nghiên cứu đề ra cơ chế thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài ngành. Điều này cho thấy nhu cầu đầu tư vào ngành điện dưới hình thức BOT, BOO, liên doanh hay 100% vốn nước ngoài,… là rất lớn. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc thu hút và triển khai xây dựng các nhà máy điện dưới các hình thức này còn nhiều điều bất cập. Trước hết, Khóa luận sẽ đề cập tới tình hình thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện năng nói chung và tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành này nói riêng, để từ đó có được các đánh giá chung.
2.1. Tình hình thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện năng nói chung
Trong số 5 hình thức huy động vốn đầu tư, bao gồm: phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vay nợ, vay vốn của Quỹ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), cổ phần hóa doanh nghiệp trực thuộc và triển khai các dự án điện độc lập (hình thức chỉ xuất hiện trong ngành công nghiệp điện) thì phương án cuối cùng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển điện và phát triển thị trường điện được chú ý nhất. Chủ đầu tư xây dựng các nhà máy điện hiện nay ở Việt Nam được chia thành 2 loại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các nhà đầu tư ngoài EVN (đầu tư vào các dự án điện độc lập). Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa chính xác nào về nhà máy điện độc lập IPP, còn theo quan điểm của Việt Nam thì nhà máy điện được xây dựng bởi các nhà đầu tư ngoài EVN được gọi là các nhà máy điện độc lập IPP. “Dự án điện độc lập (IPP – Independent Power Plant) là dự án đầu tư xây dựng nguồn điện không sử dụng vốn ngân sách Nhà
nước để đầu tư, khai thác và bán điện theo quy định của pháp luật về điện lực”29.
Chủ đầu tư của dự án điện độc lập là tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư xây dựng nguồn điện, lưới điện phân phối để khai thác và bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc các khách hàng khác. Như vậy, chủ đầu tư của dự án IPP tại Việt Nam sẽ bao gồm: Các Tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước (trừ EVN), Tư nhân Việt Nam, Công ty liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài hay Công ty 100% vốn nước ngoài,… Dự án điện độc lập được đầu tư thông qua các hình thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh
29 Quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập (Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2006/QĐ-BCN ngày 31/8/2006 của Bộ Công Thương).