Diện Tích, Sản Lượng Và Năng Suất Vườn Cao Su Tại Việt Nam Theo Loại Hình Sản Xuất, Năm 2016 – 2019


lượng, năng suất vườn cây của các thành phần trồng cao su theo loại hình sản xuất. Tham gia trồng CSĐĐ chủ yếu là các DN cao su nhà nước, DN cao su tư nhân và CSTĐ là các hộ trồng cao su.

Bảng 3.3. Diện tích, sản lượng và năng suất vườn cao su tại Việt Nam theo loại hình sản xuất, năm 2016 – 2019

Loại hình sản xuất

Diện tích (ngàn héc-ta)

Diện tích thu hoạch (ngàn héc-ta)

Sản lượng (ngàn tấn)

Năng suất (kg/ha/năm)

2016

2017

2018

2019

2016

2017

2018

2019

2016

2017

2018

2019

2016

2017

2018

2019

Đại điền

498

474

475

452

264

256

278

284

440

416

436

453

1.671

1.621

1.570

1.594

Quốc doanh


418


405


405


361


244


230


250


240


407


375


393


386


1.672


1.626


1.569


1.609

Tư nhân

80

69

69

90

20

26

27

44

33

41

43

67

1.654

1.579

1.575

1.510

Tiểu điền

474

495

491

488

357

396

411

425

594

678

701

731

1.663

1.711

1.705

1.717

Tổng cộng

973

969

966

941

621

653

689

710

1.035

1.094

1.137

1.185

1.666

1.676

1.650

1.668

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Nguồn: VRA (2020)

(1) Doanh nghiệp trồng cao su đại điền (CSĐĐ):

Hiện nay, hầu hết cao su đại điền ở Việt Nam là của các DN nhà nước, DN tư nhân và một vài công ty có vốn nước ngoài.

Sau 1980, cây cao su được phát triển với tốc độ nhanh, chủ yếu dưới hình thức đại điền do các công ty nhà nước quản lý. Trong những năm giá cao su và thị trường tiêu thụ thuận lợi mang đến lợi nhuận cao đã thu hút nhiều DN tư nhân tham gia trồng cao su với quy mô từ vài trăm đến vài ngàn ha.

Theo kết quả khảo sát 391.500 hec-ta trên 474.652 hec-ta cao su đại điền của Tổng cục Thống kê, đến năm 2017 có 159 DN cao su, bao gồm 60 DN nhà nước, 95 DN tư nhân và 4 DN nước ngoài tham gia vào khâu trồng cao su với khoảng 106.000 lao động.


Bảng 3.4: Thống kê các loại doanh nghiệp sản xuất cao su được khảo sát năm 2017


Loại doanh nghiệp

Số lượng

Diện tích trồng

(ha)

Lao động

(người)

Tỷ trọng diện tích (%)

Tỷ trọng lao động (%)

Nhà nước

60

344.536

100.204

88

94,6

Tư nhân

95

45.698

5.317

11,7

5,0

Nước ngoài

4

1.290

354

0,3

0,4

Tổng

159

391.525

105.875

100

100

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018)

- Doanh nghiệp cao su nhà nước:

Trong 391.525 héc-ta cao su đại điền có 344.536 héc-ta cao su do 60 doanh nghiệp nhà nước thực hiện với trên 100.000 lao động. Như vậy, sản xuất cao su của doanh nghiệp nhà nước hầu hết là cao su đại điền, chiếm gần 95% tỷ trọng về lao động và gần 88% diện tích vườn cây.

Doanh nghiệp nhà nước có qui mô sản xuất cao su đại điền lớn nhất trong nước là Tập đoàn Công nghiệp Cao su (VRG) với khoảng 293.300 héc-ta và sản lượng 277.300 tấn năm, thu mua mủ cao su từ các hộ tiểu điền từ 60-75 ngàn tấn/năm và có kế hoạch thu mua hơn 100.000 tấn/ năm sau 2020, với các công ty thành viên trực thuộc ở hầu hết các vùng cao su trọng điểm với tổng diện tích cao su tại Việt Nam (Báo cáo của VRG, 2019)

Ngoài ra, chính quyền địa phương và một số đơn vị quốc phòng có một số doanh nghiệp nhà nước có diện tích cao su khá lớn ở Tây Nguyên, Bình Phước, …

- Doanh nghiệp cao su tư nhân:

