Những Bài Học Kinh Nghiệm Cho Sự Phát Triển Ngành Cao Su Việt


- AIRIA) ngành cao su Ấn Độ hiện có khoảng 3000 hội và nhóm người sản xuất CSTĐ. Chính phủ khuyến khích CSTĐ nước này thành lập Hội Người sản xuất Cao su (Rubber Producers Society) và các hợp tác xã. Thông qua các tổ chức này Chính phủ hỗ trợ nông dân về vật tư, vốn vay, tổ chức sơ chế, tiếp thị tập trung và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tiêu biểu của ngành cao su của Ấn Độ là năng suất cao su cao, giá bán tốt và chế biến sản phẩm lốp xe.

Trong giai đoạn 2010 - 2016, sản lượng lốp xe của Ấn Độ liên tục tăng và đạt 152 triệu lốp trong năm tài chính 2015 - 2016. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (CARG) đạt 4,1%. Chủng loại lốp xe 2 - 3 bánh chiếm sản lượng lớn nhất và đạt 79,94 triệu lốp, tiếp theo là lốp xe con 38,7 triệu lốp, lốp xe buýt và xe tải 16,76 triệu lốp, lốp xe thương mại hạng nhẹ 9,73 triệu lốp… Xét về cơ cấu tiêu thụ cao su tại Ấn Độ, trong năm tài chính 2014 - 2015, phân khúc săm lốp ô tô chiếm 66% lượng tiêu thụ cao su, săm lốp xe 2 bánh chiếm 8%, còn lại là các sản phẩm cao su khác. Tổng doanh thu từ phân khúc lốp xe của Ấn Độ trong năm tài chính 2014 - 2015 ước đạt khoảng 8,5 tỷ USD. Tổng doanh thu từ phân khúc sản phẩm cao su ngoài lốp xe của Ấn Độ đạt khoảng 4,8 tỷ USD (Vinod Simon, 2016) [107]

1.4.4. Ngành cao su Thái Lan

Cây cao su khi du nhập vào Thái Lan được trồng chủ yếu ở vùng miền Nam Thái Lan, sau đó loại cây này được mở rộng đến vùng Đông Bắc (Phụ lục 8, Hình 1). Sản lượng cao su Thái Lan tăng nhanh trong các thập niên vừa qua: từ 185.000 tấn năm 1961 đã tăng lên 4.973.000 tấn năm 2018. Hiện Thái Lan là nước sản xuất và xuất khẩu cao su sơ chế dẫn đầu thế giới với sản lượng xuất khẩu đạt 4,3 triệu tấn và tiêu thụ cao su nội địa là 627.000 tấn năm 2018 (Natural Rubber Trends Statistic, August - December 2019, ANRPC).

Cơ quan Quản lý Cao su Thái Lan - RAOT (Rubber Authority of Thailand) là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cao su trực thuộc Bộ Nông nghiệp& Hợp tác xã Thái Lan.

Ngoài chức năng quản lý ngành, Cơ quan Quản lý Cao su Thái Lan (RAOT) thông qua Quỹ hỗ trợ tái canh cây cao su - ORRAF (Office of the Rubber Replanting Aid Fund) hỗ trợ các hộ CSTĐ thành lập các hợp tác xã và tài trợ, cung


cấp vật tư phân bón và giống cho nông dân tái canh cây cao su với năng suất cao. Mặt khác thành lập các chợ cao su trung tâm để hỗ trợ giao dịch mua bán của tiểu điền không bị ép giá, việc mua bán công bằng và minh bạch.

Về sản xuất và tiêu thụ cao su, tại Thái Lan, với sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu cao su Thái Lan, nhằm cải thiện chất lượng CSTĐ, các Trung tâm chế biến tập trung theo nhóm được thành lập trên khắp đất nước với trên 90% vườn cây là CSTĐ. Đến nay, có khoảng 700 hợp tác xã CSTĐ được thành lập ở Thái Lan, các hợp tác xã này đủ khả năng chế biến cao su đạt tiêu chuẩn quốc tế và trực tiếp bán cao su cho các nhà xuất khẩu và DN nước ngoài. Liên đoàn Hội người trồng cao su Thái Lan được tổ chức trên cơ sở liên kết các Hội người trồng cao su ở các tỉnh do Cục Khuyến Nông quản lý và hoạt động trên khắp đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Ở Thái Lan, để thực hiện thu mua cao su trực tiếp từ các hợp tác xã và các hội người trồng cao su Cơ quan Quản lý Cao su Thái Lan (RAOT) đã thành lập 6 Chợ cao su trung tâm hoạt động theo cơ chế đấu giá là Songkhla, Surat Thani, Nakhon Si Thammarat, Yala, Buriram và Nong Khai tại những vùng trồng cao su chính của cả nước như Hatyai, Surat Thani… . Với cơ chế này, giá mua bán được hình thành hợp lý, CSTĐ không bị chèn ép bởi các nhà buôn trung gian.

Chính phủ Thái Lan đã thành lập Ủy ban chính sách cao su quốc gia do Phó Thủ tướng làm chủ tịch để phát triển ngành cao su. Nhằm nâng cao năng suất và thu nhập của nông dân, kế hoạch phát triển ngành cao su theo từng 5 năm và chiến lược dài hạn đến 20 năm được Ủy ban này xây dựng. Trong Chiến lược 20 năm ngành cao su giai đoạn 2016-2036 Chính phủ Thái đã vạch ra 5 mục tiêu cụ thể để đạt được vào năm 2036. Thứ nhất, giảm diện tích cao su từ 3,73 triệu hectare năm 2016 xuống 2,94 triệu hécta, chiếm 21% diện tích các đồn điền cao su. Thứ hai, nâng sản lượng trung bình lên 360 kg/1.600 m2 (0,16 hec-ta), tăng 60% so với mức 224 kg/1.600 m2 năm 2016. Thứ ba, tăng thu nhập từ 11.984 baht/1.600 m2 năm 2016 lên 19.800 baht/1.600 m2 qua đó tăng 265% thu nhập trung bình của nông dân. Thứ tư, mỗi năm tăng giá trị từ 250 tỷ baht năm 2016 lên 800 tỷ baht cao su tự nhiên và các sản phẩm làm từ cao su xuất khẩu. Thứ năm là nâng tổng sản lượng cao su cao su tiêu thụ nội địa mỗi năm từ mức 13,6% lên mức 35% (Ngọc Quang, 2019) [29].

Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030 - 11



Nam

1.4.5. Những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển ngành cao su Việt


Bài học thứ nhất, thành lập các tổ chức, cơ quan quản lý chuyên ngành

cao su để quản lý và định hướng phát triển

Ngành cao su Mã Lai, Thái Lan, Ấn Độ phát triển khác nhau với thế mạnh riêng của từng nước, tuy nhiên có điểm chung là đều có các cơ quan quản lý nhà nước quản lý chuyên ngành và điều hành trực tiếp. Ở Mã Lai có Tổng cục Cao su và các tổ chức quản lý và hỗ trợ tiểu điền như RISDA, FELCRA, FELDA. Ở Ấn Độ có Tổng cục Cao su Ấn Độ, ở Thái Lan có Cơ quan Quản lý Cao su (RAOT) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan. Các cơ quan, tổ chức này được thành lập nhằm quản lý, hỗ trợ phát triển ngành cao su và cao su tiểu điền. Từ sự phát triển và thành tựu của ngành cao su các nước nêu trên, ta thấy được vai trò và sự cần thiết thành lập các cơ quan, tổ chức chuyên ngành nhà nước để quản lý, điều hành và hỗ trợ kịp thời các vấn đề của ngành cao su theo tình hình, thực trạng của các nước. Hiện nay, ngành cao su Việt Nam chưa có cơ quan quản lý chuyên ngành và những tổ chức tương tự như của các nước được nghiên cứu nêu trên. Vì vậy, việc nghiên cứu thành lập các cơ quan, tổ chức chuyên ngành để định hướng, quản lý, điều hành trực tiếp ngành cao su là hữu ích và cần xem xét.

Bài học thứ hai, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ cao su.

Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ cao su để tăng năng suất vườn cây, tăng tiêu thụ nội địa, phát triển công nghiệp chế biến cao su tối đa hóa hiệu quả ngành cao su:

- Ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật về giống để tăng năng suất, chất lượng vườn cây

Các yếu tố giúp vườn cây ngành cao su Thái Lan, Mã Lai, Ấn Độ đạt năng suất cao, trong khi In-đô-nê-xia chỉ đạt năng suất thấp đã minh chứng cho việc ứng dụng các tiến bộ về giống cao su của các nước. Năng suất và chất lượng vườn cao su ở Thái Lan, Mã Lai, Ấn Độ đã được cải thiện liên tục thông qua các chương trình tái canh, trồng mới cao su với những giống cao su cao sản. Chính phủ các nước đã


đầu tư nghiên cứu tạo ra giống cao su có năng suất cao và chuyển giao cho người nông dân với sự giám sát chặt chẽ của cơ quan khuyến nông về mặt kỹ thuật để tái canh và trồng mới cao su thông qua các chương trình của các tổ chức FELCRA, RISDA tại Mã Lai hay ORRAF ở Thái Lan. Điều này đã góp phần giúp các nước này cải thiện năng suất, chất lượng vườn cây và hiệu quả chưỗi cung ứng ngành cao su một cách đáng kể.

- Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật để phát triển chế biến sản phẩm cao su công nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất cao su và tăng tiêu thụ nội địa.

Tập trung nghiên cứu và ứng dụng khoa học – kỹ thuật để phát triển các ngành công nghiệp sử dụng cao su, ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su của Mã Lai đã đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục, dẫn đầu về sản xuất găng tay cao su toàn cầu, chiếm 63% sản lượng thế giới. Tiêu thụ cao su nội địa của Mã Lai những năm qua gần như đã sử dụng hết sản lượng cao su trong nước, đạt 541.700 tấn và

528.100 tấn trên 603.300 tấn và 639.800 tấn của tổng sản lượng cao su cả nước năm 2018 và 2019. (ANRPC, August 2020).

Ngành chế biến sâu cao su phát triển nhờ sự hỗ trợ thuận lợi từ phát triển trồng cao su và ở chiều ngược lại hoạt động trồng cao su nhận được tác động tích cực từ sự phát triển của ngành chế biến sâu, qua đó làm gia tăng giá trị cao su, thúc đẩy phát triển sản xuất.

- Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong ngành xây dựng và cầu đường để thúc đẩy tiêu thụ cao su

Để thúc đẩy tiêu thụ nội địa cao su, ngoài ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để phát triển ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cao su Thái Lan đã ứng dụng công nghệ nhựa đường cao su trong xây dựng và bảo dưỡng đường xá tại một số tuyến đường dẫn vào vườn cao su các Hợp tác xã tại Hat Yai, tỉnh Songkhla. Sau thời gian đưa vào sử dụng, các đánh giá cho thấy đường nhựa cao su hóa với tỷ lệ cao su khoảng 5% - 8% khối lượng chất kết dính bitumen sử dụng trong hỗn hợp bê tông nhựa nóng đã cải thiện một số đặc tính của đường nhựa làm tăng hiệu quả sử dụng một cách đáng kể.


Hiện tại các quốc gia sản xuất cao su có sản lượng lớn như Thái Lan và In-đô- nê-xia có nhiều tuyến đường được xây dựng với nhựa đường cao su hóa và đưa vào khai thác. Việc đẩy mạnh ứng dụng cao su vào ngành xây dựng và cầu đường đã cải thiện hạ tầng cơ sở, tăng tiêu thụ nội địa, giảm áp lực dư cung, cải thiện giá cao su và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thứ trưởng Bộ Công nghiệp trồng trọt và hàng hóa Malaysia, Tiến sĩ Datuk Seri Wee Jeck Seng cho biết, năm 2019, Mã Lai đã sử dụng khoảng 0,08% sản lượng cao su (khoảng 400 đến 500 tấn cao su) để xây dựng đường giao thông bằng cách sử dụng công nghệ bitum cao su hóa và đang có kế hoạch xây dựng thêm các tuyến đường hoặc lát đường bằng công nghệ này nối các khu vực nông thôn và đường giao thông nông thôn (VRA, 8/2020) [17]

