Sự Cần Thiết Cần Nâng Cao Chiến Lược Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Ngành Vận Tải Hàng Không

dân tộc thiểu số kém phát triển để những vùng đó có điều kiện phát triển kinh tế. Khi có thiên tai, lũ lụt, đường giao thông không thể qua lại được thì vận tải hàng không lại trở thành một phương tiện cứu trợ có hiệu quả và nhanh chóng nhất.

2. Sự cần thiết cần nâng cao chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành vận tải hàng không

Từ những phân tích trên ta có thể thấy được tầm quan trọng của vậnt tải hàng không đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có 6 doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh vận tải hàng không, đó là Việt Nam Airline, Jetstar Pacific, Vasco, Indochina Airline và hai hãng hàng không sắp đi vào hoạt động là Mekong Aviation, VietJet Air. Nhưng hầu hết các hãng này là các nhà doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường ngành hàng không chưa được lâu, kinh nghiệm quản lý không được nhiều. Lâu nhất là hãng hàng không quốc gia Việt Nam Airline trực thuộc Nhà nước quản lý, được thành lập năm 1956 và chính thức hình thành với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước vào tháng 4/1993, hãng hàng không Vasco được thành lập từ năm 1993 nhưng lại trực thuộc hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam Airline, hãng hàng không giá rẻ Jetstar mà tiền thân là Pacific Airline được thành lập năm 1991 còn các hãng hàng không khác như Indochina Airline cũng mới được thành lập năm 2008. Mới đây chính phủ đã cho phép thành lập hai hãng hàng không là Mekong Aviation và VietJet Air, nhưng chưa đi vào hoạt động. Hãng Indochina mới đi vào hoạt động chưa lâu nhưng đã từng bị tước quyền bay vào tháng 1/2010 do không có máy bay, lực lượng mỏng và tài chính chưa đủ mạnh. Còn hãng Jetstar với chiến lược kinh doanh giá rẻ thì doanh nghiệp này cũng đã không ít lần gặp rắc rối trong quản lý tài chính và về vấn đề an toàn bay. Như vậy, vấn đề quản lý kinh doanh tại các hãng hàng không tại Việt Nam đều gặp rất nhiều khó khăn và có thể dẫn đến sụp đổ. Hàng không là một ngành mang lại lợi nhuận rất lớn cho quốc gia cũng như doanh nghiệp, bởi vậy mà có rất nhiều doanh nhân muốn hoạt động trong lĩnh vực này để nhằm thu được lợi nhuận cao trong thị trường hàng không Việt Nam liên tục phát

triển như hiện nay. Nhưng với những thất bại trên thì các doanh nghiệp phải quản lý như thế nào và làm gì để có thể đạt được mục đích của mình.

Có rất nhiều vấn đề trong quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh về vận tải hàng không. Các vấn đề về tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất không đủ…các doanh nghiệp kinh doanh trong thị trường ngành hàng không không ngớt gặp những khó khăn trong chính doanh nghiệp của mình thì sao có thể cạnh tranh với các hãng hàng không khác. Nhưng các vấn đề đó xảy ra là vì một lý do duy nhất, đó chính là ở cách quản lý của các nhà lãnh đạo, cách đặt và thực hiện mục tiêu, đó chính là vấn đề thuộc quản trị chiến lược. Và để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành với những lợi thế mà doanh nghiệp mình có được thì doanh nghiệp phải xấy dựng được một chiến lược cạnh tranh thành công với sự phát triển ổn định của doanh nghiệp mình.

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM AIRLINE‌‌

I – Lịch sử hình thành của Việt Nam Airline

1. Lịch sử ra đời

Tổng công ty Hàng không Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch Tiếng Anh: Vietnam Corporation Airlines) được thành lập vào ngày 27 tháng 5 năm 1996. Khởi đầu từ những năm 1956 với đội ngũ máy bay chỉ gồm 5 chiếc, Vietnam Airlines đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển trước khi trở thành như ngày nay. Với tên gọi là Hàng không dân dụng Việt Nam, Vietnam Airlines đã bắt đầu bay với tư cách một hãng Hàng không độc lập ngay sau khi tiếp quản sân bay Gia Lâm. Qua hơn 53 năm, Vietnam Airlines đã trải qua nhiều thay đổi và với mỗi thay đổi Vietnam Airlines không ngừng phát triển, mở rộng và cải thiện dịch vụ để trở thành một hãng hàng không đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Năm 1976, Vietnam Airlines đổi tên thành Hàng không dân dụng Việt Nam, cũng trong năm đó công ty đi vào hoạt động thường xuyên , chuyên chở 21,000 hành khách, trong đó 7,000 hành khách trên chuyến bay quốc tế và 3,000 tấn hàng hóa.

Năm 1993, Vietnam Airlines đổi tên thành Hãng Hàng không Quôc gia Việt Nam.

Đến ngày 27 tháng 5 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines Corporation) theo quyết định số 328/TTg của Chính phủ và hoạt động theo điều lệ tổ chức, theo đó lấy hãng Hàng không quốc gia làm nòng cốt. Hoạt động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam được phê chuẩn theo NĐ04/CP vào ngày 27/01/1996. Tổng công ty có trụ sở chính tại: 200 Nguyễn Sơn – Quận Long Biên – Gia Lâm – Hà Nội.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam được thành lập với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Tổng công ty có chức năng nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ, phục vụ về vận tải hàng không đối với hành khách, hàng hóa trong nước và nước ngoài, trong đó có xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng tạo nguồn vốn, thuê và mua sắm tàu bay, bảo dưỡng và sửa

chữa thiết bị, phụ tùng nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của tổng công ty; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài. Từ đó đến nay VNA đã đạt được sự tăng trưởng ngày càng lớn mạnh trong lĩnh vực kinh doanh vận chuyển hành khách và các dịch vụ khác.

Tiếp tục vươn tới tương lai, đã xây dựng những định hướng mới cho sự phát triển của mình. Đó là xây dựng Tổng công ty Hàng không Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế, phát huy vai trò kinh tế kỹ thuật hiện đại, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng Quốc gia. Trên cơ sở lấy kinh doanh vận tải Hàng không làm cơ bản, đồng thời đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, nhanh chóng hiện đại hóa, làm chủ công nghệ mới, nâng cao vị thế, xây dựng VNA trở thành hãng Hàng không có tầm cỡ, có bản sắc, là một trong những hãng hàng đầu khu vực về chất lượng và hiệu quả kinh doanh.

Trong ba năm trở lại đây, VNA không ngừng phát triển mạng bay và tiếp tục mở them nhiều đường bay mới quôc tế và nội địa. Hiện nay, VNA khai thác và hợp tác đường bay tại 19 thành phố trong nước và 40 thành phố trên thế giới ở châu Âu, châu Á, châu Úc và Bắc Mỹ.

Để làm cho sản phẩm của VNA đa dạng, phong phú và tiện lợi hơn đối với hành khách, VNA đã liên doanh liên kết với nhiều đối tác trên thế giới thông qua các hợp tác liên doanh; liên doanh trao đổi chỗ và các hợp đồng trao đổi; chia chặng đặc biệt.

2. Loại hình doanh nghiệp

Tổng công ty Hàng không Việt Nam do Chính phủ quyết định thành lập là Tổng công ty Nhà nước có quy mô lớn, lấy hãng Hàng không Quốc gia làm nòng cốt và bao gồm các đơn vị thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập, doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong ngành hàng không nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Với nhiệm vụ thực hiện kinh doanh, dịch vụ về vận tải Hàng

không đối với hành khách, hàng hóa trong nước và nước ngoài theo quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng của Nhà nước, cung ứng dịch vụ thương mại kỹ thuật Hàng không và các ngành có mối quan hệ gắn bó với nhau trong dây chuyền kinh doanh vận tải hàng không, xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, tạo nguồn vốn, thuê, cho thuê, mua sắm máy bay, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị, kinh doanh xuất khẩu vật tư, thiết bị, nhiên liệu cho ngành hàng không, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh doanh trong nước và ngoài nước, kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

Theo ngành nghề kinh doanh, các thành viên của Tổng công ty đảm nhiệm từng chức năng được phân thành các nhóm chính như sau:

Kinh doanh vận tải hàng không: chủ yếu là do Vietnam Airlines đảm nhiệm

Kinh doanh bay dịch vụ: do công ty bay dịch vụ VASCO đảm nhiệm

Cung ứng các dịch vụ hàng không đồng bộ (dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất và các dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng máy bay) do các đơn vị thuộc khối hoạch toán tập trung đảm nhiệm, bao gồm các xí nghiệp sửa chữa máy bay A75, A76.

Cung ứng các dịch vụ thương mại các cảng hàng không sân bay: do các công ty dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất đảm nhiệm là chủ yếu.

Kinh doanh nhiên liệu hàng không: do Công ty Xăng dầu Hàng không thực hiện

Kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành do Công ty Xuất nhập khẩu Hàng không thực hiện là chủ yếu dưới hình thức nhập ủy thác cho Vietnam Airlines và các đơn vị thành viên khác.

Kinh doanh xây dựng chuyên ngành và dân dụng do Công ty công trình hàng không và công ty tư vấn khảo sát thiết kế hàng không đảm nhiệm với thị trường có khả năng mở rộng nhưng thiếu ổn định

Cung ứng các dịch vụ liên quan đến kỹ thuật máy bay, sửa chữa, bảo dưỡng và phát triển, đào tạo nhân lực phát triển cho các hãng hàng không. Với sự thành lập của Công ty Kỹ thuật máy bay (VAECO).

Các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ khác

Hiện tại, Vietnam Airlines bay thẳng đến hơn 32 địa điểm quốc tế và nội địa. Với hơn 26 văn phòng, chi nhánh và hàng chục đại lý toàn cầu, Vietnam Airlines tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách.

Biểu tượng Bông sen vàng

Ngày 20/10/2002 Vietnam Airlines tổ chức lễ giới thiệu biểu tượng mới “Bông Sen Vàng”. Đây là mốc đánh đấu sự thay đổi toàn diện của Vietnam Airlines với chương trình hiện đại hoá đội ngũ máy bay, mở rộng mạng đường bay và hoàn thiện chất lượng dịch vụ để trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới.

Hoa Sen một hình tượng có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với người Việt Nam. Hoa Sen biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ; vừa đời thường lại vừa cao quý, linh thiêng; vừa duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc. Đó là những phẩm chất quý giá của Hoa Sen và là lý do để Vietnam Airlines lựa chọn Hoa Sen làm biểu tượng mới của mình. Màu vàng của Hoa Sen tượng trưng cho chất lượng và sự hoàn hảo, sang trọng.


Liên danh với các hãng hàng không khác

Tính đến 12/2009, Vietnam Airlines thỏa thuận chỗ với các hãng hàng không bao gồm:


American Airlines

Cathay Pacific

China Airlines

China Southern Airlines

Garuda Indonesia

Japan Airlines

Korean Air

Lao Airlines

Madarine Airlines

Philippine Airlines

Quantas

Virgin Blue

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển chiến lược cạnh tranh của VietNam Airlines - 5


3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Bước vào nền kinh tế thị trường hiện nay thì hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao là tiêu chí đánh giá hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Một trong những điều kiện để đánh giá là sự sắp xếp hợp lý và mang tính khoa học của cơ cấu bộ máy tổ chức. Nó thể hiện ở tính gọn gàng, đơn giản mà vẫn có tầm bao quát lớn. Tạo nên thành công và chỗ đứng của Tổng công ty hàng không trên thị trường như ngày nay một phần không nhỏ là do sự bố trí sắp xếp một cách khoa học của cơ cấu tổ chức.

Đứng đầu của Vietnam Airlines là cơ quan đầu não bao gồm Hội đồng quản trị bảy thành viên do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ định, trong đó có một ủy viên kiêm chức vụ Tổng giám đốc, trợ lý Tổng giám đốc là sáu Phó tổng giám đốc, bên dưới là các phòng ban. Cơ cấu tổ chức hoạt động và bộ máy hoạt động của Vietnam Airlines được thể hiện ở sơ đồ phụ lục.

Theo nghị định số 04/CP ngày 27/01/1996, tổ chức và hoạt động của Tổng công ty HKVN lập theo mô hình công ty trên trên cơ sở tham khảo một số kinh nghiệm của một số hãng hàng không lớn trên thế giới như Singapore Airlines, Cathay Pacific, Thai Airway. Hiện nay, Tổng công ty HKVN bao gồm 23 thành viên:

1. Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài (NIAGS)

2. Xí nghiệp thương mại mặt đất Đà Nẵng (DIAGS)

3. Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất (TIAGS)

4. Công ty bay dịch vụ Hàng Không (VASCO)

5. Công ty cổ phần dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài (NASCO)

6. Công ty cổ phần dịch vụ Hàng không sân bay Đà Nẵng (MASCO)

7. Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không (AIRSERCO)

8. Công ty cổ phần xuât nhập khẩu Hàng không (AIRIMEX)

9. Công ty TNHH xăng dầu Hàng không (VINAPCO)

10. Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không

11. Công ty cổ phần in Hàng không

12. Công ty cổ phần nhựa cao cấp Hàng không (APLACO)

13. Công ty cổ phần cung ứng và xuất nhập khẩu Hàng không (ALSIMEXCO)

14. Công ty cổ phần công trình Hàng không (ACC)

15. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và dịch vụ Hàng không (AEC)

16. Công ty cổ phần vận tải ô tô Hàng không

17. Viện khoa học Hàng không (VAI)

18. Công ty phân phối toàn cầu Abacus Việt Nam

19. Công ty cổ phần suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS)

20. Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Tân Sơn Nhất (TCS)

21. Công ty liên doanh sản xuất bữa ăn máy bay Tân Sơn Nhất

22. Công ty TNHH giao nhận hàng hóa (VINAKO)

23. Công ty Kỹ thuật máy bay (VAECO)

4. Các yếu tố sản xuất

Hệ thống sân bay:

Hệ thống sân bay là một trong những yếu tố rất quan trọng của hãng hàng không. Nó là nơi trung chuyển, là nơi khách đến và đi, là nơi dừng, đỗ máy bay. Bởi vậy, một hãng hàng không muốn phát triển mạnh trên thị trường thì yếu tố cần thiết là phải có được một mạng đường bay và hệ thống sân bay với số lượng lớn và hiện đại. Hiện nay, Vietnam Airlines đang sử dụng một mạng lưới 24 cảng hàng không trong đó có 5 cảng hàng không quốc tế và 19 cảng hàng không địa phương với tổng công suất là 14 triệu khách/ năm.

Nhìn chung, hệ thống sân bay của hãng còn thua kém so với các nước trong khu vực và quốc tế về nhiều mặt đặc biệt là cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và mức độ hiện đại phục vụ tại sân bay. Tuy nhiên, Vietnam Airlines cũng đang không ngừng cố gắng mở rộng quan hệ và nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị ở các sân

Ngày đăng: 02/05/2022