Phương Pháp Luận Duy Vật Biện Chứng Và Duy Vật Lịch Sử


Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đặt trong mối quan hệ và lợi thế, yếu thế so sánh của Việt Nam với các nước khác trên thế giới.

Mặt khác, bằng việc nghiên cứu thực tiễn sự phát triển ngành cao su ở một số nước ở Châu Á, Đông Nam Á có điều kiện khá tương đồng với Việt Nam như: Mã Lai, In-đô-nê-xia, Thái Lan, Ấn Độ, nghiên cứu sinh đã đúc rút 9 bài học kinh nghiệm, nhất là hệ thống các chính sách vĩ mô để xây dựng các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cao su Việt Nam trong thời gian tới, nội dung này là một phần trong Chương 4 của Luận án.


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHUNG

2.1.1. Phương pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử

Trong luận án, nghiên cứu sinh dựa vào những nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật để phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề khoa học mà luận án cần giải quyết.

Vận dụng Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến để xem xét sự phát triển ngành cao su Việt Nam trong mối quan hệ giữa kinh tế với xã hội và môi trường hướng đến phát triển bền vững và cụ thể trong mối quan hệ giữa các khâu của quá trình phát triển: Khâu sản xuất, khâu thu mua, khâu chế biến, khâu xuất khẩu, khâu tiêu thụ trong nước... giữa các khâu có mối quan hệ biện chứng với nhau, có vị trí vai trò khác nhau nằm trong thể thống nhất, như là quá trình tái sản xuất mở rộng ngành cao su và vị trí, vai trò của các khâu cũng khác nhau.

Vận dụng Nguyên lý về sự phát triển để thấy được quá trình phát triển ngành cao su Việt Nam trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự phát triển của các chỉ số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chỉ số về tài chính, tiền tệ, việc làm, thu nhập bình quân, xuất nhập khẩu, từ đó thấy được vị trí vai trò của ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH đất nước nói chung và lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Vận dụng các quy luật cơ bản của Chủ nghĩa duy vật lịch sử như quy luật về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định để thấy được nguồn gốc, động lực, phương thức và con đường của sự phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó, có sự đánh giá khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể của ngành cao su làm luận cứ đề ra những chính sách giải pháp phù hợp, thúc đẩy ngành cao su phát triển đến năm 2030 và những năm tiếp theo.


Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030 - 12

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu chung

2.1.2.1 Phép trừu tượng hóa khoa học

Trừu tượng hóa khoa học là phương pháp nghiên cứu đặc thù của Kinh tế chính trị học yêu cầu phải gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những sự việc ngẫu nhiên không thuộc bản chất của nó, chỉ giữ lại những quá trình, hiện tượng vững chắc, ổn định, điển hình tiêu biểu cho đối tượng nghiên cứu ấy.

Thứ nhất, nghiên cứu sinh đã gạt bỏ những nội dung ngẫu nhiên, ít liên quan đến vấn đề nghiên cứu chỉ giữ lại những nội dung ổn định, bền vững bản chất. Khi xác định những nội dung phát triển ngành cao su Việt Nam, tác giả đã căn cứ vào lý luận đã trình bày, trừu tượng hóa và xây dựng nội dung phát triển, thực chất là đi trả lời câu hỏi phát triển ngành cao su là phát triển những nội dung gì? Tác giả đưa ra các nội dung mà có số liệu để trình bày, đánh giá đồng thời không đánh mất bản chất tất nhiên của nội hàm phát triển ngành cao su Việt Nam.

Thứ hai, tách riêng một nhân tố hay một quá trình nào đó để nghiên cứu, tạm thời gác lại các nhân tố hay quá trình khác. Vì vậy, nghiên cứu sự phát triển ngành cao su nghiên cứu sinh đã chia ra các khâu của sự phát triển để thuận lợi trong việc đánh giá, phân tích với những số liệu rò ràng theo chuỗi thời gian, phạm vi và đối tượng thống nhất. Mục đích là tránh được những đánh giá chung chung, thiếu trọng tâm trọng điểm, tránh được các yếu tố “gây nhiễu”. Nghiên cứu sinh đã cố gắng tách riêng từng yếu tố sản xuất, thu mua, chế biến, thị trường tiêu thụ để có những đánh giá cụ thể, chính xác, khoa học, đáp ứng được mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể mà luận án đã đặt ra.

2.1.2.2. Phương pháp phân tích lịch sử thống nhất với logic

Về cơ bản phương pháp này được biểu hiện trên hai vấn đề sau:

Một là, phương pháp nghiên cứu lô gích về thực chất chỉ là phương pháp lịch sử đã thoát khỏi hình thái lịch sử và những hiện tượng ngẫu nhiên. Khi đánh giá sự phát triển ngành cao su thiên nhiên và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo knhững số liệu mà Nghiên cứu sinh thu thập được đảm bảo yếu tố lịch sử, phản ánh đúng tiến trình lịch sử. Lịch sử không chỉ là những số liệu về thời gian, lịch sử còn gắn với những chính sách, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội… Những


bài học kinh nghiệm cả về thành công và thất bại cũng gắn liền với những sự kiện lịch sử, phải dựa vào lịch sử, quán triệt nguyên tắc lịch sử để có những nhận định, đánh giá khoa học, chính xác theo nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu.

Hai là, phải hiểu luận điểm: lịch sử của đối tượng nghiên cứu bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy về đối tượng cũng phải bắt đầu từ đó. Đối tượng nghiên cứu của luận án đó chính là phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn do đó lịch sử nghiên cứu phải gắn liền với lịch sử phát triển ngành cao su. Trọng tâm là từ khi thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt với những số liệu thông kê đầy đủ, đảm bảo phán ánh chân thực, chính xác mà vẫn tuân thủ quan điểm lịch sử, hệ thống, tập trung là giai đoạn 2010 – 2018.

2.1.2.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống

Nghiên cứu sự phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tác giả tiếp cận trên quan điểm hệ thống, đó là, thấy được vai trò của ngành cao su, những nhân tố cả khách quan, chủ quan tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành cao su. Sự phát triển của ngành cao su phải đặt trong chỉnh thể, thống nhất của nội dung CNH, HĐH đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

2.1.2.4. Phương pháp tiếp cận liên ngành

Khoa học, xét đến cùng là tìm ra những tri thức mới nhằm phục vụ cho con người và sự phát triển của con người. Vì thế, trong nghiên cứu đặc biệt là những nghiên cứu về kinh tế - xã hội nhất thiết phải sử dụng tổng hợp các phương pháp, với nghiên cứu sinh việc sử dụng phương pháp liên ngành không là ngoại lệ và cần thiết. Phương pháp này được sử dụng nhằm nghiên cứu tác động của sự phát triển sản xuất cao su đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với sự kết hợp của các chuyên ngành: Kinh tế Chính trị học, Kinh tế học, Xã hội học, Khoa học nông nghiệp.

Việc kết hợp với xã hội học giúp luận án nghiên cứu sâu hơn sự tác động của sự phát triển sản xuất cao su đến các vấn đề của xã hội và kiến nghị những giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực một cách rò ràng hơn, khả thi hơn.


2.1.2.5. Phương pháp hệ thống cấu trúc

Phương pháp hệ thống cấu trúc yêu cầu phải xem xét các đối tượng một cách toàn diện nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong trạng thái vận động và phát triển, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và các quy luật vận động của đối tượng. Trên cơ sở đó, trong nghiên cứu này nghiên cứu sinh cố gắng làm rò việc phát triển ngành cao su trên nhiều mặt với các góc độ kinh tế, xã hội, môi trường trong chuỗi sản phẩm của cây cao su, đã góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam như thế nào và cần có những giải pháp gì để phát triển ngành cao su trong thời gian tới, phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta theo quan điểm của Đảng và Nhà nước.

2.1.2.6. Phương pháp quy nạp và diễn dịch

Phương pháp quy nạp là phương pháp đi từ những hiện tượng riêng lẻ, rời rạc độc lập ngẫu nhiên rồi liên kết các hiện tượng ấy với nhau để tìm ra bản chất của một đối tượng nào đó.

Ví dụ, việc phát triển cao su tạo việc làm, giúp ổn định và nâng cao thu nhập của người dân, xoá đói giảm nghèo trên cơ sở nâng cao giá trị khai thác quỹ đất, hình thành những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn qua đó đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững kinh tế, xã hội, môi trường và làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Phương pháp diễn dịch ngược lại với phương pháp quy nạp. Đó là phương pháp đi từ cái bản chất, nguyên tắc, nguyên lý đã được thừa nhận để tìm ra các hiện tượng, các biểu hiện, cái trùng hợp cụ thể trong sự vận động của đối tượng. Thông qua khảo sát thực tế, quan sát những thay đổi trong ngành cao su qua nhiều năm, đánh giá những cải tiến ở từng vùng, khu vực trước và sau khi ngành cao su thiên nhiên được phát triển tại đó. Bên cạnh việc đánh giá tổng quát bên ngoài, nghiên cứu sinh còn thu thập các thông tin, số liệu thống kê về kinh tế, xã hội … để làm cơ sở bổ trợ cho đề tài nghiên cứu được rò ràng, chính xác hơn, mang tính thuyết phục cao.


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CỦA LUẬN ÁN

2.2.1. Quy trình nghiên cứu của luận án


Xây dựng khung phân tích

Định hướng, giải pháp phát triển ngành cao su Việt Nam đến năm 2030

Tổng quan lý thuyết và tài liệu về phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn

Đánh giá thực trạng phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.


Nguồn: Nghiên cứu của tác giả.

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu

2.2.1.1. Bước 1: Tổng quan lý thuyết và tài liệu về phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

Trình bày khái quát kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về chủ đề về ngành, phát triển ngành kinh tế kỹ thuật và phát triển ngành cao su cũng như chủ đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

2.2.1.2. Bước 2: Xây dựng khung phân tích

Trên cơ sở tổng quan, nghiên cứu xây dựng khung phân tích cho đề tài bao gồm: nội dung phát triển của ngành cao su (sản xuất cao su, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cao su và gỗ cao su); những tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế xã hội của việc phát triển ngành cao su; những nhân tó ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành cao su.

2.2.1.3. Bước 3: Đánh giá thực trạng phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Trên cơ sở lý luận về nội dung phát triển ngành cao su và các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội của ngành cao su, thực hiện việc phân tích đánh giá hiện trạng phát triển cùa ngành cao su trong giai đoạn 2005-2019, chủ yếu giai đoạn 2010-2018 trên các nội dung sản xuất cao su, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cao su và gỗ cao su. Đồng thời thực hiện đánh giá chung sự phát triển của ngành cao su bao gồm những thành tựu đã đạt được, những thiếu sót, tồn tại. Trên cơ sở lý luận về những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành cao su để


phân tích nguyên nhân của những thiếu sót, tồn tại trong phát triển ngành cao su thời gian qua.

2.2.1.4. Bước 4: Định hướng, giải pháp phát triển ngành cao su Việt Nam đến năm 2030

Trên cơ sở lý luận về sự phát triển của ngành cao su và phân tích đánh giá thực trạng phát triển ngành cao su trong thời gian qua để thực hiện: (i) Dự báo tình hình thế giới và trong nước đến phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030; (ii) Xác định các quan điểm về phát triển ngành cao su; (iii) Xác định định hướng phát triển ngành cao su; (iiii) Xây dựng hệ thống giải pháp phát triển ngành cao su đến 2030.

2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp các dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước đã được nghiệm thu và công bố, các báo cáo của các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị có liên quan về phát triển sản xuất cao su bao gồm Báo cáo tổng kết kết quả SX-KD hàng năm của Tập đoàn Công nghiệp Cao su và 15 Công ty thành viên. Ngoài ra còn thu thập thông tin từ các báo phổ thông và trên mạng internet.

Thực hiện việc xử lý phân tích tổng hợp các thông tin thứ cấp đã thu thập (i) phân tích, hệ thống hóa, tổng hợp các dữ liệu định tính để làm rò các nội dung nghiên cứu (ii) thực hiện các thống kê mô tả: tính toán các giá trị trung bình, tần số, tần suất, hình thành các biểu, bảng thống kê, biểu đồ, đồ thị v.v....

Từ thống kê, nghiên cứu sinh tiến hành mô tả sự biến thiên của các đại lượng, ý nghĩa, mối quan hệ, tác động giữa các tiêu chí từ đó thấy được những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của vấn đề phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

2.2.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia nhằm thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và phỏng vấn thu thập ý kiến các chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm lâu năm và chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực luận án đang thực hiện nghiên cứu. Phương pháp này dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản


ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia trong ngành và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học. Nhiệm vụ của phương pháp là thu thập những đánh giá khách quan, đánh giá chuyên sâu về quá trình thay đổi, phát triển, nâng cao đời sống, kinh tế xã hội tác động đến CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong suốt nhiều thập kỷ qua thông qua lịch sử phát triển của ngành cao su.

Trong luận án, nghiên cứu sinh cũng tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý SX-KD về các nội dung và kết quả nghiên cứu thông qua phỏng vấn hoặc trao đổi trực tiếp trong các hội thảo, hội nghị ngành cao su. Từ đó, hệ thống lại các đánh giá, dự báo của các chuyên gia.

2.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa với loại hình phỏng vấn sâu định

tính.

Phương pháp phỏng vấn định tính được thực hiện trên cơ sở làm rò thực trạng

phát triển của ngành cao su, đánh giá những thành tựu đã đạt được, tìm ra những thiếu sót tồn tại và phát hiện những nguyên nhân của những thiếu sót tồn tại của ngành cao su trong thời gian qua nhằm mục tiêu là tìm ra định hướng và giải pháp cho sự phát triển của ngành cao su trong giai đoạn tới.

Phương pháp chọn mẫu định tính được thực hiện với cở mẫu là 16 DN cao su theo phương pháp lựa chọn có chủ đích là Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và 15 công ty thành viên trực thuộc.

- Tập đoàn Công nghiệp Cao su (VRG) là DN nhà nước có qui mô sản xuất CSĐĐ lớn nhất, với tổng diện tích cao su tại Việt Nam khoảng 293.300 héc-ta và sản lượng 277.300 tấn năm.

- 15 công ty thành viên trực thuộc VRG bao gồm:

+ 8 Công ty Cao su khu vực Đông Nam Bộ có diện tích là 124.815 hec-ta với sản lượng 149.659 tấn trên tại địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, gồm có 5 công ty TNHH Một Thành Viên: Công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Dầu Tiếng, Công ty Cao su Phú Riềng, Công ty Cao su Lộc Ninh, Công ty Cao su Bình Long và 3 Công ty Cổ phần: Công ty CP Cao su Phước Hòa, Công ty CP Cao su Đồng Phú, Công ty CP Cao su Tân Biên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022