Bài học thứ ba, cao su tiểu điền phát triển góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và thu nhập ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Chính sách phát triển cao su tiểu điền (CSTĐ) đã có ở các nước nghiên cứu nêu trên và đã đạt được một số thành công nhất định. Thu nhập của người dân ngày càng cao, góp phần xóa đói giảm nghèo nhờ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên các nước Thái Lan, Mã Lai, In-đô-nê-xia cũng có những vùng sản xuất cao su kém hiệu quả và cho năng suất thấp, đặc biệt ở In- đô-nê-xia. Nguyên nhân của hạn chế này xuất phát từ kỹ năng nghề nghiệp và trình độ học vấn của nông dân . Vì vậy, chính sách phát triển CSTĐ ngoài việc nghiên cứu áp dụng các giống cao sản còn phải tập trung vào đào tạo, thường xuyên tập huấn kiến thức và kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực sản xuất cao su để giúp bà con nông dân nâng cao năng lực sản xuất. Tại In-đô-nê-xia, Chính phủ cũng có chính sách phát triển cao su đại điền hạt nhân để hỗ trợ CSTĐ xung quanh và các khu vực lân cận như là mô hình tham khảo nhưng mô hình này chưa được phát triển rộng rãi, quy mô còn nhỏ.

Bài học thứ tư, thực hiện liên kết và hợp tác quốc tế để phát triển ngành

Để thực thi kế hoạch hành động theo thoả thuận của Hiệp định hợp tác, ba nước Mã Lai, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a đã thành lập Hội đồng Cao su quốc tế ba Bên (International Tripartite Rubber Council), gọi tắt là ITRC gồm đại diện của Chính


phủ và DN thuộc ngành cao su của ba nước nhằm kiểm soát việc dự trữ và quyết định thời gian, mức xuất khẩu cao su đảm bảo quyền lợi chung và phát triển bền vững ngành cao su của các nước.

Với tầm quan trọng của sự hợp tác và liên kết quốc tế, Việt Nam trong giai đoạn trước mắt cần tham gia chặt chẽ với các tổ chức cao su khu vực và quốc tế mà 3 nước trên cũng là thành viên như Hội đồng Doanh nghiệp Cao su Đông Nam Á - ARBC (Asean Rubber Business Council), Hội đồng Cao su quốc tế ba Bên (International Tripartite Rubber Council), Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên - ANRPC (Association of Natural Rubber Producing Countries), Hiệp hội Cao su quốc tế - IRA (Intnernational Rubber Association) nhằm trao đổi thông tin cung cầu thị trường, số liệu thống kê, thảo luận, phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh, đề xuất các giải pháp về chính sách, chiến lược vì sự phát triển bền vững ngành cao su, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp vào sự tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường và nhất là không bị tụt hậu.

Bài học thứ năm, thành lập các khu công nghiệp tiến đến thành phố cao

su

Để đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cao su các nước Mã Lai,

Thái Lan đã thành lập các khu công nghiệp cao su, thành phố cao su để kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài tiến đến hợp tác, liên kết các thành phố cao su liền kề trong khu vực như trường hợp Thành phố Cao su ở Kedah của Mã Lai và Thành phố Cao su ở Songkla của Thái Lan, tập trung tạo ra sự liên hoàn và thuận lợi trong sản xuất, chế biến, giám định tiêu chuẩn chất lượng, gắn kết việc tăng cường kỹ thuật công nghệ chế biến cao su với môi trường, sinh thái (The Government Public Relations Department, 2016) [98].

Bài học thứ sáu, ứng dụng công nghệ thông tin tiết giảm chi phí tiếp thị, tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng

Tại Mã Lai, nhằm tăng tính hiệu quả của chuỗi cung ứng, giảm chi phí ở khâu tiếp thị hỗ trợ tiểu điền cao su nhận biết và đạt được giá bán cao su tại vườn (farm- gate price) tốt hơn, Chính phủ Mã Lai đã khởi động chương trình My Rubber Online (MyROL). Mủ đông (Cup lumps) của các hộ tiểu điền sẽ được tập trung tại


các điểm thu gom, sau đó được giao dịch trực tuyến qua hệ thống MyROL và hệ thống tự động chọn lọc người mua trả mức giá cao nhất.

Tại Thái Lan Chính phủ đã thành lập 6 Chợ cao su trung tâm trực thuộc Cơ quan Quản lý Cao su Thái Lan (RAOT) tại Songkhla, Surat Thani, Nakhon Si Thammarat, Yala, Buriram và Nong Khai. Chợ cao su trung tâm hoạt động theo hình thức đấu giá, các hoạt động giao dịch, mua bán cao su được ứng dụng công nghệ thông tin một cách công khai, minh bạch theo những quy định cụ thể, đã góp phần định hướng giá cao su tại địa phương, tạo sự công bằng giữa người mua và người bán về vấn đề chất lượng, trọng lượng và giá cả.

Bài học thứ bảy, thúc đẩy sự liên kết tập thể, hình thành hợp tác xã

Thúc đẩy sự liên kết tập thể, Thái Lan đã thành lập các hợp tác xã để ứng dụng, chia sẻ các biện pháp thực hành nông nghiệp nhằm đạt hiệu quả trong sơ chế, kinh doanh cao su và hỗ trợ nông dân đạt được vị thế tốt hơn trong thương lượng, giao dịch mua bán

Tại Ấn Độ, để thúc đẩy sự liên kết tập thể, Tổng cục Cao su Ấn Độ đã khuyến khích thành lập khoảng 3.000 hội/nhóm các nhà sản xuất cao su (Rubber Producers’ Societies) - hình thức tập hợp các hộ nông dân cấp thôn, xã hoạt động như một "hội nông nghiệp". Một số trong những hội/nhóm này đã xây dựng được thương hiệu riêng đối với chủng loại cao su tờ chất lượng cao.

Bài học thứ tám, sử dụng các chính sách hỗ trợ xuất khẩu

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ các nước rất linh hoạt và kịp thời đặc biệt là Mã Lai và Thái Lan, có thể phân thành 3 nhóm lớn mang tính tổng thể cho xuất khẩu các mặt hàng cao su:

- Nhóm thứ nhất là ưu đãi thuế, trong đó có hoàn trả thuế, giảm, miễn thuế đối với các sản phẩm trung gian nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu;

- Nhóm thứ hai là hoàn thuế, giảm thuế đối với nhóm thiết bị, máy móc nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu;

- Nhóm thứ ba là ưu đãi tín dụng, hỗ trợ đầu tư xúc tiến xuất khẩu và hoạch định chiến lược thị trường xuất khẩu trung và dài hạn.


Bài học thứ chín, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu

Xúc tiến xuất khẩu có nhiều nội dung hoạt động phong phú nhưng ngoài các hoạt động xúc tiến thương mại chung của quốc gia, các DN cao su của 3 nước nêu trên, đặc biệt là của Thái Lan, Mã Lai chú trọng việc tìm hiểu những thị trường mục tiêu thông qua thành lập các văn phòng hoặc sử dụng chuyên gia tư vấn sở tại theo từng thị trường. Do đó, họ có những quyết sách đúng đắn, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường, của từng khách hàng. Kinh nghiệm của một số nước thành công trong lĩnh vực phát triển thị trường xuất khẩu cao su cho thấy, cần thiết có những tổ chức chuyên trách trong nghiên cứu thị trường ngoài nước.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu và các tài liệu liên quan, luận án đã xây dựng cơ sở khoa học bao gồm cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển ngành cao su ở Việt Nam và một số quốc gia có đặc điểm, điều kiện khá tương đồng với Việt Nam, rút ra những bài học kinh nghiệm trong phát triển ngành cao su ở nước ta, cụ thể:

Nghiên cứu sinh đã xây dựng các khái niệm công cụ và khái niệm trung tâm của luận án, đó là: Các khái niệm về cao su, phát triển và phát triển ngành cao su, khái niệm về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, mối quan hệ giữa sự phát triển ngành cao su với CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt việc xây dựng khái niệm phát triển ngành cao su, phân tích nội hàm của khái niệm này là cơ sở để nghiên cứu sinh xây dựng các nội dung (Có thể hiểu như là câu trả lời cho câu hỏi, phát triển ngành cao su ở Việt Nam là phát triển nội dung gì?). Theo nghiên cứu sinh nội dung phát triển ngành cao su được đề cập đến 5 vấn đề trong 4 khâu đó là: Khâu sản xuất, khâu thu mua, khâu chế biến và khâu tiêu thụ (xuất khẩu và tiêu thụ nội địa). Nội dung này là phạm vi, định hướng để nghiên cứu sinh tiến hành đánh giá thực trạng phát triển ngành cao su của Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh đã xây dựng chuỗi giá trị của ngành cao su, những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngành cao su, khung lý thuyết nghiên cứu sự phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Đây cũng là nội dung làm cơ sở để đánh giá những thuận lợi, khó khăn của việc phát triển ngành cao su

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí