Kinh Nghiệm Phát Triển Ngành Cao Su Ở Một Số Nước Và Bài Học Cho Việt Nam


xuất. Lao động trong sản xuất cao su bao gồm lao động trong biên chế và lao động thuê ngoài, hầu hết là dân địa phương và một số vùng nông thôn các tỉnh khác chuyển đến.

d) Nguồn vốn đầu tư cho ngành cao su

Vốn là điều kiện hàng đầu trong quá trình SX-KD cao su. Nguồn vốn tự có và vốn vay ngân hàng của người trồng cao su có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả SX- KD do thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su khá dài, đến 5-6 năm. Trong các thành phần kinh tế tham gia trồng cao su, những DN nhỏ và hộ nông dân trồng cao su là những đối tượng rất thiếu vốn, cần được quan tâm hỗ trợ, giảm thiểu thủ tục vay vốn và nâng cao hạn mức cho vay ưu đãi là việc cần thực hiện để hỗ trợ CSTĐ và ngành cao su phát triển.

e) Trình độ tổ chức, quản lý sản xuất

Việc quy hoạch, bố trí sản xuất nhằm khai thác tốt tiềm năng và nguồn lực có hạn là một việc rất cần thiết. Đặc biệt là trong sản xuất cao su, việc thiết kế, bố trí trồng, chăm sóc và khai thác có ý nghĩa quan trọng bởi nó có ảnh hưởng đến năng suất mủ đồng thời còn liên quan đến quá trình vận chuyển mủ sau khi đã khai thác về nhà máy chế biến. Ngoài ra công tác quản lý cũng rất quan trọng, đối với sản xuất cao su cần có trình độ chuyên môn hoá cao, trình độ canh tác và công nghệ chế biến nghiêm ngặt, do đó để người lao động làm việc có hiệu quả cần phải hướng dẫn, đào tạo và có cơ chế quản lý phù hợp và chuyên nghiệp.

g) Thành phần kinh tế (quan hệ sản xuất)

Quan hệ sản xuất phải được xác lập phù hợp với thực trạng tình hình phát triển của lực lượng sản xuất. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của ngành cao su hiện nay, bao gồm DN nhà nước, DN tư nhân, DN nước ngoài và hộ CSTĐ giúp phát huy mọi tiềm năng đầu tư cho sản xuất. Quy mô sản xuất của các DN nhà nước hiện lớn hơn nhiều so với DN tư nhân, nhất là về đất đai và lao động. Tuy nhiên, công suất thiết kế và hoạt động của các nhà máy DN tư nhân thường có cơ cấu, tỷ trọng sử dụng linh hoạt và chủng loại sản phẩm đa dạng hơn DN nhà nước.


Hộ CSTĐ tuy có qui mô nhỏ, lẻ nhưng phát triển nhanh, hiện nguồn cung cao su có tỷ lệ lớn hơn nguồn cung từ các thành phần khác, chiếm hơn 51% diện tích và 60% sản lượng cao su nguyên liệu cả nước (VRA, 2020).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

h) Điều kiện kinh tế - xã hội địa phương

Về cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật địa phương, cây cao su thường được trồng tập trung và ở những vùng sâu, vùng xa nên cần phải bố trí kết cấu hạ tầng đồng bộ kèm theo như: điện, thuỷ lợi, giao thông, thông tin truyền thông để quá trình SX- KD của các DN cao su đạt được hiệu quả cao.

Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030 - 10

Cơ sở hạ tầng xã hội địa phương bao gồm cơ sở y tế, văn hóa, giáo dục là điều kiện cần thiết để duy trì ổn định và phát triển nguồn nhân lực cho ngành cao su. Hầu hết vườn cây cao su ở nông thôn, hoạt động của ngành cao su gắn bó với địa bàn địa phương nên các cơ sở hạ tầng xã hội ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao năng suất lao động và cuộc sống người công nhân cao su và dân cư tại địa phương.

1.3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng cầu thị trường

a) Môi trường thị trường

Môi trường thị trường thông qua thể chế kinh tế quốc gia và quan hệ kinh tế quốc tế; quan hệ cung-cầu sản phẩm cao su; các tác nhân kinh tế tham gia thị trường sẽ chi phối chiều hướng phát triển của ngành cao su. Thông qua các hiệp định thương mại tự do, thị trường uất khẩu các sản phẩm của ngành tiếp tục được mở ra. Tuy nhiên, sự gia tăng sức ép cạnh tranh hội nhập quốc tế bởi các rào cản thương mại và các rủi ro cũng tạo ra các khó khăn tiếp cận thị trường. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập hiện nay, tuân thủ quy định của pháp luật nước sở tại và nước tiêu thụ, các quy định về môi trường, về truy xuất nguồn gốc, sử dụng lao động, phí, thuế v.v…trong toàn bộ chuỗi cung sản phẩm là yêu cầu đáp ứng về phát triển bền vững của khách hàng và thị trường.

b) Nhu cầu thị trường tiêu thụ

Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại của đơn vị, cơ sở SX-KD cao su. Thị trường đóng vai trò rất quan trọng, là khâu trung gian nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Lựa chọn phương thức tổ chức sản xuất như thế nào cho phù hợp với thị trường, thu được lợi nhuận tối đa là những vấn đề cần thực hiện của


người sản xuất. Cao su có ưu thế là có nhu cầu tiêu thụ lớn và ổn định trong các ngành công nghiệp trong nước cũng như quốc tế. Thêm vào đó, do mang tính thời vụ ít gắt gao hơn các loại nông sản khác và không phải là sản phẩm tươi sống, cao su có thể khai thác linh hoạt và bảo quản lâu dài sau khi chế biến. Nhu cầu thị trường lớn cùng với những ưu điểm của cây cao su là những yếu tố để ngành cao su phát triển nhanh và ổn định trong nhiều năm qua.

Thị trường xuất khẩu cao su hiện là kênh tiêu thụ chính của ngành cao su, tuy nhiên nhu cầu thị trường tiêu thụ nội địa cao su để chế biến các sản phẩm cao su công nghiệp trong những năm gần đây phát triển nhanh, là một kênh tiêu thụ đang tăng trưởng tốt và rất tiềm năng với xu thế chuyển dịch đầu tư của thế giới và những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã ký kết hiện nay.

c) Giá cao su

Giá sản phẩm là sự quan tâm hàng đầu của người sản xuất. Với người trồng cao su, đó là giá cao su mủ tươi và mủ sơ chế trên thị trường. Đời sống của người trồng cao su phụ thuộc rất lớn vào sự biến động của giá cao su trên thị trường. Giá cao là động lực để người sản xuất thâm canh, tăng cường độ khai thác để tăng nhanh sản lượng cao su. Ngược lại, khi giá cao su thấp lợi nhuận giảm, động lực tăng năng suất mất đi, sản lượng và diện tích vườn cây giảm.

d) Công tác quảng bá thương hiệu và tiếp thị

Để thực hiện được việc chuyển đổi từ sơ chế, xuất khẩu nguyên liệu thô với giá trị gia tăng thấp, sang chế biến sâu, xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao trên thị trường quốc tế, thương hiệu sản phẩm là một trong những yếu tố có giá trị cốt lòi của ngành hàng để tạo điều kiện bứt phá trong tiêu thụ và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tình trạng giá bán cao su Việt Nam luôn thấp hơn so với giá bán các mặt hàng cùng chủng loại từ các quốc gia khác, nguyên nhân là uy tín và thương hiệu cao su Việt Nam chưa được hình thành, công tác tiếp thị còn yếu kém, chất lượng sản phẩm không ổn định do nguồn nguyên liệu không đồng đều, còn có sự pha trộn tạp chất vào trong mủ, hệ thống quản lý chất lượng chưa chặt chẽ, đồng bộ. Do đó, việc bảo đảm chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia là yêu cầu cần thiết để nâng cao giá trị thương hiệu ngành hàng và thương hiệu quốc gia.


1.3.2.3. Các ngành hỗ trợ.

Cũng như nhiều ngành hàng khác, ngành cao su cần có sự hỗ trợ từ các ngành hàng sản xuất, dịch vụ khác nhau để bảo đảm các yếu tố cho sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Trong đó, việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến việc trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su là ngành sản xuất cung ứng vật tư nông nghiệp, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Kế đến là các ngành sản xuất và cung ứng vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ chế biến cao su để bảo đảm chất lượng sản phẩm cao su, tăng năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất. Các ngân hàng cung ứng vốn nhất là vốn trung dài hạn cho việc trồng cây cao su và mua sắm máy móc thiết bị chế biến sản phẩm cũng rất cần thiết cho hiệu quả SX-KD cao su.

1.3.2.4. Chính sách Nhà nước.

Những chính sách vĩ mô của nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển KT-XH nói chung và ngành cao su nói riêng. Chu kỳ sống của cây cao su đến hơn 30 năm do đó chính sách phát triển ngành cao su phải có tính dài hạn và phù hợp với quy hoạch, đặc điểm sản xuất từng địa phương là hết sức cần thiết.

Chính sách đất đai của Nhà nước là nhân tố quan trọng để phát triển qui mô sản xuất cao su. Chính sách đất đai trước đây qui hoạch dành cho phát triển cao su bao gồm: đất trống, đồi trọc, đất sản xuất là rừng tự nhiên nghèo, rừng non phục hồi, rừng tre nứa, rừng hiệu quả thấp được phép chuyển đổi sang trồng cao su. Chính sách đất đai của Nhà nước còn bao gồm việc giao đất cho nông dân và cho thuê đất đối với các DN cao su.

Các chính sách khác như: Chính sách thuế, chính sách lao động, tiền lương, chính sách khoa học công nghệ, chính sách tín dụng, chính sách kinh tế đối ngoại đều có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của ngành cao su.

Qui hoạch sản xuất cao su là một công cụ hữu hiệu để Chính phủ kiểm soát và hỗ trợ sự phát triển ngành. Diện tích đất sản xuất cao su tăng hay giảm phụ thuộc vào quy hoạch và quản lý quy hoạch. Khuyến khích mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của thị trường xuất khẩu là xu hướng chung của công tác qui hoạch sản xuất cao su của các quốc gia có thế mạnh về ngành cao su


trong thời gian qua. Việt Nam không là ngoại lệ, tuy nhiên với chính sách khuyến khích mở rộng sản xuất cao su cho xuất khẩu nhưng quản lý quy hoạch không chặt chẽ, bên cạnh cao su tập trung theo các vùng quy hoạch của các DN nhà nước, CSTĐ phát triển một cách tự phát, dẫn đến diện tích cao su đã phát triển vượt xa so với quy hoạch.

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

1.4.1. Ngành cao su Mã Lai

Ngành trồng cao su là một trong những ngành sản xuất quan trọng và lâu đời ở Mã Lai. Đặc trưng cơ bản của ngành cao su Mã Lai là chính sách phát triển cao su tiểu điền (CSTĐ). Hiện nay CSTĐ chiếm tới 93% diện tích và 80% sản lượng, trong đó 74,5% các CSTĐ ở Mã Lai có diện tích dưới 3,0 ha.

- Phát triển cao su tiểu điền (CSTĐ) ở Mã Lai chủ yếu do 3 tổ chức thực hiện: Tổ chức thứ nhất, Cơ quan phát triển đất liên bang - FELDA (Federal Land Development Authority) được Chính phủ thành lập từ năm 1957 để thực hiện việc khai hoang đất mới, định cư dân nghèo, cho vay vốn khai hoang, trồng mới, chăm sóc và thu hồi vốn dần khi khai thác cao su. FELDA hỗ trợ các hộ trồng cao su, cọ dầu và một số cây khác. Các hộ được hỗ trợ xây dựng nhà ở, khai hoang trồng mới và cơ sở hạ tầng bởi các công ty chuyên trách sau đó cấp cho các hộ để chăm sóc khai thác. Các hộ sẽ hoàn trả dần chi phí đầu tư hàng tháng khi thu hoạch trong vòng 15 năm.

Tổ chức thứ hai, Cơ quan phục hồi và củng cố đất liên bang - FELCRA (Federal Land Consolidation and Rehabilitation Authority), được thành lập vào năm 1966 nhằm phục hồi và củng cố đất nông nghiệp, các diện tích cao su đã có để tăng thu nhập và tăng diện tích cho các nhóm hộ tiểu điền.

Tổ chức thứ ba, Cơ quan phát triển cao su tiểu điền - RISDA (Rubber Industry Smallholders Development Authority), được thành lập vào năm 1972, có nhiệm vụ hỗ trợ các hộ tiểu điền tái canh cao su và xây dựng xưởng sơ chế cao su, nhà kho

…để phát triển CSTĐ trên lãnh thổ Mã Lai. Theo phương thức này, các tiểu điền kết hợp với nhau trên từng vùng thành một mini đại điền. RISDA thành lập một


công ty hay đơn vị để quản lý và điều hành từ khâu trồng, khai thác, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm theo phương thức đại điền.

- Về xuất khẩu sản phẩm cao su Mã Lai, giá trị xuất khẩu của sản phẩm cao su Mã Lai năm 2018 đạt 5,73 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2017, chiếm 59% trong 9,73 tỷ USD tổng giá trị xuất khẩu của sản phẩm cao su và cao su sơ chế (Malaysian Rubber Products Manufacturers' Association, 2018).

Mã Lai dẫn đầu về sản xuất găng tay cao su toàn cầu với sản lượng khoảng 133,6 tỷ chiếc năm 2016, chiếm 63% sản lượng thế giới, giữ vững vị trí đứng đầu thế giới. Các sản phẩm khác như lốp xe, giày dép, ống cao su và phụ tùng cao su kỹ thuật cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Sự thống lĩnh của Mã Lai đối với găng tay cao su không chỉ đơn thuần là do có nguồn cao su phong phú. Thực tế, găng tay cao su Mã Lai tăng trưởng nhanh nhờ được Chính phủ định hướng để hỗ trợ phát triển trong hai thập kỷ qua và hiện nay có doanh số xuất khẩu lớn nhất trong sản phẩm cao su của Mã Lai, đạt 13,1 tỷ Ringgit (3,37 tỷ USD) - chiếm 72,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su từ năm 2015. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ nhằm tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia và phát huy những lợi thế cạnh tranh, Mã Lai đã đạt được vị trí tiên phong trong sản xuất găng tay cao su toàn cầu.

- Về phát triển công nghiệp sản phẩm gỗ cao su của Mã Lai, theo Tổng cục Cao su Mã Lai (Malaysian Rubber Board, 2005) - Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cao su của Mã Lai, do nhu cầu gỗ nguyên liệu ngày càng tăng, Mã Lai cần phát triển rừng trồng để giảm áp lực cưa đốn rừng tự nhiên, đồng thời góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, trong đó việc phát triển rừng cao su được khuyến khích. Gần đây, cành nhánh nhỏ của cây cao su trước đây chủ yếu làm nhiên liệu đốt nên có giá trị thấp, nhưng nay đã trở thành nguyên liệu cho công nghệ sản xuất ván gỗ ghép MDF (Medium-Density Fibreboard), HDF (High-Density Fibreboard) và viên gỗ nén làm nhiên liệu thân thiện môi trường để tăng giá trị sản phẩm. Gỗ cao su là nguồn thu nhập lớn cho người trồng sau 20 năm thu hoạch mủ. Đối với lĩnh vực gỗ, gỗ cao su đang là nguồn nguyên liệu hết sức quan trọng để sản xuất các sản phẩm đồ gỗ. Năm 2015, sản phẩm gỗ cao su chiếm 24% trong cơ cấu toàn ngành


cao su Mã Lai và đóng góp 2,09 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu quốc gia (Dr. Jalaluddin Harun, 2015).

1.4.2. Ngành cao su In-đô-nê-xi-a

Cây cao su là loại cây được phát triển mạnh ở In-đô-nê-xia từ rất sớm, từ những năm 1940 In-đô-nê-xia đã trồng 1.350.000 ha cao su, đến năm 2018

3.639.000 hec-ta với tổng sản lượng khoảng 3.630.000 tấn. Cao su ở In-đô-nê-xia chủ yếu là cao su tiểu điền (CSTĐ). Tuy nhiên ở đây cần phân biệt hai loại CSTĐ là:

+ Tiểu điền truyền thống: là loại hình chưa được áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, cao su dạng này thường được trồng xen với nhiều loại cây khác, năng suất vườn cây rất thấp. CSTĐ loại này thường cho mủ vào năm thứ 7 hay thứ 8, sản lượng đạt cao nhất vào năm tuổi thứ 16 với năng suất tối đa khoảng 1,35 tấn/ha.

+ Tiểu điền tiến bộ: là loại hình được tác động, hỗ trợ của Chính phủ, có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nên chất lượng vườn cây tương đối tốt và năng suất cao hơn. CSTĐ loại này có thể bắt đầu cho mủ từ năm thứ 6, sản lượng đạt cao nhất vào năm tuổi thứ 12 và sản lượng đạt đến 1,65 tấn/ha.

Chính kphủ In-đô-nê-xia đã nhận thức tầm quan trọng của CSTĐ và với nguồn tài trợ từ các định chế tài chính và chính phủ quốc tế các nước đã triển khai một số dự án phát triển CSTĐ, trong đó có hai chương trình quan trọng:

- Phương thức đại điền hạt nhân NES (Nuclear Estate Scheme) và các tiểu chủ cao su: Chương trình nhằm khai phá các vùng đất mới và tái định cư nông dân theo cách phát triển một đại điền quốc doanh làm hạt nhân và bao quanh nó là vùng CSTĐ với mục tiêu đại điền quốc doanh hỗ trợ cho CSTĐ.

- Phương thức Ban quản lý dự án - PMU (Project Management Unit): Theo chương trình này, nông dân là chủ của vườn cây cao su ngay khi bắt đầu trồng. Họ chịu trách nhiệm trồng và chăm sóc vườn cây của mình với vốn tín dụng từ nhà nước.

Các chương trình phát triển cao su của In-đô-nê-xia nhằm mục đích: (i) Gia tăng năng suất và tính cạnh tranh; (ii) Gia tăng chất lượng sản phẩm; (iii) Cải tiến


thu nhập của nông dân (hiện nay thu nhập của nông dân ít hơn 60% giá cao su); (iv) Đẩy mạnh phát triển bền vững; (vi) Giảm tình trạng thất nghiệp ở nông thôn;

- Các hoạt động nhằm tăng thu nhập của nông dân gồm: Thực hiện đấu giá, minh bạch giá, tăng cường hợp tác giữa nông dân và công nghiệp nội địa, đẩy mạnh tiêu thụ qua sản xuất sản phẩm công nghiệp.

Qua các chương trình phát triển cao su của Chính phủ, In-đô-nê-xia đã trở thành nước sản xuất và xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới, mặc dù các chương trình trên chưa đem lại năng suất cao cho ngành cao su In-đô-nê-xia. Bên cạnh việc xuất khẩu cao su, In-đô-nê-xia cũng đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Số lượng cao su tiêu thụ nội địa cũng gia tăng nhanh chóng, năm 2005 tiêu dùng nội địa khoảng 221.000 tấn nhưng đến năm 2018 là 660.000 tấn và ngành tiêu dùng nhiều nhất là sản xuất vỏ ruột xe, đặc biệt là ngành ô tô (ANRPC, 2019).

Về công nghiệp chế biến sản phẩm cao su, nhờ nhu cầu tăng nhanh từ ngành ô tô trong nước và với nguồn cao su nội địa dồi dào ngành sản xuất săm lốp có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, hiện tại hoạt động trong ngành chế biến cao su vẫn còn bị hạn về quy mô và phạm vi chủng loại (chủ yếu là lốp xe và găng tay). Nhằm thúc đẩy sự phát triển của các vùng và ngành công nghiệp cao su đối với sự phát triển kinh tế chung của đất nước, In-đô-nê-xia hỗ trợ về chính sách thuế cho các dự án đầu tư nhất định. Nhà đầu tư có thể nộp đơn xin giảm thuế thu nhập DN lên tới 30% giá trị đầu tư (kéo dài trong sáu năm) và giảm thuế thu nhập đối với cổ tức trả cho người nộp thuế ở nước ngoài. Với việc áp dụng các thủ tục đơn giản, giấy phép nhanh chóng và cơ sở hạ tầng đáng tin cậy sẽ thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng quy mô, phạm vi và chất lượng các sản phẩm cao su công nghiệp nội địa.

1.4.3. Ngành cao su Ấn Độ

Ấn Độ là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ cao su thiên thiên đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc do đó cây cao su rất được chú trọng phát triển. Về hình thức tổ chức, Ấn Độ cũng giống như các nước trong khu vực Đông Nam Á, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cao su là Tổng cục Cao su Ấn Độ (Rubber Board of India), diện tích cao su tiểu điền chiếm khoảng 88,8% tổng diện tích cao su. Theo Hiệp hội Công nghiệp Cao su toàn Ấn Độ (All India Rubber Industries Association

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí