Công Ty Cao Su Tnhh Một Thành Viên Tại Khu Vực Tây Nguyên


+ 7 Công ty Cao su TNHH Một Thành Viên tại khu vực Tây Nguyên với diện tích 52.469 héc-ta và sản lượng là 43.483 tấn trên tại địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk gồm: Công ty Cao su Chư Sê, Công ty Cao su Chư Pah, Công ty Cao su Ea H’leo, Công ty Cao su Krong Buk, Công ty Cao su Mang Yang, Công ty Cao su Kon Tum, Công ty Cao su Chư Prông.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su và 15 công ty trực thuộc Tập đoàn có tính đại diện cao cho toàn ngành cao su vì:

+ Quy mô sản xuất của Tập đoàn cao su chiếm đến 30% diện tích và sản lượng cao su cả nước.

+ Địa bàn hoạt động của Tập đoàn cao su với 15 DN thành viên trãi rộng từ Đông Nam Bộ đến Tây Nguyên, là hai khu vực SX-KD cao su chủ yếu của cả nước.

+ Tập đoàn Công nghiệp Cao su và 15 DN thành viên không chỉ sản xuất cao su và các sản phẩm cao su, gỗ cao su mà còn khép kín chuỗi sản xuất và tiêu thụ cao su trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Mẫu khảo sát thực địa ở đây không có đại diện của DN sản xuất cao su tư nhân và nước ngoài do qui mô vườn cây sản xuất cao su của các DN khu vực này chiếm tỉ lệ nhỏ trong ngành cao su. Điều này được bổ sung làm rò bằng dữ liệu thống kê tổng hợp về tình hình hoạt động, SX-KD cao su của cả nước thông qua số liệu của vườn cây cao su đại điền và tiểu điền trong phần phân tích thực trạng của luận án.

Về hình thức khảo sát định tính, nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu không cấu trúc và bán cấu trúc bằng hướng dẫn phỏng vấn sâu, trực tiếp phỏng vấn hoặc thông qua mail, điện thoại lấy ý kiến lãnh đạo các đối tượng khảo sát là DN.

Quá trình xử lý các dữ liệu định tính thu thập được từ phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia được (i) nhập dữ liệu phỏng vấn vào cây dữ liệu “note tree” theo các nội dung và từ khóa; (ii) lập bảng phân tích ma trận dữ liệu theo 2 chiều: đối tượng phỏng vấn và từ khóa; (iii) So sánh đối chiếu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng được phỏng vấn với nội dung trả lời phỏng vấn theo từ khóa cũng như tìm ra mối liên hệ giữa các nội dung trả lời phỏng vấn giữa các từ khóa với nhau; đồng thời liên hệ với lý luận để rút ra các nhận định cần thiết về hiện trạng


phát triển ngành cao su và định hướng giải pháp cho giai đoạn tới. Các kết luận rút ra từ kết quả khảo sát định tính được được đưa vào luận án trong phần phân tích thực trạng và phương hướng giải pháp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Việc xác định các phương pháp nghiên cứu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện luận án. Nó giúp cho luận án được hoàn thiện theo một trình tự logic, khoa học phù hợp với chuyên ngành Kinh tế Chính trị.

Trên cơ sở tổng hợp, phân tích tổng quan lý thuyết và thực tiễn liên quan đến đề tài, nghiên cứu sinh đã xác định phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với chuyên ngành Kinh tế Chính trị. Phương pháp tiếp cận của vấn đề nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử với các phương pháp tiếp cận cụ thể như: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Nguyên lý về sự phát triển, Phép trừu tượng hóa khoa học, Phương pháp phân tích mâu thuẫn, Phương pháp phân tích lịch sử thống nhất với logic, Phương pháp tiếp cận liên ngành, tiếp cận hệ thống.

Với phương pháp tiếp cận nêu trên, các phương pháp nghiên cứu cụ thể cũng được nghiên cứu sinh tiến hành phù hợp với các nguồn số liệu để đánh giá đầy đủ thực trạng của vấn đề nghiên cứu theo sơ đồ nghiên cứu và khung phân tích. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể đó là: Phương pháp phân tích và tổng hợp, Phương pháp chuyên gia, Phương pháp khảo sát thực địa với loại hình phỏng vấn sâu định tính.

Nghiên cứu sinh đã thu thập, trình bày hệ thống thông tin và dữ liệu nghiên cứu gồm cả thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp, là cơ sở cho việc khảo sát đánh giá thực trạng. Trong nội dung này phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình (case study method) được sử dụng, thông qua các công cụ phân tích như đã trình bày ở trên cùng với phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia để nghiên cứu việc phát triển ngành cao su, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn phát triển để đề xuất các giải pháp phù hợp trong điều kiện Việt Nam.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

3.1. KHÁI QUÁT CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU THIÊN NHIÊN

Theo nhiều tài liệu cho thấy, cây cao su xuất hiện ở Việt Nam từ thời Pháp thuộc cuối thế kỉ XIX (1897). Nhận thấy Việt Nam là nơi có những điều kiện thuận lợi vượt trội để phát triển cao su, từ năm 1906 các công ty của thực dân Pháp tập trung đầu tư mạnh vào việc trồng và khai thác cao su ở miền Nam và đã đạt đến

140.000 ha vào năm 1960. Tuy nhiên đến 1975 diện tích cao su chỉ còn khoảng

75.000 ha nhưng bị chiến tranh, bom mìn tàn phá nặng nề.

Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất, để cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, Chính phủ đã quốc hữu hóa toàn bộ các đồn điền cao su của thực dân, địa chủ. Trên cơ sở đó các vườn cây cao su và các nhà máy chế biến đã được Nhà nước khôi phục, sửa chữa, vận hành và không ngừng được mở rộng với quy mô, sản lượng, giá trị ngày một lớn, hình thành các trung tâm cao su trọng điểm ở Đông Nam Bộ, Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên.

Chính sách phát triển SX-KD ngành cao su từ năm 1975 đến nay (Phụ lục 1) có thể khái quát qua các giai đoạn, như sau:

Giai đoạn khôi phục sản xuất (1976 - 1980): Đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, nền kinh tế chìm trong khủng hoảng nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó ngành cao su đã bước vào giai đoạn tái thiết, khôi phục và nhanh chóng ổn định đời sống cho người lao động. Đến cuối năm 1980 diện tích cao su đạt khoảng 87.700 héc-ta với sản lượng là 41.100 tấn/năm. Trong giai đoạn này trồng mới và tái canh khoảng

14.000 ha với tốc độ bình quân đạt khoảng 2.800 ha/năm. Tuy nhiên năng suất vườn cây rất thấp, bình quân chỉ đạt 0,5 tấn/ha. Tỉ lệ vườn cây phải thanh lý lên đến 25% trên tổng số diện tích trồng mới hàng năm do chất lượng vườn cây trồng mới kém, tỉ lế cây sống thấp.


Giai đoạn phát triển vườn cây, quy mô sản xuất (1981 - 1995): Ngày 12 tháng 4 năm 1981, Tổng cục Cao su được thành lập theo Nghị Định số 159/CP của Chính phủ, làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành cao su Việt Nam. Trong giai đoạn 1981-1985 nhờ sự hỗ trợ vốn từ Liên Xô nên diện tích cao su phát triển rất nhanh đạt 105.000 ha cao su trồng mới (bình quân 20.000 ha/năm) và 33.000 ha được trồng trong năm 1984, một mức kỷ lục mới trong lịch sử ngành cao su Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành cao su phát triển phù hợp với tiềm năng lợi thế các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung.

Chất lượng vườn cây từ năm 1981-1985 tuy có tăng nhưng chưa đạt, năng suất vẫn còn rất thấp, chỉ ở mức 0,78 tấn/ha/năm do phát triển vườn cây với tốc độ quá nhanh. Giai đoạn tiếp theo từ năm 1986-1995, chất lượng vườn cây cao su tốt hơn,

45.000 ha vườn cây cao su đã được Tổng Công ty Cao su Việt Nam ( hiện là VRG) trồng trong thời gian này với tỷ lệ sống cao, bình quân khoảng 93%. Sau gần 10 năm đầu tư mở rộng sản xuất ngành cao su đã có bước phát triển vững chắc hơn, các vườn cây đã được định hình và hệ thống nhà máy chế biến tại các công ty cao su ở khu vực miền Đông Nam Bộ đã được nâng cấp, trang bị công nghệ và thiết bị tiên tiến hơn. Nhiều đơn vị quân đội đóng quân trên các địa bàn các tỉnh cũng tham gia tổ chức trồng cây cao su. Song song đó, phong trào trồng CSTĐ trong nhân dân cũng phát triển mạnh nhờ có sự khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Phát triển cao su trên cơ sở hợp tác với các tổ chức, DN nước ngoài cũng được triển khai, ở Đắc Lắc trên cơ sở liên doanh với Cộng hòa Liên bang Đức và ở tỉnh Bà Rịa với Cộng hòa Bê-la-rut (Liên xô trước đây). Tổng diện tích cao su Việt Nam lên đến 278.400 ha và sản lượng sản xuất đạt 124.700 tấn/năm vào cuối năm 1995.

Giai đoạn phát triển SX - KD và tái cấu trúc hướng đến phát triển bền vững (từ 1995 đến nay):

Tổng Công ty Cao su Việt Nam được Chính phủ đánh giá cao và chọn thí điểm xây dựng thành tập đoàn kinh tế mạnh theo tinh thần Nghị định số 91/TTG ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Đó là kết quả của quá trình vượt qua muôn vàn khó khăn và từng bước đứng vững và thích nghi được với cơ chế thị


trường sau 10 năm đổi mới (1986-1995). Tập đoàn cao su đã thực hiện sắp xếp lại các đơn vị sản xuất, lưu thông phân phối và các đơn vị sự nghiệp trong phạm vi cả nước. Đến năm 2006, diện tích cao su Việt Nam tăng gần gấp hai lần và sản lượng tăng hơn bốn lần so với năm 1995 với tổng diện tích là 522.200 héc-ta và với sản lượng là 554.000 tấn. Từ tháng 10/2006 theo Quyết định số 249/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) được thành lập. Với chủ trương phát triển và sự hỗ trợ của Chính phủ, từ 2006 trở đi diện tích cao su phát triển rất nhanh, đặc biệt là cao su tiểu điền. Đến năm 2019 tổng diện tích cao su Việt Nam là 941.300 héc-ta và sản lượng 1.185.000 tấn tăng gấp hai lần so với năm 2006 và gần gấp mười lần so với năm 1995 (VRA, 2020).

Năm 2013 Chính phủ phê duyệt đề án Tái cơ cấu Ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại Quyết định (899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013). Theo Quyết định 419/QĐ-TTg ngày 05/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, cao su được xác định là 1 trong 4 nông sản được đưa vào thí điểm trong Chương trình quốc gia giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững, VRG là DN tiên phong trong tái cấu trúc phát triển bền vững và đã thực hiện cổ phần hoá theo phương án sắp xếp, đổi mới các công ty, đơn vị trực thuộc và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01/6/2018. Hiện VRG đang quản lý gần 410.000 ha cao su (293.000 ha trong nước và hơn 116.000 ha ở Lào và Campuchia), phát triển chuỗi sản xuất theo mô hình nông lâm kết hợp và nông nghiệp công nghệ cao.

Cây cao su vừa cho mủ, lấy gỗ, vừa góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn, bảo vệ môi trường, sinh thái. Diện tích trồng cao su chiếm trên 50% tổng diện tích đất trồng cây công nghiệp dài ngày của Việt Nam, (941 ngàn ha/1.845 ngàn ha cây công nghiệp lâu năm, Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối, 2019) . Ngành cao su từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động.

Xuất khẩu cao su và sản phẩm cao su hiện là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trên 7 tỷ USD/năm. Trong khi sản xuất các ngành nông nghiệp của Việt Nam ở nông thôn còn nhỏ, lẻ, công nghiệp chế biến nông sản hàng hóa chưa phát triển thì ngành sản xuất, chế


biến cao su thực sự là sản xuất nông sản hàng hóa. Ngành cao su ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp nước ta và đang hướng đến phát triển bền vững trên cả ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường.

3.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU THIÊN NHIÊN

3.2.1. Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su

Cây cao su được du nhập vào Việt Nam từ 1897. Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, với điều kiện khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng thuận lợi Việt Nam đã lựa chọn cây cao su là một trong những cây chủ lực.

Trong giai đoạn 1980 – 2015, cao su Việt Nam phát triển nhanh, về diện tích tăng trưởng hàng năm khoảng 7,1% và về sản lượng khoảng 9,2 %. Năng suất cây cao su đã tăng từ 703 kg/ha năm 1980 lên 1,441kg/ha năm 2005 (tăng hơn 2,4 lần). Trong suốt hơn 10 năm qua từ 2007 đến nay năng suất cao su đạt quanh mức 1.600

- 1.700 kg/ha (VRA, 2020).

Từ năm 2015 trở lại đây, do giá cao su trên thị trường thế giới giảm sâu nên diện tích vườn cây cao su chửng lại và bắt đầu có dấu hiệu giảm, năm 2014 là 978.900 héc-ta song đến năm 2019 còn 941.300 héc-ta. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam và 15 công ty cao su thành viên cho thấy: nhiều công ty cao su ở Đông Nam bộ có diện tích đất bị thu hẹp do chính quyền địa phương thu hồi đất phục vụ các công trình hành chính, phúc lợi xã hội tại địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh… Tuy nhiên dù diện tích giảm nhưng sản lượng vẫn tăng và năng suất vẫn ổn định do diện tích vườn cây thu hoạch tăng (diện tích thu hoạch năm 2014 là 570.000 ha, năm 2019 tăng lên 710.700 ha).

Bảng 3.1. dưới đây cho thấy từ năm 2005 đến 2019, diện tích cây cao su tăng từ 482.700 héc-ta lên đến 941.300 ha, diện tích thu hoạch và sản lượng cũng tăng nhanh chóng, ước đạt 1.185.000 tấn, với năng suất đạt 1.668kg/ ha.

Bảng 3.1. Diện tích, sản lượng và năng suất cao su Việt Nam năm 2005 – 2019


Năm

Diện tích (ha)

Tăng trưởng (%, ha)

Diện tích thu hoạch

(ha)

Sản lượng (tấn)

Tăng trưởng (%, tấn)

Năng suất (kg/ha)

2005

482.700

---

334.200

481.600

---

1.441

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030 - 13


Năm

Diện tích (ha)

Tăng trưởng (%, ha)

Diện tích thu hoạch

(ha)

Sản lượng (tấn)

Tăng trưởng (%, tấn)

Năng suất (kg/ha)

2006

522.200

8,18% (39.500)

356.400

555.400

15,32% (73.800)

1.558

2007

556.300

6,53% (34.100)

377.800

605.800

9,07% (50.400)

1.603

2008

631.500

13,52% (75.200)

399.100

660.000

8,95% (54.200)

1.654

2009

677.700

7,32% (46.200)

418.900

711.300

7,77% (51.300)

1.698

2010

748.700

10,48% (71.000)

460.000

751.700

5,68% (40.400)

1.712

2011

801.600

7,07% (52.900)

510.000

789.400

5,02% (37.700)

1.716

2012

917.900

14,51% (116.300)

548.100

877.200

11,12% (87.800)

1.720

2013

958.800

4,46% (40.900)

563.600

947.100

7,97% (69.900)

1.728

2014

978.900

2,1% (20.100)

570.000

966.600

2,06% (19.500)

1.696

2015

985.600

0,68% (6.700)

604.300

1.012.700

4,77% (46.100)

1.676

2016

973.500

- 1,23% (-12.100)

621.400

1.035.300

2,23% (22.600)

1.666

2017

969.700

- 0,39% (-3.800)

653.200

1.094.500

5,72% (59.200)

1.676

2018

965.400

- 0,44% (-4.300)

686.400

1.142.000

4,34% (47.500)

1.664

2019

941.300

- 2,5% (-24.100)

710.700

1.185.200

3,78% (43.200)

1.668

Nguồn: VRA (2020)


Hộp 1: Ý kiến Chuyên gia - 01 về nguyên nhân diện tích cao su giảm.

Nguyên nhân diện tích cao su giảm là do:

- Giá cao su giảm sâu và thiếu ổn định.

- Quỹ đất sử dụng trồng cây cao su không tăng mà còn giảm bớt do Chính quyền thu hồi đất cho các công trình phúc lợi, xã hội, các khu công nghiệp hay các dự án khác …

- Các vườn cây do hộ tiểu điền, các doanh nghiệp tư nhân trồng ở những vùng không hiệu quả nên phải chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc trồng các loại cây khác có hiệu quả hơn.

3.2.2. Sự phân bố sản xuất cao su ở Việt Nam

Diện tích cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ, kế đến là Tây Nguyên và Miền Trung.

Đông Nam bộ là vùng có điều kiện thổ nhưỡng, sinh thái thích hợp nhất để phát triển cao su, được chon lựa để trồng cây cao su đầu tiên vào năm 1897. Hiện là


vùng cao su truyền thống ở Việt Nam, có diện tích vườn cây lớn nhất nước với 548.900 ha và năng suất bình quân từ 2-2,2 tấn/ha/năm

Với 248.100 ha cao su, Tây Nguyên là vùng cao su lớn thứ hai của Việt Nam. Tại đây, cây cao su phát triển diện rộng từ 1957 sau khi được trồng thử từ những năm 1920. So với vùng Đông Nam bộ, ở Tây Nguyên sản lượng và năng suất của cây cao su có hạn chế hơn, chỉ đạt từ 1,5 - 2 tấn/ ha /năm do phần lớn diện tích cao su có cao trình từ 400 – 700 m so với mặt nước biển.

Với 140.500 ha, Duyên hải miền Trung là vùng cao su lớn thứ ba của Việt Nam. Cây cao su phát triển quy mô lớn trong những năm 1960 sau khi được trồng thử từ năm 1958. Cây cao su được phát triển trở lại ở Bắc Trung bộ và mở rộng đến Nam Trung bộ từ những năm 1990.

Bảng 3.2. Diện tích, sản lượng và năng suất vườn cao su tại Việt Nam theo vùng năm 2017 – 2019

Vùng trồng

Diện tích (ngàn ha)

Tỷ trọng (%)

Diện tích thu hoạch

(ngàn ha) Tỷ trọng (%)

Sản lượng (ngàn tấn)

Tỷ trọng (%)

Năng suất

(kg/ha/năm)

2017

2018

2019

2017

2018

2019

2017

2018

2019

2017

2018

2019

Đông Nam Bộ

548,9

56,6%

497,13

56,9%

542,4

57,6%

417,2

63,9%

432,1

63,0%

435,6

61,3%

777,2

71,0%

809,9

70,9%

812,4

68,5%

1.863

1.874

1.865

Tây Nguyên

249

25,7%

247

25,6%

234,6

24,9%

152,5

23,3%

160,6

23,4%

173,1

24,4%

215,3

19,7%

219,8

19,2%

254,6

21,5%

1.412

1.368

1.471

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền

Trung


141,4

14,6%


138,7

14,4%


134,6

14,4%


80,8

12,4%


86,0

12,5%


91,3

12,8%


99,9

9,1%


106,9

9,4%


109,7

9,3%


1.237


1.243


1.202

Miền Bắc

30,3

3,1%

29,9

3,1%

29,5

3,1%

2,6

0,4%

7,5

1,1%

10,5

1,5%

1,9

0,2%

5,2

0,5%

8,3

0,7%

730

699

785

Tổng

cộng

969,6

965,4

941,3

653,2

686,4

710,7

1.094,5

1.142,0

1.185,2

1.676

1.664

1.668


Nguồn: VRA (2020)

3.2.3. Các loại hình trồng cao su ở Việt Nam

Tổng diện tich cao su Việt Nam năm 2019 là 941.300 héc-ta, gồm cao su đại điền (CSĐĐ) và cao su tiểu điền (CSTĐ). Bảng 3.3 dưới đây cho thấy diện tích, sản

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí