Sự Phát Triển Của Ngành Cao Su Và Khung Lý Thuyết Nghiên Cứu Sự Phát Triển Ngành Cao Su Trong Quá Trình Cnh, Hđh Nông Nghiệp, Nông Thôn


kiến thiết cơ bản từ 06 tháng đến 01 năm với điều kiện chăm sóc, quản lý vườn cây đúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồng thích hợp.

Thời kỳ kinh doanh của cây cao su

Khi có hơn 50% tổng số cây trên một diện tích có vanh thân đạt từ 50 cm trở lên tính từ mặt đất thì cây cao su được bắt đầu đưa vào khai thác. Thời kỳ khai thác hay còn gọi là thời kỳ kinh doanh có thể kéo dài từ 20 - 25 năm, đây là khoảng thời gian khai thác mủ của cây cao su. Cây cao su vẫn tiếp tục tăng trưởng trong thời kỳ kinh doanh nhưng ở mức thấp hơn so với giai đoạn kiến thiết cơ bản. Những năm đầu tiên cây cao su có sản lượng mủ thấp, sau đó năng suất đạt cao dần và ổn định ở năm thứ 6 của thời kỳ kinh doanh. Từ năm thứ 18 trở đi, sau giai đoạn trung niên, do ảnh hưởng của yếu tố sinh lý và mật độ vườn cây giảm làm cho năng suất vườn cây giảm.

Công dụng của cao su thiên nhiên: Với đặc tính đàn hồi, chịu ma sát, chịu nén và lâu hỏng, cao su được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp cũng như trong những ứng dụng thực tiễn cuộc sống hàng ngày như sản xuất săm, lốp xe, các chi tiết trong xe hơi, cao su kỹ thuật, dụng cụ y tế, găng tay, bao cao su, các loại đệm, gối, băng tải, dây đai, giày dép, đồ chơi và nhiều sản phẩm cao su khác

…Hiện có đến 70% sản lượng cao su được sử dụng làm săm, lốp.

1.2.2. Cấu trúc ngành cao su và chuỗi giá trị cao su

1.2.2.1. Sản phẩm từ cây cao su

Sản phẩm chính từ cây cao su Việt Nam hiện nay gồm mủ cao su, sản phẩm cao su sơ chế, sản phẩm cao su công nghiệp và gỗ cao su.

Mủ cao su là dạng nhũ tương trong nước của các hạt latex cao su với hàm lượng phần khô từ 28%-40%, được lấy từ thân cây cao su tựa như nhựa cây được gọi là mủ cao su. Mủ cao su bao gồm: mủ nước có tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 85% sản lượng khai thác, phần còn lại trong chén hứng mủ và trên miệng cạo sau khi thu hoạch mủ nước là mủ tạp hay mủ đông, chiếm từ 15%-20% sản lượng. Mủ đông và mủ tạp thường lẫn nhiều tạp chất, có mùi hôi và biến màu do thu gom, lưu trữ nhiều ngày bị oxy hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.


Sản phẩm cao su sơ chế: mủ cao su được sơ chế thành cao su định chuẩn SVR (Standard Viet Nam Rubber) dạng khối như những chủng loại cao su SVR L, SVR 3L, SVR 10, SVR 20, SVR CV 50, SVR CV 60; cao su tờ xông khói RSS (Ribbed Smoked Sheet) như RSS1, RSS2, RSS3…; và mủ latex ly tâm (Latex Concentrate) như Latex HA (High Amoniac), Latex LA (Low Amoniac) được cung ứng cho các nhà máy chế biến như là một dạng nguyên liệu bán thành phẩm để sản xuất ra thành phẩm là các sản phẩm cao su công nghiệp.

Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030 - 8

Sản phẩm cao su công nghiệp là các sản phẩm cao su đã được chế biến hoàn chỉnh và cung ứng trên thị trường phục vụ cho tiêu dùng hoặc sản xuất của các ngành hàng khác như các sản phẩm cao su cho ngành vận tải, ngành chế tạo máy, ngành ô- tô, ngành xây dựng, ngành thủy lợi - thủy điện, ngành y tế v.v…

Sản phẩm từ gỗ cao su: Gỗ cao su được xem là loại gỗ "thân thiện môi trường". Sau khi hết thời hạn khai thác mủ khoảng 20 năm, cây cao su được cưa cắt để thu hoạch gỗ. Gỗ cao su có thớ gỗ dày, ít co, màu sáng, có thể tạo thành theo nhiều kiểu, mẫu khác nhau. Từ gỗ cao su có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm như gỗ thanh, gỗ ghép, viên nén, bàn, ghế, đồ gỗ nội, ngoại thất … để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

1.2.2.2. Các tác nhân và các chức năng trong ngành cao su.

- Người trồng cao su bao gồm người trồng cao su tiểu điền (CSTĐ) và cao su đại điền (CSĐĐ). CSTĐ có diện tích vườn cây nhỏ, khoảng vài héc-ta, tối đa khoảng một vài chục héc-ta, do người nông dân (hộ gia đình) trực tiếp sản xuất. CSĐĐ do các DN sản xuất với diện tích vườn cây tập trung từ 40-50 héc-ta trở lên, đến hàng ngàn héc-ta. Người trồng CSTĐ thực hiện chức năng trồng và chăm sóc cây cao su, khai thác và bán mủ, gỗ cao su cho DN sơ chế, chế biến mủ, gỗ cao su. Người trồng CSĐĐ thực hiện chức năng trồng và chăm sóc cây cao su, khai thác mủ, gỗ cao su, một số thực hiện cả khâu sơ chế và xuất khẩu cao su.

- Người thu mua cao su hoặc gỗ cao su thanh lý: có thể là người mua bán nhỏ, thương lái hoặc DN thương mại. Người thu mua thực hiện chức năng mua mủ cao su và gỗ cao su của người trồng để cung cấp cho các cơ sở sơ chế mủ cao su và các cơ sở sơ chế, chế biến gỗ cao su.


- Người sơ chế mủ cao su, gỗ cao su: có thể là DN vừa trồng cao su vừa sơ chế mủ, gỗ cao su, hoặc thu mua mủ, gỗ cao su từ thương lái, DN thương mại sau đó thực hiện khâu sơ chế mủ, gỗ cao su thành cao su và gỗ cao su bán thành phẩm.

- Người chế biến cao su và gỗ cao su: DN chế biến các sản phẩm cao su công nghiệp và đồ gỗ cao su thành phẩm.

- Người xuất khẩu sản phẩm cao su và gỗ cao su: là những công ty sản xuất hoặc các công ty thương mại xuất khẩu cao su, gỗ cao su sơ chế hoặc sản phẩm cao su công nghiệp và đồ gỗ cao su.

1.2.2.3. Chuỗi giá trị ngành cao su.

Chuỗi giá trị hay chuỗi cung ứng ngành cao su bắt đầu từ việc trồng cao su để thu hoạch mủ và gỗ cao su gọi là Thượng nguồn (Upstream), sơ chế cao su và gỗ cao su là Trung nguồn (Midstream) và chế biến các sản phẩm công nghiệp cao su và đồ gỗ cao su gọi là Hạ nguồn (Downstream).

Thượng nguồn của chuỗi cung ứng ngành cao su bao gồm trồng, khai thác cao su (mủ cao su và cao su đông tụ) và gỗ cao su (gỗ tròn, cành nhánh). Có nhiều cá nhân và tổ chức liên quan ở thượng nguồn, bao gồm các DN nhà nước, DN tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài, các hộ sản xuất nhỏ (tiểu điền) và hợp tác xã.

Trung nguồn là giai đoạn sơ chế mủ cao su và gỗ cao su. Cao su khối, cao su ly tâm, cao su tấm hun khói, gỗ xẻ, ván ghép v.v… là những sản phẩm chủ yếu của giai đoạn sơ chế. Những sản phẩm này vừa để xuất khẩu trực tiếp vừa để tiêu thụ nội địa để chế biến các sản phẩm cuối cùng của chuỗi cung ứng.

Hạ nguồn là giai đoạn chế biến các sản phẩm cuối cùng gọi chung là sản phẩm công nghiệp cao su và gỗ cao su như lốp xe, linh kiện ô tô, đế giày, găng tay, chỉ, băng tải, gối, đệm, dụng cụ thể thao…, các sản phẩm đồ gỗ cao su, các mặt hàng trang trí nội, ngoại thất, các thành phẩm sản phẩm gỗ cao su chế biến. Các thành phần tham gia chủ yếu trong giai đoạn Hạ nguồn và Trung nguồn là các DN gồm DN nhà nước, DN tư nhân và DN nước ngoài.

Chuỗi giá trị ngành cao su được khái quát gồm 4 khâu chính: Khâu sản xuất (trồng và thu hoạch mủ, gỗ cao su), Khâu thu mua mủ và gỗ cao su, Khâu chế biến cao su và gỗ cao su và Khâu tiêu thụ (xuất khẩu và tiêu thụ nội địa).



Cao su đại điền: DN Nhà nước, DN Tư nhân, DN FDI

Khâu sản xuất (trồng và thu hoạch mủ, gỗ cao su)

Cao su tiểu điền: các hộ tiểu điền trồng cao su

Khâu thu mua mủ và gỗ cao su

DN sản xuất: DN Tư nhân, DN FDI, DN Nhà nước (DN có và không có vườn cao su)

DN thương mại: DN và tư thương, thương lái thu mua cao su và gỗ cao su

Khâu chế biến cao su và gỗ cao su

DN Nhà nước, DN Tư nhân, DN FDI:

Sơ chế cao su: Cao su khối, cao su ly tâm, cao su tờ….

Chế biến sâu cao su: săm lốp, linh kiện ô tô, đế giày, băng tải, găng tay, chỉ thun, nệm gối…

DN Nhà nước, DN Tư nhân, DN FDI:

Sơ chế gỗ cao su: gỗ xẻ,ván ghép thanh, MDF, HDF…

Chế biến sâu gỗ cao su: bàn, ghế đồ gỗ nội, ngoại thất…

Khâu tiêu thụ

Tiêu thụ nội địa:

. Cao su, gỗ cao su sơ chế

. Các sản phẩm cao su công nghiệp, đồ gỗ cao su...

Xuất khẩu:

. Cao su và gỗ cao su sơ chế,

. Sản phẩm săm lốp, linh kiện cao su, găng tay, chỉ thun, cao su đồ nhúng, đồ gỗ cao su...

Nguồn: Khái quát của tác giả

Hình 1.3. Chuỗi giá trị ngành cao su

1.2.3. Sự phát triển của ngành cao su và khung lý thuyết nghiên cứu sự phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

1.2.3.1. Sự phát triển của ngành cao su

Xuất phát từ quan niệm về phát triển, nghiên cứu sinh cho rằng: Phát triển ngành cao su là quá trình tăng trưởng về lượng và chất của ngành cao su, bao gồm


tăng trưởng về số lượng, quy mô, tốc độ phát triển cao su đi đôi với việc nâng cao chất lượng của sản phẩm cao su, chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng trồng cao su.

Gia tăng khối lượng, sản lượng cao su hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua khai hoang, phục hóa đất gia tăng diện tích cây trồng để tăng quy mô sản xuất là phát triển về mặt lượng trong sản xuất cao su.

Phát triển về năng suất, hiệu quả của hoạt động sản xuất chuỗi các sản phẩm cao su, ứng dụng khoa học công nghệ trong chăm sóc, khai thác vườn cây và chế biến sản phẩm công nghiệp cao su là phát triển sản xuất cao su về mặt chất.

Đó là sự gia tăng năng suất vườn cây, rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, sử dụng các công nghệ, máy móc tiên tiến làm giảm thời gian lao động và phát triển các sản phẩm công nghiệp cao su trong chế biến để có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả cao cho ngành cao su thông qua việc tăng sản lượng sản xuất cao su, tăng tổng giá trị sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su, đồng thời gia tăng sự đóng góp sản xuất cao su cho kinh tế xã hội, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động vùng trồng cây cao su và của cả nước.

1.2.3.2. Khung lý thuyết nghiên cứu sự phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

- Khung lý thuyết phát triển ngành cao su của Barlow C. và cộng sự, 1994

Trong cuốn sách The World Rubber Industry (Ngành cao su thế giới), Barlow

C. và cộng sự đã đưa ra khung lý thuyết về phát triển ngành cao su bao gồm 3 yếu tố chính là cung, cầu và tiếp thị sản phẩm cao su (tương tác trên thị trường). Nguồn cung cao su bị tác động không chỉ bởi từ giá cao su mà còn bởi năng lực sản xuất (qui mô các nhà máy cao su, đất trồng trọt), chi phí đầu vào (giá đất, giá lao động, vốn và các yếu tố cần thiết khác), công nghệ (ứng dụng các kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất). Những yếu tố chính này ảnh hưởng đến việc sản xuất cao su.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu bao gồm mức thu nhập (mức sống của dân số nói chung), giá cao su, giá sản phẩm thay thế (như giá các sản phẩm nhựa có thể



Mức thu nhập Gía cao su

Gía sản phẩm thay thế Gía sản phẩm cuối cùng Công nghệ

Sở thích người tiêu dùng Cổ phần

Tính hữu dụng sản phẩm

CẦU

thay thế cao su), giá sản phẩm hàng hóa cuối cùng, công nghệ (ứng dụng kỹ thuật, công nghệ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất), sở thích của người tiêu dùng.

CUNG

TIẾP THỊ

(Mua, bán, hình thành giá cả)


Gía Cao su

Năng lực sản xuất Chi phí đầu vào Qúa trình công nghệ

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CAO SU

Nguồn: Barlow C. (1994)

Hình 1.4. Khung lý thuyết của sự phát triển ngành cao su

- Khái quát vê khung lý thuyết nghiên cứu sự phát triển ngành cao su trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Căn cứ vào các lý thuyết về phát triển, lý thuyết về ngành cũng như lý thuyết về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, khung lý thuyết của đề tài nghiên cứu sự phát triển ngành cao su trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được khái quát như sau:

- Nội dung phát triển ngành cao su bao gồm: Phát triển khâu sản xuất cao su (trồng, khai thác mủ, gỗ cao su), phát triển khâu thu mua mủ, gỗ cao su, phát triển khâu chế biến mủ, gỗ cao su và phát triển khâu tiêu thụ sản phẩm cao su, gỗ cao su.

- Những nhân tố tác động đến sự phát triển ngành cao su: Nhân tố các yếu tố sản xuất, các điều kiện cầu thị trường, các ngành hỗ trợ, chính sách nhà nước.

- Tác động hỗ tương giữa sự phát triển ngành cao su với CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.



Nhân tố các yếu tố sản xuất

- Điều kiện tự nhiên.

- Điều kiện KT-XH địa phương.

- Kỹ thuật công nghệ.

- Nguồn nhân lực

- Nguồn vốn.

- Trình độ tổ chức, quản lý sản xuất

- Thành phần kinh tế.

Nhân tố các điều kiện cầu thị trường

-Môi trường thị trường.

-Nhu cầu thị trường

-Giá cao su.

-Quảng bá thương hiệu và tiếp thị.

Nhân tố các ngành hỗ trợ

- Sản xuất giống, phân bón, thuốc BVTV.

- Sản xuất hóa chất, máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển.

- Ngân hàng.

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

- Cung ứng quỹ đất cho phát triển cao su.

- Cung ứng nguồn lao động cho phát triển.

-Cung ứng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội cho phát triển cao su.

Phát triển khâu sản xuất cao su, gỗ cao su

Phát triển khâu thu mua cao su, gỗ cao su

PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Phát triển khâu chế biến cao su, gỗ cao su

Chính sách Nhà nước

- Pháp luật

- Qui hoạch sản xuất

- Chính sách đất đai, thuế, lao động,tiền lương, khoa học công nghệ, kinh tế đối ngoại, tín dụng.

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

- Tăng trưởng kinh tế

- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

- Cải tạo môi trường và phát triển bền vững.

Phát triển khâu tiêu thụ cao su, gỗ cao su

- Tiêu thụ nội địa

- Xuất khẩu

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Hình 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu sự phát triển ngành cao su trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

1.2.4. Mối quan hệ giữa phát triển ngành cao su với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

1.2.4.1. Khái niệm về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Theo Hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 7 khóa VII (1994) thì CNH, HĐH là quá trình tạo ra năng suất lao động xã hội cao thông qua sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp


tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ để thay thế lao động thủ công , làm chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội (Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về các văn kiện trình Đại hội VIII của Đảng, 1996) [12].

CNH, HĐH nông nghiệp là quá trình nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường trên cơ sở thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường.

CNH, HĐH nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; quy hoạch phát triển nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; bảo vệ môi trường sinh thái; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ở nông thôn; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh (Nghị quyết số 15 – NQ/TW, Đảng Cộng sản Việt Nam, 18 tháng 3 năm 2002) [13].

Nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bao gồm bốn vấn đề cơ bản nhất: i) Đẩy mạnh cơ khí hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa và ứng dụng khoa học- công nghệ trong nông nghiệp để phát triển lực lượng sản xuất; (ii) Xây dựng quan hệ sản xuất mới; (iii) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; (iv) Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ ở nông thôn.

1.2.4.2. Mối quan hệ giữa sự phát triển ngành cao su với CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Đặc thù của ngành cao su là hầu hết các vườn cây cao su đều được trồng ở nông thôn, những vùng sâu, vùng xa và cần nhiều lao động. Để phát triển vườn cây và mạng lưới nhà máy chế biến cao su, việc phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng điện, đường, trường, trạm để ổn định điều kiện sống của người lao động và phục vụ cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022