B - Hệ Thống Các Kĩ Năng Được Quy Định Bởi Tổ Chức Ibo Năm 2010 Các Kĩ Năng Khoa Học (Science Process Skills)


Phụ lục 2b - Hệ thống các kĩ năng được quy định bởi tổ chức IBO năm 2010 Các kĩ năng khoa học (science process skills)

1. Quan sát (Observation )

2. Đo đạc (Measurement )

3. Phân loại hay phân nhóm (Grouping or classification )

4. Tìm kiếm mối quan hệ (Relationship finding )

5. Tính toán (Calculation )

6. Xử lí và trình bày các số liệu bao gồm vẽ đồ thị, lập các bảng biểu, biểu đồ cột, sơ đồ, ảnh chụp.

7. Đưa ra các tiên đoán (Prediction/projection )

8. Hình thành nên các giả thuyết khoa học (Hypothesis formulation)

9. Đưa ra các định nghĩa (Operational definition: scope, condition, assumption)

10. Xác định các biến và đối chứng (Variable identification and control)

11. Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập số liệu và kết quả thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận.

12. Xác định mức độ chính xác của các số liệu (Representing numerical results with appropriate accuracy (correct number of digits)

Các kĩ năng sinh học cơ bản (Basic biological skills)

1. Quan sát các đối tương sinh học bằng kính lúp cầm tay.

2. Biết sử dụng kính hiểm vi (vật kính tối đa 45 X).

3. Biết sử dụng kính lúp (stereo microscope).

4. Biết vẽ các hình ảnh quan sát trực tiếp trên tiêu bản hiển vi (vẽ hình ảnh từ kính hiển vi).

5. Biết mô tả chính xác các hình vẽ sinh học bằng cách sử dụng bảng các thuật ngữ sinh học được đánh dấu bằng các mã số.

Các phương pháp sinh học (Biological methods): đối với chương trình lớp 11 gồm các phương pháp:


Các phương pháp nghiên cứu giải phẫu và sinh lý thực vật

1. Giải phẫu hoa và suy ra công thức hoa.

2. Giải phẫu các bộ phận khác của cây: rễ, thân, lá và quả.

3. Cắt các lát cắt ngang thân, lá, rễ bằng dao cạo râu (manh- xơ- lam)

4. Thuốc nhuộm (ví dụ thuốc nhuộm lignin) và nhuộm các tiêu bản mô thực vật.

5. Đo các thông số cơ bản của quang hợp.

6. Đo thoát hơi nước.

B. Các phương pháp nghiên cứu giải phẫu và sinh lý động vật

1. Mổ các động vật ngành chân đốt và giun (Dissection of arthropods and annelids)

2. Làm tiêu bản cả con các động vật không xương sống loại nhỏ (Whole - mount slide preparation of small invertebrates)

3. Đo các thông số cơ bản về hô hấp (Elementary measurement of respiration)

C. Các phương pháp nghiên cứu tập tính học (Ethological methods) Nhận biết và giải thích các tập tính của động vật


Phụ lục 3. Bảng hệ thống bài TH chuyên đề Sinh lí người và động vật sử dụng trong dạy học nhằm rèn luyện và phát triển NLTH Sinh học cho HS chuyên Sinh

Chủ đề TH

Các bài TH

Mục tiêu kiến thức và kĩ năng TH

1. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu ở một số động vật không xương sống.

Tách và quan sát phụ miệng của Cào cào lúa (Oxya. sp)


Giải phẫu và quan sát nội quan của Gián nhà

Hình thái, kiểu sống và phân loại một số nhóm động vật “giống giun đất”

2. Nhận diện mô và sinh lý tim của ấu trùng ruồi Calliphora vicina

Xác định các trục cơ thể của ấu trùng


Giải phẫu ấu trùng ruồi để tách và nhận diện các mô.

Giải phẫu ấu trùng ruồi đê bộc lộ mạch máu lưng và xác định tác động của 3 dược chất lên mạch máu lưng

3. Tìm hiểu hoạt động tim ếch

Chứng minh tính tự động của tim


Tìm hiểu tác động của adrenalin lên hoạt động của tim

Tìm hiểu vai trò của dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm lên hoạt động của tim.

4. Sinh lý hô hấp

Đo các chỉ tiêu sinh lí ở người


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.




Chứng minh sự khuếch tán khí CO2 qua màng phổi


Tìm hiểu sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý do vận động

5. Sinh lí thần kinh ở ếch

Quan sát dây thần kinh đùi và phản ứng co cơ ở ếch


Tìm hiểu chức năng tủy sống ếch

Chứng minh sự tồn tại của điện thế nghỉ và sự xuất hiện của điện hoạt động

6. Quan sát sinh trưởng, phát triển và tập tính thích nghi của một số động vật

Tìm hiểu đáp ứng tức thời của cá con đối với sự thay đổi độ mặn của nước Tính LCD50

đáp ứng tức thời

Tính nồng độ gây chết 50%

Nghiên cứu phản ứng khứu giác của ấu trùng Drosophila melanogaster

Nghiên cứu tập tính hung hăng của cá Neolamprolopus pulcher (IBO 2013).


Phụ lục 4. Hồ sơ dạy học thực nghiệm


Chủ đề 1. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh lí tế bào TV

A. Lập kế hoạch dạy học chủ đề TH

- Mục tiêu dạy học của chủ đề và các kĩ năng TH cần rèn luyện và phát triển


Mục đích

Bài TH

Kĩ năng TH cơ bản

Kĩ năng TH bộ

môn

Ôn tập củng cố

Bài 1.1. Xác định

nguyên tố khoáng trong mô TV

- Nêu giả thuyết

- Xác định mục tiêu bài TH

- Sắp xếp các bước thực hiện

- Ghi chép kết quả quan sát, đo lường.

- Giải thích kết quả và rút ra kết luận.

- TH hóa học

- Sử dụng thiết bị TH hiện đại.

- Tính toán thống kê

Tìm hiểu

kiến thức mới

Bài 1.2. Xác định đặc điểm dung dịch dựa vào hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên

sinh

Tình huống

nghiên cứu

Bài 1.3. Sinh lí và di

truyền ở TV

- Logic rèn luyện, phát triển kĩ năng TH và nhận thức Sinh học qua các bài TH trong chủ đề:

Kĩ năng TH: Làm tiêu bản và quan sát tế bào, vận dụng phương pháp TH hóa học để quan sát tinh thể trong tế bào bằng → bố trí thí nghiệm để xác định áp suất thẩm thấu của tế bào bằng nguyên lí Sinh học và Vật lí → đo nồng độ chất trong dịch chiết tế bào bằng các kĩ thuật cao

Nhận thức Sinh học: Xác định vai trò của các nguyên tố khoáng đối với tế bào TV → vận dụng về sự cân bằng nước trong tế bào và đo tỉ trọng dung dịch để xác định áp suất thẩm thấu của tế bào → Đo nồng độ photphat từ đó xác định mức biểu hiện của các gen mã hóa cho các protein, vận dụng để tìm hiểu vai trò và mối quan hệ giữa những gen này trong cơ chế điều hòa cân bằng nội môi.

B. Hướng dẫn HS nghiên cứu chủ đề TH

Bài tập: có 3 cây với tiết diện phiến lá như nhau, cùng độ tuổi, cho thoát hơi nước trong điều kiện chiếu sáng như nhau trong một tuần. Sau đó cắt thân đến gần gốc và đo lượng dịch tiết ra trong một giờ, người ta thu được số liệu như sau:



Cây

Số lượng nước thoát (ml)

Số lượng dịch tiết (nhựa) (ml)

Hồng

6,2

0,02

Hướng dương

4,8

0,02

Cà chua

10,5

0,07

Từ bảng số liệu em có thể rút ra nhận xét gì?

C. Tổ chức thực hiện

Cấu trúc các bài TH đã trình bày trong luận án

D. Đánh giá mức độ đạt được về các kĩ năng TH và nhận thức Sinh học

HS thực hiện bài tập TH

Để hiểu tác động của sự khô hạn lên cây thân thảo và những đáp ứng của chúng, các nhà khoa học đã thiết kế nghiên cứu trên 3 loài Ranunculus trong điều kiện ngoài tự nhiên, bao gồm loài R. bulbosus sống ở đồng cỏ khô, loài R. lanuginosus sống ở đồng cỏ ẩm và loài R. acris sống ở cả hai sinh cảnh. Họ đo thế nước và độ dẫn nước ở lá của 3 loài trong phản ứng mất nước (Hình 1). Thí nghiệm nhuộm xylem trên loài R. acris ở sinh cảnh khô đã được sử dụng để ước lượng độ dẫn nước do tắc mạch. Ước tính độ dẫn nước giảm khoảng 50% xảy ra tại -2MPa hoặc ít hơn do tắc mạch. Nghiên cứu trước đó về sự mất độ dẫn nước ở lá đã cho thấy giảm 50% độ dẫn nước trong khoảng -1 và -1,8 MPa trong cỏ và tại -1,8MPa trong các loài thân gỗ.


Đường nét đứt (nhạt) Đường liền (đậm)

Hình 1: Độ dẫn nước của lá (Lhc) của các loài Ranunculus hoặc các quần thể đáp ứng với tình trạng mất nước. Đường liền (đậm) và đường nét đứt (nhạt) biểu diễn cho sự mất độ dẫn nước tương ứng 50% và 88% độ dẫn nước của lá.

a. Thí nghiệm trên đã chứng minh điều gì?

b. Sự dẫn nước ở lá cây diễn ra theo những con đường nào? Ở trạng thái stress nước thì loài nào chịu tổn thương nhiều nhất?

c. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng mất độ dẫn nước của lá ở thế nước trung bình là gì? Giải thích.

Chủ đề 2. Nhận diện mô và sinh lý tim của ấu trùng ruồi Calliphora vicina

A. Lập kế hoạch dạy học chủ đề TH


- Mục đích dạy học của chủ đề và các kĩ năng TH cần rèn luyện và phát triển


Mục đích

Bài TH

Kĩ năng TH cơ bản

Kĩ năng TH

bộ môn

Ôn tập củng cố

Bài 2.1. Xác định các trục cơ

thể của ấu trùng

- Nêu giả thuyết

- Xác định mục tiêu bài TH

- Sắp xếp các bước thực hiện

- Ghi chép kết quả, quan sát, đo lường.

- Giải thích kết quả

và rút ra kết luận.

- Kĩ năng giải phẫu

- Kĩ năng quan sát

- Kĩ năng thiết kế thí nghiệm

Tìm hiểu

kiến thức mới

Bài 2.2. Giải phẫu ấu trùng

ruồi để tách và nhận diện các mô.

Tình huống nghiên cứu

Bài 2.3 Sinh lý tim của ấutrùng

- Logic rèn luyện, phát triển kĩ năng TH và nhận thức Sinh học qua các bài TH trong chủ đề:

B. Hướng dẫn HS nghiên cứu chủ đề TH

Họ ruồi to Calliphoridae thuộc bộ côn trùng hai cánh Diptera. Cấu tạo giải phẫu của ấu trùng tuy thường khác con trưởng thảnh nhưng vẫn có nhiêu đăc điểm của con trưởng thành. Trong bài TH này, HS phải nhận diện một số mô trong các giai đoạn ấu trùng của loài ruồi C. vicina.

Hình 1 Ảnh từ mặt bên của môt ấu trùng tuổi ba sau ba lần lột xác của ruồi 1

Hình 1. Ảnh từ mặt bên của môt ấu trùng tuổi ba (sau ba lần lột xác) của ruồi Calliphora vicina, đầu của ấu trùng hướng về bên trái ( i) Đầu giả, đốt đầu tiên; ii) Vùng thở; iii) Đai có gai; iv) Phân đốt hậu môn)

Phần trước phân đốt hậu môn la vùng thở. Tại vùng này, không khí được chuyển vao hệ thống khí quản qua một cặp vòng nâu nhỏ được gọi là lỗ thở chưa một số khe hở nhỏ sẫm màu hơn.


Sau khi giải phẫu ấu trùng dưới kính phẫu tích, nội quan của ấu trùng được bộc lộ. Các cấu trúc được vẽ ở hình 2 cần cho bài TH 2.1. Các cấu trúc này gồm hệ thần kinh, các thể mỡ, hê tiêu hóa, hê khí quản va các đĩa cắt ngang thành cơ thể. Các đĩa cắt ngang thành cơ thể là các tấm biểu mô tách biệt sẽ hình thành vỏ bọc của con trưởng thành sau quá trình biến thái.

Mạch máu lưng

A


Hình 2. Sơ đồ mặt bên các cấu trúc nội quan phần đầu của ấu trùng côn trùng hai cánh điển hình: (A. Lưu ý vị trí của Diều (crop) va các tuyến nước bọt;

B. Lưu ý vị trí của đĩa cánh so với phần miệng va não; C. Phần trước của phần miệng (lưỡi hái miệng/mouth hook) được vẽ gồm các răng có cả trên lưỡi hái và trên các mấu u nhỏ/nub; D. Những răng này được đánh số từ 0 đên 12 phụ thuộc vào loài và giai đoạn phát triển)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024