Năm 2001 diện tích cao su của các doanh nghiệp nhà nước là 275.900 ha, diện tích cao su tiểu điền do nông dân trồng là 139.900 hécta (Theo số liệu tổng hợp của Hiệp hội Cao su - Biểu đồ 3.1). Từ khoảng năm 2008, các doanh nghiệp tư nhân mới tham gia trồng cao su với diện tích đạt khoảng 3.000 ha khi giá cao su trên thị trường thế giới đạt mức cao. Đến năm 2017, doanh nghiệp tư nhân tham gia sản xuất cao su chiếm 13,2% diện tích của các doanh nghiệp nhà nước và thấp hơn nhiều so với diện tích cao su tiểu điền với 95 doanh nghiệp tư nhân có tổng diện


tích cao su là 69.063 ha. Một số DN tư nhân có diện tích cao su lớn như Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai, Công Ty CP Cao su Trung Nguyên, Công ty CP Cao su Hòa Lâm … (VRA, 2018)

Biểu đồ 3.1. Phát triển cao su quốc doanh, tiểu điền và tư nhân, 2001 - 2017


Nguồn VRA 2018 Hộ trồng cao su tiểu điền CSTĐ Trong giai đoạn 2006 – 2015 1

Nguồn: VRA (2018)

. - Hộ trồng cao su tiểu điền (CSTĐ)

Trong giai đoạn 2006 – 2015 hộ trồng CSTĐ phát triển rất nhanh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 2011 có khoàng 258.000 hộ trồng cao su và đến 2017 tổng số hộ tham gia trồng cao su là 263.876 hộ với tổng diện tích là

495.033 hec-ta, trong đó có 80% diện tích vườn cây trong giai đoạn đang cho thu mủ. Có khoảng 81.330 hộ có diện tích vườn cây từ 1-2 hec-ta/hộ, chiếm khoảng 30%, số hộ có diện tích từ 0,5 hec-ta – 01 hec-ta chiếm khoảng 21,7% và số hộ có diện tích dưới 0,5 hec-ta/hộ chiếm khoảng 19,4%, bình quân diện tích cao su mỗi hộ khoảng 1,88 hec-ta. CSTĐ chủ yếu tập trung nhiều nhất ở Đông Nam bộ (chiếm đến 57% tổng số hộ năm 2017, tăng đến 118% so với 2006), thứ hai là Tây Nguyên (chiếm 22%, tăng 290% số hộ so với 2006), Duyên hải miền Trung đứng thứ ba với gần 20% số hộ, tăng 103,6% so với năm 2006). Trong những năm gần đây CSTĐ đã bắt đầu phát triển ở miền núi phía Bắc, đến năm 2017 có khoảng 5200 hộ,


chiếm khoảng 2% số hộ trồng cao su (Tổng cục Thống kê 2018) Theo số liệu của các DN lớn của nhà nước khu vực CSĐĐ, mỗi 3 hec-ta cao su cần 01 lao động, do đó với 495.033 hec-ta, CSTĐ cần ít nhất khoảng 135.000 lao động thường xuyên, chưa tính lao động gia thuộc và thời vụ .

Hiện nguồn cung cao su từ CSTĐ có tỷ lệ lớn nhất, chiếm 62% trong tổng lượng cung của cả nước, nguồn cung từ các DN nhà nước chỉ chiếm khoảng 34,2% DN tư nhân và DN nước ngoài chỉ chiếm 3,8%.

Biểu đồ 3.2. Số hộ trồng cao su ở Việt Nam năm 2017 theo diện tích


Nguồn Tổng cục Thống kê 2018 Hộp 2 Ý kiến chuyên gia 02 về cao su tiểu 2

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018)


Hộp 2: Ý kiến chuyên gia - 02 về cao su tiểu điền (CSTĐ)

- Trong những năm trước đây CSTĐ phát triển nhanh là do giá cao su tốt, lợi nhuận cao và việc trồng cao su cũng không quá khó khăn phức tạp.

- Trong những năm gần đây diện tích cao su giảm do giá cao su giảm sâu, lợi nhuận thấp một số tiểu điền đã chuyển sang trồng những cây trồng khác.

- Hạn chế lớn nhất của CSTĐ là đầu tư, chăm sóc chưa đúng mức, kỹ thuật thấp, chất lượng sản phẩm cao su chưa đảm bảo.


3.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÂU THU MUA MỦ CAO SU

Hiện nay, khâu thu mua mủ cao su nguyên liệu của tiểu điền có sự tham gia của rất nhiều đối tượng gồm DN nhà nước, DN tư nhân và tư thương, nhưng chủ yếu được thực hiện từ các DN tư nhân và tư thương.

Mủ cao su của các hộ gia đình chủ yếu được bán bán qua trung gian là tư thương hoặc bán trực tiếp cho nhà máy sơ chế mủ cao su ở địa phương có khoảng cách gần với các hộ. Tham gia vào khâu thu mua mủ từ các hộ tiểu điền cón có các doanh nghiệp tư nhân và nhiều DN nhà nước dù đã có vườn cây cao su. Để mủ cao su đến các nhà máy chế biến, nguồn mủ từ hộ tiểu điền phải trải qua nhiều khâu trung gian với nhiều cấp và giá cả chủ yếu phụ thuộc vào thương lái. Thành phần khâu trung gian đa dạng, bao gồm các đại lý thu mua của nhà máy, các đại lý thu mua trong địa bàn huyện, thôn, ấp. Do hiện vẫn còn thiếu các cơ chế đảm bảo các thông tin về giá mủ được minh bạch nên tình trạng thương lái ép giá hộ tiểu điền xảy ra tương đối phổ biến ở một số nơi và gây thiệt hại cho họ.

Hộp 3: Ý kiến của chuyên gia – 03 về cao su tiểu điền.

Nguyên nhân giá cao su của các hộ tiểu điền thấp là vì:

- Vùng trồng cao su của các hộ tiểu điền thường xa địa bàn thu mua và/hoặc nhà máy chế biến;

- Thu mua phải trải qua nhiều khâu trung gian nhiều cấp đại lý và thương lái;

- Chất lượng mủ cao su của các hộ tiểu điền thường thấp do thiếu các thông tin hướng dẫn kỹ thuật và thiếu kiểm tra chất lượng;

- Khối lượng bán từ hộ tiểu điền nhỏ.

Sự tiếp cận và am hiểu về giá cả,, thông tin thị trườung của các hộ tiểu điền còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau như chưa có sàn giao dịch cao su, chưa có các chợ cao su trung tâm (như ở Thái Lan). Tuy nhiên, thông tin về thị trường, giá cả cao su trong những năm gần đây được cải thiện do có sự tác động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin. Tình trạng thiếu thông tin và thương lái ép giá đối với các hộ sản xuất cao su phần nào đã được hạn chế do Hiệp hội Cao su và các DN nhà nước thường xuyên cập nhật trên website, các trang mạng.


Bảng 3.5. Một số doanh nghiệp công bố giá thu mua mủ trên trang website‌


TT

Tên Doanh nghiệp

Địa chỉ Website

1

Công ty Cao su Bình Long

http://www.binhlongrubber.vn/

2

Tổng công ty Cao su Đồng Nai

http://www.donaruco.vn/

3

Công ty Cao su Lộc Ninh

https://locninhrubber.vn/

4

Công ty CP Cao su Phước Hòa

http://www.phr.vn/

5

Công ty Cao su Phú Riềng

http://www.phuriengrubber.vn/

6

Công ty CP Cao su Tây Ninh

http://www.taniruco.com.vn/

Nguồn: VRA


3.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÂU CHẾ BIẾN CAO SU

Thực trạng phát triển khâu chế biến cao su gồm thực trạng sơ chế mủ cao su (chế biến thô) và chế biến sản phẩm cao su (chế biến sâu)

3.4.1. Thực trạng sơ chế mủ cao su

Tham gia sơ chế mủ cao su chủ yếu gồm có doanh nghiệp nhà nước trung ương và địa phương, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài và hợp tác xã. Theo số liệu thống kê của Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2015, cả nước có 162 nhà máy sơ chế mủ cao su với 1.213.600 tấn tổng công suất thiết kế; cao hơn 24,63% o với sản lượng 973.700 tấn năm 2014 và cao hơn 19,33% so với sản lượng 1.017.000 tấn năm 2015. Theo đó, số DN tư nhân là 115, công suất thiết kế 701.600 tấn/ năm, chiếm 57,8%; số DN nhà nước là 44, công suất thiết kế 488.000 tấn/ năm, chiếm 40,2%; số DN nước ngoài là 01, công suất thiết kế 18.000 tấn/ năm, chiếm 1,5%; Số hợp tác xã là 02, công suất thiết kế 6.000 tấn/ năm, chiếm 0,5%.

Bảng 3.6. Số nhà máy sơ chế cao su theo loại hình doanh nghiệp năm 2014


Loại hình

Số lượng

Công suất thiết kế (tấn/năm)

Công suất thiết kế (%)

DN tư nhân

115

701.600

57,8%

DN nhà nước

44

488.000

40,2%


Loại hình

Số lượng

Công suất thiết kế (tấn/năm)

Công suất thiết kế (%)

DN nước ngoài

1

18.000

1,5%

Hợp tác xã

2

6.000

0,5%

Tổng

162

1.213.600

100%

Nguồn: Cục Chế biến Nông Lâm, Thủy sản và Nghề muối (2015)

Đến năm 2018, Việt Nam có tổng số 197 nhà máy sơ chế với công suất thiết kế khoảng hơn 1,3 triệu tấn mủ khô/năm (theo só liệu tổng hợp của VRA- Bảng 3.7). So với năm 2014 có khoảng 35 nhà máy thành lập mới. Đông Nam Bộ là vùng có số lượng nhà máy nhiều nhất (118), với công suất thiết kế 1,137 triệu tấn/năm, vượt sản lượng Đông Nam bộ hơn 200 ngàn tấn/năm. Tây Nguyên có 20 nhà máy, công suất 167.860, do vậy, cao su sản xuất ra ở vùng này một phần được chuyển về Đông Nam Bộ để sơ chế. Miền Trung có diện tích cao su nhỏ hơn, có 58 nhà máy với công suất thiết kế là 146.497 tấn/năm. Tây Bắc có 01 nhà máy sơ chế mủ với tổng công suất 9.000 tấn/năm.

Bảng 3.7. Số lượng và công suất nhà máy sơ chế cao su theo vùng năm 2018



Vùng

Số nhà máy

Công suất thiết kế (tấn/năm)

Sản lượng trong vùng (tấn/năm)

Công suất so

với sản lượng (%)

Tây Bắc

01

6000

2.275,4

263,7

Miền Trung:

58

146.497

103.530,7

141,5

- Bắc Trung Bộ

31

83.497

41.230

202,5

- Nam Trung Bộ

27

63.000

62.300,7

101,12

Tây Nguyên

20

167.860

224.126,9

74,89

Đông Nam Bộ

118

1.013.981

807.767

125,5

Tổng cộng

197

1.334.338

1.137.700,0

117,28

Nguồn: VRA (2019)


Hộp 4: Ý kiến chuyên gia – 04 về sơ chế và tiêu thụ cao su

- Việc pha trộn tạp chất vào nguyên liệu, gây ảnh hưởng đến chất lượng sơ chế mủ cao su là một trong những bất cập của ngành cao su do Việt Nam chưa có tiêu



chuẩn quốc gia đối với nguyên liệu đầu vào.


- Tình trạng nhiều cơ sở chế biến cao su do tư nhân xây dựng tự phát gây ra nhiều hệ lụy không tốt do không có quy hoạch cơ sở chế biến cao su toàn quốc và việc xây dựng nhà máy chưa gắn với quy mô vùng nguyên liệu.

- Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn Thái Lan, Malaysia do chất lượng mủ đầu vào không đảm bảo dẫn đến chất lượng sản phẩm cao su sơ chế kém, không đồng đều và ổn định.

3.4.2. Thực trạng chế biến sản phẩm cao su công nghiệp

Tiêu thụ cao su nội địa Việt Nam để chế biến các sản phẩm công nghiệp cao su đạt khoảng trên dưới 200.000 tấn/năm, chiếm khoảng 20% sản lượng cao su trong những năm gần đây.

Bên cạnh những nhà máy sơ chế nguyên liệu cao su, đã có một số nhà máy chế biến sâu, sản xuất sản phẩm như lốp xe, găng tay, chỉ thun, bong bóng… được đầu tư, mở rộng trong thời gian gần đây để nâng cao giá trị gia tăng của ngành cao su, tạo thêm việc làm, nâng cao trình độ tay nghề, kiến thức cho người lao động. Sản phẩm cao su Việt Nam phục vụ trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và gia dụng, từ ngành ô tô (lốp xe, săm, linh kiện) đến ngành y tế (găng tay, sản phẩm y tế), giày dép (đế giày), may mặc (chỉ thun), vận chuyển (băng tải), hàng gia dụng (nệm gối, sàn lót, đồ chơi trẻ em), thể thao (bóng đá)...

Theo số liệu khảo sát của Tổng cục Thống kê năm 2017, đến hết năm 2016 có 61.701 lao động trong 456 đơn vị chế biến sản phẩm cao su công nghiệp. Trong số các đơn vị này, Khối doanh nghiệp nhà nước chiếm 2% về số đơn vị và 16% về số lao động. Doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 70,4% về số đơn vị và là số lượng đông đảo nhất, nhưng chỉ chiếm 23% về số lao động. Trong khi khối doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm 27% về số đơn vị nhưng chiếm gần 61% về số lao động. Điều này cho thấy phần lớn các DN tư nhân là DN quy mô nhỏ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022